Phật Giáo Nguồn gốc ý nghĩa chiếc áo Cà sa

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi hhongxuan, 3/10/13.

Moderators: mopie
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Từ khoảng thượng tuần tháng 4 âm lịch cho đến rằm tháng 7 âm lịch có một truyền thống văn hóa Phật giáo được giữ gìn và phát triển trên 2500 năm nay, đó là lễ “An Cư Kiết Hạ”. Trong khoảng thời gian này chư Tăng tụ hội về một nơi để tham cứu Kinh điển, tịnh tu phạm hạnh, tinh tấn định lực, sau đó hồi nhập ta bà phát huy tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả, lợi lạc chúng sanh.

    Theo Kinh Vu Lan, ngài Mục Kiền Liên sau khi thành tựu được lục thông, khởi niệm báo hiếu mẹ mình là bà Thanh Đề liền dùng thiên nhãn thông(*) quan sát khắp cõi luân hồi lục đạo, thấy mẹ đang bị đọa trong cõi ngạ quỉ đói khát thống khổ vô cùng. Ngài bèn dâng cơm nhưng bà không ăn được vì cơm biến thành lửa do lòng tham lam độc ác của bà chiêu cảm mà ra. Không thể giúp mẹ được ngài MKL liền đảnh lễ bạch Đức Thích Ca nhờ cứu mẹ. Phật dạy do tội nghiệp của mẹ ông quá dày, một mình ông không thể cứu nổi mà phải nhờ hợp lực của mười phương Tăng chúng thì mới cứu nổi. Ngài MKL làm theo lời Phật mới cứu được mẹ.
    Ngay như Đức Phật, Ngài cũng đã an cư kiết hạ 3 tháng ròng rã ở cung trời Đao Lợi thuyết giảng tạng A Tỳ Đàm (Abhidhamma) cho mẫu thân nghe và khi được thuyết pháp, người đã chứng quả Tu Đà Hườn (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Ngày nay, mỗi khi làm lễ “Giải hạ” hay “Tự tứ”, các tụ điểm an cư kiết hạ, nhất là Phật giáo Nam Tông thường có lễ dâng y, cúng dường chư Đại Đức tăng, nhờ oai đức lực của đại chúng Tăng chú nguyện cầu siêu cho phụ mẫu.
    Nhân dịp này, tambao sưu tầm được vài thông tin hữu ích về ý nghĩa và xuất xứ của chiếc áo Cà Sa, sự giống và khác nhau giữa Cà sa Nam và Bắc tông, (tambao giữ nguyên bài viết sưu tầm được có cả mục “trang phục Thiên Chúa Giáo”) chuyển sang ebook gửi lên TVE, mong góp một chút công quả nguyện hồi hướng về tất cả.


    ___________________________________
    (*)Thiên nhãn thông: tăng khả năng nhìn của mắt, không bị trở ngại bởi khoảng cách, chướng ngại vật, thậm chí còn nhìn xuyên thời gian, nhìn thấy những sinh vật ở thế giới khác. Cơ sở khoa học của Thiên Nhãn Thông là: bình thường con người chúng ta chỉ nhìn thấy những sắc chất có quang phổ từ màu đỏ đến màu tím. Nhờ luyện tập thiền định, hoặc một phép rèn luyện tinh thần nào đó, sóng não của chúng ta mạnh lên, có thể "bắt sóng" được những sắc chất ở tần số khác, ví dụ như sóng siêu ngắn (một loại sóng có thể xuyên qua vật cản, dùng trong thông tin vũ trụ), vì vậy người đạt Thiên Nhãn Thông có sức nhìn không hạn chế. (Wikipedia).

    Nguồn TVE :tambao
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này