Kinh điển Lolita - Vladimir Nabokov <Thiên Lương dịch>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi angoc1234, 16/9/14.

  1. angoc1234

    angoc1234 Lớp 2

    LOLITA - VLADIMIR NABOKOV


    [​IMG]
    “Lolita, hay Lời thú tội của một người đàn ông da trắng góa vợ”, là hai nhan đề mở đầu các trang bản thảo kì lạ mà người đang viết những dòng này nhận được. “Humbert Humbert”, tác giả của chúng, đã chết trong trại tạm giam, do bệnh nghẽn động mạch vành, vào ngày 16 tháng Mười Một năm 1952, ít hôm trước khi phiên tòa xét xử dự định diễn ra. Ngài Clarence Choate Clark, hiện thuộc đoàn luật sư Đặc khu Columbia, luật sư của ông ấy, người bạn tốt và cũng là người bà con của tôi, đề nghị tôi biên tập lại bản thảo này dựa trên một điều khoản trong di chúc của thân chủ trao cho ông anh họ xuất chúng của tôi toàn quyền giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc xuất bản “Lolita”. Quyết định này của ngài Clark có lẽ chịu ảnh hưởng từ việc nhà biên tập mà ông ấy chọn vừa nhận được giải thưởng Polling cho một nghiên cứu khiêm tốn (“Có thể đồng cảm với cảm xúc không?”) bàn về một số trạng thái bệnh hoạn và loạn dâm.


    Nhiệm vụ của tôi hóa ra đơn giản hơn cả hai chúng tôi đã dự đoán. Ngoại trừ việc sửa những lỗi ngữ pháp dễ thấy và thận trọng lược bỏ vài chi tiết dai dẳng mà bất chấp những cố gắng của “H.H.” vẫn tồn tại trong nguyên bản như những tấm biển báo và bia mộ (để lộ những nơi hoặc những người mà lẽ ra nên giấu đi cho nhã, hoặc nên thương tình bỏ qua), thì tập hồi ký khác thường này được giới thiệu nguyên vẹn. Biệt danh kỳ quái của tác giả hồi ký là sáng chế của chính ông ta; và, dĩ nhiên, chiếc mặt nạ này — mà qua nó, đôi mắt thôi miên của ông ta dường như rực sáng — vẫn được giữ nguyên không cởi bỏ, đúng như ý nguyện của người đeo nó. Trong khi “Haze” chỉ ăn vần với họ thật của nữ nhân vật chính, thì tên của cô ấy lại quyện với từng sợi xơ giấy sâu kín nhất của cuốn sách đến độ không ai được phép thay đổi; và (như độc giả sẽ tự thấy) cũng không có lý do thiết thực nào để làm vậy. Những tư liệu liên quan đến tội ác của “H.H.” có thể dò tìm trong các tờ nhật báo hồi tháng Chín, tháng Mười năm 1952; nguyên nhân và mục đích của tội đó ắt sẽ vẫn tiếp tục là điều hoàn toàn bí ẩn, nếu tập hồi ký này không được cho phép đến nằm dưới ngọn đèn đọc sách của tôi.

    Để giúp các độc giả cựu trào có mong muốn dõi theo số phận những người “có thực” bên ngoài câu chuyện “thật”, vài chi tiết có thể được đưa ra dựa theo những gì nhận được từ ông “Windmuller” ở “Ramsdale”, ông này muốn giữ kín nhân thân để “chiếc bóng dài u ám của câu chuyện buồn thảm và nhớp nhúa này” không chạm tới cái cộng đồng mà ông hãnh diện được là thành viên. Con gái ông, “Louise”, hiện là sinh viên đại học năm thứ hai. “Mona Dahl” là sinh viên ở Paris. “Rita” vừa mới kết hôn với một ông chủ khách sạn ở Florida. Bà “Richard F Schiller” đã qua đời ngay trên bàn đẻ, khi đang sinh một bé gái chết non, vào đúng ngày Giáng Sinh năm 1952, ở Gray Star, một khu dân cư miền Tây Bắc vô cùng hẻo lánh. “Vivian Darkbloom” đã viết xong cuốn tiểu sử, nhan đề “My Cue”, sẽ được xuất bản nay mai, và những nhà phê bình đã nghiền ngẫm bản thảo đều cho đó là cuốn sách hay nhất của bà. Những người trông coi các nghĩa trang khác nhau có liên quan tới câu chuyện cho biết không thấy bóng ma nào lảng vảng.


    Nhìn đơn giản như một tiểu thuyết, “Lolita” đề cập đến những tình huống và những cảm xúc mà nếu làm úa vàng bằng các thủ pháp né tránh nhàm chán thì sẽ khiến người đọc thấy mơ hồ đến phát cáu. Đúng là không thể tìm được chữ khiêu dâm nào trong toàn bộ tác phẩm; kẻ mọi rợ vai u thịt bắp được những lề thói ngày nay dạy cho quen thói chấp nhận không chút đắn đo hàng loạt từ ngữ tục tĩu trắng trợn trong những cuốn tiểu thuyết ba xu, ắt sẽ kinh ngạc khi không thấy chúng ở đây. Song, nếu người biên tập, vì chiều lòng kẻ đoan chính ngược đời này, phải tìm cách giảm bớt hoặc lược bỏ những cảnh mà loại đầu óc nào đó có thể gọi là “kích dục” (liên quan đến việc này, xin xem phán quyết bất hủ được Ngài John Woolsey đưa ra ngày 6 tháng Mười Hai năm 1933 về một cuốn sách khác còn bộc tuệch hơn nhiều), thì sẽ phải thôi luôn việc xuất bản “Lolita” vì chính những cảnh mà người ta cẩu thả kết tội rằng tự thân chúng mang biểu hiện sắc dục, lại là những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất trong tiến triển của một bi kịch kiên định hướng đến mục tiêu không gì khác hơn là tôn vinh đạo đức. Kẻ yếm thế có thể nói rằng văn hóa phẩm khiêu dâm thương mại cũng tuyên bố y như thế; người hiểu biết có thể phản bác bằng cách khẳng định rằng lời thú tội đầy nhiệt huyết của “H.H.” chỉ là cơn bão trong ống nghiệm; rằng ít nhất 12% đàn ông trưởng thành ở Mỹ — ước tính “dè dặt” theo tiến sĩ Blanche Schwarzmann (thông báo miệng) — năm nào cũng tận hưởng, bằng cách này hay cách khác, cái trải nghiệm đặc biệt mà “H.H.” mô tả với sự tuyệt vọng đến vậy; rằng nếu người viết nhật ký điên khùng của chúng ta, vào cái mùa hè định mệnh năm 1947 ấy, tìm đến một bác sĩ chuyên khoa tâm thần giỏi tay nghề, thì chắc sẽ không có thảm họa nào xảy ra; nhưng nếu vậy, cũng sẽ chẳng có cuốn sách này.


    Có thể miễn cho kẻ viết bình luận này việc nhắc lại những gì đã từng được nhấn mạnh trong các cuốn sách và bài giảng của mình, cụ thể là “gớm ghiếc” nhiều khi chỉ là từ đồng nghĩa với “khác thường”, và tác phẩm nghệ thuật vĩ đại dĩ nhiên bao giờ cũng độc đáo, và vì thế, nó phải tạo được, bởi bản chất của mình, ít nhiều bất ngờ gây sốc. Tôi không hề có ý định ngợi ca “H.H.” Không nghi ngờ gì nữa, ông ta kinh khủng, ông ta đáng khinh bỉ, ông ta là một tấm gương sáng ngời về bệnh phong hủi đạo đức, là hỗn hợp của hung bạo và hài hước, những cái, có lẽ, đã để lộ ra nỗi khốn khổ cùng cực của ông ta, nhưng không giúp thu hút được cảm tình. Ông ta đồng bóng nặng. Nhiều ý kiến tình cờ của ông ta về con người và cảnh vật đất nước này tỏ ra rất lố bịch. Sự thành thật tuyệt vọng đập suốt lời thú tội không miễn trách ông ta khỏi những tội lỗi xảo trá quỷ quyệt. Ông ta bất bình thường. Ông ta không phải là người quân tử. Nhưng ma quái làm sao, cây vĩ cầm ngân nga của ông ta có thể gợi nên niềm trìu mến và thương cảm đối với Lolita, khiến ta vừa mê mẩn với cuốn sách, vừa ghê tởm chính tác giả của nó!


    Là hồ sơ bệnh án, “Lolita” chắc chắn sẽ trở thành tư liệu kinh điển trong giới tâm thần học. Là tác phẩm nghệ thuật, nó vượt lên trên những khía cạnh sám hối của mình; và đối với chúng tôi, điều còn quan trọng hơn cả ý nghĩa khoa học và giá trị văn chương, là tác động đạo đức của cuốn sách lên những độc giả nghiêm túc; bởi trong nghiên cứu cá nhân đắng cay này có ẩn náu một bài học phổ quát; đứa bé ương ngạnh, người mẹ ích kỉ, gã biến thái hổn hển khát dục, họ không chỉ là những nhân vật sống động trong câu chuyện độc nhất vô nhị: họ cảnh báo ta về các khuynh hướng nguy hiểm; họ chỉ ra những cái ác đang sung mãn. “Lolita” khiến tất cả chúng ta — các bậc cha mẹ, các nhà hoạt động xã hội, các nhà giáo dục — phải dốc toàn tâm toàn ý, với tinh thần cảnh giác cao hơn và tầm nhìn xa rộng hơn nữa, cho nhiệm vụ nuôi dạy một thế hệ tốt đẹp hơn trong một thế giới an toàn hơn.

    Widworth, Mass. Tiến sĩ John Ray, Jr. 5 tháng Tám năm 1955​



    Lolita là một trong những kiệt tác văn chương nhân loại, đã được dịch qua hàng chục ngôn ngữ. Với mục đích mang Lolita đến với độc giả Việt Nam, tôi tình nguyện dịch lại toàn bộ tác phẩm.
    Mọi trích dẫn đều phải ghi rõ nguồn, và không được dùng vào mục đích thương mại khi chưa có sự cho phép của người dịch.Thiên Lương

    Bản trên website thiếu CHƯƠNG 35 và CHƯƠNG 36 và là bản nháp (có phần phụ lục chú thích một số từ ngữ trong tác phẩm) xin liên hệ người dịch tại:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Email: [email protected].
    152A duong 12A hoa thuan
    Link download cho mọi người:
    Chờ bản hoàn thiện.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/12/14
  2. Cải

    Cải Cử nhân

    .
     

    Các file đính kèm:

    langbavibo, songtinh, NamBX and 38 others like this.
  3. thaibeouu

    thaibeouu Mầm non

    How many years can a mountain exists, before it is washed to the sea?
     
  4. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Chưa dám đánh giá chất lượng bản Lolita này, nhưng lướt qua nội dụng dịch phần giới thiệu trên (không rõ có phải tác giả dịch không) tôi hơi e sợ cho bản thân cuốn truyện. Câu văn dài dòng như cầu Chương Dương, lỗi lặp từ sơ đẳng...
     
  5. angoc1234

    angoc1234 Lớp 2

    Đó là văn phong của người bình luận sách, và Vladimir Nabokov cũng vậy, lúc nào tác giả cũng dùng những từ ngữ nhiều dụng ý hay liên tưởng đến những thứ ngầm định khác để nêu rõ vấn đề. Nếu bác không quen thì rất khó để bác cảm nhận được Lolita.

    " Lolita nổi tiếng là một tác phẩm khó đọc và cực kỳ khó dịch, đến mức có thể nói rằng không có một dòng nào trong cuốn sách này không làm độc giả phải ngẫm nghĩ về dụng ý của tác giả cùng những liên tưởng ngầm định đến những nơi khác, cả nằm trong và nằm rất ngoài khuôn khổ cuốn sách. Tuy nhiên, vẫn có những chỗ đặc biệt khó hiểu, và theo kinh nghiệm của tôi thì chúng thường nằm ở đầu và cuối các chương. Nabokov rất thích dùng hình ảnh để minh họa cho dòng suy tưởng của mình, và cái khó khi đọc Lolita là các hình ảnh ấy không dễ hiểu với độc giả bình thường, do chúng thuộc về các lĩnh vực rất đa dạng mà không phải ai cũng am tường" - Thiên Lương
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/9/14
  6. angoc1234

    angoc1234 Lớp 2

    thank bác Cải làm prc :) nhưng bản prc bị lỗi mất hết hình của phụ lục.
     
  7. Với một người không chuyên mà dịch được Lolita thì mình cũng ngả mũ khâm phục. Nhưng xét về bản dịch thì với mình, nó không hay. Phần nghĩa thì có thể tương đối chính xác; nhưng về phần từ ngữ, sự uyển chuyển nhịp nhàng của vần điệu thì dở tệ. Có lẽ quan điểm dịch thuật của mình với người dịch khác nhau chăng (?), chứ thực ra, đây không phải bản dịch mình muốn bỏ thời gian ra để đọc.
     
  8. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Đồng ý lolita là một tác phẩm khó, cái cuốn hút ở chỗ cách tác giả dùng lối độc thoại nội tâm, khả năng liên tưởng, diễn đạt cảm xúc nhân vật, phép tu từ quái dị. Điều này đòi hỏi người dịch không chỉ am hiểu ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý... còn phải giỏi tiếng Việt nữa. Ở Việt Nam tôi e may ra có bác Cao Xuân Hạo là đáp ứng được, nói vui thế :). Sẽ review lại khi đọc
     
  9. angoc1234

    angoc1234 Lớp 2

    Dịch cho trơn tru, uyển chuyển nhịp nhàng cho dễ hiểu dễ đọc mà làm mất đi cách hành văn của Nabokov thì thật sự chẳng còn là Lolita. :) Việc yêu cầu chính xác nghĩa + lối văn uyển chuyển vần điệu mà vẫn giữu được phong thái Nabokov như mong muốn đối với 1 tác phẩm như Lolita thì có vẻ thiếu suy nghĩ trong khi có sự khác biệt rõ ràng về nền tảng văn hóa, ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Anh (Vladimir Nabokov nói về mình: “Tôi là nhà văn Mỹ, sinh ở nước Nga, học văn học Pháp ở Anh trước khi chuyển về Đức ở 15 năm. Đầu tôi nói chuyện bằng tiếng Anh, tim tôi - bằng tiếng Nga, tai tôi - bằng tiếng Pháp”). Nếu so sánh thì hiện tại thì đây bản dịch tốt nhất mà ta có :) (bản của Dương Tường thì bị chém tơi bời như rác không kể). À em đề nghị với những tuýp người đọc như bác thích chém gió nên đọc bản Tiếng Anh hoặc bản tiếng Nga (do Nabokov dịch từ tiếng Anh) thì phù hợp hơn để không cảm thấy sự mất vần điệu trong bản dịch Lolita. Để vài bữa em up bản tiếng Nga.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/9/14
  10. thomas

    thomas Lớp 8

    Vấn đề về bản dịch Lolita của Dương Tường và Thiên Lương đơn thuần chỉ là bất đồng trong cách dịch. Đơn cử như những câu sau:

    1.
    Bình luận của Thiên Lương: - About as many years before Lolita was born as my age was that summer: Có ai đọc câu Dương Tường dịch: "Khoảng ngần ấy năm trước khi Lolita ra đời, và cũng bằng số tuổi của tôi mùa hè ấy", mà hiểu được không? Một câu văn hoàn toàn ngớ ngẩn, không có một chút logic nào ở trong!

    Câu dịch của Thiên Lương: Áng chừng bao nhiêu năm trước lúc Lolita ra đời thì bấy nhiêu năm cũng là tuổi của tôi mùa hè ấy.

    Nhận xét của mình: chê cho đã rồi dịch lại cũng có khác gì mấy đâu?

    2.
    Bình luận của Thiên Lương: You can always count on a murderer for a fancy prose style. "Count on" là một thành ngữ tiếng Anh, có ý nói "to rely on someone or something." Không hiểu lý do nào làm Dương Tường dịch ra thành như thế?

    Thiên Lương dịch: Quý vị có thể luôn luôn trông vào kẻ giết người về cách trình bày màu mè.

    Dương Tường dịch: Một tên sát nhân bao giờ cũng sẵn văn phong cầu kỳ, quý vị có thể tin thế.

    Nhận xét của mình: câu của Dương Tường nghe hay hơn.

    3.
    Bình luận của Thiên Lương: Initial Girl-Child: dịch thành cô bé đầu tiên cũng sai hoàn toàn. Initial mang những nghĩa mạnh hơn và khác rất nhiều so với First. Nabokov muốn nói đến Annabel, cô gái tiền thân của Lolita. Và Annabel cũng là cô gái trong bài thơ nổi tiếng của Poe, là cảm hứng để Nabokov xây dựng hình ảnh Lolita. Nghĩa của nó ở đây là "of, at, or concerning the beginning". Từ cô gái này mới có Lolita, và từ này đi cùng một cặp với từ "precursor" trên nó!

    Thiên Lương dịch thành: cô bé khởi thủy

    Bình luận của mình: Trời ạ!!! cô bé khởi thủy chắc là cô bé được sinh ra và có mặt từ thời tiền sử?

    4.
    Bản gốc: His father and two grandfathers had sold wine, jewels and silk, respectively. At thirty he married an English girl, daughter of Jerome Dunn, the alpinist, and granddaughter of two Dorset parsons, experts in obscure subjects—paleopedology and Aeolian harps, respectively.

    Thiên Lương dịch: Cha và hai ông của cha tôi buôn rượu vang, đồ trang sức và tơ lụa, theo thứ tự tương ứng. Năm ba mươi tuổi, ông cưới cô gái người Anh, con gái nhà leo núi Jerome Dunn và cháu gái hai mục sư vùng Dorset, chuyên gia về những đề tài ít ai biết đến — cổ thổ nhưỡng học và đàn phong hạc, theo thứ tự tương ứng.

    Dương Tường dịch: Ông nội tôi kinh doang rượu vang và hai cố nội tôi, một cụ bán đồ trang sức, một cụ mở cửa hàng tơ lụa. Năm ba mươi tuổi, cha tôi lấy một cô gái người Anh, con gái nhà leo núi Jerome Dunn và cháu gái một cặp vợ chồng mục sư ở giáo xứ Dorset, chuyên gia về những đề tài bí ẩn - cụ ông về cổ thổ nhưỡng học, cụ bà về đàn phong hạc.

    Bình luận của mình: về nghĩa, câu của ông Dương Tường không hề sai, tuy cấu trúc có chút khác biệt. Còn Thiên Lương xem ra lại thiên về dịch từng từ một, khiến cho câu văn nghe "thô" và "vụng" hơn hẳn. Éo le là trên blog của mình, Thiên Lương có nguyên cả một bài viết tựa đề là "Lolita" của Dương Tường: Dịch Sát Từng Chữ Là Cách Tốt Nhất Để Dịch Sai Hoàn Toàn!

    Còn nhiều chỗ khác nữa mà Thiên Lương gán cho ông Dương Tường là "ngu dốt" "háo danh", bản dịch "vô cùng tăm tối, lộn xộn và nhảm nhí", sau đó tự mình dịch lại trên danh nghĩa vì tình yêu Lolita của Nabokov, bạn đọc có thể tham khảo trên trang blog của Thiên Lương để biết thêm chi tiết và tự rút ra đánh giá cho bản thân.
     
  11. superlazy

    superlazy Lớp 5

    Bản dịch pdf ở trên vừa mới đọc đoạn chương 1 thì mình thấy có mấy chỗ như này:
    "Lầm lỗi của tôi” thay là Tội lỗi của tôi (‘tội lỗi’ nghe mạnh hơn và diễn tả đúng sự việc hơn)
    “Lo đơn sơ” thay là Lo thuần khiết (‘đơn sơ’ thường chỉ dùng cho cảnh vật và ‘thuần khiết’ nghe thơ hơn)
    “đi một chiếc tất” thay là mang mỗi chiếc tất (nghe mềm mại và không bị thô)
    “cô bé khởi thủy” không ổn nhưng cũng chưa nghĩ ra cách nào khác.
    “Áng chừng bao nhiêu năm trước lúc Lolita ra đời thì bấy nhiêu năm cũng là tuổi của tôi mùa hè ấy” nghe lộn xộn, tối nghĩa.

    Cách trình bày thì nên để mấy chú thích lên chân trang có chú thích ấy thay vì ở cuối mỗi chương để tiện theo dõi chứ lúc đến cuối chương mới đọc mấy chú thích ấy thì không còn nhớ gì nữa.

    Phần Phụ lục (là phần bình chú?) nên để link hai chiều từ chỗ xuất hiện lần đầu trong truyện đến phần mục đó ở cuối và ngược lại. Như thế thì đọc sẽ tiện hơn.

    Ngoài lề một chút về người dịch: Mình có ghé qua trang web trên và đọc mấy bài viết có nói về dịch giả Dương Tường là “ngu dốt” và người đọc là “chỉ có những kẻ tâm thần mới có thể đọc tiếp bản dịch Lolita của Dương Tường” thì thấy người viết mấy bài này quá sức là lộng ngôn và láo xược. Đây cũng là lý do mà nhiều khi mình không muốn biết về tác giả hoặc dịch giả của một cuốn truyện...
     
  12. huong_tvn

    huong_tvn Lớp 2

    Ha ha, các tranh luận về Dương Tường và Thiên Lương dài dằng dặc trên các diễn đàn. Mình cũng từng tham gia và phải rút lui vì ngôn ngữ người bênh vực Thiên Lương phản đối Dương Tường quá khả năng của mình :), nhớ hồi đó chỉ riêng trên diễn đàn này (nói diễn đàn này không phải là đúng hoàn toàn, nhưng mình thấy e-thuvien dù khoác áo mới vẫn giữ nguyên được bản sắc :) ) là thấy còn hợp lý.

    Chê là dễ, phản biện là dễ, nhưng làm lại cho hay hơn là khó. MÌnh nghĩ dịch giả Thiên Lương có tâm, có trình độ về ngôn ngữ, nhưng trình độ văn học chắc chắn là kém Dương Tường. Thêm nữa, có tâm không đồng nghĩa với việc thể hiện văn hóa trong giao tiếp và cư xử
     
    Hiền0223, jessiecan, anphan and 9 others like this.
  13. Hiệu Tít

    Hiệu Tít Mầm non

    Bản này thiếu 2 chương cuối à o_O
     
  14. Lehai

    Lehai Mầm non

    Thấy bảo bác Thiên Lương này thấy cụ Dương Tường dịch kém quá không ra chất Nabokov quyết tâm xắn tay áo lên dịch phục vụ cộng đồng 1 bản hoàn hảo cho biết. Phục vụ cộng đồng, không vụ lợi, cho đọc miễn phí. Hóa ra vẫn zấu 2 chương cuối để bán sách à?
     
    Mark leening and huong_tvn like this.
  15. thomas

    thomas Lớp 8

    Vậy mà tôi cứ nghĩ là tính cách con người phản ánh phần nào qua cái mà họ viết ra, điển hình là facebook. Dù sao thì đánh giá thế nào là do người ngoài nhìn vào, thanh minh thanh nga nó lại thành ra lố bịch. Thầy của bạn đã bao nhiêu tuổi rồi? Sau Lolita đã có dự án nào mới nhằm làm trong sạch văn học dịch, khai sáng giới tri thức Việt Nam chưa? Tôi thì không ngưỡng mộ cái thằng cha Thiên Lương này đâu, nhưng tôi ngưỡng mộ cái sự ngưỡng mộ của bạn dành cho ổng lắm đó.

    À, mà nhân tiện, nói Lolita chưa có bản dịch hoàn hảo bằng tiếng Việt, tôi đồng ý. Nhưng nói bản dịch của Thiên Lương hay hơn Dương Tường thì í ẹ... (có thể sẽ có người có ý kiến khác với tôi chăng?) Tò mò chút thôi, hai thầy trò bạn có mối thù truyền kiếp với ông Dương Tường hả? Đừng nói với tôi là vì Dương Tường làm hại nền văn học Việt Nam, làm hỏng cái hứng cảm thụ văn học của giới trẻ Việt, ......Tôi nghe mấy cái này nhàm quá rồi. Sự thật thế nào ai cũng biết mà.

    P/S: Rất xin lỗi mọi người, nhưng comment này của tôi hình như hơi cảm tính.
     
  16. QuangHai

    QuangHai Lớp 2

    Nếu Thiên Lương không có mối thù cá nhân, mối thù truyền kiếp với DT, tôi thấy chỉ có 1 khả năng: Tâm thần! Chì có người không bình thường mới có thể chửi bới, nhục mạ, mạt sát một cách không tiếc lời, cay độc và hoàn toàn đơn phương một người khác đến như thế.
     
  17. thaibeouu

    thaibeouu Mầm non

    May mà cụ Dương Tường không có tài khoản facebook, chứ nhìn cái cảnh "chị" thiên lương này chửi xiên chửi xéo, chửi ngang chửi dọc công thêm chửi thẳng vào mặt mãi cũng mệt.
     
    pisces08, hannguyen1119 and Alex like this.
  18. chủ thớt xóa bài đi, chưa xin phép người dịch mà đã tự ý post ebook lên
    đúng là nhanh nhẩu đoảng
     
    jessiecan, pisces08 and angoc1234 like this.
  19. thomas

    thomas Lớp 8

    Đúng là chuyện buồn cười. Vấn đề là chê, rồi chửi ông Dương Tường, phê bình từng câu, từng chữ, sau đó dịch lại không mấy khá khẩm hơn, thậm chí còn tệ hơn. Bây giờ thì đổ là bản nháp, chưa biên tập. Ai đọc bản hoàn thiện rồi, đem lên so thử có khác gì không nào?

    À, mà xóa làm gì? Đã có bản hoàn thiện rồi mà. Chẳng phải đã in sách rồi phân phát, biếu tặng và bán cho fan hâm mộ rồi đó ư? Để đấy sửa lại, đưa bản hoàn thiện lên thôi, xem như version 2 của Lolita bản dịch tiếng Việt, cho người đọc rộng đường dư luận. Mà mục tiêu là làm trong sạch nền văn học dịch cơ mà, thế thỉ phải công bố cho càng nhiều người xem càng tốt chớ!!!
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/14
  20. qpz

    qpz Lớp 3

    Bạn có biết Dương Tường đã nói phóng viên Mi Ly của TTVH là đạo văn rõ ràng. Dịch sai từ đầu đến cuối , đã vậy còn nói mình chỉ "lấy" 3/4 chú thích.

    Chưa có bản hoàn thiện, thiếu hai chương cuối.
     
    hungkafka thích bài này.

Chia sẻ trang này