Thử Đọc Lại Kim Dung - Nguyên Nguyên

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 3/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    THỬ ĐỌC LẠI KIM DUNG

    Tác giả: Nguyên Nguyên
    Nguồn: Nhạn Môn Quan


    MỤC LỤC

    Thử Đọc Lại Kim Dung I
    Thử đọc lại Kim Dung II: Nguồn Việt và Kim Dung
    Thử Đọc Lại Kim Dung III: Tiếu Ngạo Giang Hồ
    Thử Đọc Lại Kim Dung IV: Lộc Ðỉnh Ký
    Thử đọc lại Kim Dung 5: Cô Gái Đồ Long

    Thử Đọc Lại Kim Dung I

    Có lẽ trong tiềm thức của người viết trong hơn 35 năm qua luôn luôn vẫn có một số thắc mắc, tức bực về tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Trước hết nếu so với các truyện kiếm hiệp cổ điển của Trung Quốc như Lã Mai Nương, Càn Long hạ Giang Nam, Tiết Nhơn Quí Chinh Đông, Thuyết Đường, Thủy Hử, v.v., trong các truyện chưởng của Kim Dung - ít khi nào ông cho khai tử bớt những nhân vật cực ác khi đến quá nửa truyện. Thậm chí nhiều khi cho đến hết truyện những nhân vật cực kì nham hiểm và gian ác đó vẫn chưa được cho gác kiếm về chầu Diêm Vương, nhưng lại vẫn cứ tiếp tục sống dai và ‘quậy’ dài dài cho đến một thế hệ tiếp nối trong một truyện kiếm hiệp nối tiếp khác…

    Tranh chấp để xem xem ai võ công cao nhất, ai là anh hùng vô địch thiên hạ cũng thường không được giải đáp cho thật chắc chắn như trong các truyện kiếm hiệp ngày xưa trước thời Kim Dung. Trong ‘Anh Hùng Xạ Điêu’ và ‘Võ Lâm Ngũ Bá’, có tất cả 5 người với võ nghệ tuyệt luân: Bắc Cái Hồng Thất Công, Nhất Đăng Đại Sư Đoàn Nam Đế, Tây Độc Âu Dương Phong, Đông Tà Hoàng Dược Sư và Trung Thần Thông Vương Trùng Dương. Năm người đó mỗi người có một hai ngón võ tuyệt chiêu bao trùm thiên hạ. Nhưng khổ nổi nếu họ đấu với nhau thì lại ‘bất phân thắng bại’!!...

    Những thắc mắc đó hình như cứ lởn vởn trong đầu người viết qua nhiều năm tháng, rồi trở đi trở lại trong hai thập niên qua khi xem phim tập Hongkong quay đi quay lại nhiều lần các truyện của Kim Dung. Nhiều khi người viết cũng thử đặt ra một vài giả thuyết dựa trên kiến thức rất hạn hẹp của mình về triết lí đông phương - thử giải thích các dụng í của Kim Dung khi ông ta ra công sáng tác các tác phẩm kiếm hiệp để đời đó…

    Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành ra đời vào khoảng thời Xuân Thu Chiến Quốc, cùng một lúc với Kinh Dịch, do ở một nhà ‘thông thái’ tên Trâu Diễn đã hệ thống hoá nó cho được mạch lạc. Ngũ Hành cũng được áp dụng trong nghệ thuật Phong Thủy (Feng Shui) xem nhà xem hướng, rất phổ thông hiện nay trên toàn cầu. Tóm tắt Ngũ Hành gồm có Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, năm nguyên tố căn bản của vũ trụ...

    Bây giờ xin trở lại những điểm ‘lổng chổng’ trong một vài truyện kiếm hiệp Kim Dung mà người viết còn nhớ…

    Code: Định dạng PRC: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Posted by Goldfish
     
    vu thien vu and meetdak like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này