Thảo luận Bí ẩn Tam Quốc Diễn Nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Heoconmtv, 5/9/15.

Moderators: amylee
  1. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Dẫu sao cũng là Tam anh chiến Lã Bố cơ mà!
     
  2. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Anh hùng, thánh nhân, bá vương, ...tất cả rốt cuộc cũng chỉ là con người, con người nằm trong một thế cuộc tao loạn, nó như một vở kịch, một ván cờ đang đấu. Con người ta rốt cuộc cũng chỉ là quân cờ, hay tự biến mình thành quân cờ. Sống chết, anh hùng hay khổ nạn vốn đã không dễ gì thoát ra, thì nay trăm năm sau hậu thế luận bàn quân tử tiểu nhân, xét lại anh hùng được hay chăng. Đôi khi, Ta thấy mình như đang ở trong bàn rượu năm ấy, bên phải là Tào, bên trái là Lưu ngồi luận anh hùng giữa trời đất này.

    Ai là anh hùng, ai là giặc? Ai đây?
     
    Last edited by a moderator: 21/9/15
    Heoconmtv thích bài này.
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Nhiều lúc thấy như Võ Tắc Thiên lại hay, cứ để cái bia trắng mặc cho hậu thế nhận xét công trạng.

    Trăm năm còn có gì đâu,
    Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì!
     
    sannyas60 and Ngọc Sơn like this.
  4. Các bác toàn anh hùng nên tâm trạng quá! :-)
     
  5. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tác giả Dịch Trung Thiên có quyển Luận Anh Hùng. Nghe ra thấy ai cũng có cái lý cái tình của mình cả.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lạm bàn về Ba Ông Quánh Lữ Bố:
    Nếu đánh tay bo thì khả năng Trương Phi có thể gần như ngang cơ, như lần đánh với Mã Siêu.
    Thực tế đánh trên ngựa khó hơn đánh dưới đất, vì vừa phải khiển ngựa, vừa phải xoay trở, cứ xáp vào đánh vài cái thì lại dạt ra. Ba Ông tuy mang tiếng đánh hội đồng nhưng chưa hẳn cùng xáp vào vì sẽ khá vướng víu, lùng nhùng khó xoay trở, chủ yếu là bao vây rồi xa luân chiến. Anh Bố là mãnh tướng, ứng phó giỏi nên dễ xử lý, cứ đỡ gạt ông này ra thì xoay qua đánh ông kia, một hồi cũng đuối nên phải tìm cách tẩu. Rõ ràng ông Bị xì ke nhất, xài kiếm nên tầm đánh ngắn, bị anh Bố chọt một phát nên dạt ra xa thế là anh Bố có chỗ trống phi ngựa chạy thoát.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/15
    sannyas60 and Heoconmtv like this.
  7. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7


    Thiển nghĩ, Chiến thần Lã Bố về mọi mặt đều xét thấy đều hơn hết cả. Ngũ Hổ tướng, cho đến Hứa Chữ, Trương Cát. Đều thua xa.

    Quan Vũ được người đời ca ngợi là thủ lĩnh của Ngũ Hổ tướng, to con, nghe đồn sức nâng được vạn cân, múa đao qua năm ải chém sáu tướng, siêu nhất là chiêu "hồi mã thương".

    Trương Phi được so ngang với Trương Cát, Mã Siêu, Hứa Chữ, luận về võ công cũng không hẳn là tài giỏi được cái khỏe hơn người.

    Mã Siêu con người này có thể nói là giỏi, nhưng nói nổi trội thì cũng chưa có gì gọi là nổi trội lắm.

    Hoàng Trung, ông này đạt danh hiệu già mà dai, chỉ mỗi thắc mắc, khỏe thế được cho là đánh ngang tay với Quan Vũ mà hồi trẻ chẳng thấy tiếng tăm gì.

    Triệu Vân, anh tài tuấn tú, nói về khỏe thì hơn hẳn Trương Phi, nếu mưu trí hơn hẳn Quan Vũ. Từng tả xung hữu đột để cứu ấu chúa, Tào quân cả chục tướng mà không làm gì được, nếu mà xứng mặt thủ lĩnh thì Triệu Vân xứng hơn Quan Vũ.

    LB: ông La, sắp xếp thế nào mà mấy ông lớn này chạm nhau cũng không nhiều, cũng không cho thấy ai hơn ai, thế nên bây giờ khó mà phân định được tài năng của từng ông một. Vậy nên có chuyện để nói hoài cũng vui.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Triệu Vân đúng là có phần toàn vẹn hơn 4 ông kia, ở chỗ gan dạ, mưu trí và quan trọng là trầm tĩnh. Chính vì vậy Khổng Minh mới nhiều lần giao những trọng trách quan trọng cho Vân, như Lưu Bị sang giang tả cầu hôn.

    Ví như lần Lưu Bị nhảy ngựa Đàn Khê, nếu là Quan Vũ hay Trương Phi thì có lẽ đã chém Thái Mạo quậy um sùm rồi về thẳng Tân Dã mà không tiếp tục tìm hiểu tình hình, nhưng Triệu Vân thì khác, vẫn thả Thái Mạo vì chưa có chứng cứ gì cả rồi quan sát thật kỹ bên kia để phát hiện vết chân ngựa và tin rằng Lưu Bị đã chạy thoát.

    Cứ đọc những chiến tích của Triệu Vân, sẽ luôn thấy ở đó không có sự kiêu ngạo mà luôn là những khiêm nhường, nhưng lại rất hùng tráng. Vân cũng không tranh giành, không như Vũ với Phi cứ luôn giành đánh trận. Không phải Vân nhát mà là biết mình sẽ được KM giao nhiệm vụ gì. Vân biết lo nghĩ cho người khác như trợ giúp Hoàng Trung, không có Vân thì chắc ông già đó chết vì mệt do bị bao vây rồi...
     
    Last edited by a moderator: 21/9/15
  9. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Đâu đâu, anh hùng "Núp" đâu? Sao mình nhìn mãi không thấy nhỉ? :D. :D

    Lúc rảnh hoặc tranh thủ chém gió tí xíu thôi, chứ có anh hùng gì đâu. Hihi...
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  10. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Ôi người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc. Bà này thì khủng rồi, giữa thời đại phong kiến làm vua.
     
  11. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nhân bình loạn Tam quốc, có ai còn nhớ đến họ Tào có một pha dở khóc dở cười không?
     
  12. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Những độc hại của Tam quốc diễn nghĩa (Tiếp theo)

    Hồi 41 Tam quốc diễn nghĩa với đề Lưu Huyền Đức đưa dân qua sông cho thấy rõ bộ mặt ngụy thiện của Lưu Bị. Đã có nhiều người phân tích, ở đây tạm trích một ý kiến.

    Trong con mắt mọi người, Lưu Bị chẳng phải là ông vua nhân từ số một trong thiên hạ, yêu dân như con, thà hy sinh mình chứ không chịu để cho dân phải khổ hay sao? Sự việc thể hiện rõ nhất đức độ này của Lưu Bị không gì hơn cuộc chiến ở gò Trường Bản. Khi ấy, Tào Tháo tiến về miền Nam, Lưu Bị dẫn mười vạn dân đi theo đang bị Tào Tháo đuổi kíp. Theo Tam quc din nghĩa, Lưu Bị không muốn bỏ dân, cho dù quân đội của mình bị tiêu diệt, thế lực của mình bị tiêu hao cũng không chịu để dân bị thương vong. Nhưng chính ở cuộc chiến này đã làm nổi bật sự nham hiểm và quyền mưu của ông ta, đó là dùng dân để đặt cược. Dụng ý không bỏ dân gồm mấy nguyên nhân sau đây:

    Một là, để mình được thoát. Lúc ấy kỵ binh của Tào Tháo một ngày đi hơn ba trăm dặm, Lưu Bị dù không đưa dân đi theo cũng bị quân Tào đuổi kịp, nhưng nếu mang theo dân (dân lúc ấy đi sau ông ta), dân sẽ ngăn quân Tào, quân Tào muốn giết họ ắt mất nhiều thời gian, Lưu Bị ắt thừa cơ chạy thoát; nếu không giết cũng phải cử người phủ dụ họ, đưa họ trở về Tân Dã.

    Hai là, để Tào Tháo bị chửi. Trong đám loạn quân, dân khó tránh có người thương vong, Lưu Bị có thể mượn cớ đó để thảo phạt Tào Tháo.

    Ba là, để bảo tồn lực lượng. Lưu Bị nếu chạy thoát, lại dẫn theo được mấy vạn dân thì sau đó được tăng thêm quân và lực lượng sản xuất. Phải thừa nhận, trong việc này, kỹ xảo diễn xuất của Lưu Bị quá giỏi, lừa được bao nhiêu người. Sau khi bình định được Ba Thục, một mưu sĩ đã nói với ông ta: “Bên ta thi hnh chính sách chỉ cần ngược với To Tháo lcó thể được lòng cả thiên hạ”. Như thế đủ thấy, dân chúng chỉ là công cụ của Lưu Bị, ông ta không hề yêu dân thật lòng.

    Trước đó, Tam quốc diễn nghĩa cũng cho thấy Lưu Bị là quân tử giả hiệu. Khi thủ hạ của Đào Khiêm là Trương Khải giết chết cả nhà Tào Tháo, Tào Tháo căm giận đánh Đào Khiêm, đi đến đâu chém giết đến đấy, tuy có quá đáng song cũng vì trả thù cho bố. Lưu Bị muốn cứu Đào Khiêm, viết thư khuyên Tào Tháo rút quân, lo việc triều đình trước, sau hãy trả thù riêng (Hồi 11). Mấy chục năm sau, Quan Vũ để mất Kinh Châu và bị giết chết, Lưu Bị đã quên những lời chính mình khuyên Tào Tháo trước đây, cất quân cả nước đánh Tôn Quyền trả thù cho em kết nghĩa. Nói đến cái chết của Quan Vũ, không thể không nói đến Tôn Quyền có lòng tốt cho Lưu Bị “mượn Kinh Châu”. Lưu Bị hứa khi nào lấy được Ba Thục thì trả Kinh Châu, nhưng khi lấy được Ba Thục, Lưu Bị lại nói lấy được Hán Trung rồi sẽ trả. Lấy được Hán Trung rồi thì sao? Vẫn cứ ỳ ra, không chịu trả. Đó là chiến thuật của kẻ vô lại. Quân tử lại ưng dùng chiến thuật vô lại, như thế chẳng phải là ngụy quân tử hay sao? Tôn Quyền dùng văn không xong, buộc phải dùng võ là điều tất nhiên!

    Lưu Bị căm thù kẻ giết em kết nghĩa chẳng kém gì Tào Tháo căm thù kẻ giết cha ruột của mình. Cuộc kết nghĩa vì mục đích cao cả giữa Lưu, Quan, Trương từng làm cảm động biết bao thế hệ độc giả. Thời xã hội truyền thống, ai mà chẳng muốn trong cuộc đời mình có được mấy anh em thân thiết, nương tựa nhau như môi với răng, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn? Huống hồ cuộc sinh tồn của “thảo dân” rất gian nan, sinh mệnh của họ khó được bảo đảm, hoàn cảnh lại chênh vênh, lực lượng lại mỏng yếu. Nếu không “kết nghĩa kim lan” thì ai quan tâm đến sống chết của mình?

    Nhưng vấn đê ̀chính là ở chỗ ấy. Bây giờ, nếu các thành viên một xã hội chỉ dựa vào biện pháp ấy để sinh tồn, để phát triển thì có còn là xã hội tốt đẹp hay không? Hiển nhiên, để quốc gia tiến bộ, dân được hạnh phúc, chúng ta phải vứt bỏ “kết nghĩa vườn Đào”, xây dựng quốc gia pháp trị thông qua “công ước toàn dân”. Gắn bó bằng “khế ước xã hội” như thế cũng là một loại “kết nghĩa”, chỉ có điều không kết nghĩa ở “vườn Đào”. Cho dù ở xã hội truyền thống, ảnh hưởng và tác dụng của “kết nghĩa vườn Đào” cũng có hai mặt chính, phản. Anh em kết nghĩa làm việc tốt thì ảnh hưởng là chính diện, anh em kết nghĩa làm việc xấu thì tác dụng là phản diện.

    Có thể có người sẽ bảo tôi: “Trung Thiên, anh không thể chỉ vì một cuộc kết nghĩa vườn Đào mà phủ định toàn bộ Tam quốc diễn nghĩa. Phẫu thuật chỉnh dung (như phim truyền hình Tam quốc gói gọn trong có mười giây) chẳng được hay sao?”. Nghe ra rất có lý, tiếc rằng “kết nghĩa vườn Đào” không phải là cái mụn mọc trên mặt. Là một tác phẩm văn học nổi tiếng, Tam quốc diễn nghĩa có chủ đề rõ ràng, có kết cấu chặt chẽ. Dùng “kết nghĩa vườn Đào” để mở đầu cả bộ truyện là tác giả đã nghĩ lung lắm. Nếu bỏ đi, chẳng những rất nhiều câu chuyện đằng sau không thể viết mà quan trọng hơn là không có cách gì thể hiện chủ đềtrung nghĩa của bộ truyện. Trung nghĩa là điều chúng ta thích, chúng ta ham. Trong thời gian rất dài, xã hội Trung Quốc đều là xã hội nông nghiệp, trọng nông ức thương, như thế ắt không thể sản sinh tinh thần khế ước. Không có tinh thần khế ước sẽ không có truyền thống pháp trị. Nếu không có khế ước và pháp trị để nương tựa thì chỉ có thể dựa vào đạo đức, hoặc nói chỉ có thể lấy lòng tin thay cho khế ước, lấy đạo đức thay cho pháp trị. Như thế, trước hết phải coi trọng “trung”, thứ đến phải coi trọng “nghĩa”. Trung để quy phạm bản thân, nghĩa để quy phạm người khác. Tôi trung thành, anh trượng nghĩa, dưới trên, tả hữu đều cân nhắc, thế là trật tự được duy trì, quan hệ được giữ vững, thiên hạ được thái bình. Còn như mâu thuẫn nội tại của chúng, chúng ta có thể làm như không thấy, hoặc cố ý hay vô tình né tránh. Chúng ta có tinh thần A.Q mà!

    Đáng tiếc là sự việc không đơn giản như chúng ta tưởng tượng. Ví như Trương Liêu biết sớm muộn gì Quan Vũ cũng bỏ đi, báo hay không báo cho Tào Tháo biết đây? Không báo là bất trung với Tào Tháo, báo là bất nghĩa với Quan Vũ, cuối cùng Trương Liêu chọn trung trước, nghĩa sau. Thật ra đó cũng là yêu cầu của đạo đức luân lý truyền thống: Trung ở trên nghĩa, bởi vậy khi vừa lên làm Trại chủ Lương Sơn, Tống Giang đã đổi Tụ nghĩa sảnh thành Trung nghĩa đường.

    Khốn nỗi ở thời Tam quốc, tướng lĩnh đầu hàng nhan nhản, “trung” là cả một vấn đề. Mâu thuẫn của vấn đề đã được Tam quốc diễn nghĩa ra sức dàn xếp nhưng chúng cứ như A Đẩu, vực đến mấy cũng cứ đổ.

    Ngoài ra, trước tình hình nhiều đạo diễn vẫn muốn cải biên Tam quốc diễn nghĩa thành phim, khi được Nam Đô tuần san phỏng vấn, Dịch Trung Thiên nói:

    “Bất kể dùng phương thức gì, điện ảnh, phim truyền hình hay kịch, cũng bất kể người ta nhìn nhận thế nào, tôi đều phản đối cải biên Tam quốc diễn nghĩa. Không thể cải biên Tam quốc diễn nghĩa! Cải biên Tây du ký, Hồng lâu mộng, Thủy hử truyện đều được, tôi không phản đối, tôi chỉ phản đối cải biên Tam quốc diễn nghĩa. Bài Chứng bệnh về tư tưởng chủ đề của Tam quốc diễn nghĩa đăng trên Nam phương cuối tuần của tôi đã định nghĩa Tam quốc diễn nghĩa là một lá cờ đáng ngờ và hai viên thuốc có độc, vì thế có thể viết lại lịch sử về giai đoạn Tam quốc, nhưng không thể cải biên Tam quốc diễn nghĩa.

    Cho nên các đạo diễn tuy đê ̀xuất “chỉnh dung chứ không biến tính” (tính là tư tưởng chủ đề), song họ cũng biết là không thể được, bởi vì tư tưởng của Tam quốc diễn nghĩa quả thật quá tệ, nếu tái hiện đúng như thế là không được. Bởi vậy họ cũng muốn điều chỉnh, nhưng điều chỉnh không xong vì đó là thứ đã ăn sâu tận xương rồi. Cho nên khi được đạo diễn Dương Hiểu Dân mời góp ý về kịch bản Tam quốc, tôi đã giao hẹn với anh ấy bốn điều: một là không ủng hộ, hai là không phản đối, ba là không tham gia, bốn là không bình luận. Tôi không phản đối chỉ là không công khai phản đối. Anh cứ việc tiến hành, trong quá trình anh làm phim, tôi không công khai phản đối. Bạn bè với nhau, đối xử như thế là thỏa đáng rồi.

    Thủy hử truyện cũng có vấn đề, khá nghiêm trọng là kỳ thị phụ nữ, nhưng có thể điều chỉnh, chỉ khó nhất là mấy hồi về Phan Kim Liên. Dương Hùng và Phan Xảo Vân dễ hơn một chút, có thể tránh né, còn Phan Kim Liên thì không tránh né được. Tam quốc diễn nghĩa cũng như vậy, cho nên tôi cảm thấy nếu muốn làm phim thì nên trở về với Tam quốc chí, trở về với Trần Thọ chứ không phải La Quán Trung. Đây không phải là vấn đề lịch sử hay văn học. Văn học cũng phải xem là văn học thế nào. Văn học rõ ràng có độc mà vẫn muốn cải biên hay sao? Thích đọc Tam quốc diễn nghĩa là vướng vào ma túy rồi. Tư tưởng mà bộ truyện truyền bá cản trở Trung Quốc tiến bộ. Có được ý thức hiện đại ắt sẽ phản cảm với quan niệm đạo đức và quan niệm giá trị ở Tam quốc diễn nghĩa. Và bạn đọc nào có ý thức hiện đại mà đọc Tam quốc diễn nghĩa cũng phản cảm như thế”.
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  13. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Cái mà giúp TQC của ông La sống được từng ấy năm và không bị chủ nghĩa xét lại tiêu diệt có lẽ là bởi vì chính bản thân nó mang một mong ước, một khát vọng sâu xa mà dân đen mong đợi chăng?
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/15
    Heoconmtv thích bài này.
  14. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Mà kể ra, văn của họ Dịch cũng có phần chua chát.
     
  15. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Em với bác chắc có cùng quan điểm, nếu không viết khác đi thì khó qua cái bóng quá lớn của Mao Tôn Cương. Bác Dịch giọng văn có vẻ cay cú, bác La đề cao ai thì bác Dịch dập liền. Tuy nhiên, riêng Triệu Vân thì bác Dịch nhẹ tay nhất. Em có 1 bài viết về Thường Sơn Triệu Tử Long khá hay nhưng viết theo hướng tiêu cực nên không post lên trên này vì em hâm mộ Triệu Vân lắm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/9/15
    Ngọc Sơn thích bài này.
  16. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7


    Thiển nghĩ cứ post đi bác ơi! Nghe nhiều chiều, biết được cái hay cái dở mới học hỏi được nhiều.
     
  17. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Nói về nhân vật đau khổ nhất trong Thủy Hử có lẽ phải kể tới Lâm Xung - Lâm giáo đầu. Cuộc sống đang êm ấm vậy mà bỗng chốc tan tành. Cảnh mấy đứa tay chân của Lỗ Trí Thâm đến nhà bố vợ Lâm Xung cho ông cụ ít tiền thì gặp cảnh một ông lão thẫn thờ. Không câu nào nói lên cảnh tan nhà nát cửa thấm như câu bố vợ Xung nói: Đi rồi, đi hết rồi. Đi rồi, đi hết rồi...

    Lần Cao Cầu bị quân Lương Sơn Bạc bắt, Lâm Xung ở cảnh phẫn uất, mâu xé tột độ. Xung biết thù nhà chưa trả nhưng cũng hiểu việc chiêu an quan trọng thế nào tới tất cả các đầu lĩnh và gia quyến của họ. Lâm Xung u uất ra đi thật thương tâm.
     
    Last edited by a moderator: 22/9/15
    Heoconmtv thích bài này.
  18. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Chắc bác phải mở chủ đề Thủy Hử đi là vừa, đúng không hai bác @Heoconmtv @khiconmtv ? Tứ Đại danh tác cũng nên đi dần trọn bộ.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  19. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Mình thì thích chém loạn xì ngầu. :D :D
     
  20. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Mình cũng tính vậy đây, rộng đường dư luận về tứ đại danh tác.
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này