Ấn Độ Osho: Yoga sutra - Tập đại thành về Yoga

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi leho888, 3/7/15.

Moderators: mopie
  1. leho888

    leho888 Lớp 3

    Kinh Yoga (Yoga sutra) của Patanjali là kinh điển quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống các ngành Yoga. Yoga sutra nói về Raja Yoga (Yoga vua) là khoa học Yoga cao cấp nhất. Hầu như toàn bộ các ngành Yoga đa dạng đều được dựng lập trên nền tảng của kinh Yoga sutra này. Kinh Yoga sutra rất cô đọng, chỉ có 4 chương với hơn 10 trang A4, nhưng nó nói lên những điều cơ bản nhất của Yoga. Nếu không được diễn giải chi tiết, Yoga sutra sẽ rất khó hiểu với đa số người đọc. Vì vậy, chỉ là một cuốn kinh ngắn, nhưng những lời bình luận của Osho về Yoga sutra đã được in thành tới 10 tập sách với tên: Yoga: The Alpha and the Omega. Nếu bạn nào đọc sách của Osho sẽ thấy ông thường xuyên đề cập đến Yoga sutra và tác giả Patanjali ở rất nhiều cuốn sách khác nhau. Rất tiếc bộ sách này chưa được dịch sang tiếng Việt. Mình chỉ dịch sang tiếng Việt toàn bộ kinh Yoga Sutra của Patanjali để giới thiệu với mọi người; bạn nào muốn đọc bình luận của Osho thì mình có đính kèm 10 tập sách Yoga: The Alpha and the Omega trong nguyên bản tiếng Anh.
    Bản dịch tiếng Việt Yogasutra:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    10 tập Yoga: The Alpha and the Omega:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Yoga sutra – Kinh Yoga của Patanjali


    (theo bản dịch tiếng Anh của Osho trong bộ sách Yoga: The Alpha and the Omega)

    Mục lục


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



    Chương 1: Sự tập trung

    1. Bây giờ là kỷ luật yoga

    2. Yoga là sự chấm dứt tâm trí

    3. Sau đó nhân chứng được thiết lập trong chính nó

    4. Trong trạng thái khác có sự nhận dạng với sự biến đổi của tâm trí

    5. Có 5 sự biến đổi của tâm trí. Chúng có thể là nguồn gốc của đau khổ hay không đau khổ.

    6. Chúng là hiểu biết đúng, hiểu biết sai, tưởng tượng, giấc ngủ và trí nhớ.

    7. Hiểu biết đúng có 3 nguồn: nhận thức trực tiếp, suy luận và lời nói của người giác ngộ.

    8. Hiểu biết sai là quan niệm sai lầm, không tương ứng với điều như nó là.

    9. Một hình ảnh được gợi lên bằng những ngôn từ không có bất kỳ thực chất đằng sau nó là Vikalpa – Trí tưởng tượng.

    10.Sự biến đổi của tâm trí dựa trên thiếu vắng nội dung là giấc ngủ.

    11.Trí nhớ là hồi tưởng những kinh nghiệm quá khứ.

    12.Sự chấm dứt của chúng có được bằng nỗ lực kiên trì bên trong và không quyến luyến.

    13.Trong 2 điều này, Abhyasa –thực hành bên trong là nỗ lực cho sự thiết lập vững chắc trong bản thể.

    14.Nó trở nên vững chắc khi được tiếp tục trong một thời gian dài, mà không bị gián đoạn với lòng sùng mộ tôn kính.

    15.Trạng thái đầu tiên của Vairagya, vô dục – sự chấm dứt bản ngã đam mê trong khao khát cho những niềm vui giác quan, với sự nỗ lực có ý thức.

    16.Trạng thái cuối cùng của Vairagya, vô dục – sự chấm dứt tất cả ham muốn bằng cách biết bản chất tột cùng của Purusha, bản thể tối cao.

    17.Samprajnata SamadhiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là Samadhi đi cùng bởi suy luận tích cựcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, suy nghĩ có trật tựVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, phúc lạc và tri giác về hiện hữu tinh khiết.

    18.Trong Asamprajnata Samadhi có sự chấm dứt tất cả hoạt động tinh thần, và tâm chỉ còn lại những dấu vết không biểu lộ.

    19.VidehasVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và Prakriti –LayasVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đạt được Asamprajnata Samadhi bởi vì họ đã không còn tự nhận dạng với các cơ thể trong đời sống trước đây. Họ nhận sự tái sinh bởi vì các hạt giống mong muốn vẫn còn.

    20.Những người khác đạt được Asamprajnata SamadhiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link qua tin tưởng, nỗ lực, hồi tưởngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tập trung và phân biệtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    21.Thành công gần nhất đến từ nỗ lực mãnh liệt và chân thành.

    22.Cơ hội thành công khác nhau tùy theo nỗ lực.

    23.Thành công cũng đạt được bằng cách hiến dâng cho Thượng đế.

    24.Thượng đế là một thực thể tối cao. Ngài là một đơn vị cá thể của ý thức thần thánh. Ngài không có những phiền não của cuộc sống, hành động và kết quả của nó.

    25.Trong Thượng đế, hạt giống được phát triển đến mức độ cao nhất.

    26.Vượt qua các giới hạn thời gian, Ngài là bậc thầy của các bậc thầy.

    27.Ngài được gọi là Aum.

    28.Niệm và thiền về Aum.

    29.Bệnh tật, tình trạng suy nhược, nghi ngờ, bất cẩn, lười biếng, thú nhục dục, ảo tưởng, bất lực và không ổn định là những trở ngại làm phân tâm.

    30.Khổ não, tuyệt vọng, rùng mình vì sợ hãi và hơi thở không đều là những triệu chứng của một tâm trí bị phân tâm.

    31.Để loại bỏ điều này, thiền trên một kỷ luật.

    32.Tâm trí trở nên yên tĩnh bằng cách vun trồng thái độ thân thiện đối với người hạnh phúc, lòng thương cảm với người khốn khổ, hân hoan với người đức hạnh và thờ ơVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link với điều xấu xa.

    33.Tâm trí cũng trở nên yên tĩnh bằng cách luân phiên thở ra và lưu giữ hơi thở.

    34.Khi thiền tạo ra các tri giác phi thường, tâm có được sự tự tin và điều này làm tăng sự kiên trì.

    35.Cũng vậy, thiền về ánh sáng bên trong làm quang đãng và vượt qua tất cả đau khổ.

    36.Cũng vậy thiền về một người đã đạt được vô dục.

    37.Cũng vậy thiền về hiểu biết đến trong giấc ngủ.

    38.Cũng vậy thiền về bất kỳ điều gì hấp dẫn bạn.

    39.Như vậy, yogi trở thành bậc thầy của tất cả, từ cái cực nhỏ đến cái vô hạn lượng.

    40.Khi các hoạt động của tâm được kiểm soát, tâm trở nên như pha lê tinh khiết, phản chiếu bình đẳng, không bị méo mó sự nhận thức, tri giác và cái được nhận thức.

    41.Savitarka Samadhi là Samadhi trong đó yogi vẫn còn không thể phân biệt giữa hiểu biết thực sự, hiểu biết dựa trên ngôn từ và hiểu biết dựa trên suy luận hay các nhận thức giác quan, mà tất cả vẫn còn trong tâm trí trong một trạng thái hòa lẫn.

    42.Nirvitarka Samadhi đạt được khi trí nhớ được thanh lọc, và tâm có thể nhìn thấy bản chất thực sự của mọi thứ mà không có trở ngại.

    43.Những giải thích được đưa ra cho các Samadhi Savitarka và Nirvitarka cũng giải thích các trạng thái Samadhi cao hơn, nhưng trong các trạng thái cao hơn này của Savichara và Nirvichara Samadhi, các đối tượng thiền tinh tế hơn.

    44.Phạm vi của Samadhi được liên kết với các đối tượng tinh tế hơn này mở rộng đến trạng thái vô tướng của các năng lượng vi tế.

    45.Những Samadhi có kết quả từ việc thiền về một đối tượng là những Samadhi với hạt giống, không mang lại tự do trong chu kỳ luân hồi.

    46.Đạt được sự cực kỳ tinh khiết của trạng thái Samadhi Nirvichara, có sự khởi lên của ánh sáng linh hồn.

    47.Trong Nirvichara Samadhi, ý thức là cánh đồng của sự thật.

    48.Trong trạng thái Nirvichara Samadhi, một đối tượng được kinh nghiệm trong cái nhìn đầy đủ, bởi vì trong trạng thái này hiểu biết có được trực tiếp mà không sử dụng các giác quan.

    49.Tri giác đạt được trong Nirvichara Samadhi vượt qua mọi tri giác thông thường về quy mô và cường độ.

    50.Khi vượt qua cái đang kiểm soát mọi kiểm soát khác, Samadhi không hạt giống đạt được, và với nó có tự do từ sống và chết.



    Chương II: Thực hành

    1. Kriya – yoga là một thực hành yoga sơ bộ bao gồm sự khổ hạnh, nghiên cứu – bản thể và dâng hiến cho Thượng đế.

    2. Thực hành Kriya – Samadhi làm giảm đau khổ và đưa đến Samadhi.

    3. Những đau khổ được tạo ra bởi thiếu nhận biết, cái tôi, các thứ hấp dẫn, các thứ ghét, bám vào cuộc sống và sợ hãi cái chết.

    4. Dù chúng trong các trạng thái trì trệ, suy giảm, biến đổi hay mở rộng, qua sự thiếu nhận biết mà các nguyên nhân khác của đau khổ có thể hoạt động.

    5. Thiếu nhận biết là nhận lấy sự cái thoáng qua thay cho cái vĩnh hằng, ô uế thay cho tinh khiết, đau khổ thay cho niềm vui và không – Bản thể thay cho Bản thể.

    6. Cái tôi là sự nhận dạng của người thấy với cái được thấy.

    7. Cái hấp dẫn, và qua nó ràng buộc, là hướng đến bất cứ điều gì mang lại niềm vui.

    8. Cái ghét là từ bất cứ cái gì tạo nên đau khổ.

    9. Trải qua cuộc sống là nỗi sợ chết, sự bám níu cuộc sống và nó trội hơn tất cả, ngay cả ở những học giả.

    10.Các nguồn của 5 phiền não có thể được xóa bỏ bằng cách chuyển chúng ngược trở lại nguồn gốc của chúng.

    11.Những biểu lộ bên ngoài của 5 phiền não biến mất qua thiền.

    12.Dù được thực hiện trong hiện tại hay tương lai, các kinh nghiệm nghiệp quả có gốc rễ của chúng trong 5 phiền não.

    13.Nếu các gốc rễ vẫn còn, Nghiệp được hoàn thành trong luân hồi qua giống loài, khoảng thời gian ngắn ngủi của đời sống và các loại kinh nghiệm.

    14.Đức hạnh mang lại niềm vui, tội lỗi mang đến đau khổ.

    15.Người biết phân biệt nhận ra rằng mọi thứ đều dẫn đến đau khổ bởi vì sự thay đổi, lo lắng, kinh nghiệm quá khứ, và các xung đột phát sinh giữa 3 thuộc tính và 5 biến đổi của tâm.

    16.Tương lai đau khổ có thể tránh.

    17.Liên kết giữa người thấy và cái được thấy tạo ra đau khổ, được phá vỡ.

    18.Cái được thấy, sáng tác của các yếu tố và các giác quan, là có bản chất của sự ổn định, hoạt động và quán tính, và với mục đích của kinh nghiệm được cung cấp cho người thấy và do đó giải thoát cho người thấy.

    19.3 guna - ổn định, hoạt động và quán tính – có 4 trạng thái: được xác định, không được xác định, được biểu lộ (bản ngã), và không biểu lộ (không bản ngã).

    20.Người thấy mặc dù là ý thức tinh khiết, thấy qua các biến dạng của tâm trí.

    21.Cái được thấy tồn tại cho riêng người thấy.

    22.Mặc dù cái được thấy đã chết đối với người giải thoát, nó vẫn sống đối với những người khác bởi vì nó là chung cho tất cả.

    23.Người thấy và cái được thấy đến cùng nhau do bản chất thực sự của mỗi cái có thể được nhận ra.

    24.Nguyên nhân của sự kết hợp này là vô minh.

    25.Sự phân tách của người thấy và cái được thấy, được gây ra bởi sự phân giải của vô minh, là cách mang về giải thoát.

    26.Thực hành vững chắc sự phân biệt giữa cái thực sự và cái không thực sự dẫn đến sự phân giải của vô minh.

    27.Trạng thái cao nhất của giác ngộ đạt được trong 7 bước.

    28.Bằng thực hành các bước khác nhau của yoga cho việc tiêu hủy các tạp chất, phát sinh sự chiếu sáng của linh hồn phát triển vào nhận thức của thực tại.

    29.8 bước của yoga là: kiềm chế - bản ngã (Yama: giới), tuân thủ vững chắc (Niyama: luật), tư thế (Asana), điều khiển hơi thở (Pranayama), hướng tâm (Pratyahara), tập trung (Dharana), trầm tư (Dhyana) và nhập định (Samadhi).

    30.Kiềm chế bản ngã, bước đầu tiên của yoga, bao gồm 5 lời thề sau: không bạo lực, trung thực, không trộm cắp, tiết dục, và không sở hữu.

    31.5 lời thề này, tạo thành lời thề vĩ đại, mở rộng đến tất cả 7 trạng thái giác ngộ bất kể đẳng cấp, không gian, thời gian hay hoàn cảnh.

    (Tình yêu có thể chỉ khi năng lượng đạt đến trung tâm thứ tư của tim. Đột nhiên bạn đang ở trong tình yêu – tình yêu với toàn bộ sự tồn tại, yêu tất cả mọi thứ. Bạn là tình yêu.)

    32.Trong sạch, hài lòng, khổ hạnh, nghiên cứu – bản thể, và quy thuận Thượng đế là các luật phải được thực hiện.

    33.Khi tâm trí bị quấy rầy bởi những tư tưởng sai, suy ngẫm về cái đối lập.

    34.Suy ngẫm về các điều đối lập là cần thiết bởi vì các tư tưởng, cảm xúc, hành động sai lầm như bạo lực, tạo thành trong vô minh và đau khổ mãnh liệt dù chúng đã được thực hiện, được tạo ra, hay được biểu lộ qua tham, sân, si trong mức độ nhẹ, vừa phải hay mãnh liệt.

    35.Khi yogi được thiết lập vững chắc trong không bạo lực, có sự từ bỏ thù hận bởi những người trong hiện diện của mình.

    36.Khi yogi được củng cố vững chắc trong tính trung thực, anh ta đạt được thành quả của hành động mà không hành động.

    37.Khi yogi được củng cố vững chắc trong không trộm cắp, sự giàu có bên trong hiện diện.

    38.Khi yogi được củng cố vững chắc trong tiết dục, sinh lực đạt được.

    39.Khi yogi được củng cố vững chắc trong không sở hữu, phát sinh hiểu biết của cái “thế nào” và “tại sao” của sự tồn tại.

    40.Khi sự tinh khiết đạt được, phát sinh trong yogi , sự ghê tởm với cơ thể của mình và sự chán ghét tiếp xúc thể chất với người khác.

    41.Từ sự tinh khiết tinh thần phát sinh hoan hỉ, sức mạnh tập trung, kiểm soát các giác quan, và một sự phù hợp cho việc nhận ra Bản thể.

    42.Trạng thái hài lòng mang lại hạnh phúc tối cao.

    43.Sự khổ hạnh phá hủy các tạp chất, và với việc thực hiện tiếp theo trong cơ thể và các giác quan, sức mạnh thể chất và tinh thần được đánh thức.

    44.Sự hợp nhất với điều thiêng liêng xảy ra qua nghiên cứu Bản thể.

    45.Sự chiếu sáng hoàn toàn có thể được hoàn thành bằng cách quy thuận Thượng đế.

    46.Tư thế nên ổn định va thoải mái.

    47.Tư thế được làm chủ bằng cách thư giãn nỗ lực và thiền trên điều vô hạn.

    48.Khi tư thế được làm chủ, có sự chấm dứt của những rối loạn được tạo ra bởi các nhị nguyên.

    49.Bước tiếp theo, sau khi thực hiện tư thế, là kiểm soát hơi thở, được hoàn thành qua việc lưu giữ hơi thở hít vào và thở ra, hay dừng lại hơi thở đột ngột.

    50.Thời gian và tần số của hơi thở được kiểm soát được quy định bởi thời gian và vị trí và trở nên kéo dài và tinh tế hơn.

    51.Có một phạm vi thứ tư của sự kiểm soát hơi thở, đó là bên trong, và nó vượt qua 3 cái khác.

    (Patanjali nói có 3 – dừng lại bên trong, dừng lại bên ngoài, dừng lại đột ngột – và cái thứ tư bên trong. Cái thứ tư đã được đức Phật nhấn mạnh rất nhiều, ông gọi nó là “anapana sât yoga”. Ông nói, “Đừng cố gắng dừng lại bất cứ nơi nào. Đơn giản chỉ cần xem toàn bộ quả trình hít thở”. Đừng làm bất cứ điều gì, chỉ cần là một người quan sát. Điều này là thứ tư: chỉ bằng cách quan sát bạn trở nên tách biệt với hơi thở. Khi bạn tách biệt với hơi thở, bạn tách biệt với các suy nghĩ.)

    52.Sau đó xảy ra sự phân giải lớp vỏ che giấu ánh sáng.

    53.Sau đó tâm trở nên thích hợp cho sự tập trung.

    54.Thành phần thứ 5 của yoga, Pratyahara – trở về nguồn – là sự quy hồi các khả năng của tâm trí đến sự kiểm soát các giác quan bằng cách từ bỏ những điều làm phân tâm của các đối tượng bên ngoài.

    55.Sau đó xảy ra sự làm chủ hoàn toàn tất cả các giác quan.


    Chương III: Các quyền năng


    1. Dharana, sự tập trung, là giữ tâm trí đến đối tượng được thiền.

    2. Dhyan, sự trầm tư, là dòng chảy liên tục của tâm trí trên đối tượng.

    3. Samadhi là khi tâm trở thành một đối tượng.

    4. 3 điều cùng nhau – Dharana, Dhyan, và Samadhi – tạo thành SamyamaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    5. Bằng cách làm chủ nó, có ánh sáng của ý thức cao hơn.

    6. Samyama được sử dụng trong các giai đoạn.

    7. 3 điều này – Dharana, Dhyana, và Samadhi là bên trong so với 5 cái trước chúng.

    8. Nhưng 3 điều này là bên ngoài so với Samadhi không hạt giống.

    9. Nirodh Parinam là sự biến đổi của tâm trí, tâm trí trở nên tràn ngập bởi trạng thái NirodhVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mà xảy ra trong khoảnh khắc giữa một ấn tượng đang biến mất và ấn tượng nhận được vị trí của nó.

    10.Dòng chảy này trở nên an lạc với các ấn tượng được lặp lại.

    11.Samadhi Parinam, sự biến đổi bên trong, là sự giải quyết dần dần các phiền nhiễu và đồng thời phát sinh một – điểm (nhất tâm).

    12.Ekagrata Parinam, sự biến đổi một – điểm là trạng thái của tâm trong đó đối tượng của tâm đang giảm bớt được thay thế trong thời điểm tiếp theo bằng một đối tượng chính xác tương tự.

    13.Bởi điều đã nói trong 4 kinh cũ, sự sở hữu, đặc tính, và các biến đổi quy định trong các yếu tố và các giác quan cũng được giải thích.

    14.Dù chúng tiềm tàng, hoạt động, hay không biểu lộ, tất cả sự sở hữu vốn thuộc về thể nền (Prakriti).

    15.Sự khác nhau trong biến đổi được tạo nên bởi sự đa dạng trong quá trình cơ bản.

    16.Bằng thực hiện Samyama trên 3 loại biến đổi – Nirodh, Samadhi và Ekagrata – hiểu biết quá khứ và tương lai.

    17.Âm thanh, mục đích và ý tưởng đằng sau nó ở trong trạng thái lẫn lộn trong tâm trí. Bằng thực hiện Samyama trên âm thanh, sự phân tách xảy ra và phát sinh sự lĩnh hội ý nghĩa của các âm thanh được tạo nên bởi bất kỳ chúng sinh nào.

    18.Bằng cách quan sát các dấu vết quá khứ, đạt được hiểu biết các đời sống quá khứ.

    19.Qua samyama ý niệm trong tâm trí người khác có thể được biết.

    20.Nhưng sự nhận thức qua Samyama không mang hiểu biết của các yếu tố tinh thần hỗ trợ trong tâm trí người khác vì đó không phải đối tượng của Samyama.

    21.Bằng thực hiện Samyama trên hình thức của cơ thể để ngừng lại năng lượng dễ tiếp nhận, liên hệ giữa mắt người quan sát và ánh sáng từ cơ thể bị phá vỡ, và cơ thể trở nên vô hình.

    22.Nguyên lý này cũng giải thích sự biến mất của âm thanh.

    23.Bằng thực hiện Samyama trên 2 loại nghiệp, hoạt động và không hoạt động, hay trên các điềm báo, thời gian chính xác của cái chết có thể được biết đến.

    24.Bằng thực hiện Samyama trên sự thân thiện hay bất cứ thuộc tính nào khác, đạt được sức mạnh vĩ đại trong thuộc tính đó.

    25.Bằng thực hành Samyama trên sức mạnh của một con voi, có được sức mạnh của nó.

    26.Bằng việc hướng vào ánh sáng của khả năng siêu vật lý, đạt được hiểu biết của cái tinh tế, cái ẩn tàng và cái xa xôi.

    27.Khi thực hiện Samyama về mặt trời, đạt được hiểu biết về hệ mặt trời.

    (Khi bạn thực sự biết, bạn không biết bất cứ điều gì. Bạn chỉ biết sự biết. Điều đó cũng không tốt để nói, bởi vì sau đó cái biết giống như một đối tượng. Không, bạn chỉ biết không có gì – chỉ cần biết.)

    28.Khi thực hiện Samyama về mặt trăng, đạt được hiểu biết về sự sắp xếp các ngôi sao.

    29.Bằng việc thực hiện Samyama về ngôi sao ở địa cực, đạt được hiểu biết về sự chuyển động của các ngôi sao.

    30.Bằng việc thực hiện Samyama trên trung tâm rốn, đạt được hiểu biết về sự tổ chức của cơ thể.

    31.Bằng thực hiện Samyama trên cổ họng, dẫn đến sự chấm dứt các cảm giác đói và khát.

    32.Bằng việc thực hành Samyama về kinh mạch được gọi là Kurma – nadi, yogi có thể hoàn toàn bất động.

    (Kurma ndi: Ống thiên thể trong ngực, bên dưới cổ họng, và qua đó kurma hay prana – phụ chuyển động 2 mí mắt.)

    33.Thực hiện Samyama về ánh sáng bên dưới đỉnh đầu đưa đến khả năng liên hệ với tất cả chúng sinh đã hoàn hảo.

    34.Qua Pratibha, trực giác, hiểu biết mọi thứ.

    35.Thực hiện Samyama trên trái tim mang lại sự giác ngộ về bản chất của tâm (ý thức).

    36.Kinh nghiệm là kết quả của việc không có khả năng phân biệt giữa Purusa – ý thức tinh khiết, và Sattva – trí thông minh tinh khiết, mặc dù chúng tuyệt đối khác biệt.

    37.Tiếp theo đó nghe, sờ, nhìn, nếm và ngửi một cách trực giác.

    38.Điều này là quyền năng khi tâm quay ra ngoài, nhưng là các trở ngại trên con đường Samadhi.

    (Khi tất cả các đối tượng được biết là riêng biệt từ bạn, chúng bắt đầu biến mất. Chúng tồn tại thông qua sự hợp tác của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn là cơ thể, sau đó cơ thể tiếp tục. Nó cần sự giúp đỡ của bạn, năng lượng của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn là tâm , tâm thực hiện các chức năng.

    39.Nới lỏng nguyên nhân trói buộc và biết các kênh cho phép tâm đi vào cơ thể khác.

    40.Bằng việc làm chủ luông Udana, yogi có thể bay lên và không bị tiếp xúc với nước, bùn, gai…

    41.Bằng việc làm chủ Samana, yogi có thể làm cho lửa dạ dày rực rỡ.

    42.Bằng thực hiện Samana về quan hệ giữa Akasa và tai, có được tầm nghe siêu vật lý.

    43.Bằng thực hiện Samyama về quan hệ giữa cơ thể và Akasa và cùng lúc nhận dạng bản thân với những thứ nhẹ như bông gòn, yogi có thể đi xuyên qua không gian.

    44.Sức mạnh tiếp xúc với trạng thái ý thức bên ngoài cơ thể tinh thần và do đó không thể nghĩ bàn, gọi là Mahavideha.

    45.Thực hiện Samyama về trạng thái thô, bất biến, tinh tế, tỏa khắp tất cả, và chức năng của chúng mang về sự làm chủ các Panchabhuta – 5 yếu tố.

    46.Tiếp theo đó đạt được Anima và các quyền năng khác, sự hoàn hảo của cơ thể, và loại bỏ sức mạnh của các tố gây trở ngại cơ thể. Vẻ đẹp, duyên dáng, sức mạnh và cứng như kim cương tạo nên cơ thể hoàn hảo.

    47.Thực hiện Samyama về năng lực nhận thức, bản chất thực sự, cái “là” (Asimta), sự tỏa khắp, và các chức năng mang lại sự làm chủ các giác quan.

    48.Tiếp theo đó nhận thức tức thời mà không sử dụng cơ thể, và làm chủ hoàn toàn Pradhana, thế giới vật chất.

    49.Chỉ sau khi sự thức tỉnh sự phân biệt giữa Sattva và Purusa có ưu thế và hiểu biết phát sinh trên tất cả các trạng thái của sự tồn tại.

    50.Bằng cách không trói buộc ngay cả với các quyền năng này, hạt giống nô lệ bị phá hủy. Tiếp đó có Kaivalya, sự giải thoát.

    51.Nên tránh bất cứ ràng buộc hay tự phụ cho sự hấp dẫn của các chúng sinh cõi trời trong trách nhiệm của các mức độ khác nhau, bởi vì điều này sẽ mang đến khả năng phục hồi tội lỗi.

    52.Thực hiện Samyama về khoảnh khắc hiện tại, khoảnh khắc đã qua, và khoảnh khắc sắp đến mang lại hiểu biết sinh ra từ sự tỉnh thức của thực tại cuối cùng. Từ điều này, dẫn đến khả năng phân biệt giữa các đối tượng tương tự mà không thể được xác định bởi sự phân loại, đặc tính hay vị trí.

    53.Hiểu biết bẩm sinh cao nhất sinh ra từ sự thức tỉnh của thực tại là siêu việt, bao gồm sự nhận thức tất cả các đối tượng cùng một lúc, gắn liền với tất cả các đối tượng và quá trình – trong quá khứ, hiện tại và tương lai và siêu việt quá trình thế giới.

    54.Giải thoát đạt được khi có bình đẳng về sự tinh khiết giữa Purusa và Sattva.


    Chương IV: Tự chủ - Giải thoát


    1. Các quyền năng được tiết lộ vào lúc sinh, hay có được qua các loại thuốc, niệm thần chú, khổ hạnh hay Samadhi.

    2. Sự biến đổi từ một lớp, loài, hay loại, đi vào chúng sinh khác, là bằng sự chảy tràn ra của các khuynh hướng tự nhiên của các tiềm năng.

    3. Nguyên nhân tình cờ không làm các khuynh hướng tự nhiên đi vào hoạt động; nó chỉ đơn thuần loại bỏ các trở ngại – như người nông dân tưới ruộng đồng: Anh ta loại bỏ các trở ngại, và sau đó nước chảy tự do.

    4. Các tâm trí được tạo nên một cách giả tạo bắt nguồn từ riêng cái tôi.

    5. Mặc dù các hoạt động của nhiều tâm giả tạo thay đổi, tầm trí nguồn kiểm soát tất cả chúng.

    6. Chỉ có tâm nguồn sinh ra từ thiền là không có dục vọng.

    7. Nghiệp của yogi không phải tinh khiết cũng không phải không tinh khiết, nhưng ở tất cả những người khác có 3 loại: tinh khiết, không tinh khiết và hỗn hợp.

    8. Dục vọng phát sinh từ 3 loại nghiệp này khi hoàn cảnh thuận lợi cho sự hoàn thành chúng.

    9. Bởi vì các ký ức và các dấu vết giữ lại hình thức tương tự, mối quan hệ của các nguyên nhân và ảnh hưởng tiếp tục, mặc dù tách rời nhau bởi giống loài, khu vực và thời gian.

    10.Và không có bắt đầu cho quá trình này, vì ham muốn sống là vĩnh cữu.

    11.Bị trói buộc với nhau như nguyên nhân – kết quả, các kết quả biến mất với sự biến mất của nguyên nhân.

    12.Quá khứ và tương lai tồn tại trong hiện tại, nhưng chúng không được kinh nghiệm trong hiện tại bởi vì chúng ở trên các mức độ khác nhau.

    13.Dù biểu lộ hay không biểu lộ, quá khứ, hiện tại và tương lai có bản chất của các guna: ổn định, hoạt động và quán tính.

    14.Bản chất của bất cứ đối tượng nào bao gồm trong sự đơn nhất của tỷ lệ 3 guna.

    15.Đối tượng tương tự được nhìn thấy trong các cách khác nhau bởi các tâm trí khác nhau.

    16.Một đối tượng không phụ thuộc vào một tâm trí.

    17.Một đối tượng được biết đến hay không được biết đến phụ thuộc vào, dù tâm trí bị méo mó bởi nó hay không.

    18.Sự biến đổi của tâm trí luôn luôn được biết bởi chúa tể của nó, nhờ sự bất biến của Purusa, ý thức tinh khiết.

    19.Tâm không phải Bản thể - soi sáng, bởi vì nó có thể nhận biết bản thân nó.

    20.Tâm trí không thể biết bản thân nó và bất kỳ đối tượng nào khác cùng một lúc.

    21.Nếu giả định rằng một tâm thứ hai chiếu sáng tâm đầu tiên, nhận thức của nhận thức cũng sẽ được giả định, và tạo ra sự lẫn lộn của trí nhớ.

    22.Hiểu biết có bản chất qua Bản thể – nhận thức là đạt được khi ý thức mang lấy hình thức trong nó không vượt qua từ nơi này đến nơi kia.

    23.Khi tâm bị méo mó bởi người biết và cái được biết, nó là tất cả những cái được hiểu.

    24.Mặc dù đa dạng bởi vô số ham muốn, tâm trí hành động cho người khác, đối với hành động của nó trong sự kết hợp.

    25.Khi người ta đã nhìn thấy sự phân biệt này, có sự chấm dứt dục vọng ở trong Atman.

    26.Sau đó tâm có khuynh hướng phân biệt, và hướng về giải thoát.

    27.Trong sự phá vỡ của phân biệt, các Pratyaya, các nhận thức khác, phát sinh qua năng lực của các dấu vết trước đây. Điều này phải được loại bỏ trong cách tương tự như các phiền não khác.

    28.Người có thể duy trì trạng thái không thay đổi của sự vô dục ngay cả đối với các trạng thái cao quý nhất của sự giác ngộ, và có thể thực hiện sự phân biệt cao nhất, đi vào trạng thái được gọi là “đám mây biểu lộ đức hạnh”.

    29.Tiếp theo đó tự do khỏi các phiền não và nghiệp báo.

    30.Điều có thể được biết qua tâm là rất nhỏ so với hiệu biết vô tận đạt được trong giác ngộ, khi các mạng che mặt, các sự biến dạng, và các tạp chất được loại bỏ.

    31.Hoàn thành đối tượng của chúng, quá trình biến đổi trong 3 guna đi đến kết thúc.

    32.Kramaha, quá trình, trong sự thành công của các thay đổi mà xảy ra từ khoảnh khắc đến khoảnh khắc trở nên hiểu rõ được tại kết thúc cuối cùng các biến đổi của 3 guna.

    33.Kaivalya là trạng thái giác ngộ mà tiếp theo sự hợp nhất lần nữa của các guna, nhờ sự trở thành của chúng không có đối tượng của Purusa.

    34.Trong trạng thái này, Purusa được thành lập trong bản chất thực sự, là ý thức tinh khiết.




    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Samprajnata Samadhi: Samadhi với tâm thanh tịnh tinh tế

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vitarka: Suy luận với nền tảng tích cực

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vichara: Suy nghĩ có trật tự

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Videha (vô hình): Người đã hiểu rằng mình không phải là cơ thể, người đã đạt được Asamprajnata Samadhi – đến thế giới chỉ để hoàn thành nghiệp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Prakriti – Laya: Người biết rằng mình không phải là cơ thể, cũng không phải Prakriti –Tự nhiên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sự biến mất các tạp chất là Samprajnata. Sự biến mất cái tinh khiết là Asamprajnata

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Smriti (hồi tưởng): Luôn ý thức những gì đang làm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Prajnata (Bát nhã: Phân biệt): Phân biệt là một phần của Prajna. Prajnata có nghĩa là hiểu biết thực sự - một sự nhận thức rõ biết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Upeksha: Sự thờ ơ mà không có bất kỳ thái độ nào.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thông thường Samyama được cho là một kỷ luật, một trạng thái được kiểm soát của tính cách. Nó không phải như vậy. Samyama là sự cân bằng đạt được khi chủ thể và đối tượng biến mất.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nirodh có nghĩa là sự ngừng lại chốc lát của tâm trí, một trạng thái nhất thời của vô tâm.
     
    xaodeso, ha2004, pthanhhoa and 6 others like this.
  2. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Đọc được 1 đoạn quyển này, thấy bảo yoga chỉ đành cho còn người mất hết khát vọng sống, kiếu chán đời kinh khủng lắm, sắp tự tử đến nơi,... nên dừng.
    Với lại kinh yoga mà không thấy nói đến mấy tư thế, động tác nhỉ???
     
    lytonthathung thích bài này.
  3. leho888

    leho888 Lớp 3

    Yoga là khoa học bên trong dành cho những người có khuynh hướng nỗ lực, ý chí mãnh liệt; khác với Samkhya dành cho những người có tâm trí đơn giản, thích trầm tư mặc tưởng. Yoga có 8 cấp độ, cấp đơn giản nhất là Asana yoga tức là yoga về các tư thế mà hiện nay được giảng dạy phổ biến trên thế giới. Ngoài Yoga về tư thế, còn có rất nhiều loại yoga khác như: yoga về khí, yoga về thần chú âm thanh, yoga về các tinh chất... Cuốn kinh Yoga sutra này là yoga cao cấp nhất, ở cấp thứ 8 - yoga vua, nó là yoga về tâm thức nên khá khó hiểu.
     
    sannyas60, tulipviet and mrsimple like this.
  4. hanguyen1

    hanguyen1 Lớp 2

    Mình biết tới yoga cũng khá lâu, chỉ tập lào xào ở lớp buổi tối chừng 2 tháng thì nghỉ vì lười..Năm ngoái, có biến cố, rất tuyệt vọng..giai đoạn đó, mình đối mặt với nhiều thứ rất mệt mỏi, công việc, bệnh tật và nhiều chuyện không may.Giai đoạn đó, đúng nghĩa, mình đã từng muốn rút lại ở một xó xỉnh nào đó, mặc kệ ngày mai tới..Rồi mình tìm lại với yoga, tự tập ở nhà qua các bài tập trên mạng..Thiền và nghe pháp của đạo Phật nhiều hơn..Mình tìm lại mình từng chút một. Yoga dạy mình nhiều thứ, trong đó có ý chí, sự kiên nhẫn, bền bỉ, kiên trì và nỗ lực. Quan trọng nhất, yoga dạy mình phải lắng nghe cơ thể, tập yêu thương bản thân nhiều hơn, sống chậm lại, quan sát, lắng nghe nhiều hơn...Nhờ yoga, kết hợp ăn chay mình làm một chặng đường ngoạn mục, giục được 35kg mỡ, sức khỏe thay đổi hoàn toàn, tinh thần sảng khoái. Mình nhìn mọi thứ theo nghĩa tích cực hơn, dù con đường mình đang đi phía trước..chắc chắn không dễ chịu..Tất cả những suy nghĩ và bài học mình đã nghiệm ra từ yoga, chắc chắn, ai đã và đang là yogi sẽ hiểu rất rõ ràng..Cuộc sống cũng như yoga thôi, cần có sự tĩnh tâm và bền bỉ...Mỗi lần đối mặt một thử thách, mình lại thấy nó giống một asana mới, cứ kiên nhẫn và quyết tâm, rồi cũng làm được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/7/15
    Wanderman, BepThang, Cerulean and 3 others like this.
  5. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Tuyệt vời.
     
    don thích bài này.
  6. ivyquang86

    ivyquang86 Mầm non

    Mình gủi link bản dịch tiếng Việt của Osho trong bộ sách Yoga: The Alpha and the Omega)
    Các bạn tham khảo nhé!cute_smiley26

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này