Báo Tuần báo Phong Hóa - Ngày nay (Trọn bộ)

Thảo luận trong 'Báo - Tạp chí' bắt đầu bởi Heoconmtv, 23/12/15.

  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Nhân dịp diễn đàn cho ra mắt box Báo - Tạp chí mình đăng Tuần báo Phong Hóa - Ngày Nay (Trọn bộ) với 190 số báo để chào mừng.

    Phong Hóa và Ngày Nay là hai tuần báo xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1932 tới 1940, dưới chế độ Bảo Hộ, thuộc Pháp. Thoạt đầu tuần báo Phong Hóa do ông Phạm Hữu Ninh làm chủ, đã ra 13 số báo không có độc giả, sắp sửa phải đình bản (Khái Hưng và Đông Sơn Nhất Linh, có viết và vẽ cho tờ báo này). Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã mua lại và làm chủ bút, vẫn giữ trên mặt báo Phạm Hữu Ninh, Gérant và Nguyễn Xuân Mai, Directeur Politique. Ông cùng một nhóm anh em bạn hữu gồm có Khái Hưng Trần Khánh Giư, Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, Tứ Ly Nguyễn Tường Long, Thạch Lam Nguyễn Tường Lân, tạo thành một ban biên tập hoàn toàn mới.

    Bắt đầu ngày 22/09/1932, Phong Hóa số 14 ra tám trang khổ lớn, trở thành tờ báo trào phúng đầu tiên của nước ta. Mục đích của báo được quảng bá lần đầu trong PH số 13 là:

    Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết:

    Xã hội, chính trị, kinh tế- nói rõ về hiện tình trong nước


    Đó chính là tinh thần dân chủ và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương, báo chí. Sau này tờ báo thực sự đã nổi bật ở tính thời sự giọng châm biếm.

    Năm 1933, Phong Hóa có thêm Thế Lữ Nguyễn đình Lễ, một nhà thơ, nhà văn mới.

    Tới giữa năm 1934, văn đoàn Tự Lực được thành lập với sáu thành viên: Nhất Linh, Tứ Ly, Thạch Lam, Khái Hưng, Tú Mỡ và Thế Lữ. Phong Hóa số 87, 1934 viết:

    Sau này Tự Lực Văn Đoàn có thêm thành viên thứ bẩy là thi sĩ Xuân Diệu.

    Các thành viên TLVĐ với phong cách viết khác nhau, nhưng đều xử dụng một loại văn mới mẻ, giản dị nhẹ nhàng dễ đọc, trong những tác phẩm có nội dung mới, súc tích, lý thú, hợp khẩu vị dân chúng, đã nhanh chóng thu hút độc giả. Văn Đoàn đã thực sự cải tiến cách viết chữ Quốc Ngữ, giữa lúc lối văn biền ngẫu sáo rỗng vẫn còn thống lĩnh văn chương Việt Nam, với quá nhiều từ Hán - Việt, và chứng tỏ rằng chữ viết mới có đủ khả năng diễn tả tất cả mọi tình huống của cuộc đời. Các thành viên TLVĐ mỗi người đều tự tạo ra một sự nghiệp văn chương lừng lẫy trên các báo Phong Hóa và Ngày Nay, họ được ca tụng là những văn hào, thi bá xứng đáng của dân Việt.

    Văn hào Nhất Linh, người cầm đầu, hoàn thành một kho tàng văn học đồ sộ, sáng chói, đồng thời điều khiển văn đoàn rất thành công. Là một thủ lĩnh văn chương có biệt tài, Nhất Linh nhận xét, sử dụng tài năng, sở trường của các tác giả rất bén nhậy, sắc sảo. Ta có thể đọc được ít bài trên PH NN như: “Nguyễn Thế Lữ, một nhân vật mới trong làng thơ mới” phê bình Thế Lữ vào năm 1933, khi nhà thơ chưa là thành viên của báo, và nhiều bài viết của Thế Lữ còn ở trong dạng bản thảo (1). Hay bài công bố giải khuyến khích về thi ca TLVĐ năm 1939: nữ sĩ Anh Thơ, và thi sĩ Tế Hanh (2).

    Nhất Linh là người có “cặp mắt xanh”, sớm nhìn ra từng sở trường, sở đoản của anh em, nên tạo điều kiện giúp anh em tiến nhanh, tiến vững trong nghề nghiệp. Cụ thể, Tú Mỡ là bạn thân của Nhất Linh, nhưng khi đọc bài phóng sự của Tú Mỡ, Nhất Linh phê bình ngay: “Dở quá, anh nên chuyên về thơ trào phúng, tốt hơn!”(3). Cho nên Tú Mỡ chỉ tập trung viết thơ trào phúng, phụ trách chuyên mục Mục Dòng Nước Ngược. Và thơ trào phúng của Tú Mỡ được nhiều thế hệ yêu thích. (Lâu lâu Tu Mỡ cũng có một bài phóng sự vui)

    Có lần Thế Lữ kể lại (theo trí nhớ): Khi làm việc trong tòa báo, ông phải lọc các bài gửi đăng, có lần thấy một bài dở đã loại ra. Nhưng khi báo in, lại thấy bài đó xuất hiện! Hỏi ra, thì chính là Nhất Linh nhặt lại, với lời bình: “Độc giả thích loại này!” Kiểm lại, đúng thật, bài đó được nhiều lời khen của người đọc. Riêng với Thế Lữ, việc trở thành tác giả viết truyện trinh thám là do Nhất Linh! Vì Nhất Linh đưa ý kiến: “Bây giờ là lúc báo cần có truyện trinh thám để thay đổi món ăn, anh Thế Lữ viết được loại này. Anh nên viết đi!”

    Số 01 phát hành ngày 16 tháng 06 năm 1932

    ph01.png
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/12/15
    Storm, Quoc Tung 1989, haist and 21 others like this.
  2. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Báo ngày xưa cách trình bày nhìn hay hay cậu nhỉ!
     
  3. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Các báo ngày xưa có một cách hành văn rất chuẩn mực, đậm bản sắc dân tộc thật.
     
  4. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    ph_002_23_jun_1932.jpg
    Số 02 phát hành ngày 23 tháng 06 năm 1932
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 17/2/16
    htahta, haist, tieungao and 7 others like this.
  5. Hoàng Lão Tà

    Hoàng Lão Tà Lớp 2

    Báo hay. Cảm ơn Bạn. Cố gắng post đầy đủ bạn nha. :D:D:D
     
    thinhnhop8588 and pipi_pipi like this.
  6. huybinh_89

    huybinh_89 Lớp 2

    Mong sớm có đủ trọn bộ
     
    pipi_pipi and Heoconmtv like this.
  7. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    ph_003_30_jun_1932.jpg
    Số 03 phát hành ngày 30 tháng 06 năm 1932
     

    Các file đính kèm:

    Storm, htahta, haist and 4 others like this.
  8. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    ph_004_07_jul_1932.jpg
    Số 04 phát hành ngày 07 tháng 07 năm 1932
     

    Các file đính kèm:

    Storm, Quoc Tung 1989, htahta and 7 others like this.
  9. tamngm

    tamngm Mầm non

    Bác ơi, nếu được, bác có thể post thêm hoặc cho em xin link trọn bộ được không ạ.
    Cám ơn bác. Bộ sưu tập có giá trị bác ạ.
     
    tieungao thích bài này.
  10. lys97

    lys97 Mầm non

    Các bác vào trang này có đủ Phong Hóa, Nam Phong và một số sách báo xưa khác, rất hay!
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

Chia sẻ trang này