Giai thoại văn học Việt nam - NXB Văn học 2000

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    04-12-2008, 11:23 AM
    #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tham gia ngày: Sep 2008
    Bài gởi: 236
    Xin cảm ơn: 163
    Được cảm ơn 3,627 lần trong 181 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Giai thoại văn học Việt nam - NXB Văn học 2000
    GIAI THOẠI VĂN HỌC

    Giai thoại văn học là những giai thoại nói riêng về các nhà văn, nhà thơ, những nhân vật có tên tuổi trong xã hội hoặc đông đảo những người yêu thích thơ văn và sáng tác thơ văn nói chung. Như vậy giai thoại văn học là một loại văn chương vừa có tính chất bác học, lại vừa có tính chất truyền miệng mang trong cốt cách của nó nhiều nét dân tộc độc đáo đầy sức hấp dẫn.
    Năm 1965, Nhà xuất bản Văn học đã cho ra mắt bạn đọc trên miền Bắc cuốn “Giai thoại văn học Việt nam” do Hoàng Ngọc Phách - Kiều Thu Hoạch biên soạn và Trần Thanh Mai giới thiệu. Sách in lần đầu với số lượng 3.600 cuốn, ra đời chưa được bao lâu, đã có những ý kiến trong và ngoài nước đề cập đến việc cho nó được tái bản. Ngày nay để đáp ứng lòng mong mỏi ấy, Nhà xuất bản lần này cho tái bản cuốn “Giai thoại văn học Việt nam” với mục đích cung cấp cho các bạn một tài liệu văn học gọn nhẹ, xúc tích, bao gồm những giai thoại chọn lọc bổ ích và hấp dẫn. Cũng với mục đích trên, ngoài việc lược đi một số giai thoại, chúng tôi chủ trương không in lại phần giới thiệu đầu sách và phần sách báo tham khảo.<

    NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
    Xin giới thiệu với các bạn cuốn sách rất thú vị này.

    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]

    thay đổi nội dung bởi: quantam, 08-05-2011 lúc 08:05 PM


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2008
    Bài gởi: 45
    Xin cảm ơn: 132
    Được cảm ơn 1,188 lần trong 32 bài

    Phần thêm - mới cập nhật (ducdung005235):
    Trích:
    Rìu rịt năm căn xét phận mình,
    Khoan nhân đất nước rộng thinh thinh.
    Đã cam cui cút miền thôn dã
    Đâu dám chàng màng đám lợi danh!
    Ông chỉ dọc ngang cùng nước biếc
    Cái ve nghiêng ngả với trời xanh.
    Đắn đo cho biết mùi trong đục
    Mới gọi rằng tay mực thước sành.

    ...Cá nhân tôi chỉ biết vài món như: rìu, khoan, đục, thước. Còn ngoài ra, không biết những món kia là gì. Có bạn nào hay chăng?

    Cui = dùi cui, làm bằng gỗ. Tục ngữ: cui đánh đục, đục đánh săng (săng = gỗ). Ở đây cui cút (tiếng Huế) = côi cút.
    Chàng một loại đục, nhưng lưỡi rộng hơn – thường khoảng 5, 6 cm (đục, ve: 1 – 2cm, bạt: 3 – 4cm)
    chỉ ống chỉ để nảy mực.
    ve một loại đục. (đừng nhầm con ve của thợ sắt)

    Ngoài ra, cũng xin lưu ý:
    Câu 8 nhắc đến hai dụng cụ thợ mộc: mực và thước.
    Câu 1: năm căn = năm canh? (lỗi chính tả?)

    oOo

    Trích:

    Song the mơ ước bấy lâu xa
    Khế thoát duyên nay cũng mặn mà
    Trông thấy của chua tình quấn quýt
    Ngẫm nghe lời ngọt bước cầm cà
    Chát lòng vội vả sao cho đáng
    Đắng chuyện dây dưa chút gọi là
    Lạc dạ chưa cam đường cội rễ
    Vườn hồng cay nỗi khách lân la.
    Ngoài tên những loại trái cây đó, ông còn nhắc đến những chất vị như: mặn, chát, đắng, ngọt, cay.

    8 câu, mỗi câu đều nhắc đến tên một loại trái và một vị – chú ý vị có thể không tương ứng với trái được nhắc đến trong cùng câu. Có một chổ phải đọc theo giọng Huế mới thấy được:
    The – mơ, khế - mặn, chua – quýt, ngọt – cà, chát – vả, đắng dưa, lạc = lạt – cam, hồng – cay.

    Nói chung thì loại thơ chơi chữ này bị gò bó từ dùng nên thường ý tứ gượng gạo. Còn có loại thợ thuận nghịch độc nữa, nghe mới ghê.

    oOo

    Giai thoại “Bị trói vẫn làm thơ” cũng có mấy điều đáng nói:
    Trích:

    có thuyết lại nói Phạm Thị là một bà góa chồng đến làm thuê ở chùa Cổ Pháp, người trụ trì chùa ấy là sư Lý Khánh Văn “đi lại” với bà, đến khi bà thụ thai thì đuổi bà đi nơi khác.

    Khi Uẩn đã hơi lớn, Lý Khánh Văn thấy để ở chùa mình không tiện, bèn gửi sang chùa Tiêu Sơn nhờ sư Vạn Hạnh dạy bảo. Vạn Hạnh là em ruột Khánh Văn

    1. Một người đàn bà góa nông dân đến chùa chỉ có thể làm các việc lặt vặt: quét sân, nấu ăn, nhổ cỏ … Với những công việc loại này thường chùa không thuê. Chỉ có người tự nguyện đến làm công quả .. giúp việc chùa để được phước. Tôi e từ thuê dùng ở đây không chính xác chăng?
    Sách xb lần đầu năm 1965, trong bối cảnh VN lúc đó từ thuê với từ công quả có lẽ gây những hiệu ứng rất khác nhau.
    2. Sư Vạn Hạnh là em ruột sư Khánh Văn? Thông tin lạ. Đọc tiểu sử sư Vạn Hạnh không thấy nhắc đến điều này. Chỉ nói là bạn bè. Nếu họ là anh em ruột thì kinh quá: nghe như có sự xuất hiện của một bè lũ tội phạm bao che cho nhau!
    3. Theo giai thoại này thì tác giả bào thai là sư Khánh Văn. Theo GS Trần Quốc Vượng thì đó là sư Vạn Hạnh (xem Trong Cõi). Trong một bài viết trên tạp chí Thế Giới Mới (Số ra khoảng năm 2000) một tác giả khác cũng cho là sư Vạn Hạnh, không biết từ nguồn mới hơn hay là lấy lại từ Trong Cõi.

    Dầu là ai thì cách đối xử với bà mẹ là quá tàn nhẫn, với người tu hành càng tội lỗi hơn.
    Có điều không hiểu tại sao dân chúng khi phát hiện ra (đặt vè chửi “nhẹ nhàng”) lại không những dung dưỡng mà còn tôn kính một nhà sư biến chất như thế? Nếu bị bưng bít không biết thì còn có lý, đã biết mà còn tôn kính thì rất trái lẽ thường. Lẽ thường là trước cường quyền người dân có thể sợ sệt cúi đầu khuất phục, nhưng trong lòng chắc chắn không thể có sự tôn kính nếu quả họ biết có sự lừa dối đạo đúc giả. Sự tôn kính hai sư, nhất là sư Vạn Hạnh từ thủa sinh tiền đến sau khi hóa gần ngàn năm nay có lẽ chẵng còn phải nghi ngờ.

    Giai thoại thực chất chỉ là chuyện buôn dưa lê của các cụ khi trà dư tửu hậu, mười phần không biết được mấy phần sự thật; đọc xong cười một tiếng là xong. Riêng giai thoại này liên quan đến mấy nhân vật lịch sử đọc xong cười không nổi, nên cũng xin có mấy lời bàn ..

    Cảm ơn bạn đã up lên cuốn sách đọc cũng gần qua được một đêm.

    thay đổi nội dung bởi: noikhongduoc, 11-03-2009 lúc 11:23 PM Lý do: thêm một câu gõ sót



    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tham gia ngày: Sep 2008
    Bài gởi: 236
    Xin cảm ơn: 163
    Được cảm ơn 3,627 lần trong 181 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    @noikhongduoc: Cám ơn bạn đã đọc và nhận xét rất kỹ, nói thực cuốn này nguyên là bản PDF mình kiếm được, rồi convert sang word để làm Ebook. Đây là cuốn Ebook thứ 3 của mình nên còn thiếu kinh nghiệm, vì mình thực sự tham gia vào TVE từ ngày 1-12-08, (ví dụ phần chú thích chưa được chuyên nghiệp lắm), nếu có thời gian mình sẽ làm lại và cập nhật những ý kiến của bạn.
    __________________
    To the perfect!
     
    votanhau, syvn7154 and chis like this.
  2. duclh

    duclh Lớp 2

    nhân đang đọc cụ Hãn, lên mạng tìm thấy ông Nguyễn Khôi nào lôi Kiều Thu Hoạch ra mạt sát cụ, tìm tên cụ Hoạch ra cuốn này, làm lại chú thích, tải lên đọc chơi. Cũng chỉ là gom, nhặt các sách mà thành cuốn này, có những chuyện đã thấy xuất hiện rất nhiều ở các sách khác nhau: trạng Quỳnh, bảng Đôn,...
     

    Các file đính kèm:

    DHR34, Moew Meow, luuhuan and 5 others like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này