Symphony No.8 – Beethoven_mp3&tổng phổ. (tambao)

Thảo luận trong 'Tủ sách Âm nhạc - Hội họa' bắt đầu bởi vqsvietnam, 3/10/13.

Moderators: vqsvietnam
  1. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Symphony No.8 – Beethoven_mp3&tổng phổ.
    A.
    1.Symphony no.8 in F major, op.93- Allegretto scherzando
    2.Symphony no.8 in F major, op.93- Allegro vivace
    3.Symphony no.8 in F major, op.93- Allegro vivace e con brio
    4.Symphony no.8 in F major, op.93- Tempo di Menuetto
    B.
    Tổng phổ toàn tập.

    Những bản giao hưởng nổi tiếng của L.V.Beethoven
    Bản Giao hưởng số 4, cung Si giáng trưởng, opus 60 hoàn thành vào mùa thu năm 1806, khi L.V.Beethoven đang ở xứ Silesian thuộc lãnh địa Hoàng tử Karl von Lichnowsky. Trong thời gian ở đây, Beethoven đã gặp Huân tước Franz von Oppersdorff, người mà chính dàn nhạc riêng của ông đã trình tấu "Giao hưởng số 2". Huân tước tỏ sự quan tâm sâu sắc đến những tác phẩm mới của Beethoven, thể hiện trong bức thư mà nhà soạn nhạc viết cho xuất bản gia Breitkopf và Hartes ngày 18/11/1806: "Tôi không thể chuyển cho ông bản giao hưởng mà tôi đã hứa, vì một quý ông đáng kính khác đã lấy nó mất rồi. Nhưng tôi vẫn có toàn quyền xuất bản nó sau 6 tháng nữa". Rõ ràng, người đàn ông đáng kính là Franz von Oppersdorff muốn được độc quyền biểu diễn bản Giao hưởng số 4, trước khi nó được xuất bản. Khi tác phẩm này hoàn thành vào năm 1808, ông đã dành nó cho Huân tước Bản giao hưởng số 5, cung Đô thứ, op 67 và Giao hưởng số 6, cung Fa trưởng, op 68 có tựa đề đồng nội. Cả hai bản giao hưởng trên đều công diễn lần đầu ở một buổi hoà nhạc vào tháng 12/1808. Sự thật là Beethoven đã viết đồng thời cả hai tác phẩm rất khác nhau này, thể hiện khả năng phân tâm rất lớn của ông trong sáng tạo ở những tình huống tức thì nào đó. Vậy mà mỗi tác phẩm lại phản ánh một khía cạnh quan trọng trong triết học của ông. Tình yêu thiên nhiên tha thiết là một ngoại lệ quan trọng trong tiến trình sáng tạo của ông. Sự mới mẻ về tâm hồn và nghệ thuật mà những người khác chỉ tìm thấy ở tôn giáo, trong những quan hệ tình ái hoặc trong quan hệ bạn bè của giới nghệ sĩ, thì ở Beethoven lại thể hiện thông qua những giao cảm trực tiếp của ông với thiên nhiên. Nhưng Beethoven không có ý định chỉ viết những tác phẩm có tiêu đề. Ông muốn thoái thác trách nhiệm minh hoạ hoặc mô phỏng. Cuối cùng, ông đã sáng tạo ra những câu nhạc hết sức hợp lí và mẫu mực trong hai bản giao hưởng nhạc được coi là "hơn cả một sự biểu hiện về cảm giác, hơn cả sự thể hiện của một bức tranh", và từ đó tạo ra cả một trong những mẫu mực điển hình của chủ nghĩa lãng mạn.

    Một số bản giao hưởng của Beethoven đã được viết theo kiểu "cặp díp" như vậy. Đó là trường hợp các bản số 5 và số 6, cũng như sau này bản số 7 và số 8 (cung La trưởng op 92 và cung Fa trưởng op 93). Thậm chí đến bản số 9, mà ông khởi viết sau một "quãng nghỉ" rất "giao hưởng" 10 năm, cũng đã viết kèm với phác thảo của bản Giao hưởng số 10, mà không may đã bỏ dở. Beethoven viết các giao hưởng số 7 và số 8 trong các năm 1811 và 1812. Khi nhà soạn nhạc bắt đầu bị điếc, ông ngày càng phải dựa vào "tai nhạc" từ nội quan. Hai giao hưởng này công diễn lần đầu ở Vienna, bản nọ cách bản kia hai tháng rưỡi. Đặc biệt bản số 7 rất nổi tiếng, dù nhà soạn nhạc coi bản số 8 là "hay hơn nhiều"!

    Trong phần kết của Giao hưởng số 9, cũng là tác phẩm cuối cùng, cung Rê thứ, op 125, Beethoven đã sử dụng cả các bè thanh nhạc, gồm 4 ca sĩ và một dàn hợp xướng. Lần đầu tiên, giọng hát đã xuất hiện trong một bản giao hưởng, một tác phẩm mà Beethoven không bao giờ nghe vì ông đã điếc đặc lúc tác phẩm được công diễn lần đầu ở London vào năm 1825. Bởi thế, ông cũng không bao giờ được tận hưởng những thành quả của trí tưởng tượng kỳ vĩ của chính mình. Dựa trên khúc tụng ca "Andie Fraude" của Schiller, Beethoven đã viết một giai điệu lạc quan và cao thượng nhất, phù hợp một cách hoàn mỹ với cảm giác say mê về tình huynh đệ của con người, lòng khao khát tự do và sự nhân ái, biểu hiện hoàn chỉnh bức tranh ở buổi bình minh của cuộc cách mạng Pháp.
    ngoclinhcds
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tải Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: vqsvietnam

Chia sẻ trang này