NHO GIÁO VÀ TÍNH CÁCH VĂN HÓA VIỆT NAM-ThS.Nguyễn Ngọc Thơ

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 30/9/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Nho giáo và tính cách văn hóa Việt nam
    ThS. Nguyễn Ngọc Thơ
    Tóm tắt
    Việt Nam được thế giới biết đến như là một trong những nền văn hóa thuộc khối đồng văn chữ Hán, có truyền thống văn hóa mang tính tổng hợp chủ yếu giữa chất bản địa (nội sinh) và yếu tố Nho giáo du nhập từ Trung Hoa (ngoại sinh). Sự khác biệt cơ bản trong tính chất của hai dòng văn hóa đã tạo ra trong lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam những diễn biến hết sức phức tạp song cũng rất kỳ thú. Hai dòng văn hóa nhìn chung ban đầu phát sinh tính tranh chấp, mâu thuẫn song dần dà trở nên chấp nhận nhau, bổ sung cho nhau và cùng nhau tồn tại, góp phần tạo nên diện mạo tính cách văn hóa truyền thống ở Việt Nam.Việc nghiên cứu Nho học ở Việt Nam có lịch sử rất lâu dài, có thể nói là lên đến 1000 năm, tính từ khi người Việt Nam nghiên cứu để áp dụng Nho giáo ở Việt Nam vào thế kỷ XI.
    Bài viết này đi từ kết hợp các phương pháp hệ thống, loại hình, so sánh và liên ngành để làm nổi rõ đặc trưng văn hóa, tính cách văn hóa giữa hai dòng văn hóa dân gian và văn hóa Nho giáo nhằm mục tiêu tìm hiểu nội dung, hình thức, bản chất và quy luật của sự tương tác giữa văn hóa truyền thống và yếu tố Nho giáo du nhập vào Việt Nam. Chúng tôi hy vọng góp thêm một góc nhìn so sánh để lý giải sự tương tác giữa Nho giáo và văn hóa truyền thống ở Việt Nam ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Đồng thời, việc tìm hiểu ảnh hưởng của Nho giáo trong văn hóa Việt Nam cũng góp phần làm nổi rõ Hán học Việt Nam, một bộ phận của Hán học trong khu vực Đông Nam Á.
    ( Dẫn theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link )

    Link:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    File .prc
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    pthanhhoa thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này