Truyện Kiều (chữ Nôm) - Nguyễn Du <Đầy đủ định dạng>

Thảo luận trong 'Sách chữ Hán và Nôm - 喃與中文圖書' bắt đầu bởi lichan, 5/10/13.

  1. lichan

    lichan Lớp 12

    [​IMG] Truyện Kiều (chữ Nôm) - Nguyễn Du (đầy đủ định dạng) - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]
    NGUYỄN DU VÀ KIỆT TÁC TRUYỆN KIỀU

    Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều.

    Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.
    Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

    Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.
    Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

    Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne- Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.
    Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

    DOWNLOAD HERE: [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Trích:


    PRC: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    PDF: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    DOC: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



     
    Last edited by a moderator: 10/6/15
  2. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]

    Truyện Kiều (Tái bản 2015)
    Tác giả: Nguyễn Du
    Công ty phát hành Đinh Tị
    Nhà xuất bản Văn Học
    Ngày xuất bản: 11/2015
     

    Các file đính kèm:

    khanh911, An05, pthanhhoa and 10 others like this.
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Ông nào làm cái bìa tào lao quá.
    [​IMG]

    1. Trang phục luộm thuộm này không phải của Kiều vì nó giống trang phục nhà Đường (hở cổ) hơn nhà Minh.
    2. Thuý Kiều là giai cấp trung lưu (thường thường bậc trung), không phải thượng lưu nên cũng không luộm thuộm như vậy.

    Trang phục của Kiều gần giống tranh dưới đây hơn nhưng giản dị hơn chút xíu vì tranh này là mấy cô thượng lưu trong Hồng Lâu Mộng. Áo và váy phụ nữ thời Minh khá gọn gàng, cổ cao kín đáo, trừ những bộ quốc phục hay triều phục của quan lại vua chúa.
    [​IMG]
     
    kissssss, phanquoctoan and Bọ Cạp like this.
  4. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Chắc họa sĩ của công ty Đinh Tị không thuộc sử Tàu anh khiconmtv ạ, nên mới vẽ trang phục Đường, Minh giao duyên
     
    kissssss thích bài này.
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Làm bìa sách ở Việt Nam mà liên quan tới tư liệu lịch sử thì rất nhiều sai sót, cả những nhà xuất bản lớn có tiếng đều dính hết.:p
     
    Bọ Cạp thích bài này.
  6. V_C

    V_C Lớp 3

    Vẽ khỏa thân thì đố có sai.
     
    bibong thích bài này.
  7. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Photobucket đang bảo trì nên mất hết ảnh bìa
     
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Xài thằng 2.pik.vn cho nhanh.
     
  9. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Cái này không cần tài khoản à anh? Em thử up một ảnh sau tìm lại ảnh thì làm thế nào
     
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Khỏi cần tài khoản, chỉ up thôi, không quản lý...:D
     
    Bọ Cạp thích bài này.
  11. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Em cám ơn anh
     
  12. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Có khi vẫn sai đấy, ví dụ Dương quý phi mà vẽ như mấy cô Next Top Model ngày nay thì sai tè le còn gì :D
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    [​IMG]

    Đây chắc là phụ nữ VN nên mới đội khăn vành dây.
    Nếu nói trang phục luộm thuộm, áo hở cổ thì có thể lúc đó Kiều đang ở thanh lâu nên cũng phải ăn mặc gợi cảm chút.
    Riêng về cái đàn cũng còn tranh cãi chán, không biết Kiều chơi đàn tỳ bà hay Hồ cầm hay đàn nguyệt...
     
  14. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nếu xăm xoi thì như này. Bìa Nhã Nam truyện kiều là tệ nhất. Nhìn bức tranh trên thì có vài chỗ thiếu ý, ví như búi tóc có vẻ là kiểu tóc Phi Thiên Kế, đây là kiểu tóc thịnh hành thời nam bắc triều dành cho nữ nhân quý phái, một vài nữ nhân khác thì đang bối tóc kiểu Đào Tâm kế, tóc Bao đầu của đời Minh, cái này không sai. Cái Nhã phục của Nam nhân bên dưới, có thuỷ ba lại là của đời Thanh. Lộn xộn thật.
     
  15. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nếu như hình trên thì là đàn Tỳ bà 99,9% rồi.
     
  16. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Gái thanh lâu không mặc luộm thuộm mà là đơn giản hết sức có thể (như kiểu dưới chỉ có váy, trên chỉ có yếm và áo khoác ngoài mỏng), vừa để khoe dáng và da thịt, vừa dễ thoát y để lên giường với khách...:p
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Như hình thì cố nhiên là đàn tỳ bà nhưng trong truyện thì viết Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm 1 chương (hay trương) rồi Hiên sau treo sẵn cầm trăng... thì không biết là Kiều đàn loại gì.
     
  18. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Hồ cầm là mấy cái đàn bộ kéo như đàn nhị (nhị hồ) nghe ẽo ẹt...
    Nói chung là vẫn còn nhiều cái để tranh luận lắm. Cũng vui và thú vị.
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi nhìn thì như khăn vành dây, còn bạn nào có hình búi tóc phi thiên kế hay kiểu gì giống như vậy thử post lên xem.
    Thanh lâu cũng có loại rẻ tiền, loại cao cấp... xem lịch sử kỹ nữ thấy ở thanh lâu cao cấp kỹ nữ cũng ăn mặc lịch sự lắm, khách ít tiền thì mời 1 chén trà, khách nhiều tiền thì tặng bức họa hay bài thơ chứ đâu phải có khách là kéo lên giường.
    Có lẽ thanh lâu cao cấp, kỹ nữ đã lên hàng 'nghệ giả' (geisha) rồi.
     
  20. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Kiều thì bị Tú Bà đày đoạ rồi nên mình không nghĩ là cao cấp, tự biết thân ô uế không còn xứng với Kim Trọng. Như chuyện trơ mặt không cảm xúc khi tiếp khách, đến khi gặp Từ Hải hiểu mình mới chuộc nàng ra. Chứ còn lên hạng geisha thì thuộc đẳng cấp khác, Kiều đã có thể "chảnh" để khá hơn (giống Lý Sư Sư chẳng hạn) chứ không tới nỗi thảm như vậy.
     
: Nguyễn Du

Chia sẻ trang này