Yêu cầu sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX - Lê Thành Khôi

Thảo luận trong 'Sách theo yêu cầu' bắt đầu bởi laithanhtuan, 9/4/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: teacher.anh
  1. mrj

    mrj Lớp 1

    Giờ public được chưa bạn ơi :D
     
  2. Diaojay

    Diaojay Mầm non

    Khỏi cần tìm cuốn này đi bạn ơi. Mình có Folow 1 số người giỏi tiếng Pháp qua fb thì họ đánh giá cuốn sách này cực kỳ tệ, chưa thèm sờ đến bản dịch mà là bản gốc hẳn noi. Gs Ngô Bảo Châu nhận xét Lê Thành Khôi văn chương tiếng Pháp như cậu học trò viết đúng ngữ pháp, chính tả, và cuốn này đc giáo sư Sử học Pháp chê là nhàm chán, thiếu cá tính.. các diễn đàn sách bên Pháp cũng đều đánh giá thấp, bạn Search fb của chị Đoàn ánh Thuận để xem mọi người nói chuyện nhé. Thật sự thất vọng, một cuốn sách trung bình Được tung hô thành Kiệt tác lịch sử để bán chạy.
     
  3. Hoàng Lão Tà

    Hoàng Lão Tà Lớp 2

    Hê hê. Thế hóa ra bấy lâu nó được tung hô thành kiệt tác lịch sử. Vậy mà mình thấy lâu nay một số người rất ca ngợi cuốn sách. :D
     
  4. wkjnguyen

    wkjnguyen Lớp 1

    Dưới đây là đoạn trích trong một bài viết của Gs Cao Huy Thuần về Gs Lê Thành Khôi. Liệu có phải là " cậu học trò viết đúng ngữ pháp, chính tả!?"

    Ví dụ câu này trong Voyage dans la culture du Viêt Nam sau khi anh tả sương mù phủ xuống mái tranh và tiếng chuông chùa nhẹ rơi trong chiều tà:

    " Ở đây, chẳng có gì gợi lên nguy nga tráng lệ, kiêu ngạo, chinh phạt hay vinh quang, tất cả dạy ta chừng mực và đơn sơ. Không có lâu đài to lớn đường bệ, không một đền đài danh tiếng nào nhắc lại cho con cháu những kỳ công của tổ tiên và sự có mặt của những vương triều chớp nhoáng. Chùa chiền và cung điện đều được xây dựng bằng gạch và gỗ mà khí hậu ẩm ướt, mặt trời, cây cỏ, và sâu mối dần dần phá hủy. Trong sự vô tư, bất cẩn đó, có một cái gì dường như một cung cách cố ý nhún nhường, một thái độ kính trọng trước cái chết, ý thức về số kiếp của con người, mà những công trình vật chất thì đi qua, mà hiển hách duy nhất nằm trong đầu óc. Ở đây, phép lạ lớn nhất là con người ..."

    Hay trong Un désir de beauté:

    Điều mà người ta không bao giờ thấy ở phương Đông là những bức tranh săn bắn đẫm máu thường thấy trong những tranh tĩnh vật của châu Âu ở thế kỷ 17 và 18. Khát vọng giết chóc để mua vui mà những bức tranh đó gợi lên chỉ gây ghê tởm nơi mà Đạo giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo không nhìn con người như là sinh vật cao hơn các loài khác, tất cả đều có thể trao đổi hình dáng trong nhiều kiếp luân hồi, tất cả đều bình đẳng trong luồng sống của vũ trụ... các con thú được vẽ với một dáng điệu trìu mến êm đềm: con hoẵng nằm gãi mũi với chân trong bức Sông Hằng trôi xuống ở Mahabalipuram(thế kỷ 7), con khỉ đang chăm con trong tranh Sosen, con hươu trong tuyết của Rosetsu, mấy chú chó con trong tranh Tetsuzan, con sóc trong Qi Bashi( Tề Bạch Thạch). Con cò trắng hiện ra giữa sương mù trong tranh Tanyu gợi lên một cảm xúc siêu hình. Con khỉ mon men vớt ánh trăng trong nước của Tsunenobu minh họa vô minh trong Phật giáo, lầm cái thấy là cái thực. Một cặp chim, một con ở trong lồng, một con ở ngoài nhìn vào với tất cả trìu mến tượng trưng cho tình nghĩa chung thủy vợ chồng. Chỉ có các con thú dữ là hung tợn, như bất cứ ở đâu : con ó là đề tài quen thuộc của tranh Nhật, con cọp là của Triều Tiên. Nhưng chẳng phải chúng nó cũng có quyền sống sao ? Đâu có phải chúng nó lựa chọn thành ó hay thành cọp ? Chỉ có con người trong Thánh kinh là tự cho mình quyền cai trị trên cá, trên chim, trên muông thú, trên cỏ, trên cây. Bởi vì đã được tạo ra theo hình ảnh Thượng đế của người ấy, con người tự cho mình quyền giết để mua vui...
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/1/16
    lichan, Diaojay and vancuong7975 like this.
  5. Diaojay

    Diaojay Mầm non

    Giáo sư Châu nói trình độ Pháp văn như cậu học trò, chứ không nói trình độ việt văn. Mình có chụp lại coment của Gs đây.
    [​IMG]

    Mình chỉ xin trích dẫn thế thôi, chứ mình không đủ trình độ để nhận xét. Có điều thị trường sách bây giờ thật giả khó phân biệt, nên tham khảo kỹ trước khi bỏ tiền. Chưa kể Lê Thành Khôi có nói nguồn gốc của người Mèo là do họ giỏi trèo cây, nghe thôi cũng thấy có gì đó vô lý rồi.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/1/16
  6. Hoàng Lão Tà

    Hoàng Lão Tà Lớp 2

    Các bạn đang trích dẫn các vị cao nhân đàm đạo. :D
     
  7. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Các bạn muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam thì nên đọc Việt Nam Sử Lược, nếu biết tiếng Anh thì đọc blog của Lê Minh Khai - một người nước ngoài nghiên cứu sử Việt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Diaojay and vancuong7975 like this.
  8. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Về tài năng của GS Ngô Bảo Châu thì không có gì phải bàn cãi rồi, nhưng từ khi ông nổi tiếng và được nước ta coi như "quốc bảo" thì ông lại hay đánh giá, nhận xét này nọ.
    Lịch sử nước ta mà người Pháp đánh giá thì chuẩn sao được. Dạo trước người Trung Quốc cũng đánh giá sách lịch sử nước ta đấy thôi.
     
  9. Hoàng Lão Tà

    Hoàng Lão Tà Lớp 2

    Vậy là người khác đánh giá không chuẩn bằng ta tự đánh giá mình là chuẩn hơn à bạn vancuong7975 ?
     
    Diaojay and vancuong7975 like this.
  10. windcity

    windcity Lớp 3

    Sách sử thì chỉ cần viết gọn gàng, chính xác, dễ hiểu là được rồi. Văn bản khoa học khó mà hoa mỹ, cuốn hút... như văn của chị Thuận được. Ít ra sách cũng có giá trị lớn về mặt tham khảo. Phê bình sách sử thì xét độ chính xác, cách sắp xếp, tư duy, chứ xét giọng văn làm gì...
     
    Diaojay and vancuong7975 like this.
  11. windcity

    windcity Lớp 3

    Cái này tôi nghĩ ý bạn ấy là nghe người khác đánh giá mình cũng phải tự suy ngẫm, xem xét đã chứ không nên vội ai nói gì cũng cho là hay, là đúng.
     
    Diaojay and vancuong7975 like this.
  12. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Đúng vậy bạn! Cách tốt nhất là mình tìm đọc và suy ngẫm lấy.
     
    Diaojay thích bài này.
  13. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Theo em thì sách lịch sử chỉ cần chính xác, nếu người viết diễn đạt hay thì còn gì bằng vì vốn dĩ sách lịch sử thường khô khan mà.
     
    Diaojay thích bài này.
  14. Diaojay

    Diaojay Mầm non

    1. Nếu tìm trong wp của anh Lê Minh Khai này thì cũng có bài đánh giá ko tốt về cuốn LSVN của Lê Thành Khôi đó ạ.
    2. Gs Ngô Bảo Châu chỉ nhận xét ông LTK qua fb của Chị Đoàn Ánh Thuận thôi (Hình như Nhã Nam có xb sách của Thuận), mình thấy gs đang bênh vực ông ý vì mọi người trong cái stt đó đang chê văn ông Khôi rất gay gắt.
    3. Mình xin trích thêm vài ý trong cuộc tranh luận cho các bạn đỡ phải mò mẫm tìm, vì stt đó ở năm 2014.
    - LTK là tiến sĩ giáo dục, ko có thông tin gì về việc ông có bằng cấp về sử học.
    - Cuốn LSVN của ông cũng chỉ được biết đến trong 1 cộng động người Việt nhỏ ở Pháp.
    - Chị Thuận kết luận rằng sách của LTK chỉ có giá trị ngang với sách sử giáo khoa trong nước, không xứng là 1 kiệt tác, chứ ko chê bai nó là phế phẩm hay gì cả, và khuyên mọi người nên đọc VNSL của TTK và LSVN của DDA
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/1/16
  15. Diaojay

    Diaojay Mầm non

    Mọi người có trích dẫn nguyên văn tiếng Pháp rằng giáo sư Khôi viết người Mèo do giỏi leo trèo nên được gọi là Mèo, theo bạn có chính xác ko? Có thể họ giỏi leo trèo thật và cũng là 1 giả thiết phỏng đoán, nhưng sao ko chép các giả thiết khác, ngay trên wiki cũng giải thích cực kì rõ ràng và khoa học, Mèo cách gọi của dân Việt của từ Miêu, đọc chệch của từ Man-trong man di rồi.
     
    tauvequehuong and vancuong7975 like this.
  16. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Truyền thuyết con rồng cháu tiên có nói Lạc Long Quân giúp dân diệt yêu ma quỷ quái...(trước khi gặp Âu Cơ), sau đó có với Âu Cơ 100 đứa con. Vậy 100 đứa con đó so với số dân trước đó thì quá nhỏ, sao mà làm tổ tiên người Việt Nam ngày nay được.

    Bạn nào đọc truyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung sẽ gặp đoạn nói về sự nghèo khổ của cha con Chử Đồng Tử, khổ tới mức người sống phải nhường mảnh che thân cho người chết để rồi phải "dùng nước che thân" và vùi mình trong cát. Hùng vương 18 cai trị đất nước như vậy thì mất nước là đúng rồi.

    Sách lịch sử về Việt Nam mình thấy cuốn Việt Nam sử lược tác giả Trần Trọng Kim là được nhất.

    Từ quãng thời gian trước đó tới nhà Nguyễn, cuốn VNSL chỉ khác sách sử "chính thống" của Việt Nam hiện nay khi nhận xét về một sự kiện, đó là cuộc "chuyển giao quyền lực" Đinh Bộ Linh, Dương Vân Nga và Lê Hoàn.

    Quan điểm của mình thì:
    Đinh Bộ Lĩnh quá đau.
    Lê Hoàn quả là cao tay hơn Vạn Thắng Vương.
    Dương Vân Nga...
     
    Last edited by a moderator: 12/1/16
    cfcbk thích bài này.
  17. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    100 người con 50 người theo mẹ lên non là 18 vị Hùng Vương, vậy 50 người theo cha xuống biển thì làm gì??? Hay là làm ngư dân bám trụ Hoàng Sa, Trường Sa nhỉ???

    Một câu hỏi lớn không lời đáp,
    Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...
     
    cfcbk thích bài này.
  18. Hoàng Lão Tà

    Hoàng Lão Tà Lớp 2

    50 người theo cha xuống biển chết mất tiêu rồi bạn ơi. Hihi.
     
    cfcbk thích bài này.
  19. Diaojay

    Diaojay Mầm non

    Vâng, mình cũng rất thích cuốn VNSL của TTK, cả hồi ký của ông nữa. Những tác giả độc lập, không chịu ảnh hưởng chính trị, quan trọng là phải có vốn hiểu biết hán văn khủng và tinh thần nhân bản thì mới có các công trình nghiên cứu sử học nước nhà nghiêm chỉnh được. Mình đã đọc VNVHSC, nguồn gốc tộc Việt, LSVN các triều đại thì nhận thấy cụ Đào Duy Anh cũng là 1 người như vậy. Rất tiếc cuốn LSVN từ nguồn của cụ thì ko có bản pdf thành thử chưa đọc được.
     
    vancuong7975 thích bài này.
  20. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Câu kinh điển: "Lịch sử thuộc về kẻ mạnh, được viết ra cho bên chiến thắng".
     
Moderators: teacher.anh
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này