Chiến tranh Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu) - Bảo Ninh

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 1/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    [​IMG]
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    nguồn TVE
    người post: haitn_12

    Cập nhật bản mới do bạn @bun_oc soát lỗi. Mình có bổ sung phần Nghề văn chương tiếng vậy chứ rất vui và phần Nhận định ở gần cuối sách trong bản do NXB Trẻ phát hành ngày 14/04/2014. (tamchec)

    Download bản đã sửa lỗi và bổ sung

    MOBI: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    EPUB: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Last edited by a moderator: 26/9/21
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao


    Bảo Ninh - Nỗi buồn chiến tranh [Ebook CHM + Audiobook]


    [​IMG]

    Nỗi buồn chiến tranh được coi là một cột mốc sáng chói của văn học thời kỳ đổi mới. Cuốn tiểu thuyết này được in lần đầu tiên năm 1987 với nhan đề Thân phận tình yêu. Chỉ sau một thời gian ngắn Nỗi buồn chiến tranh không chỉ đông đảo bạn đọc Việt Nam biết đến mà nó được cả độc giả nước ngoài đón nhận. Một cuốn sách hơi khó đọc - đương nhiên, khi được viết với một kỹ thuật khá lạ, thời gian đồng hiện, hòa trộn giữa quá khứ và thực tại, chứ không theo một trật tự kể chuyện thông thường.

    Nỗi buồn chiến tranh không chỉ lạ về hình thức mà mới mẻ cả về nội dung so với thời điểm nó ra đời. Có thể nói, đây có thể là cuốn sách đầu tiên của Văn học Việt Nam khai thác chiến tranh dưới góc độ cá nhân. Nếu các tác phẩm ra đời trước Nỗi buồn chiến tranh được viết với góc độ của tập thể, cái riêng cũng đặt trong cái chung, hòa tan vào cái chung, ngùn ngụt ý chí cứu nước như Đất nước đứng lên, Người mẹ cầm súng... thì Bảo Ninh lại có cái nhìn sâu hơn về thân phận con người trải qua trận mạc, sự mất mát của các cá nhân trong thời chiến. Bảo Ninh thể hiện sự bi quan của cá nhân đối với cuộc chiến: Chiến tranh không chỉ có vinh quang, hay đấu tranh vì chính nghĩa - chiến tranh tóm gọn lại là sự chết chóc, sự hủy diệt. Và cho dù nhiều người trở về sau chiến tranh không hề bị thương tích song vết thương trong lòng họ lại vô cùng đau đớn và luôn rỉ máu. Họ, những con người đã đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống hòa bình nhưng dường như họ không còn là họ nữa. Chiến tranh đã lấy đi của họ sự bình yên trong tâm hồn…

    Đến nay, có những lần xuất bản, tác phẩm này lại lấy lại cái tên Thân phận tình yêu. Tình yêu và chiến tranh như hai thái cực đối chọi nhau, một bên là sự hủy diệt ghê gớm, bên kia là một giá trị thiêng liêng, là cội nguồn của sự sống. Trong chiến tranh, tình yêu vẫn đâm hoa nảy lộc, vươn lên trên sự chết chóc sự đau đớn, sự hủy diệt. Nhiều bạn đọc thấy lại cảm giác dữ dội và ghê gớm của chiến tranh qua Nỗi buồn chiến tranh như từng thấy các nhà văn lớn như Remarque hay Hemingway…, tất nhiên với nhiều góc độ mới mẻ hơn.

    Nỗi buồn chiến tranh được các nhà phê bình nhận định là đã mở ra một hướng đi mới trong nội dung và hình thức cho văn học viết về đề tài chiến tranh. Tác phẩm đoạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất của Văn học Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết trong TT&VH số ra 28.10.2006: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận của mất mát của tình yêu và chiến tranh…”. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng từng nhận xét về Nỗi buồn chiến tranh: “Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”.


    Download
    Code:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Người viết bài: dangtunam
     
    Last edited by a moderator: 7/7/14
    lynx, meetdak, namphuong.hqh and 15 others like this.
  3. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    [​IMG]

    Tôi không biết Ban điều hành có cho phép post bài bằng pdf hay không, nhưng tôi xin post thừ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Đây là một tiểu thuyết tôi rất thích và xin được chia sẻ cùng quý bạn.
    Trà Khúc

    (MOD đã convert qua .prc)

    Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 18/11/14
    girasoli, vnn1269, minhp and 13 others like this.
  4. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    NỖI BUỒN CHIẾN TRANH


    Nỗi Buồn Chiến Tranh hay Thân Phận Tình Yêu, hai tựa đề, một tác phẩm. Dường như tác giả đã lưỡng lự lâu lắm giữa Nỗi Buồn Chiến Tranh(1) và Thân Phận Tình Yêu. Sau cùng, tuy lựa Nỗi Buồn Chiến Tranh nhưng vẫn lưu lại Thân Phận Tình Yêu nơi bìa sau. Một sự phân vân dễ hiểu và hợp lý, vì trong nỗi buồn chiến tranh nổi trôi thân phận tình yêu. Vả qua bao gian nan, khốc liệt, tình yêu vẫn sống, vẫn tiếp tục là nguồn sống trước chiến tranh, trong chiến tranh và ngoài chiến tranh. Trong khichiến tranh đã kết thúc, đã chết mà tàn tích - tức nỗi buồn - vẫn còn tiếp tục hủy diệt tâm hồn và thể xác con người.

    Nỗi Buồn Chiến Tranh viết về cuộc đời một chiến binh với những hồi khứ đứt đoạn hay liên tục, là ánh hồi quang chiếu xuống những đoản đời. Là khúc thương ca, tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi thảm; quyến luyện thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai. Trong những tiểu thuyết viết về cuộc chiến 20 năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam hay phía Bắc, đây là tác phẩm xâu sa, đớn đau, tàn khốc, bi quan và cũng lạc quan hơn cả.

    ...

    Ngoài tình yêu, Nỗi Buồn Chiến Tranh còn là cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh và chống chiến tranh. Nhận diện chiến tranh dưới những góc cạnh bi quan, tàn nhẫn nhất: qua kinh nghiệm mười năm tàn sát, con người học được những gì về lòng nhân ái? về tình người? về nhân tính? Nhữngxa xỉ phẩm ấy, hầu hết đều đã vắng mặt trên thị trường xương máu. Khi phải trực diện với cái chết, chỉ có một chân lý đáng giá và đáng kể: "Miễn là không ngỏm trong mùa khô." (trang 21). Bảo Ninh đã tìm được một định nghĩa hoang mang và khốc liệt về chiến tranh: "Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người." (trang 32)

    ...

    Một trong những khía cạnh bi quan và lạc quan nhất của Nỗi Buồn Chiến Tranhlà đối lập bản chất tự tôn, anh hùng của người nam với tiềm năng tự tại, nhẫn nhục nơi người nữ, Bảo Ninh đã đạt tới những mâu thuẫn cao độ trong cùng một tác phẩm.

    Tình yêu là nguồn của cuộc đời: phụ nữ -qua khả năng yêu đương và sinh nở- gây ra sự sống. Nhưng họ không có khí giới, sức lực để bảo vệ sự sống. Ngược lại, người nam, có khả năng yêu đương nhưng không có khả năng sinh nở, dùng sức mạnh như một quyền lực tối cao để tận hưởng và phung phí sinh mạng, như để trả đũa cho sự bất lực của mình trước nghĩa vụ cấu tạo cuộc đời: Ðó là mâu thuẫn sâu xa và bi thảm nhất của con người, trực diện với tình yêu, sự sống và sự chết.

    Sự mâu thuẫn này còn xẩy ra trong sáng tạo: Nghệ sĩ và tác phẩm có thể tồn tại được trong một môi trường bảo thủ, lấy khủng bố làm khí giới đương đầu với nghệ thuật, ưa khai tử cái mới, thích hành quyết cái lạ, không ưng thám hiểm những vùng chưa biết mà chỉ thèm thuồng nhai lại những ợ chua trong thực quản của chính mình, ròng rã hơn nửa thế kỷ rồi mà chưa thấy chán?

    Nỗi Buồn Chiến Tranh hay Thân Phận Tình Yêu còn đối chất tình yêu với chiến tranh, hai kỳ phùng địch thủ:
    - Một bên thiêng liêng, tha thiết, bắt nguồn cho sự sống.
    - Một bên hung tàn, vô độ và hủy diệt sự sống.
    Trong cuộc tranh đấu không ngừng giữa hai phạm trù đối lập ấy: Chiến tranh với sức công phá mãnh liệt, đã tàn sát và hủy diệt tất cả: từ cỏ cây, hoa lá, xác người và đến cả hồn người. Nhưng chiến tranh không tiêu diệt được tình yêu: thái độ lạc quan đến tuyệt diệu ấy của tác phẩm, mấy ai đạt được?

    trích Thụy Khuê


    Phỏng vấn đạo diễn Nguyễn Hoàng Nam:

    "Nỗi buồn chiến tranh" lên phim

    [​IMG]

    Sinh năm 1967, định cư tại California, Mỹ từ năm 1980, năm 2004 Nguyễn Hoàng Nam viết kịch bản phim Oan hồn dựa vào truyện ma quái truyền khẩu của VN mang dáng dấp của liêu trai chí dị.

    Trong vai trò chủ phim, anh cùng công ty Strange Logic Production đã dàn dựng thành công phim này. Anh vừa trở về quê hương tìm kiếm sự hợp tác trong lĩnh vực điện ảnh. Chúng tôi có cuộc trao đổi với anh.

    * Xin tò mò một chút, làm một bộ phim như Oan hồn chi phí có tốn kém ?


    - Phim như Oan hồn (khoảng 90 phút) trung bình khoảng vài trăm ngàn USD, nhưng tiền thì không nhất thiết là của mình. Bởi làm phim ở Mỹ không nhất thiết phải là có hãng lớn với đầy đủ bộ máy, vấn đề chủ yếu là anh phải đưa ra đề án làm phim hiệu quả. Nếu thấy có kịch bản tốt, có khả năng doanh thu cao thì có hãng lớn, rồi nhà tài trợ sẽ chi tiền để mời các đạo diễn, diễn viên danh tiếng cùng hợp tác sản xuất. Người Mỹ gọi đó là phim thương mại. Làm phim như thế thuận lợi nhưng cũng rất gò bó.

    * Vì sao vậy ?

    - Vì phim thương mại phải tuân thủ một quy trình kỹ thuật và nội dung chặt chẽ, với đích nhắm cuối cùng là lợi nhuận, nên cơ hội để sáng tạo cái mới hầu như là không có. Còn với những người ít tên tuổi như chúng tôi, mới chập chững vào nghề, muốn thử nghiệm ý tưởng lạ thì phải làm phim độc lập. Hoặc giả nhiều đạo diễn, diễn viên thành danh, quá giàu có, không coi trọng tiền nữa thì họ bỏ tiền ra để làm phim độc lập cho thỏa cái chí của mình.

    * Nhưng dù là phim loại nào thì chủ phim cũng phải nghĩ đến việc bù đắp chi phí, với Oan hồn thì việc thu hồi phí có dễ dàng ?

    - Thông thường thì sau khi làm phim xong, đơn vị sản xuất sẽ mời các nhà phê bình nổi tiếng đến xem và viết bài đăng báo. Nếu được họ chiếu cố, thì phim của anh sẽ được mua chiếu ở rạp. Con đường khác phổ biến hơn, là gởi phim đến các LHP quốc tế. Oan hồn đã được gởi đến các LHP như Fantasia (Canada), Hawaii, Bangkok và gần đây nhất là Singapore.

    Nếu cực kỳ may mắn phim được trình chiếu tại liên hoan, thì các nhà phát hành, các chủ rạp phim có mặt ở đó sẽ ký hợp đồng mua bán. Nếu không thì còn con đường khác, phát hành theo kiểu in đĩa DVD. Với câu chuyện như Oan hồn thì phát hành bằng con đường này trong cộng đồng Việt kiều và một số ít khán giả ở các nước đã có để thu hồi vốn.

    * Về mặt kinh tế, thu hồi vốn ở VN khi làm phim là điều không dễ dàng. Vì sao anh lại đâm đầu vào chỗ khó như vậy ?

    - Cũng xin nói ngay rằng, các đạo diễn Mỹ có chút danh tiếng muốn kêu gọi đầu tư tiền làm phim tại Mỹ cũng không dễ dàng. Rồi các đạo diễn Pháp, Đức ở Mỹ lại càng khó khăn hơn. Với một người đứng hàng thứ ba chưa có tên tuổi như tôi, lại đưa ra dự án làm phim ở VN chứ không phải ở Mỹ thì lại càng khó khăn hơn nữa. Nhưng tôi hy vọng và tin sẽ có người đầu tư, hơn nữa tôi còn một lý do khác.

    * Anh có thể nói rõ được không ?

    - Lâu nay xem phim của Hollywood, hay một vài nước về chiến thanh ở VN, tôi nhận thấy hình ảnh người Việt bị lu mờ, lệch lạc. Chẳng hạn, nếu có bộ đội thì đó chỉ là cảnh loáng thoáng trong cánh rừng. Hay phụ nữ thì chỉ đóng vai hầu khách sạn, rồi là người tình của lính chiến… Còn tiếng Việt trong phim (nếu có) thì vài từ ngô nghê, phát âm ngọng nghịu.

    Hơn nữa lâu nay ở nước ngòai còn có định kiến diễn viên Việt thì chỉ đóng vai phụ. Dù có nói thế nào thì đó là con mắt của nước ngoài nhìn về VN. Vì vậy tôi muốn làm phim nghiêm túc để nước ngoài thấy được bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta và cũng muốn chứng minh diễn viên Việt có thể đóng những vai lớn.

    * Anh dự định sẽ đưa ra dự án làm phim như thế nào ?

    - Trước hết đó có thể là phim dã sử. Nhưng cái đích tôi muốn ngắm tới đó là dựng phim dựa theo tiểu thuyết Thân phận tình yêu (còn có tên là Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh.

    * Nước ta có nhiều tiểu thuyết hay về chiến tranh, vì sao Thân phận tình yêu lại là sự lựa chọn của anh ?

    - Đúng là như thế, nhưng Thân phận tình yêu không chỉ giàu chất văn mà còn đậm ngôn ngữ điện ảnh, góc nhìn của nó cũng lạ. Tôi nghĩ chỉ riêng chuyển thể kịch bản đã là khó khăn lớn. Tuy nhiên đây mới chỉ là dự định thôi. Tôi còn phải xin phép Nhà nước ta, phải liên lạc về bản quyền với anh Bảo Ninh. Nếu mọi việc xuôi buồm thuận gió, thì tôi tin rằng bằng kinh nghiệm của mình, sự hiểu biết về "hơi thở" của điện ảnh thế giới cùng với sự hợp tác của đội ngũ làm nghề trong nước, chúng ta sẽ có một bộ phim chững chạc. Tuy nhiên mọi cái vẫn còn ở phía trước, tôi mới chỉ hy vọng thế.

    Theo Thể Thao và Văn hóa




    Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: TVE
     
    averelle thích bài này.
  5. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    Đây quả thật là một cuốn truyện mà một khi ta đã đọc chương đầu rồi, thì phải đọc cho đến hết chương cuối một mạch. Không những thế mà khi đọc hết chương cuối rồi thì vẫn còn cảm giác vẫn còn muốn đọc chương kế tiếp của chương cuối.

    Tuy nhiên, bản do bạn trantrakhuc post lên và được Mod chuyển qua prc có quá nhiều lỗi. HHO tôi xin mạo muội gửi đến các bạn một bản đã được nhặt hết sạn cát. Mong các Mod sẽ kiểm tra bản tôi gửi và thay thế bản cũ. Mong rằng trantrakhuc cũng sẽ vui lòng.


    Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

  6. Chưa thấy truyện chiến tranh nào hay như vầy, thực, ác liệt, huyền ảo, xót xa, cứ như chiến tranh đang diễn ra trong ngay tâm hồn minh, tình yêu ở đây lại rất khác, cố gắng xem thử có gì là cụ thể không... mà đọc hoài không thấy, đọc xong rồi mới thấy cái tình yêu đó vô hình không tả được, đẹp như tình yêu con người với con người, con người với cuộc sống, với người trước họng súng, đồng đội sau lung... đẹp và rất buồn.
     
    degiclab, averelle, toidangki and 2 others like this.
  7. murasaki

    murasaki Mầm non

    Truyện này mình đã đọc một lần thậm chí mình đã mua sách từ rất lâu nhưng chưa bao giờ đọc lại lần thứ hai. Không phải vì tác phẩm không hay mà vì nó quá ám ảnh, quá đau đớn, quá mất mát. Đó là một trong những tiểu thuyêt ấn tượng nhất của văn học Viêt Nam thế kỷ XX.
     
    superlazy, toidangki and Minhhanhtuc like this.
  8. mrj

    mrj Lớp 1

    Thực sự là quá ám ảnh, tôi vô cùng ấn tượng quyển này vì nó đi ngược lại mô-typ người lính trong dòng văn học chiến tranh. Thực hơn, và người hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/18
    tieungao, chis, superlazy and 3 others like this.
  9. Despot

    Despot Lớp 11

    Thật xấu hỗ là mình chỉ dám nghe kể chứ không dám đọc.
    Mình không đủ can đảm để đọc :(.
     
  10. Bạn Despot, thật ra dùng từ "Ám ảnh" khiến vài bạn sợ. Mình tìm về các sách chiến tranh để đọc vì từ nhỏ đã được nghe ba, mẹ, các bác kể về chiến tranh chống mỹ. Nếu đọc, hoặc nghe tuyên truyền thì không thể tưởng tượng ra được, còn nghe nhân chứng sống kể lại thì phải nói là hãi hùng, nhưng nó như vài cái trích ngang thôi, để lại nhiều tò mò, nhiều thắc mắc hơn. Sách về chiến tranh thì ít "thật", có cuốn hơi quá, cay nghiệt quá, tế nhị quá, hào hùng quá... riêng cuốn này mình rất muốn thế hệ thứ 2, thứ 3 sau chiến tranh tìm đọc. Cách dẫn truyện nhẹ nhàn, cách kể chuyện nhẹ nhàn, lối viết rất đằm. HAY LẮM.
     
    angoc1234, superlazy and Despot like this.
  11. Despot

    Despot Lớp 11

    @Nguyễn Thanh Tuấn : Ừa để khi nào đó mình đọc coi mà đọc xong rồi chắc mình càng bực vì mình có tìm hiểu nguồn gốc chiến tranh tại VN.
     
    whatcsvt100 thích bài này.
  12. metalheart5410

    metalheart5410 Lớp 7

    Quyển này hay thật, tôi cho là hay nhất VH Việt Nam từ sau 1975. Đọc ko biết bao nhiêu lần mà ko chán.
     
  13. metalheart5410

    metalheart5410 Lớp 7

    Cũng giống như Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tôi post lên 2 định dạng prc và epub, để các bạn thuận tiện đọc một quyển truyện hay.
    Nguồn: vnthuquan.net
     

    Các file đính kèm:

  14. thuynguyen.127

    thuynguyen.127 Mầm non

    Hi bạn, bạn có mấy cuốn Paco's story hay The things they carried không? Mình tìm hoài trên gg không thấy :(
     
    bun_oc thích bài này.
  15. coughgerm

    coughgerm Lớp 7

    Tặng bạn cuốn Chuyện của Paco ở đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Khi nào tìm được nguyên bản tiếng Anh, sẽ gửi bạn sau.

    Còn "The things they carried" thì ngay dưới này.
     

    Các file đính kèm:

  16. thuynguyen.127

    thuynguyen.127 Mầm non

    Trời ơi cảm ơn bạn nhiều nhiều lắm :3
    P/s: Từ giờ phải chăm vào đây mới được, nói chuyện với người vẫn hơn khối google :v
     
    Do Kim Thanh and tamchec like this.
  17. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Cập nhật bản mới do bạn @bun_oc soát lỗi. Mình có bổ sung phần Nghề văn chương tiếng vậy chứ rất vui và phần Nhận định ở gần cuối sách trong bản do NXB Trẻ phát hành ngày 14/04/2014.

    Download bản đã sửa lỗi và bổ sung
    MOBI: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    EPUB: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bonus: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  18. hlong001

    hlong001 Mầm non

    Chiến tranh luôn để lại những đau thương :(
     
    tamchec and thanhbt like this.
  19. Gần hai năm mới mua được sách giấy. Bản của nhà Xuất bản Trẻ. Đó giờ không dám đọc lại dù nó luôn ở trên máy. Hôm nay bóc cuốn sách ra, mùi giấy ngào ngạt, từng chữ từng câu cuốn cả tâm hồn vào. Say mê như lân đầu. Lạ. Một tiểu thuyết có sức lôi cuốn ngay từ những hàng chữ đầu tiên... . Mua sách giấy ủng hộ bác Bảo Ninh đi các bạn nhé. Mình mua ở Tiki, 70k, bìa đẹp có đều giấy xấu quá.
     
  20. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Mình hóng lâu lắm rồi mà Tiki vẫn "Thông báo khi có hàng" :( Khéo phải ra nhà sách khuân về và chấp nhận lỗ 25% :">

    EDIT: tiki đã có hàng, kéo thôi :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/15
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này