Đạo đức Đông phương Chữ Tâm của nhà Phật - Thanh Hương <1000QSV1TVB #0151>

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi Thu VO, 9/9/18.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0151.Chữ Tâm của nhà Phật.PNG
    Tên sách : CHỮ « TÂM » CỦA NHÀ PHẬT
    Tác giả : THANH-HƯƠNG
    Nhà xuất bản : ĐUỐC TUỆ
    Năm xuất bản : 1950
    ------------------------
    Nguồn sách : Thư viện quốc gia Việt Nam
    Đánh máy : Phạm Dương Đức Tùng
    Kiểm tra chính tả : Max Phạm, Thư Võ
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 01/09/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả THANH-HƯƠNG và nhà xuất bản ĐUỐC TUỆ
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    MẤY LỜI NÓI ĐẦU

    CHỮ TÂM CỦA NHÀ PHẬT

    1. TÂM VỀ PHẦN ĐỒNG
    2. TÂM VỀ PHẦN BIỆT
    KẾT LUẬN
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    MẤY LỜI NÓI ĐẦU

    Chữ TÂM là chữ thông-dụng trong câu chuyện của các bạn đi chùa. Nhưng thực ra nếu không kê-cứu đến nơi đến chốn, thì khó hiểu rõ được chữ TÂM của nhà Phật. Thậm chí có người xin bạn một chén nước uống, cũng nói : « Xin ông (hay xin bà) phát tâm bồ-đề cho tôi một chén nước ». Phát được tâm bồ-đề, tức là thành Phật rồi, thế mà chỉ rót cho bạn một chén nước, cũng thành Phật, thật dễ lắm thay ! Đã đành câu nói ấy chỉ là câu khuyến-khích nhau : Tu để thành Phật ; nhưng nếu không hiểu bốn chữ « Phát-tâm bồ-đề » mà lúc nào cũng nói câu ấy, thì không có nghĩa lý gì, chỉ là lạm dụng mà thôi. « Phát tâm » còn có nghĩa là « nguyện » tu thành Phật. Vậy chữ TÂM nói trên đây có nghĩa là sự hiểu biết của chư Phật, tức là sự hiểu biết sáng suốt, sự hiểu biết tột bậc, sự hiểu biết hoàn toàn của những bậc siêu phàm, mà phát tâm là phát nguyện tu để hiểu biết như Phật.

    Nhưng chữ TÂM lại còn có nghĩa là sự linh-động của mọi sự, mọi vật trong Vũ-trụ, bởi thế « tâm » trong thân con người gọi là bản-tính, trong thân loài cầm thú gọi là bản-năng mà ở những vật vô-tính, kể từ mặt trời, mặt trăng cho chí hạt-bụi nhỏ thì gọi là .Ấy Tâm khó hiểu như vậy, nên Phật ví Tâm như sữa của mẹ để nuôi con, không có sữa, đứa con không thể sống được ; nhưng nếu đứa con đẻ ra đã mù rồi, thì tuy hàng ngày có bú sữa để nuôi thân mà vẫn không hình-dung được sữa như thế nào. Một hôm đứa trẻ ấy hỏi mẹ chất sữa như thế nào, thì người mẹ bảo sữa trắng như gạo nếp. Đứa con vốn mù, nên không hiểu được nghĩa ấy, bèn nói : « Gạo nếp thì lổn nhổn mà sao con bú sữa, con thấy nó lỏng và dễ nuốt ». Người mẹ lại ví nó trắng như băng-tuyết, thì đứa con lại nói : « Băng-tuyết vốn lạnh buốt mà sữa mẹ thì ấm áp ». Người mẹ lại ví nó trắng như lông hạc, thì đứa con lại cãi : « Lông hạc mềm mại và có thể nắm được ở trong tay, thế sao con thấy sữa mẹ loãng như nước mà không thể cầm được trong tay ! ». Ấy vì đứa trẻ đẻ ra đã mù, thì dẫu người mẹ có nói đến thế nào, đứa trẻ cũng vẫn không hiểu. Ấy chúng-sinh vì thành-kiến di truyền từ vô-thủy, kết thành vô-minh, chỉ hiểu được những cái mắt thấy tai nghe, chứ không hiểu được những cái bí-ẩn trong Vũ-trụ, cho nên tuy vẫn sinh sống trong cõi Tâm mà vẫn không hiểu Tâm là gì. Phật bảo Tâm khó hiểu như thế ; vậy nay chúng tôi xin cố gắng y vào lời Phật dạy mà giải chữ Tâm theo những nghĩa huyền-vi, chứ không theo bạch-văn không được rõ nghĩa, cốt để giúp được phần nào cho các bạn mới học Phật. Mục-đích của chúng tôi viết quyển sách nhỏ mọn này chỉ có thế thôi, xin các bậc cao-minh biết cho.

    Hà-Nội, tháng Mười, năm C.D.
    (tháng 11, năm 1950 Dương-lịch)
    THANH-HƯƠNG
     
    zoomvietnam, Lhavn15, cfcbk and 2 others like this.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này