Giới thiệu sách Những cậu trai phố Pan - Molnár Ferenc

Thảo luận trong 'Giới thiệu sách hay chưa có trên TVE-4U' bắt đầu bởi teacher.anh, 18/10/15.

Moderators: CreativeIdiot
  1. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    2015-10-17 13.25.35.jpg
    Tựa đề: NHỮNG CẬU TRAI PHỐ PAN
    Nguyên bản tiếng Hungary: A Pál Utcai Fiúk
    Tác giả: Molnár Ferenc. (Môn-na Phê-ren)
    Dịch giả: Vũ Thanh Xuân
    Nhà xuất bản: KIM ĐỒNG.
    Năm xuất bản: Hà Nội - 1984.
    Loại thể: TIỂU THUYẾT THIẾU-NIÊN NHI-ĐỒNG.
    Số trang: 213.
    Khổ sách: 13 x 19 cm.
    Số in: 362.
    Số XB: 23/KĐA.

    “Những cậu con trai phố Pan” (A Pál utcai fiúk) là tác phẩm của nhà văn Molnár Ferenc (1878-1952), ấn hành lần đầu năm 1907.

    "... Truyện kể về hai nhóm trẻ sống ở Bu-đa-pét, học ở hai trường khác nhau. Bọn con trai do A-trơ Phe-ri làm chủ tướng thì chiếm giữ Vườn cỏ, còn bọn con trai do Bô-co cầm đầu thì chiếm giữ khu đất trống. Bọn A-trơ Phe-ri rắp tâm đánh chiếm khu đất trống để làm sàn đá bóng. Bọn con trai phố Pan đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ khu đất không khác gì bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc “chiến đấu” ấy, một chiến sĩ quả cảm, người anh hùng nhỏ có một phẩm giá cao thượng và lại là chú "lính trơn" duy nhất trong "đội quân" của bọn trẻ phố Pan— chú bé Ne-me-tréc — đã hy sinh.

    Cái chết của Ne-me-tréc là một mất mát không thể bù đắp được, là một sự hy sinh vô cùng thiêng liêng đã vượt khỏi giới hạn “trò chơi dại dột trẻ con” để mang ý nghĩa tượng trưng như là xả thân vì cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

    Mặc dù tác giả không nói đến nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc xung đột giữa hai nhóm trẻ em, nhưng chắc chắn bạn đọc nhỏ đã rõ. Bởi vì tác phẩm ra đời từ năm 1906, khi đất nước Hung-ga-ri còn trong tăm tối.

    “Những cậu con trai phố Pan” đem đến cho bạn đọc những tình cảm chân thành về tình bạn cao cả, tính trung thực, lòng dũng cảm, và lòng căm ghét tính hèn nhát, thói ích kỷ và sự phản bội.

    Với những ý nghĩa ấy, “Những cậu con trai phố Pan” được coi như là một tác phẩm có giá trị trong văn học thiếu nhi Hung-ga-ri nói riêng và văn học thiếu nhi thế giới nói chung. Tác phẩm đã được dựng thành phim và dịch ra nhiều thứ tiếng..."


    NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG


    EBook sẽ được thực hiện bởi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Theo dự án Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    của diễn đàn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tháng 10-2015

    Nhằm chia sẻ - phục vụ Cộng đồng và góp phần nhỏ nhoi nâng cao dân trí và văn hóa Đọc cho người đọc Việt! Bạn muốn chung tay cùng làm, mời bạn tham gia tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Khi Bạn có khả năng, hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả (dịch giả) và Nhà xuất bản! Xin cảm ơn!

    *
    TVE-4U_Slg_fullsize_distr.jpg
     
  2. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Chia sẻ của dịch giả Vũ Ngọc Cân về quá trình dịch “Những cậu con trai phố Pál”

    "... Cách đây 26 năm, “Những cậu con trai phố Pál”, một tác phẩm văn học dịch của Hung vừa ra mắt đã gây tiếng vang lớn và ngay lập tức, đã chiếm được thiện cảm của các độc giả nhỏ tuổi Việt Nam, cũng như của các vị phụ huynh. Người dịch cuốn sách, TS. Ngữ văn Vũ Ngọc Cân tâm sự rằng, đối với ông, dịch sách chính là cách bày tỏ sự tri ân tới đất nước mà ông đã có nhiều năm học tập và nghiên cứu.

    Nhịp cầu thế giới online (NCTG) đã có một cuộc trao đổi với TS. Vũ Ngọc Cân, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, giảng viên tiếng Hung, đồng thời là dịch giả của nhiều tác phẩm dịch Hungary như “Cái chết của ông bác sĩ” (Fekete Gyula), “Tình yêu trong xanh” (dịch chung), “Thơ Hungary” (Petőfi Sándor, Vörösmarty Mihály...)...

    "... - Xin ông cho biết thêm chi tiết về quá trình dịch tác phẩm “Những cậu con trai phố Pál”.

    Việc dịch cuốn sách ấy được manh nha cũng từ cuối năm thứ ba đại học. Tôi biết về tác phẩm nổi tiếng thế giới này vào một buổi tối mùa hè năm 1971 khi xem trên tivi bản chuyển thể thành phim truyện. Tôi rất xúc động, thấy nội dung sách thật hay, rất phù hợp với Việt Nam, nên cố tìm mua sách ngay và bắt đầu dịch những trang đầu tiên. Đến cuối năm thứ tư và nửa đầu năm thứ năm thì tôi đã cơ bản dịch xong.

    Sau khi về nước vào cuối năm 1973, tôi chưa tìm nhà xuất bản ngay mà còn tìm hiểu chờ đợi. Dạo đó đất nước còn quá khó khăn, việc in ấn tác phẩm văn học, nhất là văn học dịch lại càng khó. Hơn nữa, được phân công về giảng dạy tiếng Hung tại khoa Lưu học sinh Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội từ con số không, tôi lao vào biên soạn chương trình, giáo trình cũng như viết các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học.

    Mãi đến cuối năm 1980 tôi mới nhớ lại bản dịch và tìm đến gõ cửa NXB Kim Đồng. Họ nhận lời ngay, nhưng cũng phải 4 năm sau mới ấn hành với số lượng bản rất lớn là hơn 50.000 bản. Sau một thời gian ngắn, số lượng này hầu như đã tiêu thụ hết. Vào tháng 1/2010, NXB Thanh Niên in lại và cũng được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Tôi rất hạnh phúc vì tác phẩm dịch đầu tiên của tôi sang tiếng Việt có phản hồi tích cực như thế.

    - Những khó khăn ông đã gặp phải khi chuyển ngữ các tác phẩm Hungary, một ngôn ngữ được coi là “khó nhất thế giới”?

    Việc dịch thuật nói chung rất khó khăn, nhất là dịch văn học và đặc biệt là dịch thơ. Việc này xảy ra giữa các cặp tiếng gần nhau đã khó, nhưng giữa các cặp tiếng khác nhau về nhiều phương diện như tiếng Hung tiếng Việt lại càng khó hơn.

    Tôi đã công bố rộng rãi một bài viết với tư cách một công trình nghiên cứu khoa học nhan đề “Các khó khăn trong dịch và phương hướng khắc phục” trên tạp chí “Ngôn ngữ và Đời sống”.

    Nói chung có 3 loại khó khăn lớn. Thứ nhất, khó khăn về sự bất đồng ngôn ngữ. Thứ nhì, khó khăn do sự khác biệt về văn hóa và thứ ba, khó khăn về phương thức tư duy của từng dân tộc.

    Ta lại có thể phân chia từng loại khó khăn lớn ra các khó khăn nhỏ, chi tiết. Chẳng hạn việc dịch đầu đề, dịch từ, đặc biệt những từ chìa khóa, rồi từng câu… Thí dụ, để có đầu đề cuối cùng “Những cậu con trai phố Pál” tôi đã đắn đo cân nhắc giữa nhiều biến thể: “Những chàng trai phố Pál”, “Các con trai phố Pál”, “Trai phố Pál”, v.v...

    Vấn đề là ở hai từ “cậu” và “con trai”. Nếu là chàng trai thì phải ở tuổi thanh niên, tuổi trưởng thành, trong khi đó trai như là sự phân biệt về giới tính, mặc dù “Trai phố Pal” ngắn gọn và súc tích hơn. Từ “cậu” phản ánh được cách xưng hô này ở tuổi dậy thì. Đây cũng là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Việt trước năm 1945. Từ “những” với ý nghĩa số nhiều hạn chế sẽ chính xác và hay hơn từ “các”.

    Các khó khăn về ngôn ngữ giữa tiếng Hung và tiếng Việt thì nhiều lắm. Chẳng hạn trật tự từ giữa hai thứ tiếng rất khác nhau. Trật tự từ trong câu tiếng Hung rất tự do, động từ vị ngữ làm yếu tố trung tâm, thành phần câu nào đứng trước nó thì có ý nghĩa nhấn mạnh, các thành phần câu khác có thể nói là khá tùy tiện.

    Rồi, sự khác biệt về ngôn ngữ cũng thể hiện sự khác biệt về phương thức tư duy. Người Hung có quan niệm tân ngữ xác định và không xác định liên quan đến việc sử dụng cách chia động từ xác định (tức là theo tân ngữ) và không xác định (tức là theo chủ ngữ) mà các thứ tiếng khác theo tôi được biết là không có…

    - Cá nhân tôi rất ấn tượng với một số câu... dài dằng dặc trong nguyên bản tiếng Hung. Câu văn đầu tiên của cuốn “Những cậu con trai phố Pál” cũng vậy, dài tới gần nửa trang…

    Sở dĩ có hiện tượng câu cú của người Hung rất dài bởi vì phương thức tư duy của người Hung, nhất là của trẻ vị thành niên rất phức tạp, các ý (khái niệm, phán đoán) chồng chéo, đan xen vào nhau. Như trong “Những cậu con trai phố Pál” và nhất là trong “Dạ, thưa thầy” (Tanár úr, kérem!) ta sẽ thấy tỉ lệ các câu dài, các câu phức hợp rất cao.

    Trong khi đó, phương thức tư duy của người Việt đơn giản hơn, mạch lạc rõ ràng hơn. Vì vậy khi dịch những câu như thế sang tiếng Việt thì ta phải chia cắt ra thành những câu đơn giản, ngắn hơn thì người Việt - nhất là tuổi vị thành niên - mới hiểu được. Trong các dịch phẩm của tôi, tôi đã xử lý như thế...."

    (Lược trích từ: "Nhịp cầu thế giới online").
    P/s: Bạn có thể đọc để hiểu thêm tại đây:
    nhipcauthegioi.hu/old/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2491
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/10/15
    hanhdb, lichan, Rafa and 2 others like this.
Moderators: CreativeIdiot

Chia sẻ trang này