Phật Giáo ĐỨC PHẬT DẠY TU THANH TỊNH THIỀN

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi Thanh Tinh Thien, 14/8/19.

Moderators: mopie
  1. Thái tử Tất Đạt Đa, khi lớn lên Ngài có 4 thắc mắc như sau:

    1. Con người từ đâu đến thế giới này?

    2. Con người đến thế giới này để bị Sinh – Già – Bệnh – Chết

    3. Khi còn sống nơi thế giới này, tranh giành, hơn thua, chém giết nhau, sau cùng rồi cũng lìa bỏ tất cả

    4. Sau khi chết sẽ đi về đâu?

    Bốn thắc mắc trên, Ngài đem hỏi tất cả những vị học thức cao trong triều nhưng không ai giải đáp được nên Ngài có trình với vua cha cho Ngài ra ngoài hoàng cung để hỏi cho ra lẻ. Nếu ra ngoài hoàng cung, hỏi những người thông minh, không ai trả lời được thì Ngài sẽ tự đi tìm cho ra 4 thắc mắc trên.

    Vì thái tử có lòng cương quyết như vậy nên buộc vua cha phải cho mời những vị có danh tiếng vào hoàng cung để cho Thái tử hỏi.

    Hiện trong nước Ca Tỳ La Vệ có rất nhiều đạo. Hội đạo có nhiều người theo học và tu nhất là của ông giáo sỹ Uất Đà Lam Phất, đang có trên 5000 người. Ông được mọi người tôn là “Pháp vương” tức vua Pháp.

    Ông đã nhiều lần tuyên bố: Ta tu chứng được Thiền Phi Phi tưởng, giải thích được tất cả thắc mắc của bất cứ ai hỏi. Vì lời tuyên bố quá mạnh như vậy nên đức vua Tịnh Phạn muốn kiểm chứng xem có đúng như vậy không hay ông giáo sỹ này tưởng tượng ra để lừa người khờ khạo. Vì vậy, đức vua cho mời ông giáo sỹ vào cung để cho thái tử Tất Đạt Đa hỏi.

    Nói về tài đức của vua Tịnh Phạn là một vị vua có học thức cao, kiến thức hơn người. Khi ông giáo sỹ đến hoàng cung, vua có nói cho ông biết về luật lệ và lễ nghi trong triều.

    Đức vua nói ông giáo sỹ rằng: trong triều đình luật có quy định rõ ràng như sau:

    Trong hoàng cung, vua là bậc Quân vương, bất cứ ai đến hoàng triều đều phải ra mắt và làm lễ trước vua. Còn trong hội đạo có trên 1000 người theo học thì lãnh đạo hội đạo đó được gọi là “Pháp vương”. Như vậy, hôm nay giáo sỹ đến hoàng cung, giáo sỹ phải làm lễ ra mắt Trẫm. Trẫm cũng lưu ý Pháp vương rằng:

    Trước mặt Quân vương, những câu hỏi nào Pháp vương biết thì tâu là biết; còn không biết hay tưởng tượng ra tâu là biết, sau đó trả lời không được hoặc sai thì bị phạm vào tội “Phạm Thượng Khi Quân”. Vậy, Pháp vương có nghe rõ lời Trẫm nói không?

    Pháp vương Uất Đầu Lam Phất tâu rằng: thần đã hiểu rõ.

    Đức vua Tịnh Phạn nói:

    Nếu Pháp vương đã nghe rõ, vậy Pháp vương có đồng ý trả lời những câu hỏi của thái tử Tất Đạt Đa không?

    Pháp vương tâu thần chấp nhận những câu hỏi của thái tử.

    Đức vua nói: vậy các khanh hãy mời Pháp vương sanh phòng Nghi Lễ để Pháp vương hành lễ với Trẫm đúng theo quy định.

    Đức vua ngồi trên ghế rồng, giáo sỹ quỳ dưới và hành lễ với đức vua.

    Khi hành lễ xong, giáo sỹ được mời sang phòng kế bên ngồi trên ghế cao, Đức vua ngồi kế bên.

    Dảy bên phải là hàng quan văn ngồi phía trước, ngồi phía sau là các vị nữ trong hoàng tộc

    Dảy bên trái là hàng quan võ ngồi phía trước, ngồi phía sau là các vị nam trong hoàng tộc

    Lễ nghi được sắp đặt xong, thái tử được mời ra để hỏi những điều mà mình thắc mắc.

    Trước tiên, thái tử hỏi thăm sức khỏe vua cha, Pháp vương, các quan đại thần và những vị cao niên trong hoàng tộc.

    Thái tử nhìn Pháp vương và nói: Thưa Pháp vương, những điều Ngài trình nơi đại sảnh này có vua và nhiều vị quan trong triều chứng kiến, cũng như các vị cao niên trong hoàng tộc. Những lời của Ngài phải chân thật, rõ ràng, không được dối trá hay tưởng tượng ra nói. Nếu Pháp vương nhận trả lời những thắc mắc của tôi, thật sự Ngài biết thì trả lời, còn không được xin Pháp vương tự động rút lui, tôi trình với phụ vương là Ngài đến chào đức vua và thăm triều đình thôi, bỏ qua những câu hỏi của tôi.

    Pháp vương Uất Đầu Lam Phất, tự cho mình là một vị Pháp vương có đại danh, dưới trướng có mấy ngàn người. Chẳng lẽ, một thái tử còn nhỏ tuổi, tối ngày ở trong cung, chưa từng đi ra ngoài học hỏi, mà có những câu hỏi cao sâu ư nên Pháp vương nói với thái tử:

    Thưa tái tử, tôi là môt Pháp vương đã tu hành chứng được Thiền Phi Phi tưởng, có nghĩa là tôi thấy và biết được mấy chục cõi trời, chẳng lẽ mấy câu hỏi của thái tử tôi không trả lời được sao?

    Thài tử nói với Pháp vương: một lần nữa, tôi xin nhắc lại, nếu Ngài nhận trả lời câu hỏi của tôi, cũng có nghĩa Ngài chấp nhận “lên cầu bước qua sông”. Khi qua sông, tức khắc ván cầu bị rút ngay, có nghĩa là luật hỏi đáp phải nằm trong khuôn phép của triều đình mà tôi đã nói với Ngài.

    Pháp vương nghiêm chỉnh khẳng định chấp nhận những câu hỏi của thái tử.

    Thái tử Tất Đạt Đa hỏi:

    Xin hỏi Ngài, trái đất này do đâu mà có?

    Giáo sỹ trả lời do Thượng đế làm ra

    Thái tử hỏi tiếp: Thượng đế có công bằng chăng?

    Giáo sỹ trả lời: rất công bằng

    Thái tử lại hỏi: vậy cái gì mang thân con người đi?

    Giáo sỹ trả lời: là Linh hồn

    Một loạt ba câu đối đáp hết sức thú vị, với sự chứng kiến của đức vua, các vị quan trong triều và những người trong hoàng tộc. Ai cũng cho đây là những câu đối đáp chưa nghe ai hỏi và đáp như vậy. Thái tử nương theo ba câu hỏi và đáp trên, thái tử liền nói một loạt như sau:

    Nếu Ngài bảo trái đất do Thượng đế làm ra:

    Vậy, ai sanh ra Thượng đế?

    Thượng đế lấy vật tư từ đâu để làm?

    Thượng đế đứng chỗ nào để làm?

    Thái tử nói tiếp:

    Nếu nói Thượng đế công bằng, tại sao:

    Trên thế gian này người quá giàu, người quá nghèo?

    Người quá khôn, người quá dại?

    Nếu nói con người có Linh hồn:

    Linh có nghĩa khôn lanh và sáng suốt

    Hồn có nghĩa một thực thể tồn tại không bao giờ mất?

    Nhưng tại sao con người:

    Mới sanh ra không biết gì?

    Kẻ thì khôn, người thì dại?

    Người lanh, kẻ đần?

    Người đen, kẻ trắng?

    ….

    Xin Ngài, vì vua cha, vì tôi và các vị có mặt ở đây, mỗi thứ xin Ngài giải thích rành mạch và thuận lý.

    Ngài đừng tưởng tượng ra để nói là phải mang tội “phạm thượng khi quân”.

    Vừa nghe những lời của thái tử, Pháp vương bỗng mặt tái xanh, run sợ, không thể nào giải thích thuận lý được nên đành cúi đầu lặng thinh, không dám nhìn ai.

    Vì sao vậy?

    Vì Pháp vương Uất Đầu Lam Phất chỉ là ông thầy dùng cái đầu phàm phu của mình suy nghĩ ra để nói cho những người ngu khờ nghe, chứ thật ra ông không tu chứng được cái gì cả.

    Vì sao ông tưởng tượng như vậy?

    Vì ông thấy và biết những người xung quanh là những người ngu khờ, nghe ông nói gì cũng tin, không dám đem cái đầu khôn ngoan ra xem xét coi đúng hay không đúng. Vì biết chỗ chánh yếu này nên ông mới dám tuyên bố mạnh như vậy. ông tưởng rằng thái tử cũng như bao người khác, còn nhỏ tuổi thì làm gì biết được những lời lừa bịp của ông ta. Ông không ngờ, thái tử là người có bộ óc siêu việt nên những lời ông bịa ra bị thái tử khám phá. Nếu ông biết được sự khôn ngoan của thái tử thì ông đã không dám đến hoàng cung.

    Đúc vua Tịnh Phạn thấy ông giáo sỹ ngồi yên và run sợ, không trả lời được những câu hỏi của thái tử nên vua nói với giáo sỹ. Trẫm đã nói trước với ông rồi, thái tử cũng đã nói với ông lần thứ hai. Ông khẳng định trả lời được, nay ông run sợ có ích gì, để không mất sĩ diện của ông, Trẫm tha tội chết “phạm thượng khi quân” nhưng có một điều kiện:

    Đạo nào cũng có mục đích riêng của đạo đó cả như người muốn kiếp sau hưởng phước thì kiếp này phải bố thí để tích phước về sau. Trên đời này không có ông thần hay bà thánh nào ban phước cho mình cả.

    Ông bịa ra những chuyện linh thiêng, tu chứng được cái này, cái kia để làm gì? Mục đích của ông là để lấy tiền của những người khờ dại. Khi hết kiếp này, ông phải đầu thai để trả nợ cho những người ông đã lừa gạt họ, còn điều kiện Trẫm tha tôi cho ông. Ông phải thành thật ăn năn, hối cải trước mọi người. Trẫm sẽ đề cử ông quan phụ trách văn hóa Thiện Trường Khánh, đứng ra chủ tọa buổi lễ, ông phải ăn năn với những lời lẽ như sau:

    Kính thưa đại chúng, tôi là giáo sỹ Uất Đầu Lam Phất, trước đây tôi bịa ra là mình tu chứng được “thiền phi phi tưởng”. Mục đích của tôi là để lừa những người khờ dại đến cúng tiền cho tôi xài mà không phải đi lao động. Những lời nói không thật của tôi nay đã bị thái tử Tất Đạt Đa phát hiện ra nên tôi bị phạm vào tội “phạm thượng khi quân”, đáng ra phải bị “Tru di tam tộc”. Đức vua là vị vua nhân từ nên tha tội cho tôi. Hôm nay, tại giảng đường này, có sự chứng kiến của quan văn hóa Thiện Trường Khánh. Tôi xin chân thành xin lỗi đại chúng, xin quý vị bỏ qua cho tôi.

    Ông giáo sỹ nghe đức vua ra điều kiện như vậy để tha tội chết, ông liền sụp xuống lạy 3 lạy rồi trình nói:

    Dạ, thần xin vâng lời và lạy tạ đức vua.

    Ông vừa nói và khóc trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Giáo sỹ được đức vua tha tội, ông lạy tạ đức vua lần thứ hai và cúi đầu chào thái tử, các vị quan trong triều và những người có mặt, lầm lủi rời đi không ai dám nhìn ai.

    Hai ngày sau, buổi lễ tạ tội của ông giáo sỹ được tổ chức. Sau khi xin lỗi đại chúng, ông giáo sỹ đi vào rừng sâu, từ đó không ai còn thấy ông nữa.

    Riêng phần thái tử Tất Đạt Đa, đức vua biết không thể giữ chân thái tử nữa nên nhà vua cho phép thái tử ra khỏi hoàng cung để tìm câu trả lời cho 4 thắc mắc của chính thái tử.

    Đọc sách Ebook - PDF: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Link dự phòng: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/21
    Thương yêu thích bài này.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này