Thảo luận Học Phật

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tauvequehuong, 29/12/16.

Moderators: amylee
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cần gì tới google dữ dậy? :D mình chỉ muốn biết trong đoạn bạn đã viết có nhắc tới mấy tôn giáo thôi, thấy sơ sơ có phật, có chúa, có đạo rồi.. :)

    Gởi từ điện thoại của tui bằng cách sử dụng tapatalk
     
    moreshare thích bài này.
  2. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Chụm lại bạn kể ra cũng đủ rồi mà, trong đó có Đạo vật lý nữa đó =)))

    Mình cũng muốn biết hiện giờ có bao nhiêu tôn giáo nên search để update thông tin thử. :)

    Thích nhất ông Phật với Lão,Trang =))
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/17
  3. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Đúng như vậy, tông phái chỉ xuất hiện sau khi đức Phật nhập diệt. Sự xuất hiện này có thể nhìn nhận rằng đạo Phật biến chuyển để hòa hợp với căn cơ của chúng sinh. Như ngày xưa tùy nhân quả nghiệp báo của mỗi người mà đức Phật có cách hóa độ khác nhau, thì hiện nay cũng thế thôi. Người nào thiện căn nổi trội thì dễ dàng tọa thiền mà tâm thức không bị khảo đảo. Người nào có duyên với vô hình thì sớm hiển lộ một ít phép thần thông khi trì chú mật tông. Tuy nhiên, tất thảy chúng sinh chẳng có ai dám nói không từng tạo ác nghiệp, cho nên vẫn phải sám hối theo nghi quỹ tịnh độ tông trước để nương nhờ Phật lực, sau để dần dần tự tiêu trừ ác nghiệp rồi mới tiến sâu hơn trên con đường giải thoát.

    Nói những điều này để thấy tuy có sự phân chia về mặt hình thức, song những ai thực tu và có một chút trí huệ sẽ nhận ra rằng trên đường tu hoàn toàn không có sự phân chia tông phái nào cả.

    Tông phái hay pháp tu chỉ là phương tiện, người tu tùy duyên mà uyển chuyển vận dụng, tất cả chỉ để về đến đích giải thoát.

    Còn những ai đang tu mà còn thấy tông phái này hay hơn tông phái kia, pháp này nhanh thành tựu hơn pháp kia, rồi mải mê với cái phương tiện đó mà không chịu bước đi thì dù bờ giải thoát có cách một bước chân cũng không bao giờ bước đến được.
     
    Đoàn Trọng and moreshare like this.
  4. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Đúng, mọi phương tiện đều chỉ là tạm thời để con người tiến bước tu tập, còn thấy an ổn mà xem chiếc bè như cứu cánh ôm mãi thì thành ra chấp mê bất ngộ.

    Ai không tin tâm linh thì cũng dễ thôi mà, cứ mở luân xa mà nhìn thấy những gì không thể nhìn bằng mắt, chỉ sợ mở rồi hối hận không kịp thôi.(Đạo Phật không khuyến khích mở mấy cái này nha, mình chỉ nêu ra 1 cách để tham khảo cho ai cần thôi.) Đó cũng là 1 cách để tự thân chứng minh điều gì có thật điều gì không. Bản thân họ thật sự muốn biết thì sẽ hành động thiết thực để biết. Chỉ sợ cố tình không muốn biết và chống đối chỉ vì ghét. :)))
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/17
  5. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Kinh Phật chủ yếu dạy phương pháp tu, nhưng khi tiếp xúc với công chúng, cứ nói tu tu, giải thoát thì mấy ai nghe, đa phần ai cũng bận rộn hết mà, nên phải nói điều gì đó trong kinh có liên quan đến lợi lạc cho cuộc sống ở đời của họ, làm phương tiện dẫn vào đạo để đi đến những điều trọng tâm trong giáo lý, như xe hưu xe dê xe trâu trong kinh Pháp Hoa vậy, nhưng họ thì lại thấy hài lòng với cái bên ngoài ấy, thấy ferrari thấy lamborghini rồi thì dừng lại, cho rằng biết đạo như vậy đã đủ, thật đáng tiếc. Nhìn thấy ngón tay lại nghĩ đã thấy mặt trăng. Đó cũng là lý do vì sao có nhiều người nói sao đạo này lúc thì nói vầy, lúc thì nói khác, hết loét bao tử rồi mà chuyển qua đau đầu thì thuốc cũng phải chuyển qua thuốc đau đầu, chứ không lẽ lấy thuốc loét bao tử uống cho hết đau đầu. =)))

    Ở đây có quyển sách hay,
    Ai có lòng thành nên xem ngay.
    Vô thường nhanh lắm nào ai biết,
    Chớ để vô tâm bước hững hờ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (Tự dưng nhớ đến truyện phong thần có đoạn Tỉ Can hỏi: " Cải vô tâm thì vẫn sống được , vậy người có thể vô tâm có thể sống được không?" :) )
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/17
  6. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Trò chuyện cùng moreshare thật thú vị, ở hai chỗ: 1- bạn có những dẫn giải rất gần gũi dễ hiểu; 2- bạn đọc nhiều hiểu rộng, nghe bạn trao đổi thật mở mang kiến thức, đặc biệt nghe bạn nói về Phật pháp, dễ chịu như dòng nước mát lành vậy :D

    Bạn nhắc đến câu nói của Tỉ Can, mà mình chưa có rõ lắm, chắc phải chạy đi mua mấy cái bánh đem qua nhà để moreshare kể tiếp vậy :Rotmat3::Rotmat3::Rotmat3:
     
    Đoàn Trọng and moreshare like this.
  7. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Mến gởi bạn @tiendungtmv

    Mình đọc bài của bạn từ lúc bạn gởi lên rồi, nhưng bận quá chưa kịp hồi đáp được. Với bàn sâu về Phật pháp thì cẩn ngôn chứ không dám tùy tiện, thành thử bây giờ mới hồi cho bạn :D

    Nói về những hành động và phát ngôn của một vài nhà sư, mình nêu ra ở bài trước để cảnh báo Phật tử chứ không có ý gây ác cảm cho mọi người về đạo Phật. Riêng bản thân mình thì ngày trước cũng chấp lắm, cứ nói các nhà sư thế này thế nọ. Nhưng thật may mắn khi mình đã xóa bỏ được cái tật xấu đó lâu rồi :D

    Nếu bây giờ nói tiếp chuyện chia rẽ tông phái thì e là không phù hợp ở đây, chuyện này cũng không hay ho thú vị gì và dễ đụng chạm nữa.

    Thôi thì bây giờ chúng ta chia sẻ về quá trình tu tập đi nhỉ :D Không biết bạn tiendungtmv hiện đang tu tập thế nào, bạn chia sẻ một chút để mình và mọi người được học hỏi nhen :D
     
    Đoàn Trọng and tiendungtmv like this.
  8. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Chào bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,

    Theo mình Phật pháp chỉ có một, đó là chỉ ra con đường giải thoát. Còn tu tập theo cách nào tuỳ thuộc vào căn cơ từng người, căn cơ cao thì dùng đốn ngộ, căn cơ thấp thì tiệm ngộ, không có một giải pháp cho tất cả. Để đơn giản mình lấy ví dụ như giải một bài toán, bạn có thể giải bằng nhiều cách miễn sao đạt kết quả đúng. Cũng vậy, miễn bạn thoát khỏi Tham, Sân, Si thì cách tu nào mà chẳng được, sao phải kiến chấp cách nào hơn.

    Mình chỉ đọc sách (ví dụ, Pháp bảo đàn kinh của lục tổ Huệ năng, Phật học tinh hoa của Nguyễn Duy Cần, bát nhã tâm kinh…) và thỉnh thoảng nghe trên youtube, cái nào phù hợp với mình thì theo. Mình thấy có rất nhiều bài giảng không phù hợp với tinh thần Phật giáo nên cần biết chọn lựa. Cố gắng đem thiền định vào trong cuộc sống của chính mình, tuân theo Ngũ giới (đang trong quá trình chứ chưa thực sự dứt được)… Ngoài ra mỗi ngày mình ngồi thiền từ 20-30 phút, cũng chỉ theo hướng dẫn từ Youtube. Tốt hơn hết là có một thầy hướng dẫn, người đó có thể là nhà sư hoặc người am tường về Phật học, tuy nhiên hiện tại chưa có điều kiện thì tạm chấp nhận như vậy đã.

    Diễn đàn không tránh khỏi những lời bình của một số bạn chưa học văn hoá tranh luận, có thể bạn không đồng ý nhưng lời lẽ bao giờ cũng phải nghiêm túc, tôn trọng. Mình thích phong cách trao đổi của bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chắc ngoài đời bạn là con người hiểu biết, cư xử điềm đạm.
     
  9. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Bài học vỡ lòng hầu như ai cũng học qua, như bạn vừa nói trên đây. Nhưng về lâu về dài, người tu khi có được một chút thành tựu thì dễ bị mê lạc vào thành tựu đó, tự cho đó là tối thắng và bám víu vào đó không chịu tu tập tiếp. Hoặc cũng có thể bị ma đưa lối quỷ dẫn đường cho tâm thức ngu muội, quên đi bài học ấy mà tự ca tụng bản thân là pháp tu của tôi thù thắng nhất, các pháp tu khác đều kém hơn, khó thành tựu hơn.

    Ví dụ về mật tông, hành giả nhất tâm trì chú, miên mật trì chú, kiên giữ giới hạnh thì một thời gian có được một ít thần thông như thấy biết trước một số việc của người khác. Đó là do điển lực của chư vị vô hình, thị hiện cho hành giả với mục đích khuyến tu hoặc nhân duyên giúp hành giả độ trì chúng sinh. Ban đầu hành giả lấy làm vui mừng lắm, ai cũng trải qua giai đoạn vui mừng này. Vì sao? Vì thấy mình tu có tiến bộ. Nhưng cái vui mừng này không biết dừng đúng lúc lập tức sinh ra nhiều chướng ngại. Có hành giả vì thấy mình có khả năng xem trước việc, nên hay đi bói đi phán cho chúng sinh. Rồi được chúng sinh ca ngợi, sinh lòng đắc ý, mê chấp vào thần thông. Rồi mải mê đến độ quên mất mục đích của trì chú nói riêng và tu tập nói chung là tìm về nẻo giải thoát. Tham đắm vào thần thông, sai lạc con đường tu tập, lẽ dĩ nhiên chư vị vô hình chẳng tá điển vào hành giả nữa để mà làm sai làm quấy ảnh hưởng chúng sinh. Lúc này lập tức ma vương nhảy vào cũng tự nhận là thần này thánh nọ, cũng có điển lực mạnh mẽ lắm nhưng tất thảy đều là giả dối để dụ dỗ hành giả, làm cho hành giả ngày càng lún sâu vào con đường tội lỗi. Tất yếu địa ngục càng ngày càng mở rộng cửa đón chờ vậy.

    Hay nói về thiền, (pháp môn này mình chưa thực chứng, chỉ nghe truyền đạt lại), lắng tâm sâu thì hiện bày ra nhiều cảnh giới. Mà cảnh giới gớm ghiếc thì không lo lắng, vì lúc này hành giả tự sẽ điều tâm thoát ra khỏi đó. Nhưng cái lo hơn là những cảnh giới mỹ miều hoa lệ, cái thuận khảo này đánh mạnh vào tâm hành giả. Bởi vì nó đẹp quá, tĩnh tịch quá, mê chứ sao. Mê rồi cứ mong tới đó ở đó, đắm chìm vào đó, coi đó là niết bàn, là cảnh giới giải thoát? Mà không nhớ nghĩ rằng ma vương cũng vẽ ra được cảnh đó vậy, hay tự nội tâm của hành giả còn sót lại những dục niệm thì tự nó cũng vẽ ra được vậy thôi. Thiền để tĩnh tâm, để thấy tâm còn bụi chỗ nào mà quét, để nhận chân bản lai diện mục, chứ thiền đâu phải để đi tìm cảnh giới đẹp?

    Vậy mới nói, càng tu lâu, càng có thành tựu, càng không được quên bài học đầu tiên ấy. Nếu không, đường tu ắt gặp chướng ngại, ngày về niết bàn càng thêm mờ mịt.


    Bạn đọc sách nhiều hơn mình rồi :D Mình như tên nick vậy, nên nói về sách hay kinh điển thì mình.. bó tay :D

    Trên Youtube hiện nay có nhiều giảng sư, pháp sư, với nhiều định hướng tu tập khác nhau. Đó vừa tốt mà cũng vừa không tốt, cần có sự quán xét kỹ càng khi tham khảo những video ấy :D Mà làm sao để quán xét kỹ được? Theo kinh nghiệm của bản thân mình, đó là tự trang bị nền tảng nhân quả, nền tảng từ bi hỷ xả, loại trừ tham sân si. Sau đó tự sẽ nhìn rõ đâu là cái nên xem, đâu là cái không đáng xem :D

    Về việc có minh sư hay đạo tràng đồng tu là điều rất cần. Mình ngày xưa cũng chỉ tu tập có một mình (tu tập trực tiếp với chư vị vô hình, là minh sư). Nhưng nhận thấy tu tập như vậy như con dao hai lưỡi, chư vị cũng hết lòng dặn dò mình như vậy và khuyên mình tìm đạo tràng đồng tu để có hướng dẫn từ hữu hình, thì an toàn hơn. Mình cũng ngày đêm tu tập và chờ đợi nhân duyên. Và tính đến hiện nay (hơn 1 năm), mình đã có các sư huynh sư tỉ hướng dẫn tu tập, và cũng có gặp rất rất nhiều mối nhân duyên các đạo tràng tu tập khác. Tình cảnh hiện tại của mình, từ chỗ không biết tìm ai, thì bây giờ không biết có thời gian để gặp gỡ trao đổi Phật pháp, để tham gia cùng đạo tràng hay không :D :D :D

    Nói ra điều ấy để bạn yên tâm, hãy bộc lộ tâm tư với mười phương chư Phật, và tinh tấn tu tập như lâu nay, rồi sẽ sớm ngày nhân duyên xoay chuyển cho bạn tìm gặp được minh sư hay đạo tràng tu tập phù hợp, giúp bạn vững bước trên đường giải thoát :)

    Riêng về tu thiền thì càng cẩn trọng hơn trong quá trình tu tập nhé :D Cái này bạn trao đổi với @moreshare, bạn ấy rành đấy :D

    Cảm ơn bạn đã có lời khen, mình rất thích và luôn sẵn lòng để trao đổi về Phật pháp :rolleyes::rolleyes::rolleyes:

    Để ý thời gian trả lời bài viết của bạn, đoán bạn đang không ở Việt Nam? o_Oo_Oo_O
     
    Đoàn Trọng and moreshare like this.
  10. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Úi chài, xem ra quan điểm về Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật giáo của mình khác các bạn quá.
    Các bạn thảo luận nhé, đợt này mình đang bận, một thời gian nữa mình rảnh sẽ đả phá quan điểm của mấy bạn (nói đả phá cho hổ báo, không có ý gì đâu, thảo luận vui vẻ nhé) hi hi hi...
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  11. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Lười Đọc Sách thích bài này.
  12. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Như trái sầu riêng người nói hôi người nói thơm, ngon.Thôi thì ai ăn được thì cứ ăn, còn ngửi thấy mùi thôi đã chịu không nổi rồi, thì có trao đổi xem thực chất nó thơm hay hôi cũng không đến đâu, người ăn được vẫn ăn, người thấy nó hôi thì vẫn thấy hôi -_-
    Về chuyện học Phật, mình chỉ nói về việc học để hiểu Đạo Phật trước đã, giống như để thấy đâu là lớp da, đâu là nhân, đâu là hột vịt muối trong 1 chiếc bánh Pía vậy =))) rồi hãy phê phán nó sau. Tìm hiểu đạo Phật qua từng thời kỳ theo chiều dài lịch sử cho có cái nhìn tổng quan + tìm hiểu theo từng khái niệm là 1 cách hay, ví dụ về Duyên Khởi:

    1.Tìm các kinh nói về Duyên Khởi.
    2.Chia các kinh đó theo từng thời kỳ, bối cảnh.
    3.Đối tượng là ai?
    4.Tự rút ra quan điểm riêng.
    5.Tìm các sách, tài liệu luận bàn về Duyên khởi, xem họ giải thích như thế nào, sau đó lập lại bước 2 đến 4.

    Có thời gian thì đọc Nikaya (mà đã đến Nikaya thì chắc cũng nhập thiền luôn rồi)
    Kinh này cứ lập đi lập lại các câu trong 1 đoạn nên đọc xong ai thù dai nhớ dai là thuộc luôn. Còn các kinh đại thừa thì quá phổ biến rồi, cách tìm hiểu từng kinh cũng như phương pháp trên thôi. Có 1 kinh rất hay là Mi Tiên vấn đáp (MILINDA PANHA), quyển này cũng giải đáp rất nhiều thắc mắc từ các vấn đề rất bình dị đến chuyên sâu.

    Ai thích tranh luận, hoặc thấy điều gì "lãng nhách" trong Nhân Quả thì nên đọc qua Duy Biểu, Trung Quán Luận hoặc Luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá để hiểu Nhân Quả mà đạo Phật nói thật ra là nói về cái gì!

    Một hạt đậu khô cần thời gian và các yếu tố khác để nó mềm ra. Khi 1 trái táo trên cây bị sâu ăn làm khuyết đi 1 miếng, ta có trách cái cây đó sao không cố giữ trái táo được nguyên vẹn không? và con sâu có phải là con cháu của cái cây đó không?



    Mình có câu này muốn hỏi bác @tauvequehuong , bác nói không tin nhân quả, đạo Phật biến dạng, ông 13..., bác biết nhiều điều không hay về đạo này, thấy hay nhất ở Phật đó là bình đẳng với mọi người. Vậy hay thứ 2,3,4,5 là gì? :) Vì nếu chỉ thấy có mỗi cái đó là hay thì mắc gì phải để học Phật thay vì để theo đạo Phật hay đạo Tu Hú luôn cho xong.
    Tới khúc đó Tỉ Can lăn đùng ra, "nhập cảnh qua Đức" luôn Lười ơi.

    Mình nghĩ bạn nói chuyện vớiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link sẽ hợp hơn. Bạn Lười biết cách nói chuyện về đạo của mình nè, vì nói công khai nên mình đã lượt bỏ nhiều chi tiết "nhạy cảm" để nồi canh này "thuần 1 vị", người nghiêm túc sẽ không thích kiểu "quẫy tưng bừng" của mình trong đó đâu =))
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/2/17
  13. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Chắc đến giờ chỉ có mình là đọc trọn vẹn nội dung bài viết của moreshare thôi :D :D

    Hỏi nha, trường lớp nào hồi xưa đào tạo mà đầu óc moreshare suy nghĩ khoa học, logic như vậy, "chất" lắm đó nhen :p :p
    ---------

    Mình hồi đó giờ không có tìm hiểu nhiều về kinh điển, có thể nói là kém hiểu biết về kinh điển cũng như lịch sử Phật giáo. Vậy bây giờ đọc cuốn gì thì hợp với mình nhỉ? :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/2/17
    Đoàn Trọng and moreshare like this.
  14. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Chẳng qua chậm hiểu thêm tính đa nghi nên đọc 1 khái niệm chưa hiểu thì đào sâu để hiểu thôi mà :)))

    Lười có cao nhơn chỉ lối rồi, dụ mình múa rìu múa lửa hoài :)))
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thấy hứng thú quá, mình tải hết mấy cuốn nikaya về chuẩn bị đọc đây! Không biết đức phật, nếu là một nhà khoa học thì sao nhỉ?

    "NMO-L31"
     
    moreshare thích bài này.
  16. V•C

    V•C Lớp 3

    Hỏi khí không phải: Theo Phật dạy thì Ăn Cắp là một trong Đại Tội, vậy làm ebook có coi là Đạo Chích không?
     
  17. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Mới khen trên kia xong xuống dưới này sai liền hà, sai quá rồi đó nha!!!

    Thầy mình ẩn tu rồi :) Từ dạo đó, lâu lắm thầy mới về lận, phải là chuyện quan trọng hoặc nhân duyên lớn thầy mới về, bình thường tự bơi không hà, nên mới đi tìm cầu học hỏi đây :P :P
     
    Đoàn Trọng and moreshare like this.
  18. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Ổng sẽ từ chức và đi tu =)))
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đọc xong Nikaya thì đọc kinh Pháp Hoa, Duy Ma Cật sở thuyết kinh nhé :)
    Bạn nên tìm hiểu các giai đoạn phát triển của Phật giáo trước sẽ dễ hơn :))
    Cuốn Phật học khái luận cũng rất căn bản và ...ngắn :)

    Mình cũng sắp ẩn tu đây :))) cần 1 khoảng lặng để tổng hợp và phân tích lại hết những điều đã biết. Ẩn để mài dao, mài kéo =))) cắt mấy thứ có thể cắt được trong thời điểm này. Có ông lão tên Văn Tư Tu dạy cách học rất hay,mọi người có hỏi Google về ổng để biết thêm chi tiết.

    Tam sao thất bản thì biết tin ai, đọc thì đọc chứ chủ yếu nổ lực tự cố gắng, tự mình thấp đuốc tìm đường mà đi thôi =))) một fan cứng của Tào Tháo cho hay.
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    @moreshare : đọc xong nikaya đâu phải nhanh, vả lại phải đọc nhiều lần chớ. :D

    "NMO-L31"
     
  20. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Mình đọc xen kẻ Nikaya với các sách tổng luận khác, bạn đọc cả bộ liên tù tì được thì giỏi quá :)
    Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, dám có kẻ theo Phật bỏ cuộc chơi lắm nha :)
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này