Biên khảo Những tác phẩm biến đổi thế giới – Robert B.Downs

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    tuanz
    Trí thức


    NHỮNG TÁC PHẨM BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI
    Robert B. Down
    Hoài Châu & Từ Huệ dịch
    Nxb Lao Động, Hà Nội 2003
    ___

    Đây là những tác phẩm từng gây những ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài ở phương Tây và cả phương Đông, có tác động lớn lao tới đời sống nhân loại, xứng đáng được gọi là "Books That Changed World" - Những tác phẩm biến đổi thế giới.

    Nội dung giới thiệu bối cảnh ra đời của tác phẩm, những ý tưởng chính, lời phê bình, đánh giá ảnh hưởng của tác phẩm của những người đương thời cũng như của các học giả sau này.

    Sách do người Tây phương viết nên cách đánh giá là theo quan điểm của Tây phương và cái thế giới chịu ảnh hưởng của tác phẩm cũng phần lớn là ở Tây phương. Tuy vậy, đọc quyển sách này cũng rất bổ ích đối với chúng ta.


    Mục lục

    Phần thứ nhất : Thế giới con người
    1. Ông Hoàng - Niccolò Machiavelli
    2. Lương tri - Thomas Paine
    3. Quốc phú luận - Adam Smith.
    4. Luận về nguyên tắc dân số - Thomas Malthus.
    5. Dân sự bất phục tòng - Henry David Thoreau.
    6. Túp lều bác Tom - Harriet Beecher Stowe.
    7. Tư bản luận - Karl Marx.
    8. Ảnh hưởng uy lực trên biển cả trong lịch sử - Alfred T. Mahan.
    9. Căn bản địa lý của lịch sử - Sir Halford J. Mackinder.
    10. Cuộc chiến đấu của tôi (Mein kampf) - Adolf Hiler.

    Phần thứ hai : Thế giới khoa học.
    11. Vũ trụ tuần hoàn - Nicolaus Copernicus.
    12. Vai trò của tim - William Harvey.
    13. Nguyên tắc toán học - Sir Isaac Newton.
    14. Nguồn gốc muôn loài - Charles Darwin.
    15. Đoán mộng - Sigmund Freud.
    16. Thuyết tương đối - Albert Einstein.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]


    thay đổi nội dung bởi: quantam, 08-05-2011 lúc 07:49 PM


    ________________
    blueribbon
    Thành viên mới

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cảm ơn bạn tuanz nhìu. Nhưng tui tải về thì bị bể font hết trơn. Tui đang tìm tác phẩm "quốc phú luận" của Adam Smith. Ai có thể giúp tui với. Cảm ơn trước và hậu tạ nghen!:smile:

    Tui có mấy tài liệu về Marketing Management ở các chủ đề: advertising, promotion, price, CRM, PR...muốn chia sẻ cùng pà kon, không biết có ai hứng thú không nữa
    __________________
    Tuổi thơ có thể nghèo khó một tí về vật chất nhưng phải giàu có về tinh thần...


    ___________________________
    tuanz
    Trí thức


    Quốc phú luận (An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations,
    also known as: Wealth of Nations) - Smith, Adam (1723-1790), bạn có thể tải ở gutenberg.org :
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    ___________________________
    blueribbon
    Thành viên mới

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Rất đáng xem nếu bạn quan tâm đến lý thuyết marketing mới, mảketing dựa trên giá trị

    Bài này tui dịch từ cuốn Value-based marketing from the bottom line của Tom Learning. Pà kon đọc chỗ nào khó hiểu thì mes chotui zới. Đa tạ!!!

    Thật không khó nhận ra các công ty ngày nay đang làm những gì tốt nhất cho khách hàng. Vấn đề là làm thế nào để giúp khách hàng tin rằng tất cả điều đó là sự thật!
    —De Bonis, Balinski, A llen (2002)
    Khi chứng kiến hình ảnh các công ty đang nỗ lực cải thiện khả năng hoạt động kinh doanh của mình, chúng tôi bỗng dấy lên một niềm ao ước được nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng các thực tiễn kinh doanh của họ, nhằm tìm ra điều gì đã giúp họ tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng, những tổ chức tràn trề sức sống cũng như các kết quả kinh doanh bền vững.
    Tham vọng của chúng tôi không phải là cố gắng tìm ra một hướng đi mới cho một ngành kinh doanh mới. Chúng tôi cũng không tìm kiếm một ý tưởng dựa trên sự may mắn và sau đó áp dụng vào mọi tình huống kinh doanh. Ngược lại, chúng tôi đi tìm những “dấu vết” lặp đi lặp lại, những chủ đề và các nguyên tắc xuyên suốt theo thời gian và trong nhiều tình huống khác nhau. Bởi vì Anthony Robbins đã từng nhấn mạnh rằng “thành công luôn để lại dấu vết”. Chúng tôi cũng nghĩ như vậy.
    Năm 2001, hơn 257 công ty hàng đầu Hoa Kỳ với trị giá tài sản là 258tỷ đô tuyên bố phá sản, vượt xa con số 176 công ty với tổng giá trị tài sản là 95 tỷ đô vào năm trước đó. Từ năm 2001-2002, cổ phiếu của 26 công ty nằm trong danh sách của Fortune 100 đã mất ít nhất 2/3 giá trị thị trường. Chỉ tính riêng trong quý I/2002, 67 công ty đã phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng đi tìm câu trả lời cho hiện tượng suy thoái này. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra bao gồm việc mất tập trung, lãnh đạo mù quáng, sự chi tiêu quá mức, thiếu quan tâm đến khách hàng, phản ứng chậm chạp trước đối thủ cạnh tranh, năng lực thị trường yếu kém, hệ thống và quy trình tồi tệ, sự thiếu hụt đội ngũ nhân viên, sự kiêu căng hay tính tự mãn quá mức của hãng…. Mặc dù tất cả điều này có thể là nguyên nhân, song chúng tôi tin rằng câu trả lời thường vô cùng đơn giản.
    Khi một ngành kinh doanh tăng trưởng quá mức, nó mất dần khả năng thấu hiểu giá trị của các cam kết với khách hàng của mình. Nó chỉ tập trung nỗ lực theo đuổi sự tăng trưởng càng nhanh càng tốt. Chính vì thế, nhiều hãng gặp thất bại trong việc cân nhắc liệu khách hàng có đòi hỏi nhiều hơn và chúng cần điều chỉnh những giá trị cung ứng cho khách hàng cùng cách thức hoạt động kinh doanh hiện tại hay không. Sự thành công nhanh chóng thường che giấu những khiếm khuyết thực tế đang diễn ra âm thầm bên trong các tổ chức này, bao gồm các thái độ và hành vi như:
    1.Tổ chức dường như phát triển mà không cần quan tâm đến vấn đề thực sự của khách hàng
    2.Họ mất đi viễn cảnh, mất khả năng thấu hiểu ngành nghề đang kinh doanh
    3.Chi phí cho hoạt động kinh doanh đang thay đổi
    4.Thậm chí những con người hoạt động trong môi trường kinh doanh cũng thay đổi
    Trong một thế giới mà ngày càng nhiều các công ty đang phải nỗ lực đấu tranh và phần lớn vẫn gặp thất bại, vẫn tồn tại một câu hỏi lớn “Liệu có cách nào để một ngành kinh doanh thành công ngày hôm nay và tiếp tục duy trì sự thành công này bằng cách sử dụng những thực tiễn kinh doanh tốt đẹp trước đó, hay thị trường ngày nay đã điên rồ tới mức thành công chỉ là một sự ngẫu nhiên?”. Chúng ta biết rằng phần lớn câu trả lời nằm ẩn dưới chính cá tính và tham vọng của những người dẫn dắt ngành kinh doanh. Hành động của Eron, WorldCom và nhiều hãng đầu tư tại phố Wall đã nhắc nhở những người làm kinh doanh rằng cá tính (character) vẫn là một thành tố quan trọng của nền văn hóa và hệ thống giá trị trong ngành. Nhưng liệu những thất bại này có phải xuất phát từ khiếm khuyết trong nền văn hóa hay hệ thống giá trị của tổ chức hay không? Hay chính vì sự mất phương hướng của nhà lãnh đạo về sứ mệnh của tổ chức? Nếu như tất cả những thất bại này thực sự có gốc rễ từ nguyên nhân trên, chúng tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai tương sáng của ngành kinh doanh hay chủ nghĩa tư bản. Sự lạc quan này dựa trên giả thiết rằng phần lớn doanh nhân đều muốn kinh doanh trong bối cảnh hòa bình và trung thực. Họ chỉ cần định hướng hành vi và suy nghĩ của mình vào việc hoàn thành sứ mệnh cơ bản của bất kỳ ngành kinh doanh nào: tổ chức là tập hợp của những nhân tài, nguồn lực và vốn nhằm mang đến cho khách hàng một điều gì đó khiến cho cuộc sống của mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Không hề ngạc nhiên rằng sức mạnh của khái niệm tưởng chừng như đơn giản này lại dễ dàng bị mất đi khi tiền bạc, tài năng và uy tín bắt đầu dẫn dắt ngành nghề kinh doanh như hiện nay.

    Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?
    Hãy trả lời những câu hỏi sau
    • Những ngành kinh doanh nào sáng tạo ra giá trị lớn nhất trong thập niên 90?
    • Bạn ngưỡng mộ công ty nào nhất trong vòng 10 năm trở lại đây?
    • Theo bạn công ty nào quản lý tốt nhất hay nhà quản trị nào bạn ngưỡng mộ nhiều nhất ?
    • Nếu phải lấy thực tiễn và những ý tưởng để quy chuẩn (benchmark) cho hãng của mình, bạn sẽ chọn công ty nào?
    Những năm trước đây, hầu hết mọi người khi được hỏi đều cho rằng Jack
    Welch là nhà lãnh đạo cừ khôi nhất và GE là hãng có thực tiễn kinh doanh tốt nhất. Welch thậm chí được xem là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại và có ảnh hưởng nhiều nhất đến thời đại của chúng ta, kết quả là hàng loạt những Jacks và GE tương tự đã ra đời trong thời gian này. Người ta cố gắng đi tìm câu trả lời cho ý tưởng mà các phương tiện truyền thông gọi là “những bí mật của GE”. Nhiều người nhận định rằng không ai có thể vượt qua thành công mà GE đã đạt được. Mặc dù thành tích của GE vô cùng ấn tượng nhưng trên thực tế có rất ít hãng có khả năng bắt chước thành công phương pháp của GE. Bởi vì họ phải làm tất cả những gì GE đã làm và có thêm ba điều khác nữa. Thứ nhất, họ phải có một cấu trúc tài chính tuyệt hảo để có thể quản lý dòng luân chuyển tiền tệ. Thứ hai, họ phải là những chuyên gia trong việc mua lại và tích hợp thành công các công ty này nhằm thu lợi nhuận và cắt giảm chi phí một cách nhanh chóng. Thứ ba, họ phải cực kỳ chuyên nghiệp trong việc quản lý các mối quan hệ với khách hàng và giới hữu quan. Đáng tiếc rằng ba năng lực này thường bị bỏ quên nhưng chính chúng lại là yếu tố tạo nên sự thành công cho các hãng nếu như họ mong muốn gia tăng giá trị cổ phiếu theo cách mà GE đã làm.
    Một số bằng chứng còn cho thấy rất nhiều hãng trước đây có thành tích
    không mấy ấn tượng lại tỏ ra cực kỳ thành công trong giai đoạn hiện nay. Trong cuốn Good to Great của mình, Jim Collins đã chỉ ra 12 hãng mà thành tích tài chính của họ thậm chí còn vượt mặt các đại công ty như GE, Merck, Intel, Walt Disney, Wal-Mart và Coca-Cola đến 2,5 lần. Trong đó Southwest Airlines có thể xem là ví dụ tốt nhất về một hãng hàng không thực hiện triết lý marketing dựa trên giá trị khách hàng. Southwest kiên trì theo đuổi triết lý này bằng cách đưa ra những cam kết mang lại giá trị vượt trội nhất và biến chúng thành sự linh hoạt về cơ cấu tổ chức, cho phép hãng thực thi cam kết giá trị đã được chọn lựa đến nhóm khách hàng tiềm năng của mình. Điều đáng ngạc nhiên là Southwest vẫn liên tục gặt hái nhiều thành công trong ngành công nghiệp được đánh giá là có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất trên thế giới, xuất phát từ các nguyên nhân như chi phí cố định và biến đổi quá cao, những đòi hỏi về vốn đầu tư và khách hàng luôn là những “thượng đế” vô cùng khó tính. Đó còn là một ngành công nghiệp được dẫn dắt bởi các thế lực hay “người chơi lớn” mà đôi khi không hề có tính quy luật hay hợp lý. Trên thực tế, đây là ngành công nghiệp có xu hướng không thu được lợi nhuận theo thời gian bởi những áp lực từ cạnh tranh và tài chính.
    Bất chấp những sức ép này, Southwest vẫn luôn thể hiện là một hãng hàng không có thành tích tài chính tốt nhất hơn bất kỳ hãng nào trong ngành và cũng là hãng hàng không duy nhất trên thế giới có khả năng sinh lợi liên tục hàng năm. Từ năm 1990 đến 2000, tổng lợi nhuận trên vốn đầu tư tăng đến 34,8% và vào năm 2000, Southwest trở thành một trong những công ty được ưa chuộng nhất Hoa Kỳ, với tỷ lệ lợi nhuận bình quân là 37,7% trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2000, chỉ tính riêng trong năm 2000, con số lên đến 108,2%. Hãy thử làm phép so sánh với GE, từ năm 1990 đến 2000, hãng đạt tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận là 28,6% và 34% cho giai đoạn từ 1995 đến 2000, riêng trong năm 2000, GE đạt tỷ suất lợi nhuận là -6,1% để thấy được sự phát triển không ngừng và vững chắc của Southwest Airline đáng kinh ngạc đến mức nào.
    Được thành lập vào tháng 6/1999, khi đó Giám đốc điều hành của hãng là Herb Kelleher đã phát biểu trên tờ tạp chí Tiền tệ rằng “Hầu hết người dân ở bang Texas này chưa sẵn sàng cho việc đón nhận một anh chàng nhãi nhép như chúng tôi. Chúng tôi cần thiết lập một hệ thống giá trị hoàn toàn khác biệt. Thực sự khách hàng mong muốn điều gì ở một dịch vụ vận chuyển? Họ muốn tận hưởng những chuyến bay an toàn, nhanh chóng và cùng với những khách hàng dễ chịu. Và tất nhiên Southwest cũng là một giải pháp tiết kiệm cho bạn”. Kelleher đã cung cấp một ý tưởng cực kỳ tinh tế về việc sáng tạo giá trị lớn hơn cho khách hàng “Bạn phải thiết lập một hệ thống giá trị hoàn toàn khác biệt”. Bởi vì trước hết, khách hàng có thể không hoàn toàn đánh giá cao những giá trị mới bởi vì họ chịu ảnh hưởng bởi cách làm của các hãng trước đó. Southwest Airlines đã phát hiện ra điều gì là giá trị tốt nhất cho khách hàng đồng thời liên tục đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư chỉ sau 6 năm bước chân vào thị trường. Nhưng điều hấp dẫn hơn cả giá trị cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán chính là chỉ số hài lòng của khách hàng và điểm đánh giá cho độ an toàn của hãng luôn đạt ở mức cao trong khi vẫn có thể duy trì một cấu trúc chi phí thấp nhất trong ngành. Thêm vào đó, Southwest có một đội ngũ nhân viên làm việc với động cơ tích cực và hàng loạt sân bay ở các địa phương không ngừng vận động để Southwest chọn họ làm điểm đến trong cuộc hành trình.
    Thử nhìn lại giai đoạn mà Southwest đã nỗ lực để vượt qua, đặc biệt sau tấn thảm kịch Tòa Trung tâm thương mại thế giới ngày 11/9. Hãng đã không nhờ cậy đến sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ hay bắt đầu tính đến việc từ bỏ thị trường như các đối thủ của mình. Cả hai giải pháp này đều không thể mang lại lợi ích cho khách hàng và cứu vãn sự suy sụp của hệ thống ngành hàng không lúc này. “Không có điều gì làm cho Herb Kelleher suy sụp hơn việc phải từ bỏ tất cả”, Michelle Conlin viết trong tạp chí BusinessWeek, “bất chấp cuộc khủng hoảng về năng lượng, suy thoái kinh tế, thậm chí là Chiến tranh vùng vịnh, Southwest không bao giờ sa thải nhân viên của mình trong suốt 30 năm qua”. “Chúng tôi sẵn sàng chịu đựng một số rủi ro, thậm chí đối với giá cổ phiếu, để bảo vệ công việc của mọi người”, CEO James F.Parker đã phát biểu. Giá như bạn có thể chứng kiến vẻ mặt nhăn nhó của những nhà phân tích cổ phiếu và các nhà lãnh đạo khi họ nghe lời phát biểu này và bạn nghĩ như thế nào về lòng tận tụy của nhân viên Southwest lúc đó và trong tương lai? Và có bao nhiêu người sẽ muốn làm việc cho một hãng như Southwest?
    Bạn sẽ nghĩ rằng khi các nhân viên được thúc đẩy, hãng có thể đạt được thành tích kinh doanh vượt trội. Nhưng điều này sẽ không bền vững nếu hãng chỉ mang lại một giá trị khách hàng yếu kém. Chúng tôi tin rằng giá trị khách hàng vượt trội này, đi kèm với một cấu trúc tổ chức thích hợp sẽ tạo nên sự thành công cho ngành. Đó thật sự là một bí mật mà Southwest Airlines đã chỉ ra, một bí mật đã được chứng minh bằng thực tiễn thành công trong suốt 30 năm qua.
    Hai hãng hàng không Châu Âu khác – Ryanair và Easyjet cũng phá kỷ lục của mình trên thị trường và đạt được nhiều thành công nhờ vào việc cạnh tranh với Southwest. Ryanair bắt đầu hoạt động vào năm 1985 với các phi cơ hiệu Bandeitante 15 chỗ ngồi, chuyên cung cấp các chuyến bay hàng ngày từ phi trường Waterford nối với khu vực đông nam Ailen và London Gatwick. Năm 1986, hãng bắt đầu cung cấp thêm các đường bay từ Dublin đến London, cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không chính phủ bấy giờ là Aer Lingus và British Airways.
    Khi Micheal O’Leary trở thành CEO của hãng này vào năm 1991, ông được “thừa hưởng” một món nợ lên đến 30 triệu đô. Hãng đã thiết kế lại dịch vụ của mình, hướng đến các phân đoạn chưa được phục vụ, doanh nhân và những người nhàn rỗi yêu thích du lịch với một mức giá thấp qua hệ thống Internet. Hãng cắt giảm các lộ trình không sinh lợi, chấm dứt sử dụng các chuyên cơ kém hiệu quả và các thủ tục rườm rà. Lượng khách hàng thường xuyên tăng từ 4triệu năm 1998 lên 7,4 triệu năm 2001 và mục tiêu của năm 2002 là tăng lên 10 triệu hành khách. Lợi nhuận năm 2001 của Ryanair tăng 37% so với năm trước, từ 123,4 triệu đô tăng lên 487,7triệu đô, thậm chí vào năm này hãng đạt tỷ lệ lợi nhuận biên cao nhất Châu Âu, 25% và chi phí trên một nhân viên của Ryanair thấp hơn một nửa so với British Airways.
    Trong thị trường kính mắt chất lượng cao, REVO được xem là nhà dẫn đạo với hơn 40% thị phần, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ không chỉ đến từ các hãng kính mắt thời trang của Mỹ, Italia mà còn từ Nhật Bản, hãng vẫn đạt được thành công vang dội với việc liên tục tung ra nhiều mẫu mã kính mắt thời trang mới. Ra đời không phải trong một tiệm kính mắt thông thường, REVO là “con đẻ” của sự kết hợp giữa thời trang và các nghiên cứu ứng dụng bảo vệ mắt cho các phi hành gia của NASA. Lý do vì sao đối thủ cạnh tranh không thể nhìn thấy những cơ hội như REVO có thể được giải thích bằng phép ẩn dụ rằng họ chỉ nhìn công việc kinh doanh bằng đôi mắt của chính mình mà không phải qua đôi mắt của khách hàng. Một trong những khách hàng trung thành của hãng cho rằng anh ta sử dụng kính hiệu REVO không chỉ để bảo vệ đôi mắt của mình, mà còn giúp anh ta phát hiện ra cá nhanh hơn. Trong khi có ít nhất hàng tá nhãn hiệu kính mắt để ngư dân và phụ nữ có thể chọn lựa, REVO vẫn là sự lựa chọn hàng đầu bởi vì chỉ có REVO mới mang đến cho họ những giá trị tốt nhất, thậm chí ở mức giá 200$ cho một đôi kính mắt!
    Rất nhiều hãng đã mất đi sự tập trung cần thiết vào khách hàng tại những thời điểm quan trọng nhất. Nikon, nhà sản xuất camera và các sản phẩm quang học của Nhật Bản là một ví dụ. Bắt đầu từ giữa thập niên 90, Nikon chọn REVO là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Giống như REVO, Nikon cũng có một bề dày lịch sử về công nghệ trong lĩnh vực này. Các khách hàng của Nikon ngày càng có xu hướng đánh giá cao công nghệ và chất lượng vượt trội của hãng và sẵn lòng trả một mức giá cao để sở hữu các sản phẩm . Mặc dù thị trường của REVO được đánh giá là cực kỳ tiềm năng, song Nikon đã phải rút lui chỉ sau vài năm. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng đi tìm câu trả lời và họ đã quay lại xem xét chiến lược được Nikon sử dụng trên các đoạn thị trường của REVO.
    Không thể phủ nhận rằng Nikon sản xuất ra các máy quay phim tuyệt hảo và những đôi kính mắt có hình thức bắt mắt. Hãng cũng đã nghiên cứu và phân đoạn thị trường chính xác. Đây cũng là thời điểm hàng loạt nhãn hiệu kính mắt cao cấp có mặt trên thị trường, làm cho mức độ cạnh tranh trở nên vô cùng gay gắt. Tuy nhiên nhãn hiệu cạnh tranh H20s của hãng lại bị khách hàng chê là gọng quá cứng và màu sắc quá chói, có thể làm giảm tầm nhìn khi họ tìm kiếm cá trên mặt nước. Và với mức giá hơn 300$, người đánh cá đã không được thỏa mãn một trong những nhu cầu cơ bản nhất của mình, cho dù đó là những gọng kính mang nhãn hiệu Nikon đi chăng nữa. Thêm vào đó, sản phẩm của Nikon chỉ sẵn có tại kênh truyền thống của mình là những cửa hàng bán máy camera. Trên thực tế đây là một kênh phân phối rất ít có giá trị đối với người mua kính mắt, đặc biệt đối với sản phẩm kính mắt thời trang.
    Nhiều hãng hiện nay bắt đầu đánh giá cao nhu cầu của khách hàng, chi phí hoạt động so với lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại và mong muốn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết các hãng có khuynh hướng nhầm lẫn điều gì mang lại thành tích cho hãng và điều gì theo sau như là một hệ quả. Chúng tôi tin rằng yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công trong dài hạn chính là khả năng cung ứng giá trị vượt trội cho khách hàng, và bạn có thể nhìn thấy điều này ở các hãng có xu hướng dẫn đầu trên thị trường như Nike, Home Depot, Hilti, Starbucks, BMW, Southwest Airlines, Dell Computers và Toyota.
    Khi mức độ cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng, việc đánh bại đối thủ trở thành một chiến lược cạnh tranh chủ yếu của nhiều tổ chức. Cho dù mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng đến mô hình trên, nhưng đó không phải là nền tảng của chiến lược. Bạn cần xem xét hàm ý của cuộc cạnh tranh là: liệu khách hàng có tin rằng sự cạnh tranh giữa các hãng sẽ giúp họ có cơ hội nhận được một giá trị vượt trội hơn hay không? Cạnh tranh không phải là lý do duy nhất cho sự tồn tại của một hãng. Nó phải tạo ra giá trị cho các phân đoạn khách hàng đã được lựa chọn, giúp cho khách hàng nhận được nhiều lợi ích hơn và vì thế cũng sẽ đem lại lợi nhuận cho hãng, khi làm được như vậy, có nghĩa là bạn đã làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
    Có hai lý do giải thích tại sao bạn không nên tập trung vào việc đánh bại đối thủ của mình:
    Thứ nhất, những người sáng tạo giá trị thành công hiểu rằng chính khách hàng mới là người đưa ra đánh giá cuối cùng về giá trị mà bạn mang lại, chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Ý tưởng xuyên suốt của mô hình cho rằng tất cả những nỗ lực thể hiện trong chiến lược, tư duy, cách thấu hiểu và hành động của bạn cần phải chỉ ra được cách thức làm thế nào để chiến thắng cùng với khách hàng (win with customers). Điều thú vị là bạn dường như có khả năng đánh bại đối thủ nhiều hơn khi bạn mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng của mình.
    Thứ hai, bởi vì mỗi đồng đôla, mỗi giây phút và mỗi khía cạnh của mối quan hệ bạn gây dựng được với nhà cung ứng và khách hàng đều ngày càng đáng giá và hiếm hoi. Điều này yêu cầu bạn phải tập trung nhiều hơn vào điểm mà bạn cho là có thể gây nên ảnh hưởng nhiều nhất đối với khách hàng– hay cách thức mà bạn đem lại cho họ một giá trị vượt trội hơn đối thủ.
    Kinh nghiệm cho thấy rằng, để thành công trong kinh doanh và đạt được sự tuyệt hảo, bạn phải tập trung vào cái được xem là “vấn đề thực sự” của khách hàng. Đừng để cho đối thủ cạnh tranh trở thành “trọng tài” trong quá trình chuyển giao giá trị này. Đừng để cho đối thủ dẫn dắt hành động của bạn bằng những cách thức đo lường và chiến lược “không hướng đến khách hàng” (noncustomer). Và đừng vội tuyên bố trong báo cáo thường niên rằng bạn sẽ trở thành một nhà dẫn đạo thị trường khi bạn chỉ tập trung vào việc đánh bại đối thủ cạnh tranh. Bởi vì cạnh tranh chỉ khiến công ty trở nên hiệu quả hơn khi nó xác định lại điều gì khách hàng có thể nhận được trong hiện tại.
    Tuy nhiên thành công trong kinh doanh không chỉ là việc mang lại giá trị cho khách hàng. Bạn không phải là một nhà từ thiện, bạn cần tạo ra lợi nhuận để tồn tại. Việc tập trung quá mức vào giá trị khách hàng sẽ khiến bạn mắc phải chứng bệnh “cận thị” và mất đi nhu cầu đạt được lợi nhuận trong dài hạn. Mâu thuẫn giữa việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và quản trị chi phí đã tạo ra một khoảng cách giữa hầu hết những người làm marketing và những người tiếp cận mô hình này. Sự kết hợp giữa công thức định hướng khách hàng và khả năng sinh lợi sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Hãy nhớ rằng cho dù cam kết giá trị dành cho khách hàng có lớn đến đâu, nếu hãng không có một mô hình lợi nhuận bền vững làm nền móng cho hoạt động kinh doanh, thì hãng sẽ không tồn tại.
    __________________
    Tuổi thơ có thể nghèo khó một tí về vật chất nhưng phải giàu có về tinh thần...


    ___________________________
    thuhongphuong
    Học sinh

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tiếp nữa đi bạn!

    Quyển này hay quá, cảm ơn bạn nhiều lắm. Nhưng sao chỉ đến cuốn Ảnh hưởng uy lực trên biển cả trong lịch sử là dừng lại vậy bạn. Cuộc đấu tranh của tôi (Mein kampf) - Adolf Hitler là tác phẩm mà tôi rất mong chờ, Đoán mộng - Sigmund Freud cũng rất tuyệt. Mà thực sự là quyển nào cũng đỉnh, giọng văn của Robert B.Downs dẫn dắt cũng rất hóm hỉnh, nhẹ nhàng và lôi cuốn. Quả là một cuốn sách không thể bỏ qua (16-in-1 cơ mà!!)
    Mong phần tiếp theo của bạn!! Thanks so much![​IMG]

    ___________________________

    lehai
    Thành viên mới


    Xin lỗi nhưng nếu nói cuốn Mein Kampf của Adolf Hitler là tác phẩm thì không nên chút nào. Có thể nó được liệt trong những cuốn sách làm "thay đổi thế giới" nhưng mình nghĩ nên hiểu sự thay đổi đó theo chiều hướng nào và ra sao. Đó là một cuốn sách vô giá trị, chứa đựng hận thù và chỉ mang mục đích khích động, lấy bạo lực làm chủ yếu. Có chăng đó là "cuốn sách" Hitler viết trong khi ngồi tù và sau này khi lên cầm đầu chế độ đức quốc xã hắn đã bắt buộc trong mỗi gia đình đều phải có như cuốn kinh thánh.

    "Cuốn sách" đó hoàn toàn không thể gọi là tác phẩm. Từ tác phẩm mang trong mình một giá trị văn hóa, tinh thần nào đó.

    Còn nếu thực sự liệt cái "cuốn sách" đó vào những "tác phẩm" thay đổi thế giới thì càng không đúng. Thứ nhất nó không mang một giá trị văn hóa hay một tư tưởng nào trong đó. Thứ hai nó không tạo nên một sự thay đổi nào trong xã hội và con người. Nếu ai đó nghĩ rằng "cuốn sách" đó đã thúc đẩy người Đức đến với thế chiến thứ 2 thì cũng sai lầm. Nguyên nhân của cuộc chiến đó cũng như sự hình thành chế độ Đức quốc xã là một hệ quả của một dãy những sự kiện trong lịch sử Đức (và thế giới).

    Nếu nói "cuốn sách" đó là dấu mốc cho một thời kỳ đen tối thì có thể.


    ___________________________
    newmem01
    Sinh viên


    Ợ , giọt nước làm tràn ly mà . Sao bác lại phủ nhận giá trị của nó được . Đánh giá phải dựa trên sức ảnh hưởng thực sự của nó chứ ko phải chỉ vì nó không tốt mà lại phủ nhận sạch trơn như thế được. Đúng sai là một giá trị không phải là cố định .

    Thử đặt ngược câu hỏi lại xem . Nếu không có Hitler và Mein Kampf thì liệu có thế chiến thứ II không nhỉ ?

    Mà lịch sử cho thấy quân đội Đức rất chi trung thành với lý tưởng của họ đó .


    ___________________________
    lehai
    Thành viên mới


    Giá trị của "cuốn sách" ? Nằm ở đâu vậy?
    Đúng sai là một giá trị không phải là cố định. Bạn có thể giải thích rõ hơn ?

    Nếu không có Hitler thì có thể ko dẫn đến thế chiến thứ 2. Nhưng có Hitler rồi thì Mein Kampf chỉ là một thứ "ăn theo" mà thôi.
     
  2. ai biet gi dau

    ai biet gi dau Lớp 1

    Cuốn 13 - 16 có trên tve chưa mn ơi, em tìm chưa thấy có :c
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Từ 13 đến 16 thì có cuốn 14 rồi đó bạn.
     
    ai biet gi dau thích bài này.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Những cuốn sách chi phối phương Tây, rồi đến phương Tây chi phối thế giới :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/10/23
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này