Mời soát lỗi chính tả QUÊ HƯƠNG TÔI - Tràng Thiên

Thảo luận trong 'Wiki' bắt đầu bởi Rafa, 10/7/15.

  1. Rafa

    Rafa SV

  2. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Sách hay phải soát liền ngay. Ai nhanh tay soát bằng tay em 3D_373D_42 Cần các bạn nông dân xếp hàng nhận thửa ruộng nào.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tràng Thiên ơi hỡi Tràng Thiên
    Anh đổi cái nick cũng phiền lắm thay
    Mải miết ra đi đâu tính đến
    Hồn nước gọi tên Võ Phiến ơi!
    3D_173D_16
     
    teacher.anh, bun_oc, lichan and 6 others like this.
  3. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Tác phẩm này rất đặc biệt, rất gần gũi, đúng như tên của nó - "Quê hương tôi". Mình vừa đọc vừa soát được 1 nửa rồi mà ngóng mãi không thấy ai vào đọc và soát cùng, thiệt là buồn :D
    Lỗi chính tả không nhiều nên không vất vả đâu, bạn nào có thời gian rảnh thì đọc soát thử đi nhé, không lại phí mất 1 tác phẩm hay :D
     
    lichan, hanhdb, tamchec and 1 other person like this.
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Hôm nay rảnh nên soát lỗi chánh tả cuốn Quê Hương Tôi, tới bài Thơ Lục Bát Chàm thì tình cờ mới phát giác ra bản này cũng bị kiểm duyệt cắt xén , mà lạ một cái là đoạn đó đâu có liên quan đến chính trị chính em gì đâu mà nỡ cắt xén đi. Chán ơi là chán.
    Đang tìm bản gốc Tuỳ Bút I của Võ Phiến để đăng cho đầy đủ vì quyển này trích từ cuốn đó mà ra, vả lại thiếu phần viết lời tựa của học giả Nguyễn Hiến Lê rất là hay.
     
  5. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Cuốn này cực hay, khí chất có phần vượt Nguyễn Tuân, lả lướt tha thiết hơn Vũ Bằng.
    @dongtrang cố gắng kiếm lại phần lời tựa của cụ Lê và đoạn nào bị thiếu hoặc xén thì hiệu đính vào topic này luôn nhé. Bạn thêm vào wiki thì in nghiêng hoặc bôi màu xanh giúp mình. Chẹp sách của Võ Phiến xuất bản được đã là may rồi ấy chứ!!!
    Lười đọc sách đang solo gần hết quyển rồi há há. Cảm ơn hai bạn thật nhiều
    :kiss:3D_173D_163D_14
     
    teacher.anh, lichan and Rafa like this.
  6. lichan

    lichan Lớp 12

    Ai nhanh tay soát bằng tay em
    Anh không nhanh nhưng soát rất đều
    Nên tay anh cũng bằng tay em
    cute_smiley20 cute_smiley7 :kiss:
     
    teacher.anh, Rafa and hanhdb like this.
  7. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Hãy soát thật chậm, cảm giác mãi của nhau
    Hãy hôn thật chậm, yêu thương hơi thở
    Đừng xờ quá nhanh yêu nhau vội vàng
    Để rồi lỗi lầm con tim ngỡ ngàng
    1yoyo231yoyo7:3D_28:3D_373D_37
     
  8. lichan

    lichan Lớp 12

    cute_smiley82Hò ơi!
    Bầu ơi! Thương lấy Bí cùng
    Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

    Hò ơi!
    Team ơi! Thương lấy "Quê Hương"
    Đang chờ được soát nhanh vì sách hay
    Sách xưa cùng với sách hay
    Cùng chung một kệ, một giàn chờ Team..
    Ơ hò ...cute_smiley82
     
  9. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Đi tìm tên một chiếc lá rừng....

    Trong quyển tuỳ bút Quê Hương Tôi trang 192 ghi lá dửng nhưng trong Tuỳ Bút 1 thì lại ghi là lá dừng. Chỉ biết đây là một loại cây rừng. Không biết lá nào mới đúng chính tả, dửng hay dừng. Tìm trên mạng mà không tìm ra. Please help.
     
    teacher.anh, lichan and Rafa like this.
  10. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    "Lá dừng" theo Tùy bút 1 có lẽ đúng. Theo hiểu biết thiển cận của mình đây là loại cây mọc hoang, ngọn non có thể ăn được :D lá dửng rất vô nghĩa.
    Cái này dongtrang đánh dấu lại, sau này làm chú thích :think:
     
    teacher.anh, lichan and Rafa like this.
  11. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Lá dừng mọi người nhé, lá này ăn chát, thơm.
    Gốc dừng còn được làm cảnh và có giá trị rất cao, cách đây vài năm chỗ mình người ta săn gốc dừng nhiều lắm, giá có gốc lên đến bạc tỷ.
    Dừng chứ không phải rừng/dửng/vừng nhé :) Vùng Bình Định, Phú Yên vô cùng nhiều cây này. Mình dân Phú Yên :D
     
  12. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Yêu 2 cưng thế. Coi như hiệu đính lại chỗ chưa chuẩn on lài luôn. Sau khi soát xong mình cần 1 người đọc lại 1 lần nữa để giảm thiểu tối đa lỗi. Sách hay phải soát kỹ
    @dongtrang hay @Lười Đọc Sách giúp mình nhớ. :kiss:
     
  13. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tuỳ bút Quê hương tôi kể như xong rồi đó bạn. Gửi kèm thêm phần Ly Hương gom chung với Quê Hương Tôi thì sẽ thành Tuỳ Bút I của Võ phiến. Ta có thể làm 2 quyển. 1 quyển là Quê Hương Tôi của Tràng Thiên. Quyển 2 là Tuỳ Bút I của Võ Phiến, tùy các bạn. Riêng quyển Tùy Bút 1 có thêm phần giới thiệu của học giả Nguyễn Hiến Lê thì bài tựa có đăng trong Để Tôi Đọc Lại của Nguyễn Hiến Lê. Thiết nghĩ copy nguyên con, không cần phải đánh máy lại cho mất công. Thân ái

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/15
  14. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Chân thành cảm ơn bác Sadec, dongtrang, Lười đọc sách, tamchec, hienhoang.ftu, hhongxuan và các bạn khác đã tham gia soát lỗi dự án "Quê hương tôi" của Tràng Thiên - Võ Phiến. cute_smiley263D_163D_173D_421yoyo23
    Đặc biệt bạn dongtrang đã tỉ mẩn đối chiếu với cuốn Tùy Bút 1 của tác giả để bổ xung đoạn bị cắt xén. Phần văn bản này sẽ được @lichan soát một lần cuối nữa :D.
    Phần lời tựa có thể "mượn" của cụ Lê hoặc mình sẽ viết kèm lời bình luôn. Cuốn khởi nguồn của Quê hương tôi là Tùy bút 1 (do dongtrang cung cấp) sẽ được đưa vào cùng topic đăng sách.
     
    teacher.anh and lichan like this.
  15. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Đây là Tựa của cụ Nguyễn Hiến Lê


    TỰA


    Tùy bút - tùy hứng mà phóng bút - là một thể rất tự do, gặp gì chép nấy nghĩ sao nói vậy. Một cơn mưa, một giọng hát, một hớp trà, một trang sách, một tà áo phất phơ dưới gió, một tiếng ve rỉ rả trong rừng... bất kì một cảnh vật nào, một sự việc nào, hễ gợi hứng cho ta cũng có thể là đề tài một thiên tùy bút. Nó tựa như nhật kí mà không phải là nhật kí, vì nó là “bút” chứ không phải là “kí”; nó tựa như nghị luận mà không phải là nghị luận, vì nó là tùy hứng suy đoán chứ không dụng ý biện luận. Nó phóng túng như vậy nên ta tưởng là dễ, nhưng có viết mới thấy khó. Trước hết nó phải thân mật, hấp dẫn như một câu chuyện thanh nhã giữa nhưng bạn đồng điệu lúc ngồi bên một giàn hoa hay một ấm trà. Nó không cần dài, trung bình mươi trang trở lại, nhưng lời phải tự nhiên có duyên, nội dung phải thay đổi, có ý vị. Quan trọng nhất vẫn là nghệ thuật. Tiểu thuyết mà dở thì người ta vẫn gọi là tiểu thuyết; thơ mà dở thì cũng vẫn là thơ - thơ con cóc; còn tùy bút mà thiếu nghệ thuật thì không có tên để gọi vì lẽ không ai thèm nhắc tới, biết tới. Cho nên lựa thể tùy bút là làm một công việc mạo hiểm, chỉ có thành công hay thất bại, không thể nhùng nhằng được.

    * * *​

    Ai cũng biết tài viết tiểu thuyết của Võ Phiến nhưng theo tôi tùy bút mới là thể nạp được hết sở trường của ông, mới thật là đất cho ông dụng... văn.

    Trong tập Đất nước quê hương này, chúng ta gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén của ông trong tiểu thuyết. Mấy trang ông tả cách nấu, rót và uống trà Huế làm ta liên tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân: Nghệ thuật không kém mà lại dí dỏm hơn, có hương vị quê hương hơn. Những đoạn ông tả một chủ quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc thấy mê. Ông nghe được tiếng “rồi” câm thừa thãi, như để múa men, biểu diễn sự thích thú sau mỗi cử động của chủ quán, thì tôi phục ông quá. Rồi những đoạn nên thơ về một đô thị hoang sơ, Gia Nghĩa những "đàn én rộn rịp, quấn quít trên nóc chợ”, những tiếng ve “rỉ rả thâm trầm như vừa kêu vừa suy ngẫm... bắt đầu phát ra riu rỉu, vươn dần lên; đến một lúc, tự thấy sắp trở nên ồn ào, nó giật mình tự hãm lại”. Tiểu thuyết dù sao vẫn còn hơi gò bó, không thể dễ dàng chuyện nọ bắt chuyện kia được, cho nên chỉ trong tùy bút, chúng ta mới được hưởng cái ngạc nhiên nghe Võ Phiến đương khen chiếc áo dài phụ nữ ngày nay thì quay về chuyện Lê Quí Đôn bút đàm với một sứ giả Triều Tiên ở Yên Kinh hai thế kỉ trước; hoặc đương nói về thuật một người đánh một lần mười hai cái trống ở Bình Định thì chuyển qua cách ăn bánh tráng. Giọng ông dí dỏm mà tình tứ: “Nếu quả Bình Định mất đi một điệu trống, phải đền lại cái gì chứ? Chiếc bánh tráng nhé?”

    Cũng chỉ trong tùy bút ông mới thỏa chí phóng bút mỉa mai nhẹ nhàng mà thấm thía của ông được: ông kể lịch trình Nam tiến và Tây tiến của chiếc ào dài phụ nữ, rồi kết: “Thế cho nên tin mạnh ở sự thành công cuộc thống nhất đất nước bằng chiếc áo dài. Nó êm thắm, đẹp đẽ hơn những đường lối thống nhất bạo tàn biết bao!”; và làm sao chúng ta không mỉm cười khi ông bảo ở miền bà Chúa Xứ (Châu Đốc) lễ bái được “hiện đại hóa”, không đau xót khi thấy ở một miền nọ - từ Cai Lậy tới Mộc Hóa - cờ nhiều hơn nhà, người đâu là có cờ đấy. Sau cùng cũng chỉ trong tùy bút ông mới có thể thỉnh thoảng đưa ra những suy đoán mà ông tự nhận là “vu vơ, liều lĩnh”. Kể ra đôi khi ông cũng hơi “phiêu lưu” thật - thể tùy bút cho phép chúng ta như vậy – nhưng nhiều chỗ phải nhận rằng ông sâu sắc, như khi ông phân tích tâm lí nhà Nguyễn thiên vị với người Nam, cả với cây cỏ trong Nam; hoặc khi ông bảo cuộc Nam tiến tới Bình Định vô Phú Yên, Khánh Hòa là “nhì nhằng” cho nên mới có ái tình Bình - Phú (Bình Định - Phú Yên) trong ca dao. Nhiều suy diễn của ông về thơ, về ngôn ngữ, về cách đặt tên người Thượng cũng làm cho tôi ngạc nhiên. Ông quả có óc tò mò, đọc nhiều và đi nhiều.

    Năm 1969, vì kí tên chung trong một bản kiến nghị ôn hòa đòi bãi bỏ chế độ kiểm duyệt đối với ngành xuất bản, ông bị giải nhiệm. Về sau các diễn biến của sự việc đã đưa ông đến một chức vụ khiến ông có dịp đi đây đi đó khắp trong nước. Nhờ vậy ông ghi lại những cảm tưởng khi ở Bạc Liêu, Mộc Hóa, khi ở Ban Mê Thuột, Bình Định... mà viết nên tập tùy bút này, phong phú hơn, nhiều vẻ hơn ba tập trước của ông nhiều. Vậy trong cái rủi vẫn thường có cái may. Và khi một nhà văn biết lợi dụng nghịch cảnh thì chẳng những có ích cho mình mà còn có ích cho độc giả, cho văn hóa nữa. Đó cũng là một đề tài lí thú để ông viết tùy bút nữa đấy, ông Võ Phiến.

    Sài gòn, ngày 25. 3. 1973

    Nguyễn Hiến Lê
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/15

Chia sẻ trang này