Đang dịch PG The Martian (Người Sao Hỏa) - Andy Weir

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm tiếng Anh' bắt đầu bởi conruoinho, 21/9/15.

  1. conruoinho

    conruoinho Lớp 1

    [​IMG]
    Người Sao Hỏa


    Xuất bản 2014

    Tác giả:
    Andy Weir
    Người dịch: conruoinho
    Tình trạng: Đang dịch
    Rating: PG
    Số chương: 26

    Truyện dịch chưa được sự đồng ý của tác giả.
    Truyện dịch từ bản Advance Read nên có thể không giống hoàn toàn với bản xuất bản.

    ************





    ************

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link -- Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link -- Chương 3 -- Chương 4
    Chương 5 -- Chương 6 -- Chương 7 -- Chương 8
    Chương 9 -- Chương 10 -- Chương 11 -- Chương 12
    Chương 13 -- Chương 14 -- Chương 15 -- Chương 16
    Chương 17 -- Chương 18 -- Chương 19 -- Chương 20
    Chương 21 -- Chương 22 -- Chương 23 -- Chương 24
    Chương 25 -- Chương 26
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/15
  2. conruoinho

    conruoinho Lớp 1

    Chương 1

    NHẬT TRÌNH: SOL 6
    Thế là chết mẹ tôi rồi.

    Đó là ý kiến sau khi đã được tôi cân nhắc.

    Chết mẹ tôi rồi.

    Sáu ngày sau sự bắt đầu của thứ đáng lý ra là hai tháng tuyệt vời nhất cuộc đời tôi, đã trở thành cơn ác mộng.

    Tôi không biết ai sẽ đọc những dòng này. Tôi đoán một ngày nào đó sẽ có người tìm thấy nó. Nhưng đó có thể là một trăm năm sau.

    Ghi vào sổ sách nhé… tôi đã không chết vào ngày Sol 6. Đương nhiên những người còn lại trong phi hành đoàn thì nghĩ rằng tôi đã đi đời và tôi không thể trách họ. Có lẽ sẽ có một ngày để cả nước thương tiếc tôi, và trang Wikipedia sẽ viết lại “Mark Watney là người duy nhất đã chết trên Sao Hỏa.”

    Và đó sẽ đúng sự thật, có lẽ vậy. Vì tôi chết chắc ở đây. Chỉ là không vào ngày Sol 6 như mọi người đã tưởng.

    Để xem… tôi nên bắt đầu từ đâu?

    Chương trình Ares. Nhân loại vươn tới Sao Hỏa để lần đầu tiên đưa được con người đến một hành tinh khác và mở rộng tầm hiểu biết cho loài người blah blah blah. Phi hành đoàn Ares 1 hoàn thành việc họ phải làm và trở về như những vị anh hùng. Họ được những cuộc diễu hành và danh tiếng và tình yêu từ cả thế giới.

    Ares 2 cũng làm y chang, nhưng ở một vị trí khác trên Sao Hỏa. Họ được một cái bắt tay mạnh mẽ và một tách cà phê nóng khi về nhà.

    Ares 3. Hà. Đó là phi vụ bay của tôi. À, thực chất thì không phải của tôi. Chỉ huy Lewis là người chịu trác nhiệm. Tôi chỉ là một trong những phi hành gia của cô. Thật ra, tôi là thành viên đứng thứ hạng cuối cùng trong đoàn. Tôi chỉ có thể “chỉ huy” phi vụ bay này nếu như tôi là người duy nhất còn sống sót.

    Bạn biết gì không? Tôi là chỉ huy.

    Tôi tự hỏi quyển nhật trình này có được tìm thấy trước khi những người còn lại trong đoàn chết vì tuổi già? Tôi đoán chừng họ sẽ an toàn trở về Trái Đất. Này, các cậu, nếu các cậu đang đọc những dòng này: Đó không phải là lỗi của các cậu. Các cậu đã làm điều các cậu phải làm. Nếu ở vị trí các cậu thì mình cũng làm y vậy thôi. Mình không trách các cậu, và mình mừng là các cậu đã sống sót.


    Tôi nghĩ tôi nên giải thích phi vụ bay Sao Hỏa hoạt động ra sao, cho bất cứ người thường nào có thể đọc nhật trình này. Chúng tôi đến quỹ đạo trái đấy theo cách thông thường, theo một con tàu bình thường đến Hermes. Tất cả những phi vụ bay Ares đều dùng Hermes để đi đến và rời khỏi Sao Hỏa. Nó rất là to và ngốn mất nhiều tiền nên NASA chỉ chế tạo một chiếc duy nhất thôi.

    Khi đến Hermes, có thêm bốn phi vụ không người lái đem nhiên liệu và đồ dự trữ lên đó trong khi chúng tôi chuẩn bì cho hành trình của mình. Một khi mọi thứ đã sẵn sàng, chúng tôi bắt đầu đi đến Sao Hỏa. Nhưng không nhanh lắm đâu. Những ngày tháng dùng nhiên liệu hóa học hạng nặng để đốt và kiểu bay bắn xuyên quỹ đạo vào Sao Hỏa đã xưa rồi Diễm.

    Hermes sử dụng động cơ ion. Chúng ném các hạt Argon (agon) về phía sau của con tàu với tốc độ cực nhanh để đổi về chút xíu xiu gia tốc. Được cái là, chúng không dùng quá nhiều khối lượng phản ứng, nên chỉ với ít Argon (và một lò phản ứng nguyên tử để cung cấp điện cho mọi thứ) chúng ta đã có thể tiếp tục tăng tốc cho đến khi tới nơi. Bạn sẽ thấy kinh ngạc nếu biết chúng ta có thể đi nhanh thế nào chỉ với chút gia tốc nho nhỏ trong suốt khoảng thời gian dài.

    Tôi có thể kể lể dài dòng cho bạn hay những chuyện vui chúng tôi đã cùng trải qua trong chuyến đi, nhưng tôi sẽ không làm thế. Chúng tôi đã thời gian vui thú, nhưng tôi không có hứng sống lại những giây phút ấy vào lúc này. Tôi chỉ muốn nói rằng chúng tôi đã đến Sao Hỏa sau 124 ngày mà không hề phải bóp cổ lẫn nhau.

    Từ chỗ đó, chúng tôi lấy chiếc MDV (Mars Descent Vehicle – phương tiện hạ cánh xuống Sao Hỏa) để đổ bộ xuống bề mặt. Chiếc MDV đơn thuần là một cái lon lớn với những thiết bị đẩy ánh sáng và có gắn vài chiếc dù. Mục đích duy nhất của nó là để đưa sáu người vào quỹ đạo Sao Hỏa mà không giết chết người nào.

    Và bây giờ chúng ta nói đến những mánh lới thực sự trong việc thám hiểm Sao Hỏa: Đem hết mấy thứ lặt vặt lên đó trước.

    Tổng cộng là 14 phi vụ bay không người lái đã đem tất cả những thứ chúng tôi cần cho những hoạt động trên bề mặt. Họ cố hết sức để những con tàu tiếp tế hạ cánh ở cùng một vùng, và họ làm điều đó khá tốt. Đồ dự trữ không mong manh như con người và chúng có khả năng chịu va chạm rất mạnh xuống mặt đất. Nhưng chúng cũng có khuynh hướng rất hay bật nảy lên khắp nơi.

    Theo lẽ tự nhiên, họ không đưa chúng tôi vào Sao Hỏa cho đến khi họ xác nhận tất cả nguồn dữ trữ đã đến bề mặt và những thùng chứa không bị vỡ ra. Từ đầu đến cuối, bao gồm cả những phi vụ bay cung cấp lương thực, một chuyến du hành lên Sao Hỏa kéo dài chừng 3 năm. Trên thực tế, chuyến tiếp tế lương thực cho Ares 3 đã trên đường đến Sao Hỏa ngay khi khi phi hành đoàn Ares 2 vẫn còn trên đường trở về.

    Thứ quan trọng nhất trong việc đem đồ lên đó trước, đương nhiên, là chiếc MAV. Chiếc “Mars Ascent Vehicle” (phương tiện cất cánh từ Sao Hỏa). Đó là phương tiện để chúng tôi trở về Hermes sau khi hoàn thành những nhiệm vụ trên bề mặt. Chiếc MAV được hạ-cánh-nhẹ-nhàng (ngược lại với mấy cú hạ cánh nẩy như bong bóng dành cho những vật dụng khác). Dĩ nhiên, chúng giữ liên lạc liên tục với Houston, và nếu có vấn đề gì, chúng tôi sẽ bay vượt qua Sao Hỏa và trở về Trái Đất mà không hạ cánh lấy một lần.

    Chiếc MAV rất là hay. Hóa ra, thông qua một chuỗi những phản ứng hóa học tinh diệu với bầu khí quyển Sao Hỏa, từ mỗi kí lô hydrogen (hydrô) được mang đến Sao Hỏa, bạn có thể tạo ra 13 kí lô nhiên liệu. Tuy nhiên, đó là một quá trình chậm rãi. Phải mất đến 24 tháng mới có thể đổ đầy nhiên liệu vào thùng. Do dó họ đã đưa nó đi rất sớm trước khi chúng tôi đến đây.

    Bạn có thể tưởng tượng tôi thất vọng thế nào khi phát hiện chiến MAV đã biến mất.


    Một chuỗi sự kiện điên rồ đã dẫn đến việc tôi suýt chết. Rồi một chuỗi sự kiện còn điên rồ hơn dẫn đến việc tôi sống sót.

    Phi vụ bay được thiết kể để có thể chịu được một cơn bão cát với sức gió tận 150km/giờ. Nên cũng dễ hiểu khi Houston thấy lo lắng khi chúng tôi bị một cơn gió với vận tốc 175km/giờ quất một phát. Tất cả chúng tôi mặc bộ đồ phi hành của mình vào và tụm lại với nhau ở giữa căn Hab, để phòng khi bị mất áp suất. Nhưng căn Hab không phải là vấn đề.

    Chiếc MAV là một con tàu không gian. Nó có nhiều bộ phận tinh xảo. Nó có thể chịu những cơn bão đến độ nào đó nhưng chỉ là nó không thể bị cát đánh vào mãi được. Sau một giờ rưỡi chịu trận những cơn gió không dứt, NASA ra lệnh hủy nhiệm vụ. Không ai muốn ngừng một phi vụ một tháng chỉ sau sáu ngày nhưng nếu chiếc MAV chịu thêm sự trừng phạt nào nữa thì tất cả chúng tôi đều bị mắt kẹt ở đây.

    Chúng tôi phải đi ra ngoài trong cơn bão từ chỗ căn Hab đến chiếc MAV. Chuyện đó khá là mạo hiểm, nhưng chúng tôi có sự chọn lựa nào khác chứ?

    Mọi người đều đến nơi trừ tôi.

    Đĩa liên lạc chính của chúng tôi, dùng để gửi tín hiệu từ Hab đến Hermes, hoạt động như một cái dù bay, đã bị dỡ khỏi bệ đỡ của nó và bị thổi bay theo dòng xoáy. Trên đường bay, nó đâm sầm vào mạng ăng ten thu tầm. Rồi một trong những khúc ăng ten dài mỏng bay thẳng chỉa mũi đâm vào người tôi. Nó xuyên thủng qua bộ đồ của tôi ngọt sớt như đạn bắn vào bơ sữa và tôi cảm nhận được cơn đau đớn nhất cuộc đời mình như thể nó đã xé toạc một bên người tôi. Tôi nhớ mang máng bỗng dưng có cơn gió bị đánh bật ra khỏi người tôi (thật ra là bị hút ra khỏi người tôi) và đôi tai tôi ù lên đau đớn khi áp lực trong bộ đồ của tôi giảm dần xì hết ra ngoài.

    Điều cuối cùng tôi nhớ là đã nhìn thấy Johanssen tuyệt vọng với theo hướng của tôi.


    Tôi thức dậy nhờ tiếng báo động oxygen (ôxy) trong bộ đồ. Tiếp bíp bíp đều đặn đáng ghét cuối cùng cũng kéo tôi tỉnh lại từ khao khát mãnh liệt sâu sắc rằng xin được chết mẹ nó cho rồi.

    Cơn bão đã dịu đi; tôi đang nằm sấp, gần như bị chôn vùi trong cát. Khi tôi chếnh choáng đứng lên, tôi tự hỏi vì sao tôi chưa chết, chết nữa, chết mãi cho rồi.

    Khúc ăng ten có đủ lực để chọc xuyên thủng bộ đồ và bên hông tôi, nhưng nó bị xương chậu của tôi chặn lại. Cho nên chỉ có một cái lỗ trên bộ đồ (và đương nhiên một cái lỗ trên người tôi).

    Tôi đã bị đánh bật ra khá xa về phía sau là lăn xuống một ngọn đồi dốc. Bằng cách nào đó mặt tôi tiếp đất, nhờ đó khúc ăng ten phải nằm vào một góc chếch sắc đến độ đưa một lực xoáy rất lớn vào cái lỗ trên áo. Nó tạo thành một miếng xi mong manh.

    Rồi, một dòng máu tuôn trào từ vết thương của tôi nhiễu xuống cái lỗ. Khi máu đến chỗ rách, lượng nước trong máu nhanh chóng bốc hơi do dòng khí lưu thông và áp suất thấp, để lại một đống cặn dư. Thêm máu rỉ rả chảy ra và chúng được khử nước còn lại cặn. Cuối cùng, máu đóng lại những khe hở quanh cái lỗ và giảm sự rò rĩ xuống đủ cho bộ đồ trung hòa trở lại.

    Bộ đồ du hành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó. Khi thấy áp suất bị giảm, nó liên tục đổ đầy khí nitrogen (nitơ) từ thùng dự trữ của tôi để dung hòa. Một khi lỗ rỉ có thể tự cầm cự được, nó chỉ phải chầm chậm nhỏ giọt không khí mới để bù vào lượng khí đã mất.

    Sau một hồi, hệ thống hấp thụ khí CO2 (carbon dioxide, cácbon điôxít) trong bộ áo đã bị dùng hết. Đó thật sự chính là nhân tố giới hạn của sự cấp dưỡng nguồn sống. Không phải lượng ôxy bạn mang theo mà là lượng CO2 bạn có thể bỏ đi. Trong căn Hab, chúng tôi có máy tạo ôxy, một thiết bị lớn có khả năng lọc ôxy thì khí cácbon điôxít. Nhưng bộ đồ du hành phải có di động được, nên họ dùng quá trình hấp thụ hóa học đơn giản với đầu lọc có thể thay thế khi dùng hết. Tôi đã ngủ lâu đến nỗi những bộ lọc của tôi trở nên vô dụng.

    Bộ đồ nhận ra ngay vấn đề này và chuyển vào trạng thái khẩn cấp mà đám kỹ sư gọi đó là “thay máu”. Không có cách nào để tách CO2, bộ đồ tự tiện mở lỗ thông cho khí thoát ra khí quyển Sao Hỏa, rồi lấp đầy lại bằng khí nitơ. Với lỗ thủng và quá trình thay máu, khí nitơ cạn đi nhanh chóng. Chỉ còn lại bình ôxy của tôi.

    Nên nó làm hành động duy nhất nó biết để giúp cho tôi được sống. Nó bắt đầu lấp đầy áo bằng khí ôxy nguyên chất. Lúc này đây tôi phải chịu rủi ro có thể chết vì ngộ độc ôxy, vì lượng ôxy thừa mứa này đe dọa sẽ đốt cháy hệ thần kinh, phổi và mắt tôi. Một cái chết trớ trêu cho một người có bộ áo du hành rò rỉ: quá nhiều ôxy.

    Cứ mỗi bước trong các quá trình trên đều đã có báo động kêu bim bíp, hết báo nguy rồi đến cảnh báo. Nhưng chính báo động nhiều ôxy là thứ đã đánh thức tôi.

    Lượng kiến thức bao gồm trong những huấn luyện cho một chuyến du hành không gian thật đáng kinh ngạc. Khi còn ở Trái Đất tôi đã dành cả tuần lễ chỉ để luyện tập những tình huống khẩn cấp khi áo du hành gặp trục trặc. Tôi biết phải làm gì.

    Cẩn thận với đến bên hông mũ áo, tôi lấy bộ đồ nghề sửa lỗ thủng. Nó chẳng khác gì mấy với một ống phểu có van ở đầu nhỏ, và một loại nhựa dính không thể tin được ở đầu to. Nó hoạt động khi bạn mở van và để đầu to lên trên lỗ thủng. Khí có thể thoát ra khỏi van, và nó không can thiệp vào chuyện nhựa dán lỗ kín lại. Rồi bạn đóng van lại thế là bạn đã dán được chỗ thủng.

    Cái khó là phải lấy chiếc ăng ten ra khỏi choáng chỗ. Tôi kéo nó ra thật nhanh trong khả năng của mình, người tôi co rúm vì áp suất bị giảm bất ngờ làm tôi chóng mặt và bên hông tôi thét gào trong đau đớn.

    Tôi lấy bộ đồ nghề và dán lỗ thủng kín lại. Nó giữ kín được. Nhưng bộ đồ lại lấp đầy lượng khí bị mất bằng cách thêm ôxy vào nữa. Kiểm tra thiết bị trên tay áo, tôi thấy bộ áo hiện đã có 85% là khí ôxy. Để tham khảo, khí quyển Trái đất chừng 21%. Tôi sẽ không sao, miễn là tôi đừng ở trong tình trạng này quá lâu.

    Tôi loạng choạng đi lên đồi trở về căn Hab. Khi nhấp nhô bước lên đến đình, tôi thấy một thứ khiến tôi vui mừng khôn tả và một thứ khiến tôi buồn da diết: Căn Hab vẫn nguyên vẹn (Yay!) và chiếc MAV đã đi rồi (boo!).

    Ngay lúc đó tôi biết mình đã tàn đời. Nhưng tôi không muốn chết ngay trên bề mặt này. Tôi khập khiễng về căn Hab và lần mò tìm cái khóa khí. Ngay khi nó được trung hòa, tôi ném cái mũ của mình ra.

    Bước vào căn Hab, tôi cởi bộ đồ phi hành và lần đầu được xem xét rõ ràng vết thương của mình. Nó cần được khâu lại. May thay, tất cả bọn tôi đều được huấn luyện những thủ thuật y tế cơ bản, và vật dụng y tế được trang bị trong căn Hab thật quá xuất sắc. Một mũi tiêm nhanh để gây tê, lau chùi sạch sẽ, chín mũi khâu, thế là xong. Tôi sẽ uống thuốc kháng sinh vài tuần, nhưng ngoài chuyện đó ra thì tôi sẽ ổn thôi.

    Tôi biết đó là vô vọng, nhưng tôi vẫn cố khởi động thiết bị liên lạc. Không có tín hiệu, đương nhiên rồi. Đĩa vệ tinh chính đã tách rời, nhớ không nào? Và nó còn đem theo cả khúc ăng ten thu tín hiệu nữa. Căn Hab có hệ thống liên lạc phụ thứ hai và thứ ba, nhưng chúng chỉ để liên lạc với chiếc MAV, và nó lại phải dùng một hệ thống mạnh hơn thì mới chuyển tải thông tin đến Hermes được. Cái nữa là, cách đó chỉ thực hiện được khi chiếc MAV vẫn còn đây.

    Tôi không có cách nào để liên lạc được với Hermes. Không sớm thì muộn, tôi sẽ có thể tìm ra chiếc đĩa vệ tinh đâu đó trên bề mặt, nhưng cũng sẽ mất đến mấy tuần tôi mới có thể xoay sở để sửa chữa nó, và khi ấy đã quá muộn. Trong tình trạng hủy phi vụ, Hermes sẽ rời khỏi quỹ đạo trong vòng 24 giờ. Do những động lực quanh quỹ đạo, cuộc hành trình sẽ an toàn và ngắn hơn nếu bạn đi sớm hơn, thế nên tại sao phải chờ nếu chẳng có lý do chính đáng nào chỉ để kéo dài hành trình?

    Khi kiểm tra bộ đồ của mình, tôi thấy khúc ăng ten đã quét thủng máy tính giám sát hoạt động sinh học của tôi. Khi ở trên EVA (Extravehicular activity – hoạt động thám hiểm bên ngoài bằng xe), tất cả những bộ đồ của cả đoàn đều được nối mạng để chúng tôi có thể thấy trạng thái của nhau. Những người còn lại trong phi hành đoàn đã thấy áp suất trong áo tôi tụt xuống gần con số không, kế đó là những tín hiệu sinh học hoàn toàn không còn. Thêm vào cảnh tôi lăn cù mèo xuống đồi với một ngọn giáo xuyên thủng vào người giữa cơn bão cát… Vâng. Họ nghĩ rằng tôi đã chết. Làm sao mà lại không nghĩ thế cơ chứ?

    Họ có lẽ còn có cuộc thảo luận ngắn ngủi tìm cách lấy xác tôi về, nhưng quy định đã rõ ràng. Trong trường hợp một phi hành gia chết trên sao Hỏa, anh ta sẽ ở lại trên sao Hỏa. Để xác lại đó sẽ giảm trọng lượng của chiếc MAV trong chuyến khứ hồi. Có nghĩa là có thêm nhiên liệu cũng như tăng thêm giới hạn sai sót được phép trong cú xuất phát trở về. Chẳng có lý do gì mà bỏ chuyện đó vì những ủy mị.

    Tình hình là vậy đó. Tôi mắc kẹt trên sao Hỏa. Tôi không có cách nào liên lạc được với Hermes hoặc Trái đất. Ai cũng nghĩ tôi đã chết. Tôi ở trong căn Hab được thiết kế để dùng đến 31 ngày.

    Nếu máy tạo ôxy bị hỏng, tôi sẽ chết ngộp. Nếu máy lọc nước bị hỏng, tôi sẽ chết khát. Nếu căn Hab thủng lỗ, chỉ là tôi sẽ nổ tung mà thôi. Nếu không cái nào trong ba trường hợp đó xảy ra, rồi tôi cũng sẽ hết thức ăn và đói đến chết.

    Vâng, thế đấy. Tôi chết mẹ tôi rồi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/15
    Breeze and Ca Dao like this.
  3. conruoinho

    conruoinho Lớp 1

    Chương 2

    NHẬT TRÌNH: SOL 7

    Ok, tôi đã có một giấc ngủ ngon, và mọi chuyện dường như không vô vọng như ngày hôm qua.

    Hôm nay tôi đếm lại hết số lượng đồ đạc, và làm một đợt kiểm tra EVA toàn diện chóng vánh cho các thiết bị bên ngoài. Tình hình của tôi như sau:

    Phi vụ đổ bộ đáng lý được thực hiện trong 31 ngày. Để dư thừa ra, lượng cung cấp trong các tàu thăm dò có đủ lương thực cho cả đoàn đến 56 ngày. Theo cách này nếu một trong hai tàu thăm dò gặp vấn đề, chúng tôi vẫn có đủ thức ăn để hoàn thành nhiệm vụ.

    Mới bắt đầu phi vụ sáu ngày thôi thì mọi chuyện trời ơi đất hỡi xảy ra, vậy là còn đủ lương thực cho sáu người trong 50 ngày. Tôi chỉ còn mình ênh, thế nên mớ thức ăn ấy sẽ đủ để nuôi tôi 300 ngày. Và đó là nếu như tôi không hạn chế bớt khẩu phần của mình. Vậy nên tôi cũng có kha khá thời gian.

    Căn Hab chống đỡ cơn bão mà chẳng hề hấn gì. Còn bên ngoài, mọi chuyện chẳng phải màu hồng. Tôi không tìm thấy đĩa vệ tinh, có lẽ nó bị thổi bay xa mấy cây số rồi.

    Đương nhiên, chiếc MAV cũng mất tăm. Các bạn phi hành đoàn của tôi đã đem nó về Hermes. Nhưng nửa phần còn lại (bộ phận hạ cánh) vẫn còn đó. Chẳng lý do gì phải đem nó theo khi trọng lượng chính là kẻ thù. Nó bao gồm thiết bị hạ cánh, máy năng lượng, và bất cứ thứ gì NASA đã quyết định rằng chúng chẳng cần thiết cho chuyến bay về quỹ đạo.

    Chiếc MDV nằm nghiêng người sóng soài và có một lỗ thủng trên thân nó. Trông như thể cơn bão đã lột sạch cái nắp đậy khỏi chiếc dù dự trữ (chúng tôi đã không cần dùng đến nó lúc hạ cánh). Một khi chiếc dù bị bật ra nó lôi chiếc MDV đi xềnh xệch tứ tung, đập nó vào từng hòn đá một trong khu vực. Chả phải MDV hữu dụng gì với tôi cả. Máy bắn của nó còn chẳng đủ khả năng để tự nâng trọng lực của mình lên. Nhưng nó có thể có một số bộ phận quý giá. Có thể vẫn còn [dùng được].

    Cả hai chiếc rover (xe do thám) đều gần như bị chôn vùi dưới cát, nhưng ngoài chuyện đó ra thì chúng vẫn ổn cả. Xi dán áp suất của chúng đều nguyên vẹn. Hợp lý thôi. Quy trình hoạt động định rằng khi bị bão đánh đến thì phải dừng mọi máy móc lại cho đến khi cơn bão đi qua. Chúng được chế tạo để chống chọi mọi hình phạt. Tôi sẽ có thể đào chúng lên trong vòng một hai ngày làm việc.

    Tôi đã mất liên lạc với các đài khí tượng nằm cách căn Hab một cây số ở bốn phương hướng. Chúng có thể vẫn hoạt động bình thường hay không thì tôi cũng không biết nữa. Hệ thống liên lạc của căn Hab lúc này quá yếu có lẽ tín hiệu của chúng chẳng đi xa nổi một cây số.

    Giàn pin năng lượng mặt trời bị cát bao phủ, thế nên chúng trở nên vô dụng (gợi ý: pin năng lượng mặt trời cần ánh mặt trời để tạo ra điện). Nhưng sau khi tôi phủi bụi sạch sẽ, hiệu suất của chúng trở về trạng thái trăm phần trăm. Bất cứ chuyện gì tôi rồi sẽ phải làm thì tôi sẽ có tràn trề năng lượng để làm. 200 mét vuông pin năng lượng mặt trời, và pin năng lượng hydrô đủ để dự trữ. Tôi chỉ phải làm mỗi việc là phủi bụi chúng vài ngày một lần.

    Mọi thứ bên trong vẫn tuyệt vời, nhờ thiết kế chắc chắn của căn Hab.

    Tôi cho chạy chẩn đoán trên máy chế ôxy. Hai lần. Nó hoàn hảo. Nếu có chuyện gì xảy ra với nó, tôi có một chiếc máy thay thế tôi có thể dùng trong thời gian ngắn. Nhưng nó được dùng cho tình huống khẩn cấp trong lúc sửa chửa máy chính mà thôi. Nó chỉ hấp thụ CO2 giống cách bộ đồ phi hành thực hiện. Nó có công suất 5 ngày để hoàn toàn vô hiệu hóa bộ lọc, tức 30 ngày cho tôi (chỉ một người hít thở, thay vì sáu). Thế nên cũng có chút bảo hiểm ở đấy.

    Máy cải tạo nguồn nước cũng hoạt động bình thường. Tin xấu là chẳng có chiếc máy phòng bị nào. Nếu nó ngừng hoạt động, tôi sẽ phải uống lượng nước dự trữ, và trong khoảng thời gian đó tôi phải chế ra một cái máy chưng cất ban sơ để đun sôi nước tiểu. Còn nữa, tôi sẽ mất mỗi ngày nửa lít nước để thở cho đến khi độ ẩm trong căn Hab đạt đến mức tối đa và đọng lại trên tất cả các bề mặt. Rồi tôi sẽ phải liếm mấy bức tường. Yay. Dù sao đi nữa, lúc này đây, chẳng có vấn đề gì với chiếc máy cải tạo nguồn nước.

    Thế đấy. Thức ăn, nước uống, chỗ ở tất cả đều được thu xếp chu đáo. Tôi sẽ bắt đầu hạn chế khẩu phần ăn ngay lúc này. Mỗi bữa ăn đã rất ít rồi, nhưng tôi nghĩ mình có thể ăn ¾ khẩu phần cho mỗi bữa mà vẫn không sao. Nó sẽ biến mớ lương thực trị giá 300 ngày của tôi thành 400. Lục lọi trong khu y tế, tôi thấy có lọ vitamin to đùng. Có đủ vitamin cho vài năm. Nên tôi không lo về vấn đề dinh dưỡng (dù vậy tôi vẫn sẽ đói chết khi hết thức ăn, dù tôi có uống bao nhiêu vitamin đi chăng nữa).

    Khu y tế có thuốc morphine (thuốc giảm đau) cho trường hợp khẩn cấp. Và đủ cho một liều chết người. Nói cho bạn biết, tôi sẽ không chết dần chết mòn trong cơn đói. Nếu phải đến mức đó, tôi thà chọn con đường dễ đi.


    Mọi người tham gia phi vụ đều phải có hai chuyên môn. Tôi là nhà thực vật học kiêm kỹ sư cơ khí. Cơ bản là, tôi là anh sửa-tuốt của phi vụ và chơi với cây cỏ. Khâu kỹ sư cơ khí có lẽ sẽ cứu mạng tôi nếu thứ gì đó hư hỏng.

    Tôi đã căng óc nghĩ mãi làm cách nào để sống sót trận này. Cũng không hoàn toàn vô vọng. Sẽ có con người trở lại sao Hỏa trong bốn năm tới khi Ares 4 đến (với giả định rằng họ không hủy cả chương trình do những hệ lụy từ “cái chết” của tôi).

    Ares 4 sẽ đáp xuống Miệng núi lửa Schiaparelli (Schiaparelli Crater), cách khoảng 3,200 km từ vị trí của tôi tại Đồng trũng Acidalia (Acidalia Planitia) này. Chẳng cách nào để tôi một mình đi đến đó được. Nhưng nếu tôi có thể liên lạc, tôi có thể sẽ được cứu hộ. Không chắc họ sẽ xoay xở thế nào với nguồn lực có sẵn trong tầm tay, nhưng NASA có rất nhiều người thông minh.

    Cho nên đó là nhiệm vụ của tôi lúc này. Tìm cách liên lạc với Trái đất. Nếu tôi không làm được chuyện đó, thì phải tìm cách liên lạc với Hermes khi nó trở lại trong vòng 4 năm với phi hành đoàn Ares 4.

    Đương nhiên, tôi chẳng có kế hoạch sống sót cho 4 năm trong khi chỉ có 1 năm lương thực. Nhưng lo từng chuyện một đây thôi. Lúc này đây, tôi ăn no và có một mục đích: “Sửa cái radio mắc dịch.”


    NHẬT TRÌNH: SOL 10
    À, tôi đã làm ba chuyến EVA và chẳng tìm thấy chút dấu vết nào của chiếc đĩa liên lạc.

    Tôi đào một chiếc rover lên và có chuyến chạy long nhong khá tốt đẹp, nhưng sau vài ngày lang thang tôi nghĩ đã đến lúc nên bỏ cuộc. Cơn bão có lẽ đã thổi bay chiếc đĩa và xóa hết những dấu lôi kéo hay vết va chạm có thể dùng để dẫn đường. Có lẽ cũng đã chôn lấp nó luôn.

    Tôi dành phần lớn ngày hôm nay ở ngoài với những gì còn lại của giàn hệ thống liên lạc. Nó quả thật là một cảnh tượng đáng thương. Kiểu này thì chẳng thà tôi la hét về hướng Trái đất vì những chuyện tốt đẹp mà cái đồ quỷ ấy đã ban tặng tôi.

    Tôi có thể lắp ráp một chiếc đĩa sơ đẳng từ đống kim loại tôi tìm thấy xung quanh căn cứ, nhưng cái tôi làm đây chẳng phải mấy bộ đàm a lô á lô. Liên lạc từ sao Hỏa về Trái đất là chuyện lớn, và nó đòi hỏi những thiết bị cực kỳ chuyên dụng. Tôi sẽ không thể làm chơi chơi cái gì đó từ mớ giấy thiếc và sing gum.

    Tôi cần hạn chế những chuyến EVA của tôi cũng như hạn chế lương thực. Mấy đầu lọc CO2 không thể tái dụng (làm sạch) được. Một khi chúng đã bão hòa, là chúng đã hết đời. Nhiệm vụ cho phép một chuyến EVA kéo dài 4 tiếng cho mỗi phi hành gia mỗi ngày. May thay, đầu lọc CO2 nhẹ và nhỏ nên NASA hào phóng gửi nhiều hơn số lượng chúng tôi cần. Nói ra thì, tôi có chừng 1500 giờ để dùng đầu lọc CO2. Nhưng hết mớ đó, thì mấy chuyến EVA của tôi phải thực hiện bằng cách thay máu không khí.

    1500 giờ nghe có vẻ nhiều, nhưng tôi đang đối diện với khả năng ở lại đây ít nhất 4 năm nếu tôi còn có bất kỳ hy vọng được cứu nào đó, với ít nhất vài giờ đồng hồ mỗi tuần phải dành ra để ra ngoài phủi bụi giàn pin năng lượng mặt trời. Đại khái vậy. Không EVA khi không cần thiết.


    Còn có tin khác, tôi bắt đầu nghĩ ra ý tưởng về mặt lương thực. Cuối cùng thì nền tảng thực vật học của tôi cũng có thể phát huy tác dụng.

    Tại sao lại đem một nhà thực vật học lên sao Hỏa? Xét cho cùng, nó nổi tiếng là chẳng có thứ gì mọc nổi ở đấy. À thì, chuyện là họ muốn tìm hiểu mọi thứ mọc được đến đâu trong lực hút của sao Hỏa, và để xem, có bất cứ thứ gì, chúng ta có thể làm được với đất sao Hỏa. Câu trả lời ngắn gọn là: rất nhiều thứ… hầu như thế. Đất sao Hỏa có những vật chất cơ bản cần thiết để cây cỏ mọc được, nhưng có rất nhiều thứ trong đất của Trái đất mà đất sao Hỏa không có, ngay cả khi nó được đem về trong không khí của Trái đất và tưới nhiều nước vào. Hoạt động vi khuẩn, những dinh dưỡng nhất định được động vật cung cấp, vân vân. Chẳng thứ nào trong số đó xảy ra trên sao Hỏa. Một trong những nghĩa vụ của tôi trong phi vụ này là xem xét làm sao cho cây cỏ mọc trên này, trong nhiều kết hợp đa dạng của đất Trái đất hoặc đất sao Hỏa và cả không khí nữa.

    Đó là lý do vì sao tôi có một số lượng đất Trái đất nho nhỏ và một mớ hạt giống bên mình.

    Tuy nhiên, tôi không thể quá phấn khích. Nó chỉ chừng lượng đất bạn bỏ vào cái chậu hoa nhỏ treo bên cửa sổ thôi, và những hạt giống tôi có chỉ là vài loại cỏ và dương xỉ. Chúng là những thứ chịu được sự khắc nghiệt và dễ trồng nhất trên địa cầu, nên NASA chọn chúng để làm vật thử nghiệm.

    Cho nên tôi có hai vấn đề: không đủ đất, và không có giống cây nào ăn được để trồng trong đó.

    Nhưng tôi là nhà thực vật học, mẹ kiếp nó chứ. Tôi phải có khả năng tìm cách làm được điều đó. Nếu không thì, tôi sẽ là nhà thực vật học rất là đói bụng trong vòng một năm.


    NHẬT TRÌNH: SOL 11
    Tôi tự hỏi đội bóng Cubs mùa này chơi thế nào nhỉ.


    NHẬT TRÌNH: SOL 14
    Tôi lấy bằng Cử nhân tại Đại học Chicago. Hơn nửa số người học ngành thực vật học là đám hippy nghĩ rằng họ có thể trở về thế giới tự nhiên. Bằng cách nào đó có thể nuôi 7 tỉ người ăn no chỉ bằng cách lượm nhặt nguyên thủy. Họ dành phần lớn thời gian của mình tìm cách nào hiệu quả hơn để trồng cần sa. Tôi chẳng thích họ. Tôi luôn theo đuổi ngành ấy vì khoa học, chứ chẳng vì Một Trật Tự Thế Giới Mới khỉ khô nào cả.

    Khi họ làm mấy đống phân trộn và cố gắng bảo toàn từng ounce (1 ounce = 28,35 gam) một những vật thể sống, tôi cười vào mũi họ. “Coi cái bọn hippy ngớ ngẩn này!” Tôi sẽ giễu cợt. “Nhìn mấy cố gắng đáng thương hại của họ để mô hình hóa hệ sinh thái toàn cầu trong vườn sau nhà đây này.”

    Đương nhiên giờ đây tôi làm chính cái công việc ấy. Tôi tích cóp tất cả những vật chất sinh học tôi có thể tìm được. Mỗi khi tôi ăn xong một bữa, tất cả những thứ dư thừa đều được bỏ vào chậu phân trộn. Về phần những vật liệu sinh học khác…

    Căn Hab có mấy cái toa lét rất tinh vi. Phân thường được hút chân không cho khô, rồi tích tụ lại trong bao dán kín để bỏ ra ngoài bề mặt.

    Không còn chuyện đó nữa!

    Thật sự là, tôi còn làm một chuyến EVA để tìm lại những bao phân thải ra từ trước khi phi hành đoàn rời khỏi đây. Vì đã hoàn toàn bị sấy khô, mớ phân này chẳng còn chút vi khuẩn nào nữa, nhưng nó vẫn có những phức hợp đạm và có thể dùng làm phân bón hữu dụng. Thêm nước và vi khuẩn còn hoạt tính sẽ giúp nhanh chóng phát triển lại, thay thế toàn bộ dân số bị giết trong Toa Lét Diệt Vong.

    Tôi tìm thấy một cái thùng lớn và đổ ít nước vào đó, rồi thêm mớ phân khô. Rồi từ đó đến giờ, tôi đã thêm vào cả phân của mình nữa. Chúng càng hôi thúi thì mọi việc diễn ra càng thành công hơn. Đó chính là các vi khuẩn đang hoạt động!

    Một khi tôi đem đất sao Hỏa vào trong đây, tôi có thể trộn chúng với phân và trải chúng ra thêm. Rồi tôi có thể rắc đất Trái đất phía trên. Có lẽ bạn không nghĩ đó là một bước quan trọng, nhưng nó là thế. Có hàng tá giống loài vi khuẩn sống trong đất Trái đất, và chúng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây cỏ. Chúng sẽ lan ra và sinh sôi nảy nở như… à, như một sự nhiễm khuẩn…

    Trong vòng một tuần, đất sao Hỏa sẽ sẵn sang cho cây nảy mầm trong đó. Nhưng tôi sẽ chưa trồng gì đâu. Tôi sẽ trải nó ra một khu rộng gấp đôi. Nó sẽ tự “nhiễm trùng” vùng đất sao Hỏa mới. Sau một tuần nữa, tôi lại nhân đôi tiếp. Cứ thế tiếp tục. Dĩ nhiên, trong suốt thời gian đó, tôi vẫn sẽ thêm phân bón vào đống thành quả này.

    Cái hậu môn của tôi hoạt động không kém gì cái não của tôi để giúp tôi sống sót.

    Đây chẳng phải ý tưởng mới mẻ mà tôi vừa nghĩ ra. Người ta đã dự đoán làm cách nào để chế tạo đất trồng trọt từ đất sao Hỏa cả mấy thập kỷ nay rồi. Tôi chỉ đem chúng ra thử nghiệm lần đầu tiên mà thôi.

    Tôi tìm trong mớ lương thực dự trữ và kiếm ra đủ thứ hầm bà lằng tôi có thể trồng. Đậu Hà Lan chẳng hạn. Nhiều đậu đũa nữa. Tôi còn tìm thấy vài củ khoai tây. Nếu *bất cứ* cái nào trong đám bọn chúng còn có thể nảy mầm sau những thử thách chúng đã trải qua thì thật tuyệt. Với lượng vitamin dự trữ gần như vô hạn, tôi chỉ cần có bất cứ loại calories nào là đủ để sống còn.

    Diện tích sàn căn Hab chừng 92 mét vuông. Tôi dự định cống hiến tất cả cho công cuộc này. Tôi không ngại đi trên đất cát. Chuyện này mất nhiều công sức, nhưng tôi cần phải phủ đầy hết sàn nhà một lớp đất chừng 10 cm. Có nghĩa là tôi phải vận chuyển 9,2 mét khối đất sao Hỏa vào căn Hab. Mỗi đợt vận chuyển tôi có thể đem chừng 1/10 mét khối đất qua cửa khóa khí, và thu gom đủ số đó sẽ là công việc khó nhọc đến gãy lưng mất thôi. Nhưng đến cuối cùng, nếu mọi thứ theo kế hoạch, tôi sẽ có 92 mét vuông đất dùng để trồng trọt được.

    Á à ố yeah tôi là nhà thực vật học! Hãy kinh hãi quyền năng thực vật học của ta!


    NHẬT TRÌNH: SOL 15
    Ối ồi ôi! Công việc nặng nhọc đến gãy lưng!

    Tôi dành 12 tiếng đồng hồ hôm nay cho mấy chuyến EVA để mang đất vào căn Hab. Tôi chỉ xoay xở để đem được một góc nhỏ của gian chính, có lẽ chừng 5 mét vuông. Với tốc độ này phải mất vài tuần tôi mới đem hết đống đất vào được. Nhưng này, thời gian là thứ duy nhất tôi có.

    Những chuyến EVA đầu thật không hiệu quả; tôi lấp đầy mấy thùng chứa nhỏ rồi đem chúng vào cửa khóa khí. Rồi tôi khôn lên chút và chỉ đem một thùng lớn đến ngay cửa khóa khí rồi lấp mấy thùng nhỏ cho đến chúng đầy ngập. Cách đó giúp chô công đoạn này nhanh hơn nhiều vì đi qua khu cửa khóa khí cũng mất hết 10 phút.

    Khắp người tôi mỏi dứ dừ. Và mấy cái xẻng tôi có chỉ để dùng để lấy mẫu thử nghiệm chứ không phải để đào xới dữ dội kiểu này. Cái lưng đau chết tôi đi được. Tôi lục tung mớ đồ y tế và tìm được vài viên Vicodin (thuốc giảm đau). Tôi mới uống chúng chừng 10 phút trước. Chắc sắp sửa có hiệu lực đến nơi.

    Dù sao đi nữa, thấy mọi việc có tiến triển thật dễ chịu. Đã đến lúc cho đám vi khuẩn hoạt động trong mớ khoáng chất này rồi. Sau bữa trưa. Hôm nay không hạn chế khẩu phần xuống ¾. Tôi đã cật đủ công để được một bữa ăn toàn phần.


    NHẬT TRÌNH: SOL 16
    Một rắc rối tôi chưa nghĩ đến: Nước.

    Hóa ra khi sống trên bề mặt sao Hỏa vài triệu năm thì tất cả lượng nước trong đất bị loại bỏ hoàn toàn. Bằng thạc sỹ thực vật học của tôi khiến tôi đoan chắc rằng cây cỏ cần đất ướt để mọc. Chưa kể đến đám vi khuẩn cần phải sống trong ấy trước.

    May thay, tôi có nước. Nhưng không nhiều như tôi muốn. Để sống được, đất cần 40 lít nước cho mỗi mét khối. Kế hoạch tổng thể của tôi có 9,2 mét khối. Do đó tôi sẽ cần 368 lít nước để chăm chúng.

    Căn Hab có máy tái tạo nguồn nước xuất sắc. Kỹ thuật tốt nhất của Trái đất. Nên NASA kết luật “vì sao lại đem cả đống nước lên đó? Chỉ đem đủ cho tình huống khẩn cấp thôi.” Con người cần 3 lít nước mỗi ngày để sống thoải mái. Họ cho chúng tôi mỗi người 50 lít nước. Tổng cộng có 300 lít nước trong căn Hab.

    Xem ra tôi sẽ không thể phủ hết bề mặt căn Hab với đống đất màu mỡ được. Tôi chấp nhật dành hết số nước ấy cho việc này, chỉ chừa lại 50 lít dùng khi nguy cấp. Đó có nghĩa là tôi có thể vun xới 62,5 mét vuông đất với độ sâu 10 phân. Chừng 2/3 diện tích sàn căn Hab. Nó phải vậy thôi. Dù sao thì, bây giờ tôi chỉ có một mẩu 5 mét cỏn con phủ đất.

    Sau giai đoạn đó, mọi thứ trở nên tởm lợm. Tôi dành ba giờ đồng hồ rải phân khắp mặt cát sao Hỏa. Ít ra tôi đã không phải làm chuyện đó bằng chính đôi tay mình.

    Tôi trải đống cát vào một góc của căn Hab, dày chừng 10cm. Tôi chèn vài tấm mền và mấy bộ đồng phục của những người đồng đội đã rời khỏi của mình để dùng làm rìa cho chậu trồng (phần chu vi còn lại được làm từ đường vòng của bức tường căn Hab). Rồi tôi hiến tế 20 lít nước quý giá cho các vị thần đất.

    Năm mét vuông cũng vừa vặn với đống phân bón tôi có sẵn. Tôi đổ hết thùng phân của mình vào đống đất và gần như ói mửa vì mùi hôi thúi của nó.

    Cái hương thơm nồng nàn này cũng sẽ nán lại đây thật lâu. Mà tôi cũng chẳng thể mở cửa sổ. Nhưng, rồi sẽ quen dần thôi. Tôi dùng xẻng để trộn đất và phân lại với nhau, rồi dàn chúng ra bằng phẳng lại. Xong tôi rắc đất Trái đất lên trên cùng. Vi khuẩn à, làm việc đi. Tao trông chờ vào chúng mày đấy.

    Còn một tin tức khác, hôm nay là lễ Tạ ơn. Gia đình tôi sẽ tụ họp ở Chicago cho bữa tiệc thường lệ tại nhà ba mẹ tôi. Tôi đoán là họ sẽ chẳng có chuyện vui vẻ gì, với việc tôi vừa qua đời 11 ngày trước. Ôi mẹ nó, có lẽ họ sẽ tụ tập lại cho chuyện ma chay của tôi.

    Tôi tự hỏi họ sẽ biết được chuyện gì thật sự đã xảy ra không.


    NHẬT TRÌNH: SOL 22
    Wow. Mọi chuyện thật sự có tiến triển.

    Tôi đem hết đống cát vào và mọi thứ đã sẵn sàng. Giờ thì 2/3 gian chính chỉ toàn đất là đất. Và hôm nay tôi thực hiện việc nhân đôi số lượng đất. Đã một tuần rồi, và đống đất sao Hỏa trước kia nay đã trở nên màu mỡ tuyệt diệu. Chỉ cần nhân đôi số đất thêm hai lần nữa là tôi sẽ phủ hết cánh đồng này.

    Tất cả những công việc này rất có ích cho nhuệ khí của tôi. Nó cho tôi việc gì đó để làm. Nhưng sau khi mọi chuyện ổn định hơn một tí, và khi ăn bữa tối ngồi nghe bộ sưu tầm nhạc Beatles của Johanssen, tôi lại thấy ủ rũ.

    Theo tính toán, chuyện này sẽ không giúp tôi thoát nạn chết đói.

    Cú đặc cược tốt nhất của tôi để tạo calories là khoai tây. Chúng sinh trưởng nhanh chóng và có lượng calories khá hợp lý (770 calo/kg). Tôi rất chắc chắn những củ khoai tôi có sẽ nảy mầm. Vấn đề là tôi không thể trồng đủ số được. Trong 62 mét vuông, tôi có thể trồng chừng 150 kg khoai tây trong vòng 400 ngày (thời gian tôi có trước khi ăn hết lương thực dự trữ). Tổng cộng tất cả những 115.500 calories, trung bình cầm cự được bằng 288 calories mỗi ngày. Với trọng lượng và chiều cao của tôi, nếu chịu nhịn một chút, tôi cần 1500 calories một ngày.

    Chả bõ dính răng.

    Thế ra là tôi không thể sống nhờ vào đất ruộng đất làng mãi mãi được. Nhưng tôi có thể kéo dài cuộc đời mình. Mớ khoai tây này sẽ cho tôi sống thêm 76 ngày nữa.

    Khoai tây sẽ tiếp tục sinh trưởng, nên trong 76 ngày ấy, tôi có thể trồng thêm 22.000 calories khoai tây, đủ để duy trì cái mạng tôi thêm 15 ngày. Sau đó, thật hơi vô ích nếu cứ tiếp tục đi hướng này. Nói ra hết thì nó giúp tôi có thêm 90 ngày.

    Cho nên bây giờ tôi sẽ bắt đầu chết đói vào ngày Sol 490 thay vì Sol 400. Có tiến triển, nhưng không phải là bất cứ hy vọng sống còn nào đến Sol 1412 khi Ares 4 đáp xuống.

    Đó chỉ chừng một ngàn ngày cần lượng lương thực mà tôi không có. Và tôi chẳng có phương án nào để kiếm ra nó.

    Cứt thật.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/15
    Breeze and Ca Dao like this.
  4. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    @conruoinho : Bé ơi, em thêm rating ở tiêu đề topic, tóm tắt giới thiệu truyện ở bài đầu và thu gọn bài như hướng dẫn ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nha.
     

Chia sẻ trang này