Làm người Nhị Thập Tứ Hiếu (Toàn Tập) - Kim Khánh

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi langtu, 15/3/15.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]

    Người tai mắt đứng trong trời đất,
    Ai là không Cha Mẹ sinh thành,
    Gương treo đất nghĩa Trời kinh,
    Ở sao cho xứng chút tình làm con.


    Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết
    Thì suy ra trăm nết đều nên,
    Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền,
    Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu.


    Mục Lục :

    I. Ngu Thuấn

    II. Văn Đế

    III. Tăng Tử

    IV. Mẫn Tử Khiên

    V. Trọng Do

    VI. Diếm Tử

    VII. Lão Lai Tử

    VIII. Đồng Vĩnh

    IX. Quách Cự

    X. Khương Thị

    XI. Thái Thuận

    XII. Đinh Lan

    XIII. Lục Tích

    XIV. Giang Cách

    XV. Hoàng Hương

    XVI. Vương Thôi

    XVII. Ngô Mãnh

    XVIII. Vương Tường

    XIX. Dương Hương

    XX. Mạnh Tông

    XXI. Du Kiềm Lâu

    XXII. Đường Thị-vợ họ Thôi

    XXIII. Châu Thọ Xương

    XXIV. Hoàng Đình Kiên

    Xin mời các bạn download Ebook (dạng Epub) :

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Thân :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/3/15
  2. Cải

    Cải Cử nhân

    Trên chỉ có định dạng epub. Mình convert thêm.
     

    Các file đính kèm:

  3. thach239

    thach239 Mầm non

    Chữ Hiếu rất đáng quý và cần được dạy dỗ cho nhiều người, nhưng theo tôi, sử dụng những câu truyện trong cuốn sách này là không thích hợp. Vì có rất nhiều chuyện vô lý dùng để mị người đọc.
    Nếu bạn dạy cho những đứa trẻ những câu truyện này và bắt chúng phải noi theo vậy sao có thể dạy chúng cách phân biệt sự thật và việc giả tạo dùng để lừa đão người đọc.
    Nếu đứa trẻ được giáo dục tốt, chúng sẽ tự hiểu thảo, tôn kính với cha mẹ, ông bà, vì đó là sự tự nhận thức của chúng; Nếu chúng ta cứ ép chúng tin vào những mẫu truyện vô lý như vậy=> tôi nghi ngời sự tự nhận thức của những đứa trẻ có được hình thành hay không? :(
     
    Last edited by a moderator: 16/3/15
    laithanhtuan, 123phat and superlazy like this.
  4. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Ý kiến của bạn thach239 khá lý thú, nêu vấn đề về cách giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, mình nghĩ nhận thức của con người thay đổi theo độ tuổi, theo thời gian; có lúc nhận thức nặng cảm tính, đến một lúc nào đó lại thuộc lý tính (chủ quan) rồi đến lý tính (khách quan). Đối với trẻ nhỏ, nhiều khi những truyện hơi hoang đường như cổ tích, truyện loài vật, truyện luân lý lại khiến trẻ tin và lấy đó để phân biệt cái hay, cái dở, điều nên làm và điều không nên làm (ví dụ: tin vào ông già Noel, bà tiên, Doremon, Siêu Nhân, Người Nhện, v.v.) Đến một tuổi nào đó trẻ lại trở nên lý tính (không còn tin vào ông già Noel, bà tiên nữa), nhưng điều đó không có nghĩa là lúc trẻ còn nhỏ không cho trẻ đọc những truyện nói trên vì đó là chuyện không có thật theo quan điểm của người lớn. Bản thân chúng ta lúc trẻ đọc những truyện như Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tarzan, Siêu Nhân, v.v. cũng thấy thích thú với nhân vật anh hùng trong truyện mà không quan tâm đến tính chất của truyện là thật hay là truyện tưởng tượng, truyện lịch sử chính xác 100% hay truyện được phóng đại hóa, vì những nhân vật và hành động trong truyện chính là những motip mà ta cho rằng đáng ngưỡng mộ, nên bắt chước. Trưởng thành rồi, ta sẽ đọc lại các truyện nói trên theo cách khác, nặng về phân tích, đánh giá, nhận xét nội dung, văn phong, nhân vật, ý đồ của tác giả, v.v. Thực tế hiện nay, khi đã trường thành rồi, ta vẫn tiếp tục đọc những tác phẩm giả tưởng đó (kể cả những truyện ngôn tình, tiên hiệp, kiếm hiệp, Khoa học giả tưởng) đó thôi, không thể nói những thể loại nói trên là sách vô giá trị, chỉ đơn thuần đọc để giết thì giờ mà thôi.
    Đối với trẻ em, tâm trí của trẻ khó mà bị ép phải tin cái này, cái nọ. Đưa 2 cuốn truyện, tùy theo độ tuổi cái nào trẻ thích nó sẽ đọc say mê. Cái nào nó không thích thì có ép nó cũng không đọc, mà có đọc cũng chẳng nhớ, chẳng tin!
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/3/15
    amylee, Quỷ Cốc, anomhi and 5 others like this.
  5. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Nhưng có nhiều truyện ngày xưa rất hoang đường và đúng là mị dân. Như một truyện cũng về chữ hiếu kể rằng đêm ngủ có rất nhiều muỗi, người con liền cởi quần áo để thu hút muỗi về phía mình, để cha mẹ không bị muỗi đốt và có giấc ngủ ngon. Hay một truyện khác là vì mẹ rất thèm ăn cá mà người con ra nằm trên dòng sông băng, lấy thân mình làm hơi ấm để băng tan và bắt cá về cho mẹ ăn.
    Những truyện đại loại như vậy nghe sao như độc ác (dù cha mẹ trong truyện không cố ý) khác hẳn chuyện về ông già Noel hay những bà tiên.
     
    laithanhtuan and thach239 like this.
  6. thach239

    thach239 Mầm non

    Như bạn 1953snake nói, nếu cuốn sách này được xếp vào truyện cổ tích, giả tưởng thì mình vui vẻ :D (chỉ cần có tiêu đề là non-fiction) nhưng mục đích của những cuốn sách này là để con trẻ noi theo. Bạn có mong muốn con bạn noi theo bằng cách cho muỗi chích hoặc dùng thân nhiệt làm tan băng như bạn Superlazy đề cập, điều này là phản khoa học và vô lý, dù có bắt chước cũng không thực hiện được và đem lại những hậu quả nghiệm trọng.
    Đây không phải là hình thức giáo dục con cái mà là tạo ra gánh nặng lên con cái.
    Như cuốn sách Đạo Gia Đình của NXB Vinabook, người biên soạn nêu quan điểm chính cha mẹ mới là người cần phải mang ơn trẻ con, vì nếu có tình yêu thực sự, con cái là chỗ dựa tinh thần cho chính người lớn chúng ta.
    Nên thay vì đầu đọc tâm trí trẻ con bằng những câu truyện vô lý như vậy, chúng ta nên bắt đầu dạy chúng chỗ vô lý của những câu truyện này => để chúng học cách tự suy nghĩ. Tuy có thể con cái còn nhỏ nhưng dạy cho con trẻ tinh thần tự học hỏi không phải là trách nhiệm của những người lớn chúng ta sao, tuy tốn thời gian :D hihi
     
    laithanhtuan thích bài này.
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nói chung thì cần xem lại thời gian nó ra đời.
    Hồi đó kiểu như con cái phụng dưỡng cha mẹ là chuyện quá bình thường nên cần phải có những hoàn cảnh lâm li hơn thì mới làm rõ được cái gọi là chữ HIẾU.
    Chứ như ngày nay con cái lo đi làm, nhiều khi bỏ bê cha mẹ hay đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão thì chỉ nội việc nấu ăn, tâm sự với cha mẹ là đã có hiếu lắm rồi, chẳng cần phải làm những việc lớn lao hoành tráng như vậy thì mới gọi là HIẾU.
    Đọc để biết, dạy con thì mình cứ phân tích thật hư cho con nó hiểu, mỗi thời mỗi khác. Đức Phật đã dạy hiếu kinh cha mẹ là việc làm quan trọng nhất của con người, bất hiếu là đại tội. Ngay cả Đức Phật trên cả muôn người nhưng khi cha Ngài qua đời, Ngài vẫn đứng hầu bên linh cữu của cha.
     
  8. thomas

    thomas Lớp 8

    Các bạn ơi. Đây là những câu chuyện ngụ ngôn, một số trong đó còn chứa đựng những yếu tố thần tiên, hoang đường. Khi đọc cho trẻ nghe những câu chuyện này, ta không nói với trẻ là con phải cởi áo cho muỗi cắn, hay nằm trên băng chi cả, mà cho trẻ thấy những tấm gương về lòng yêu thương cha mẹ. Giả dụ có thể nói với trẻ "con thấy bạn trong chuyện này như thế nào?" "Con có thể làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ." Tất nhiên chẳng ai dạy cho trẻ con phải áp dụng máy móc y như trong truyện cả.

    Ngoài lề một chút, lúc trước mình có đi gia sư cho mấy bé 6 - 7 tuổi. Rất ngạc nhiên là các bé không biết một câu truyện cổ tích nào, Tấm Cám, hay Cô bé Lọ Lem..., nhưng lại rất rõ siêu nhân Gao, Ben 10, Superman...
     
    laithanhtuan thích bài này.
  9. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Có ai lại nói với trẻ như thế bao giờ? :D
    Nhưng đúng là có một số truyện ngày xưa bây giờ đọc lại có nhiều điều không thực, không phải vì nó hoang đường kiểu thần tiên mà vì hoang đường kiểu vô lý, như truyện bắt cá cho mẹ chẳng hạn. Nếu kể cho trẻ nghe, có khi trẻ sẽ hỏi sao người đó không đập băng cho vỡ ra để bắt cá...
    Truyện Tấm Cám một dạo nào có ý kiến nói không nên cho trẻ con đọc nữa vì nó rùng rợn. Tấm có thật là hiền từ không khi cuối truyện có màn trả thù là làm mắm Cám rồi gửi cho mẹ Cám ăn mắm ấy...
    Mà chắc sách này là dành cho người lớn đọc chứ không phải cho trẻ con hay sao đó ?!
     
    laithanhtuan thích bài này.
  10. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Mình hồi nhỏ đọc cuốn sách này hiểu ngay rằng việc đem thân mình để cho muỗi cắn, nằm trên băng là quá đáng, mình không làm được, nhưng lớn lên tìm quà, đi làm nuôi mẹ hay làm cách khác cho cha, mẹ vui lòng thì mình làm được. Mình không tin là trẻ em khờ khạo đến nỗi nhắm mắt làm y như trong sách và không đủ thông minh để hiểu ngụ ý của truyện (con cái nên có hiếu với cha mẹ). Thế nên nếu cho rằng truyện nói thế thì đúng y chang như thế và phải làm y như thế thì e rằng là cách nói quá cường điệu! Mình đồng ý với bạn thomas rằng truyện mang tính ngụ ngôn thì không thể hiểu theo nghĩa đen 100% được.
     
    laithanhtuan thích bài này.
  11. thomas

    thomas Lớp 8

    Hồi bé, hay có chương trình "Chuyện kể em nghe", cô giáo kể chuyện xong thường hỏi lại. Giả dụ, chuyện "Rùa và Thỏ", "Tại sao Thỏ lại thua?" "Con thích Rùa hay Thỏ hơn? Tại sao?"... rồi để các bé giơ tay trả lời. Bây giờ mấy chương trình như vậy không còn nữa, thật là tiếc!

    Quyển này đúng thật không dành cho trẻ, ngôn ngữ người lớn quá. Lúc trước, mình có quyển "Nhị thập tứ hiếu", nhưng mà là truyện tranh, được ba mẹ thưởng do đạt học sinh giỏi lớp 1, viết dễ hiểu hơn :p

    À mà không chỉ Tấm Cám mới ghê rợn như vậy, nhiều truyện cổ tích cũng ghê rợn lắm. Tất nhiên, lúc kể cho trẻ phải chọn lọc, sửa lại chớ.
     
    laithanhtuan thích bài này.
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đây, truyện cổ Grimm nguyên bản đây, như Quàng Khăn Đỏ, Bạch Tuyết, Lọ Lem...
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  13. Giangle1989

    Giangle1989 Lớp 7

    Bia.jpg
    Dạ, em Giang xin chào các quý độc giả.

    Em Giang xin góp vào phần chủ đề này phiên bản truyện tranh Nhị Thập Tứ Hiếu.

    Tựa sách: NHỊ THẬP TỨ HIẾU (24 gương hiếu thảo của 24 người con)
    Sưu tập: Tùng Châu
    Họa sĩ: Kim Khánh
    Tái bản lần IV
    NXB: Đà Nẵng - 2010
    Nguồn sách được chụp từ Thư viện tỉnh Khánh Hòa. (*)

    Đường dẫn tải về

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trân trọng giới thiệu đến các quý độc giả.

    ---
    (*) Em Giang không đủ điều kiện để có thể mang về scan nên đành ở lại chụp bằng điện thoại tại chỗ dưới kho sách của thư viện trong trạng thái không có quạt, chỉ có 1 - 2 ngọn đèn huỳnh quang nụ được gắn phía trên trần nhà, trời quang tầm 30 - 32 độ. Đây là điều kiện tốt nhất để chụp vì không có gió, quạt thổi trang sách ... Trong sách, độc giả sẽ thấy ngón tay giữ giấy vì sách có xu hướng gấp lại dẫn đến khó chụp ... Dạ, em Giang rất mong quý độc giả thông cảm cho sự bất tiện này ạ ...
     

    Các file đính kèm:

    • NDa.PNG
      NDa.PNG
      Kích thước:
      2.7 MB
      Đọc:
      20
    • NDb.PNG
      NDb.PNG
      Kích thước:
      2.6 MB
      Đọc:
      17
    • NDc.jpg
      NDc.jpg
      Kích thước:
      315.4 KB
      Đọc:
      17
    Chỉnh sửa cuối: 25/8/23
  14. Vinh Tran Nguyen

    Vinh Tran Nguyen Mầm non

    Xin cảm ơn bạn Giang nhiều.
     
    Giangle1989 thích bài này.
  15. Giangle1989

    Giangle1989 Lớp 7

    Dạ, bạn tải tiếp đi nhé. Đường dẫn tải phía trên đã chụp thêm cuốn Truyện tranh Nhị thập tứ hiếu 1 (bắt đầu từ Chu Thọ Xương), họa sĩ Kim Khánh, xuất bản năm 1995 của NXB Đồng Nai nữa đó ạ. Việc hướng dẫn cho Giang chụp sách bằng app vFlat cài trên điện thoại của bạn @machine đã áp dụng cho cuốn 95 này và rất đẹp, nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Cảm ơn bạn machine đã hướng dẫn cho Giang chụp sách hiệu quả và bạn @Vinh Tran Nguyen đã hạ tải nhé. Chúc sức khỏe hai bạn ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/8/23
    Anan Két and machine like this.
  16. machine

    machine Lớp 11

    Ủa, tui nói khơi khơi vậy thôi chứ bạn chưa dùng vFlat bao giờ à :eek:
    Mà dùng vFlat thì bạn chụp từng trang sách thì ảnh vFlat xuất ra sẽ thẳng hàng hơn (giảm độ cong, nghiêng) so với chụp 2 trang một lần. Nếu chụp từng trang thì chụp trang lẻ trước (1, 3, 5, 7...) đến cuối sách thì lật ngược sách lại chụp từng trang chẵn về đến đầu sách (ví dụ chụp từ trang 380, 378, 376... về trang 6, 4, 2).
    Mà trước nay bạn chụp sách kiểu gì? Tay phải cầm điện thoại, tay trái giữ sách?
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/8/23
    Giangle1989 and Anan Két like this.
  17. Anan Két

    Anan Két Lớp 8

    Hồi mới xài vFlat, mình chụp vậy đó @machine: 1 tay cầm điện thoại, 1 tay lật sách; chụp từ đầu đến cuối chứ không phân biệt chẵn lẻ gì đâu. Sau có kinh nghiệm hơn, mới xài giá đỡ điện thoại và chụp chẵn lẻ riêng biệt. VFlat xử lý hay lắm, ảnh vẫn đẹp ngay khi không có dụng cụ gì hỗ trợ. Mình dùng thêm giá đỡ để đỡ mỏi tay thôi, chứ chất lượng không khác mấy :p.
     
    machine thích bài này.
  18. machine

    machine Lớp 11

    Vừa xem lại mấy cuốn bạn @Giangle1989 chụp, căn cứ vào vị trí ngón tay mình đoán là bạn dùng một tay giữ sách một tay cầm điện thoại, hơi tốn công sức chút.
    Bạn @Giangle1989 tham khảo giá đỡ điện thoại ở đây xem sao:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ngoài ra, đặt Timer trên vFlat là 7 giây thì cứ sau 7 giây nó tự động chụp ảnh cho mình, mình chỉ việc lật từng trang sách thôi.
     
    Giangle1989, Anan Két and sucsongmoi like this.
  19. machine

    machine Lớp 11

    Vấn đề là chụp vài trăm trang một lần, tiết kiệm công sức vẫn hơn :D
     
    Anan Két thích bài này.
  20. Anan Két

    Anan Két Lớp 8

    Thì ý mình là có giá đỡ thì đỡ mỏi tay mà :p. Theo như post phía trên thì bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chụp sách ở thư viện nên có lẽ không tiện mang theo giá đỡ, trong điều kiện đó cứ chụp từng trang đơn, vFlat vẫn có thể xử lý đẹp :D.
     
    machine and Giangle1989 like this.
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này