Ngài Huyền Trang (trích bài viết của HT. Thích Thiện Siêu)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 20-02-2007, 10:26 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,570 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Ngài Huyền Trang (trích bài viết của HT. Thích Thiện Siêu)
    [HR][/HR]Ðường Tăng tức là một vị Tăng đời Ðường. Ðời nhà Ðường thì có nhiều vị Tăng đi cầu kinh nhưng chỉ có ngài là đặc biệt nhất, nổi nhất, cho nên nhiều khi họ nói Ðường Tăng đó là chỉ cho ngài Huyền Trang. Còn Tam tạng Pháp sư là gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Vì ngài là vị thông hiểu cả Tang tạng kinh, Luật, Luận nên gọi là Tam tạng Pháp sư.
    Tiểu sử của ngài có nhiều người viết khắp nơi trên thế giới. Riêng Việt Nam có 4, 5 người viết như Hòa thượng Thích Minh Châu 1 bản, đạo hữu Võ Ðình Cường 1 bản, Trần Hà cũng có 1 bài, ông Nguyễn Hiến Lê cũng có 1 bài... Trong tiểu sử đầy đủ nói về ngài thì có tập của Hòa thượng Thích Minh Châu hay là của đạo hữu Võ Ðình Cường. Nhưng nói tóm tắt thì có bài của Trần Hà và của nhà học giả Nguyễn Hiến Lê. Trong số này theo tôi thì bài của Nguyễn Hiến Lê là súc tích nhất và có nhiều ý, nhiều cảm tưởng thâm thúy với ngài - một lịch sử rất đặc biệt. Ông Nguyễn Hiến Lê là một học giả nổi tiếng của miền Nam trước đây.
    Trong bài này tôi dựa vào bản của Nguyễn Hiến Lê để tóm tắt. Ông Nguyễn Hiến Lê trong bài viết ông đặt đề: "Huyền Trang và công cuộc thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu của nhân loại".

    Với phụ đề như vậy chúng ta biết Huyền Trang là người như thế nào và vĩ đại ra sao rồi? Một cuộc thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu của nhân loại - của nhân loại chứ không phải của riêng nước Trung Hoa - mà cuộc thỉnh kinh ấy vô tiền khoáng hậu, tức trước không hề có và sau ngài cũng không hề có được, không ai làm một cuộc thỉnh kinh như ngài đã làm. Trước và sau không ai làm được như vậy nên gọi là vô tiền khoáng hậu. Nội câu phụ đề của ông Nguyễn Hiến Lê đặt vào đó, chúng ta thấy cái vĩ đại cao thượng như thế nào của ngài Huyền Trang rồi:

    "Huyền Trang (tiếng Pháp là Hiuan-tsang) không phải là một triết nhân, chẳng phát huy được thêm cái gì cho đạo, ông cũng không phải là một văn hào hay một nhà khoa học, lại càng không phải là một nhà thám hiểm như Christophe Colomb, Magellan, ông chỉ là một Pháp sư đi hành hương ở đất Phật; vậy mà sự nghiệp của ông đối với đạo Phật quan trọng hơn sự nghiệp của Chu Hi đối với đạo Khổng, ông lại tặng dân tộc Trung Hoa bảy mươi lăm bộ sách, gồm trên ngàn quyển, làm giàu cho Hoa ngữ được trên vạn tiếng; và lưu lại cho nhân loại vô số tài liệu rất quí về phong tục, khí hậu, sông núi, cỏ cây, di tích của những miền hoang vu, huyền bí ở Trung bộ Á Châu, nhất là Ấn Ðộ, những tài liệu mà các nhà thám hiểm phương Tây tới sau ông đều phải khen là rất đích xác, rất quí báu. Thử hỏi, trong lịch sử nhân loại có vị danh nhân thứ hai nào như ông không? Nội một việc dân tộc Trung Hoa thần kỳ hóa cuộc đi thỉnh Kinh của ông, truyền miệng cho nhau sao chép lại thành một bộ tiểu thuyết tức bộ Tây Du Ký - cũng là một cái vinh dự mà từ xưa đến nay chưa ai được nhận nữa! Nhất là đọc xong tiểu sử của ông ta mới thấy tấm gương của ông để lại cho ta soi không có một chút vết. Các vĩ nhân khác, trừ vài vị Thánh, còn có thể có chỗ cho ta không phục, còn ông thì suốt đời thanh đạm, can đảm, cần cù, hiếu học, lễ độ, khiêm tốn, trong sạch và hy sinh.

    Tôi muốn có một bức chân dung của ông quá!"

    Câu mở đầu của nhà học giả Nguyễn Hiến Lê ca ngợi ngài Huyền Trang như vậy, chúng ta thấy và tưởng tượng cái tiểu sử của ngài làm sao nói cho hết được. Một nhà học giả người ngoại đạo chứ không phải trong đạo, lẽ tất nhiên câu nói của họ ở đây có một nhận xét rất khách quan, chứ không vì tín ngưỡng người trong Ðạo nói với người trong Ðạo. Nội chữ ông dùng trên đủ thấy ông kính phục và ca ngợi ngài hết lời. "Ðọc xong tiểu sử của ông ta mới thấy tấm gương của ông để lại cho chúng ta soi không có một chút vết. Các vĩ nhân khác, trừ vài vị Thánh còn có chỗ cho ta không phục. Còn ông thì suốt đời thanh đạm, can đảm, cần cù, hiếu học, lễ độ, khiêm tốn, trong sạch và hy sinh".

    Bao nhiêu chuyện hay, bao nhiêu từ ngữ tốt đẹp đều gồm trong lời ca ngợi trên hết - có đủ nơi ngài hết. Christophe Colomb là nhà thám hiểm tìm ra Châu Mỹ, Magellan là người đi chu du khắp thế giới. Ông nếu lên hai người ấy để so sánh qua việc của ngài, không phải là nhà thám hiểm, không phải là nhà văn hào, không phải là nhà khoa học cũng không phải là triết nhân. Thế nhưng, công lao của ngài đối với đạo Phật, đối với Trung Hoa, và đối với nhân loại cũng lớn lao lắm.

    Trích trong bài “Ngài Huyền Trang”
    Tác giả: Hoà Thượng Thích Thiện Siêu
    (PL. 2544 - TL. 2000)
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này