TRANG TỬ và NAM HOA KINH

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi sun1911, 30/9/13.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    TRANG TỬ và NAM HOA KINH
    Giới thiệu và chú dịch: Nguyễn Hiến Lê
    Nhà xuất bản: Văn hoá – Thông tin
    Năm xuất bản: 1994
    Số trang: 559
    Giá bìa: 35 đ

    [​IMG]

    Đánh máy: Goldfish
    Sửa lỗi: Vvn, QuocSan
    Chuyển sang ebook: QuocSan
    Ngày hoàn thành: 14/12/2011
    http://www.e-thuvien.com
    Vài lời thưa trước​

    Trước ngày 30-04-1975, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có một trăm tác phẩm được xuất bản và mười tác phẩm khác chưa in: Tôi tập viết tiếng Việt, Đời nghệ sĩ, Con đường thiên lí, Một mùa hè vắng bóng chim, Những quần đảo thần tiên, Gogol, Tourguéniev, Tchékhov, Lịch sử văn minh Trung Quốc, Trang tử và Nam Hoa kinh. Mười tác phẩm đó được cụ đã giới thiệu sơ lược trong Hồi kí(Phần VI: Từ ngày giải phóng (1975-81), chương XXXIII: Lại tiếp tục viết, mục Sửa lại bản thảo chưa in); riêng cuốn Trang tử và Nam Hoa kinh[1] (về sau gọi tắt là TT&NHK) cụ viết như sau:
    Trang tử có địa vị rất lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, ngang với Mạnh tử, hơn Tuân tử, hơn cả Mặc tử nữa. Nhờ ông một phần lớn mà tư tưởng của Lão tử mới được phổ biến mạnh: chỉ giới trí thức mới quí những cách ngôn trong Đạo Đức kinh, còn giới bình dân thì ai cũng biết ít nhiều những ngụ ngôn của Trang tử. Tên ông gắn liền với tên của Lão tử và cả hai có công làm cho dân tộc Trung Hoa bớt thực tiễn, yêu thiên nhiên, tự do hơn, khoan dung hơn, khoáng đạt hơn… thơ văn cũng như hội hoạ từ Lục triều trở đi, nhất là dưới đời Tống đều mang dấu vết của Trang[2].
    Ở nước ta ông Nguyễn Duy Cần đã giới thiệu học thuyết của Trang, nhưng chỉ dịch ít chương trong Nội thiên, Ngoại thiên Tạp thiên[3]; lại không đặt chân nguỵ của những thiên đó, cho nên gán cho ông vài tư tưởng không thực của ông. Ông nhằm mục đích phổ thông hơn khảo cứu.
    Người đầu tiên nêu ra vấn đề chân nguỵ trong bộ Trang tử (cũng có tên là Nam Hoa Kinh[4]) là Tô Đông Pha đời Tống. Sau ông, số học giả nghi ngờ sự nguỵ tác trong Trang tử càng ngày càng nhiều. Đại khái ngày nay ai cũng nhận rằng Nội thiên là của Trang tử (trừ một số bài), còn Ngoại thiên và Tạp thiên là của người đời sau.
    Tôi kiếm được năm bản Trang tử, quan trọng nhất là Trang tử toản tiên của Tiền Mục, Tân dịch Trang tử độc bản của Hoàng Cẩm Hoành (1974) và L’œuvre complète de Tchouang-tseu của Liou Kia – hway (1969); dịch tất cả các chương trong Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên, không bỏ một bài nào; cuối mỗi chương đưa ra nhận định của các học giả gần đây, và một số nhận định của tôi về chân, nguỵ; nếu là nguỵ tác thì người viết thuộc về phái nào: chẳng hạn phái quá khích của Lão giáo, phái ôn hoà của Lão giáo, phái theo Trang, phái theo Khổng, phái theo Đạo gia (tu tiên) hay Pháp gia
    Tôi chỉ dùng những chương chắc chắn của Trang để phân tích tư tưởng của Trang, rán không gán cho Trang những tư tưởng của người sau. Cuối cùng tôi chỉ cách nên đọc Trang ra sao.
    Tác phẩm khá dày: trên 500 trang (riêng phần giới thiệu trên 300 trang)[5]. Và có thể coi là công trình đầy đủ nhất về Trang tử từ trước tới nay, tiếc là chưa in được” (Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn học, 1993, trang 537-538).
    Tuy bảo là “dịch tất cả các chương trong Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên, không bỏ một bài nào, điều này cũng được nói đến trong lời giới thiệu ngắn ở đầu bộ Trang tử; nhưng vẫn còn hai đoạn cụ Nguyễn Hiến Lê phải lược bỏ như lời của cụ bảo trong tiết “Chúng tôi dịch ra sao” (phần nhì: Nội thiên):
    Tuy nhiên, có hai đoạn trong bài XXIII.3 và 4, mỗi đoạn độ mười hàng, đọc kĩ năm bản tôi có trong tay (coi chương III) tôi vẫn không hiểu tác giả muốn nói gì, nên tôi dịch không nổi, phải bỏ”.
    Ngoài ra, vì trong Ngoại thiênTạp thiên có nhiều bài như Đạt sinh 3, Đạt sinh 9, Sơn mộc 9,Trí Bắc du 4, Từ Vô Quỉ 7, Ngụ ngôn 7, Nhượng vương 6 cũng chép trong bộ Liệt tử. Bảy bài đó cụ đã dịch trong bộ Liệt tử và Dương tử (LT&DT) và cho xuất bản trước đó rồi (năm 1972, Nxb Lá Bối), nên trong bộ TT&NHK này cụ đã không dịch lại mà cũng không chép lại. Cũng có bài, như bài Liệt Ngự Khấu 1, cụ đã dịch trong LT&DT (bài II.14: Đừng làm cho người ta biết mình) nhưng ở đây cụ dịch lại để “sửa vài chữ”. Ngược lại, có bài cụ không dịch trong LT&DT nhưng được cụ dịch trong bộ TT&NHK như truyện người say rượu té xe (tức bài Đạt sinh 2), truyện luyện gà đá (bài Đạt sinh 8) Như vậy, người đọc muốn đọc được các bài hoặc các đoạn bị lược bỏ trong bộ này thì phải tìm trong bộ kia và ngược lại.
    .


    [1] Tuy nhan đề in trên trang bìa 1 là: “Trang Tử Nam Hoa kinh”, nhưng trên các trang 1, 3, 559 đều in là “Trang tử và Nam Hoa kinh”.

    [2] Cũng trong Hồi kí, cụ cho biết thêm: “Có thể như Lâm Ngữ Đường nói, nhờ Lão Trang dân tộc Trung Hoa tuy nghèo khổ mà vẫn yêu đời, tinh thần được quân bình không thác loạn như người Âu giàu gấp 10, gấp 100 họ”.

    [3] Trong bộ Trang tử – Nam Hoa kinh gồm hai tập (về sau gọi tắt là bản Nguyễn Duy Cần), cụ Nguyễn Duy Cần chỉ dịch 6 thiên trong Nội thiên (bỏ thiên Nhân gian thế), còn Ngoại thiên và Tạp thiên cụ chỉ “trích yếu” mà thôi. Ngoài bộ đó, cụ còn có cuốn Trang tử tinh hoa.

    [4] Có người cho rằng: theo Từ điển Thành ngữ Trung Quốc thì Nam Hoa là tên một hòn núi ở Tào Châu thuộc nước Tống thời xưa. Tương truyền rằng, khi Trang Tử đến ở ẩn nơi chân núi Nam Hoa, ông đem hết tinh hoa của Đạo giáo của Lão Tử viết thành bộ sách, lấy tên núi Nam Hoa mà đặt, gọi là Nam Hoa kinh, đời sau người ta gọi là “sách Trang Tử”.

    [5] Bản của Nxb Văn hoá – Thông tin năm 1994: khoảng 560 trang, phần Giới thiệu tác giả và tác phẩm khoảng 130 trang.

    [6] Bộ này gồm 2 quyển, do nhà Cảo Thơm xuất bản: quyển Thượng in năm 1965, quyển Hạ in năm 1966. Bản của nhà Thanh Niên xuất bản, Quí 3 năm 1994, cũng gồm 2 tập: Tập 1 và Tập 2. Theo lời cụ Nguyễn Hiến Lê trong Hồi kí thì nhờ soạn bộ ĐCTHTQ với cụ Giản Chi, cụ đã “nhân cái đà đó tiến sâu thêm về Trung triết… mà viết được trên mười cuốn nữa” (trong đó có bộ TT&NHK).

    [7] Trong sách chỉ có 3 chữ Hán: Hưu , Mộc , Mạc in trong Phần I, tiểu mục Đời sống (của Trang tử).

    [8] Chữ và chữ , hai cụ Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân dịch là “dê” và “Duyệt” (tên người bán thịt dê); còn cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là “cừu” và “Thuyết” (người bán thịt cừu).

    [9] Xem thêm Phụ lục III: Danh ngôn, danh cú (được bổ sung trong lần “tái bản” ebook này).

    [10] Trong lần “tái bản” ebook này, bạn QuocSan cũng sửa thêm một số lỗi.


    Ghi chú ngày 29/11/2011:
    Trong eBook mới này, chúng tôi có bổ sung chú thích và sửa thêm một số lỗi.

    Ghi chú ngày 17/12/2011:
    Trong eBook mới này, chúng tôi có bổ sung chú thích và Danh ngôn, danh cú.

    View attachment TrangTu_NamHoaKinh-NHL.rar

    Nguồn TVE: Nick QuocSan
     
    DHR34, thanhphonge, QuangHai and 5 others like this.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này