Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu.

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi meisa, 5/10/13.

Moderators: virgor
  1. meisa

    meisa Lớp 4

    K. Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu.

    Tác giả Kornai János.
    Trình bày tại Đại học Kanagawa, Yokohama, 6-12-2008.
    Nguyễn Quang A dịch, kèm ý kiến của Lữ Phương

    Mục lục:
    Dẫn nhập
    Cái gì thu hút tôi đến với Marx
    ...và cái gì đã làm tôi vỡ mộng với các tư tưởng của Marx
    Trách nhiệm trí tuệ đối với hệ thống xã hội chủ nghĩa
    Cái tiếp tục sống từ các học thuyết của Marx
    Tài liệu tham khảo

    Mấy ý nghĩ nhỏ của một độc giả về một bài viết quan trọng của Kornai (Lữ Phương)
    -------------------------------
    Kornai chứng minh rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa từ 1917 đến 1989 (Liên Xô và Đông Âu) đã thực hiện ĐÚNG tư tưởng căn bản của Marx: công hữu hóa tư liệu sản xuất, kế hoạch hóa kinh tế, xóa bỏ dân chủ.

    Lữ Phương vẫn cho rằng Liên Xô làm sai Marx. Dĩ nhiên ông có quan điểm của riêng ông, nhưng ông tỏ vẻ coi thường Kornai là rất chủ quan. Kornai là nhà nghiên cứu hệ thống xã hội chủ nghĩa tầm cỡ được giới kinh tế gia thế giới công nhận.

    Bản pdf tại đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    ****************************

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vài lời với anh Lữ Phương

    Vũ Quang Việt

    (...) cái quan trọng có thể nói là đã ảnh hưởng lớn đến thế kỷ 20 là Marx với tư cách là nhà vận động cách mạng, mà tư tưởng của ông đã được các nhà chính trị như Lenin, Stalin, Mao tiếp nhận. Điểm này là điều không thể bỏ qua, và không thể cho rằng nó không nằm ngay trong tư tưởng của Marx. Đây chính là điều mà Kornai viết về nó. Tôi cho rằng bất cứ một nhà triết học nào bàn về con người, bàn về mâu thuẫn, bàn về biện chứng, rồi cổ võ cho một hình thức xã hội nhất định mà không bàn về quyền lực và lạm dụng quyền lực thì là điều thiếu sót lớn.

    Đúng như ông Kornai nói, Marx chính là người đưa ra các biện luận để sau này Lenin, Stalin, Mao sử dụng xây dựng một thể chế độc tài, không phải của giai cấp mà của một hoặc một thiểu số người. Ông Kornai viết : "các chế độ đó có toàn quyền để dẫn chiếu đến Marx, vì chúng đã thực hiện nhiệm vụ lịch sử vĩ đại do ông đề ra."

    Kornai nhắc lại tranh luận giữa Lenin và Kautsky. Kautsky quan tâm đến con người nhân bản " ái ngại rằng nhân danh quyền lợi của giai cấp vô sản người ta có thể bóp nghẹt ý chí của đa số, có thể lạm dụng quyền lực, thiểu số bị bỏ rơi không được bảo vệ." Còn Lenin hiểu rõ quyền lực là gì trong cuộc tranh đấu nắm và xây dựng chính quyền. Tất nhiên nếu ta có cảm tình với Lenin, ta có thể biện luận rằng phát biểu đó là tranh luận trong thời phong trào cộng sản đang tranh đấu nắm chính quyền và sau này ông ta có thể nghĩ khác, hoặc ít cảm tình hơn thì cho rằng ông ta ngờ nghệch tin rằng con người "cách mạng " có thể dùng quyền lực đúng đắn.

    Đúng như Kornai viết :

    Marx đã bỏ qua bản thân vấn đề, bỏ qua toàn bộ lĩnh vực vấn đề khó giải quyết về sự bảo vệ chế định của các quyền tự do và quyền con người. Sự khinh thường nhạo báng này [của Marx] đã ăn sâu vào Lenin và vào những môn đồ trung thành của ông.
    ......
    Ngày nay đã có thể thấy rằng sự khinh bỉ dân chủ trong các bài viết của Marx dường như đã chuẩn bị mặt bằng mà trên đó tòa nhà chuyên chế Leninist–Stalinist–Maoist được dựng lên, đã làm tê liệt sự kháng cự chống áp bức trong những tín đồ của tư tưởng Marxian.

    (...) Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện nay sẽ đưa đến một chủ nghĩa tư bản với các pháp quy cần thiết nhằm hạn chế quyền lực thao túng thị trường tài chính, và tất nhiên là ngày càng có yêu cầu bảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi người, đồng thời hạn chế việc lạm dụng quyền lực chính trị, kinh tế trong xã hội tư bản hoặc toàn cầu chứ không thể dẫn đến một loại chủ nghĩa Marx kiểu mới được.

    Vũ Quang Việt
    New York, 12.05. 2009

    * * * *
    Nguồn TVE
    Người viết:Avia
    Ngày: ....
     
    vu thien vu and gameaccBook like this.
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này