THƠ NGỤ NGÔN - TRƯƠNG MINH KÝ dịch - CỔ VĂN

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi whatcsvt100, 5/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    "Bây giờ nếu ta đi trên đường Trần Hưng Đạo, quận Nhứt Sàigòn, trước khi quẹo sang con đường chạy thẳng lên Cầu Ông Lãnh thì thấy một ngôi trường Tiểu Học coi cũng khang trang. Đó là trường tiểu học Nguyễn Thái Học, tên trường mới được đổi lại năm 1957, chớ trước đó nó là trường Trương Minh Ký.

    Lý do của sự đổi tên nầy khá nhiều, nhưng tựu trung vì những nhân vật có tên trong hội đồng đổi tên phần nhiều không biết Trương Minh Ký là ai, họ chỉ biết Trương Vĩnh Ký và nghĩ rằng có thể là người trước đã đặt sai tên cho trường nầy [1]. Tôi hân hạnh được học hai năm ở đây, thời cụ Hiệu Trưởng Nguyễn Văn Phác, trước khi thi đậu vô trường Petrus Ký. Còn nhớ rõ thường trước khi trống đánh, tôi la cà trong tiệm sách Yiễm Yiễm Thư Trang của nhà thơ Đông Hồ, đối diện với trường, coi cọp sách nầy sách kia, ngắm nghía lạ lùng một vị thư sinh mặc áo dài khăn đóng ngồi sau bàn viết, sau lưng nhiều bức liễn hoành phi quốc ngữ viết bằng bút lông với một thư pháp đặc biệt... Từ bên nhà sách ngó qua, tôi thấy thân thương và hãnh diện về ngôi trường của nho nhỏ của tôi: Trương Minh Ký, coi cũng được lớn so với trường hai ba trường tư cùng trên khúc đường nầy là Lê Tấn Thành và Nguyễn Văn Khuê…


    Tôi chẳng biết gì về nhân vật Trương Minh Ký cho tới khi chú tâm vô văn học Miền Nam. Bao nhiêu năm tìm tòi, biết được một chút tiểu sử, thấy hình ngôi mộ Trương Minh Ký ở Gò Vấp nhưng cơ may gặp tác phẩm của ông không nhiều, thậm chí một cái hình của ông cũng không có. Tiếc quá!


    Thư Viện Trung Ương Pháp ở Paris, nơi được tiếng là phong phú thư tịch của Việt Nam cũng chỉ có chứa 5 quyển của Trương Minh Ký:

    1. Ca Từ Diễn Nghĩa (1894),
    2. Trị Gia Cách Ngôn (1895).
    3. Phú Bần Truyện Diễn Ca (1896 ).
    4. Tuồng Kim Vân Kiều (1896-97 ).
    5. Tuồng Phong Thần Bá Ấp Khảo (1896) [2].

    Trong năm quyển nầy thì Kim Vân Kiều và Bá Ấp Khảo là hai quyển phiên âm từ chữ Nôm. Ca Từ Diễn Nghĩa và Trị Gia Cách Ngôn là những quyển sách mỏng vài mươi trang dịch mấy bài thơ Trung Quốc. Phú Bần Truyện Diễn Ca là sách dịch một quyển tiểu thuyết Pháp ra thể song thất lục bát (mà cho đến nay tôi cũng không biết đó là quyển gì, ai là tác giả). Cái tài tình, sở học của Trương Minh Ký có thể thấy nhưng chưa rõ ràng bằng những quyển Chư Quốc Thại Hội, Như Tây Nhựt Trình ông viết du ký hai lần đi Pháp bằng thơ một kể cuộc hành trình dẫn mấy học sinh sang Alger du học, và một nói những điều mắt thấy tai nghe khi làm Thông ngôn cho phái đoàn của hoàng thân Miên Triện đi dự đấu xảo ở Paris nhân dịp khánh thành tháp Eiffel. Cũng vậy cái tài chuyển văn từ ngôn ngữ Pháp sang ngôn ngữ Việt phải đọc được trong quyển Chuyện Phan Sa Diễn Ra Quốc Ngữ, bản in Sàigòn, 1884.


    Quyển nầy gồm 17 bài dịch ra văn vần và 150 bài dịch ra văn xuôi được sắp xếp chen lẫn nhau. Sau đây xin giới thiệu những bài ngụ ngôn văn vần đó. Mong rằng do sự giới thiệu nầy, các nhà nghiên cứu có hứng khởi làm một cuộc khảo sát tường tận để hiểu rõ cách dịch của ông mà tôi không đủ khả năng thực hiện. Nhìn tổng quát ta có thể thấy ngay Trương Minh Ký đã thêm thắc chi tiết, thay vài điều khó hiểu của nguyên thể bằng những điều dễ hiểu đối với người Việt. Gặp trường hợp ông còn dùng ca dao tục ngữ để cho người đọc dễ thấm thía hơn. Tác giả dùng chữ nôm na, thông dụng của thời mình nên đây là tài liệu quí và sống động để hiểu cách nói của người thời cuối thế kỷ 19 mà tự điển, dầu là tự điển của người đương thời cũng không thể cung cấp được.


    Cũng nên nói rằng Trương Minh Ký với 17 bài dịch đã đi trước Nguyễn Văn Vĩnh hằng ba mươi năm trong phương diện nầy. Lâu nay chúng ta chỉ biết Nguyễn Văn Vĩnh mà không biết người tiên phong vì lý do binh lửa, tài liệu mất mát… nay đã đến lúc khi nói về công trình ngụ ngôn dịch của Nguyễn Văn Vĩnh thiết nghĩ người làm văn học cũng nên thêm vô rằng trước ông đã có người làm chuyện nầy và làm đã thành công đó là nhà văn của Nam Kỳ Lục Tĩnh hồi cuối thế kỷ 19, nhà văn Trương Minh Ký.


    Chúng tôi sau đây đăng lại 17 bài dịch của Trương Minh Ký mà chúng tôi đánh máy lại cố giữ đúng từng chữ cả với cách dùng dấu [, !...] với 65 chú thích về từ cổ, từ địa phương, một vài nhận xét nho nhỏ khi có dịp, chỉ cố giúp bạn đọc dễ hiểu hơn bài văn.

    Những vấn đề dạy bảo có tính cách luân lý hay túi khôn có trong bản văn không là đối tượng cho chúng tôi để ý đến vì lẽ đây chỉ là bản dịch. Cách dùng từ nhuần nhuyễn, điêu luyện nhưng bình dân của Trương Minh Ký và ý hướng giới thiệu tư tưởng cùng lối suy nghĩ của người Pháp với quần chúng Việt đó mới là điểm son cần ghi nhận. Tài liệu có được là nhờ sự giúp đỡ của LM Triết, xin được gởi lời cám ơn từ người giới thiệu."


    Nguyễn Văn Sâm
    (Port Arthur, Texas tháng 12 năm 2007)




    TRƯƠNG MINH KÝ
    &
    Những bài thơ ngụ ngôn
    dịch trước Nguyễn Văn Vĩnh


    *

    Tác giả: NGUYỄN VĂN SÂM
    Nguồn: namkyluctinh.org
    & Tư liệu
    Thực hiện ebook: tducchau (TVE)
    Ngày hoàn thành: 21/07/2009
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    *​


    MỤC LỤC

    ĐÔI LỜI THƯA TRƯỚC
    THƠ NGỤ NGÔN
    1. CON QUẠ VỚI CON CHỒN
    2. CON DƠI VỚI HAI CON CHỒN
    3. CON GÀ VỚI CON CHỒN
    4. CON QUẠ MUỐN BẮT CHƯỚC CON PHỤNG HOÀNG
    5. CON CÔNG THAN VAN VỚI BÀ THIÊN HẬU
    6. ẾCH NHÁI XIN CHO MỘT ÔNG VUA
    7. CHỒN CÁO VỚI CON DÊ XỜM
    8. CHIM PHỤNG HOÀNG, CON HEO RỪNG VÀ CON MÈO CÁI
    9. CON CHỒN VÀO TRONG VỰA NHÀ
    10. CON LỪA VỚI CON CHÓ NHỎ
    11. CON NGỰA MUỐN BÁO THÙ CON NAI
    12. NỒI ĐẤT VỚI NỒI ĐỒNG
    13. CON CÁ NHỎ VỚI NGƯỜI NGƯ PHỦ
    14. CON LỪA MẶC LỐT CON SƯ TỬ
    15. NGƯỜI LÀNG VỚI CON RẮN
    16. CON HÀU VỚI NHỮNG KẺ KIỆN CÁO
    17. CON CHIÊN VỚI CON CHÓ
    TRƯƠNG MINH KÝ
    & Những bài thơ ngụ ngôn
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 8/6/15
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này