Phật Giáo Sợ nợ cũng là đạo đức - TT. Thích Chân Quang

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi luuvanhung, 16/11/13.

Moderators: mopie
  1. luuvanhung

    luuvanhung Lớp 1

    Trích : Kính thư quý Phật tử, tất cả chúng sinh sống trên đời này đều mắc nợ qua lại lẫn nhau, đều vay, đều trả lẫn nhau: cha mẹ với con cái, vợ với chồng, anh chị em, kể cả thầy trò rồi bạn bè đồng nghiệp ‒ tất cả đều là vay trả qua lại. Ta dùng một từ mà đẹp hơn là có duyên với nhau hoặc là oan trái với nhau. Ví dụ như cái món mà mình vay, vay trong tình yêu thương tử tế thì gọi là có duyên lành. Còn cái món mà mình vay, mà vay trong sự thù hận, ganh gét thì nó là oan trái.

    Ví dụ như người đó trong đường xa nắng bụi, đi đường mệt nhọc, trong túi đã hết tiền, ghé vào một căn nhà ở bên đường, mới nói tình thật, nói là:

    - Tôi là nhà nghèo, đi đường xa mà bây giờ đường đi chưa tới mà trong túi tiền đã hết, bụng cũng đã đói, miệng đã khát. Xin cho tôi ăn đỡ bữa cơm, uống miếng nước để tôi đi tiếp.

    Thì người chủ nhà đó họ vui vẻ, họ đon đả, họ tử tế mời vào:

    - À à, thôi anh cứ ngồi đây.
    Họ kêu dọn bữa cơm ngon, uống miếng nước, chẳng những vậy còn nhét cho ít đồng trong túi để đi, nếu gặp được xe đón đi cho nó khỏe ‒ thì cái đó là mắc nợ liền. Ngay lúc đó vừa tức khắc một món nợ đầu đời, đầu trong kiếp luân hồi này phát sinh một món nợ đầu tiên với người đó. Có thể là trước đây chưa từng gặp nhau, chưa có duyên gì hết nhưng mà ngẫu nhiên là mình đói ‒ người kia có bụng tử tế, hai cái ráp lại một cái, mình mắc một món nợ.

    Mà cái này gọi là cái duyên lành, vì sao? Vì cái thái độ của người vay và người cho vay đều hiền lành tử tế, mà món nợ này cho ta dễ chịu. Thế là trên đường luân hồi của ta, có thể kiếp này người này gặp lại người kia để nhớ lại ân nhân của mình mà đền đáp một cách đàng hoàng hoặc có thể là chết, quên mất luôn qua kiếp sau. Kiếp sau vô tình gặp lại người ân nhân của mình, mới gặp lại thấy thương, thấy mến không biết lý do tại sao và muốn giúp đỡ.

    Cho nên là ví dụ như mình không có nhớ hoặc là mình không tự giác để trả thì cái nhân quả nó thúc đẩy trong tâm mình. Mà nó thúc đẩy trong tâm mình biến thành một loại tình yêu thương, cho nên trên đời này khi ta yêu thương ai thì ta biết ngay đó là gì? Nợ, nợ nha. Ví dụ như ta nghe những người mà họ thương nhau, trong lúc tuổi trẻ gặp nhau nói là: Anh gặp em là định mệnh của đời anh, anh không còn thể yêu ai được nữa ‒ đại khái như vậy. Thì tình cảm mà nó nặng như vậy bởi vì sao? Vì cái nợ đời trước nặng, cho nên hễ mình thương ai thì nhớ cái đó là cái nợ...
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 13/8/14
    haist, khanhmax, hieunghia67 and 2 others like this.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này