Truyện dài Sống lại giữa hào khí Đông A

Thảo luận trong 'Tự Sáng tác' bắt đầu bởi lee_ahn_hp, 8/7/21.

Moderators: nhanjkl
  1. lee_ahn_hp

    lee_ahn_hp Mầm non

    QUYỂN 1: KẾT THÚC VÀ MỞ ĐẦU
    Chương 1: Quá khứ
    [​IMG] [​IMG]
    Năm 20xx, thế giới thay đổi từng ngày, từng giờ. Con người, thú vị thay, lại vẫn thế. Nếu có khác, phải chăng, là những mặt tối ngày một hiện rõ hơn, nổi bật hơn, được ưu tiên như trào lưu thời thượng nhất của loài người. Ta thấy dấu vết của nó lưu lại mọi nơi xung quanh ta, trên con đường đầy rác rưởi, trên bầu trời xám xịt hiếm khi xanh, và thậm chí, trên bản thân chúng ta.

    Thật ra, chẳng phải nói quá khi bảo: “Nguyễn Bình An là ví dụ tiêu biểu đến chói lọi cho bộ mặt ích kỉ của loài người” - như cô thường tự nhận. An là con gái trong một gia đình đơn thân. Mà như các cụ hay nói ấy là “không chồng mà chửa”. Kĩ hơn tí thì là :” Kết quả một phen chán cơm thèm phở của một thằng cha lưu manh giả danh tri thức”. Nếu là hiện tại, việc này còn không tiệm cận định nghĩa của từ “vấn đề”, nó chỉ là một sự việc thôi. Tuy nhiên, đặt sự việc vào đúng bối cảnh của nó, thì đây là chuyện khác.

    Sinh ra ở vùng nông thôn Việt Nam cuối những năm 70, mẹ của An, bà Huệ - Nguyễn Thị Huệ, quanh năm suốt tháng chỉ biết con trâu, cái cày, và những con người giống mình. Việc cãi nhau to nhất hẳn là việc con gà mái tơ nhà bà Tươi, bằng cách nào đấy, đi chơi lạc sang nhà ông Ba rồi quyết không chịu về. Cái môi trường sống ấy làm nên một cô Huệ đảm đang, khéo léo và hơn hết là chân thật. Hồi trẻ bà ngây thơ quá, không biết có lừa lọc ở đời, cứ nghĩ rằng đàn ông ai cũng ngay ngô như tên nhóc hàng xóm.

    Năm 19 tuổi, bà lên tỉnh H, tìm kiếm cơ hội đổi đời. Nhà nghèo quá, năm anh chị em với hai thầy u trông vào mỗi cái sào ruộng. Hai anh còn phải cưới vợ. Nhà thì ngày nào cũng khoai độn. Bà phải lên tỉnh làm thuê thôi. Việc trên đó lương cao, làm thì cũng không phải phơi mặt ngoài ruộng. Làm mấy năm, kiếm chục đồng trăm đồng, về tậu con xe đạp, rồi đem đồ nhà trồng lên chợ huyện buôn thì chẳng mấy mà giàu. Cơ mà, con đi xa thì thầy u cũng lo. Thế nên, bà Huệ được gửi ở nhờ nhà cô ruột.

    Nhà cô ruột ở trong ngõ sâu. Sâu ở đây là sâu hoắm sâu hút, sâu mất dấu ánh sáng luôn. Ngõ thì bé, nhà thì kề san sát. Thêm mùi rác thải, chó mèo phóng uế, rồi người khạc nhổ, đ*i bậy. Hồi đầu mới lên, cái mùi này là mùi của thành thị, mùi của đẳng cấp. Tuy nhiên, được đi ra khỏi con ngõ ấy, bà thấy một chân trời mới. Là người xe nườm nượp trên đường. Là cây cối xanh tươi toá bóng. Là hàng quán mở cửa với người ra người vào. Không còn mùi thối. Không còn chật chội. Và tràn ngập ánh sáng. Thế là con ngõ lại thành ra không thể thương được! Chỉ cần đi hết con ngõ thôi, đi ra đường lớn, là được tiếp xúc với văn mình, với không khí trong lành, với hiện đại, với sự sang trọng.

    Xuôi theo văn minh, là tới cảnh cổng thiên đường. Mà xuôi theo con đường chính tầm trăm mét, là tới cánh cổng trường Đại học số một của tỉnh H. Bà thì không với được thiên đường rồi, nhưng ở đối diện cổng thiên đường thì cũng không tệ. Thế là bà xin phụ việc ở tất cả các quán ăn gần trường đại học. May thay, quán tuyển bà nằm đúng đối diện cổng trường luôn. Vì thế, mỗi khi ngẩng mặt lên khỏi chồng bát, bà lại có thể nhìn cánh cổng thiên đường to đẹp, với những thiên thần trong chiếc áo trắng đóng thùng.

    Cửa hàng bà làm chủ yếu bán cho công nhân, với sinh viên. Lúc mới làm, bà bận đến độ chẳng có thời gian mà nghỉ ngơi. Cúi mặt xuống là toàn bát với đũa, ngẩng mặt lên là thấy trời đã tối mịt mùng. Làm quen, bà được chuyển lên chạy bàn. Bấy giờ mới được rảnh để ngắm con người, ngắm nơi này.

    Bà nhìn những cặp đôi sinh viên đèo nhau trên chiếc xe một gióng cà tàng, hay đi chậm chậm ngang qua quán ăn từng ngày. Họ đi gần xát bên nhau, nói cười tủm tỉm, liếc nhìn nhau với ánh mắt đầy trìu mến. Đôi khi có anh thanh niên lái cả chiếc 82 hay thậm chí là con Dream. Ôi cái tiếng bô nổ nghe sao mà vui tai thế, nghe sao mà sang, mà đẳng cấp thế. Thích ghê, ước gì mình cũng có người để thương để nhớ, để đèo đi vi vu khắp chốn này.

    Và "chàng bạch mã" của nàng xuất hiện.

    Lần đầu tiên hai người gặp nhau là ở tại quán ăn bà làm. Bà chú ý thấy "chàng" ngay khi cửa quán mở. Nói cho cùng, giữa một đống đàn ông đen nhẻm ăn uống nhồm nhoàm, hay mấy cậu học sinh mệt mỏi giăng kín mặt, thì một chàng trai trắng trẻo mặt nở nụ cười phải thu hút hơn chứ. "Chàng" bước vào và bà cứ lén nhìn mãi.

    Từ ngày ấy trở về sau, ngày nào bà cũng thấy "chàng" xuất hiện ở quán cơm. Phải đến cả tuần sau đó, bà mới nghe phong phanh chàng là giảng viên của trường đại học. Lại phải thêm cả một tuần nữa, bà mới thu hết can đảm mà mang món ăn cho "chàng'. Cô chủ quán thấy thế thì trêu suốt, bà xấu hổ liếc, "chàng" thế mà đang mỉm cười.

    Thời gian sau, bà cũng cố mà nói chuyện với "chàng". Câu chuyện cứ tăng dần. Một câu, hai câu, rồi một phút, rồi năm phút. Rồi "chàng" hẹn bà đi chơi. Trước ngày hẹn, bà hồi hộp đến không ngủ nổi. Cứ chốc quay qua nhìn đồng hồ trên tường, chốc lại ngắm bộ quần áo chuẩn bị mai đi chơi. Hẹn nhau rồi nàng càng thấy "chàng" hoàn hảo. Giai tỉnh, 28 tuổi, có học thức, còn độc thân lại có tiền. Ở cái thời mà 200 đồng có thể mua được đôi dép đẹp nhất chợ, thì "chàng" ngày nào cũng có bao "Hero" giá 2000 đồng trong túi. Ấy là còn chưa kể đến con Dream mới cóng "chàng" hay dùng để chở bà.

    Quen nhau được 1 tháng thì "chàng" nói lời yêu. Từ ngày đó, bà như được tắm trong những lời đường mật và từng cử chỉ yêu thương. "Chàng" đến nhà cô bà để chào hỏi người lớn, đôi bữa còn ở lại ăn cơm. Rồi dần dà, “Chàng” đến phụ cả nàng việc trong nhà. "Chàng" thậm chí còn cùng nàng về quê thăm bố mẹ. Cả nhà nàng quý "Chàng". Bà cứ ngỡ họ có thể như thế đến cuối đời.

    Truyện hóa ra lại không như bà nghĩ. Sau một lần giỗ giành thành công, bà trao "chàng" đêm đầu. Kể từ đó, chàng bắt đầu bận việc hơn, bà cũng cảm thấy khang khác. Ba tháng sau, bà thấy buồn nôn, mệt mỏi và buồn ngủ cả ngày. Bà nghĩ mình ốm mà chẳng dám nói cho cô vì ngại cô bị phiền. Chỉ đến khi ói tưởng ngất, bà mới chịu dắt túi mấy đồng đi viện khám bệnh. Hóa ra bà nào có bệnh, bà có bầu.

    Bà vừa sợ vừa vui. Lo bố mẹ biết sẽ mắng mình hư, mừng vì lén nghĩ: " Có bé rồi, chắc hai đứa sẽ sớm cưới thôi". Từ bệnh viện, bà chạy thẳng đến trường của "Chàng". Đến phòng bộ môn, bà chờ cả tiếng cho đến khi "Chàng" hết tiết. Mọi người cũng hỏi han bà là ai. Vừa tự hào, vừa hãnh diện, bà nói bà là người yêu của "Chàng". Trong tâm trạng hạnh phúc lâng lâng lúc đó, bà chẳng hề để ý những ánh mắt đang nhìn mình như đứa dở. Gặp lại nhau, "Chàng" nhìn bà và cau chặt đôi chân mày lại. "Chàng" thậm chí còn nói sẵng giọng với bà. Mà bà chả để tâm, bà nói "em đến báo cho anh tin mừng!"

    "Tin gì" – "chàng" cộc lốc.

    Kéo nhẹ vai "Chàng", bà thì thầm "em có bầu rồi".

    Ánh mắt "Chàng" nhìn bà lúc ấy, cả đời bà không quên được. Kéo mạnh tay bà ra khỏi phòng. "Chàng" đưa bà đến một quán nước để nói chuyện. Thời gian lâu quá làm bà cũng quên bớt chi tiết. Song tựu chung lại, chàng chẳng tin đứa bé là của "chàng". Câu cuối "chàng" nói trước khi bước đi khiến bà nhận ra mình yêu phải một tên khốn.

    "Mới quen nhau chưa được một năm cô leo lên giường tôi. Ai biết có phải con tôi không hay là cô còn mèo mả với thằng giời ơi đất hỡi nào rồi bắt tôi đổ vỏ. Tôi đâu có ngu."

    "Chàng" nói rồi đi thẳng, bỏ bà ngồi một mình với hai cốc nước uống dở chưa thanh toán. Thẫn thờ trả tiền nước, bà nâng bước chân nặng nề tiến về nhà cô. Cả quãng đường về, bà quay cuồng giữa tình cảm tan vỡ của bản thân và tương lai mù mịt trước mắt.

     
    amylee and m0n0kun like this.
  2. lee_ahn_hp

    lee_ahn_hp Mầm non

    Chương 2: Quá khứ (tiếp)
    [​IMG]
    Bà suy nghĩ gì vào thời điểm ấy thì Nguyễn Bình An không biết. Tuy nhiên, nhìn vào sự thật hiển nhiên là đến giây phút này cô còn tồn tại trên đời thì cũng có thể thấy rõ quyết định cuối cùng của mẹ cô lúc ấy là như thế nào.

    Trong suốt những năm mẹ còn sống, chưa bao giờ An hỏi bà đã trải qua thời kì mang thai thế nào. Bà Huệ chỉ nói, lúc có bầu được bốn tháng là bà khăn gói trở về nhà ở với thầy u. Rồi thì người người bàn tán, nhà nhà bàn tán. Người nhà thì còn cấm được chứ người dưng thì chịu. Nói cho gọn thì đó là làng quê mà, con người ta ngoài việc đồn đại sau lưng và sầm xì thì cũng chẳng còn điều gì khác. Cũng chả phải thời cổ đại mà gọt đầu bôi vôi thả bè trôi sông. Tuy nhiên, nghĩ theo mặt tích cực thì dù có kì thị ra mặt thì cũng chẳng thể nói thẳng trước mặt đối tượng được. Ai cũng xấu hổ nếu bị người mình nói xấu nghe thấy, không phải sao? Thế nên, người lớn thì coi như đàm tiếu thì lựa lúc không có ai. Trẻ con thì quá bé để hiểu cái định nghĩa "con rơi". Nên tịu chung lại, thời kì thơ ấu của Nguyễn Bình An, chín bỏ làm mười, thì cũng không tệ lắm.

    Mười năm, rồi hai mươi năm, trong suốt năm tháng tuổi thơ, An chưa bao giờ hỏi mẹ về hoàn cảnh nhà mình. Dường như qua những câu bập bõm của hàng xóm, An cũng biết tại sao mình có mặt trên đời. Dù không nói cho mẹ, nhưng An luôn nghĩ, thà lúc ấy bà bỏ mình thì có khi cuộc sống của bà đã không khổ như thế. Nhưng mỗi lần nhìn vào ánh mắt mẹ nhìn mình trừu mến đầy yêu thương, An lại không nỡ nói sợ làm bà buồn.

    An lại càng chưa bao giờ hỏi một câu về bố mình. Nàng coi “người đó” không tồn tại trên đời. Nhưng mà mỗi lần nhìn thấy các ông bố dắt con đi chơi, An cũng nghĩ giá như... Đến khi An trưởng thành, bà Huệ cũng kể hết mọi chuyện. Về bố nàng, về việc bà bị lừa thế nào, về việc có An, bà hạnh phúc ra sao. An cứ nghĩ hai mẹ con sẽ mãi thế này. Dù là năm hai tuổi nhưng nàng bắt đầu đi làm thêm rồi. Làm dịch thuật rồi phiên dịch cho người ta. Lương tháng thậm chí còn đủ cho nàng đóng học rồi trả tiền nhà. Nàng tính, sau này, nàng sẽ tích tiền mua nhà rồi đón mẹ lên luôn. Hai mẹ con sẽ không phải xa nhau nữa. Chuyện có lẽ sẽ vẫn êm đềm trôi như thế nếu sự việc ấy không xảy ra.

    Đó là một ngày mùa đông tháng mười hai, An còn nhớ như in khoảng thời gian đó là đợt lạnh kỉ lục suốt mấy năm. Tối đó ông ngoại An đi ăn cỗ nhà họ hàng, đến tầm 11 giờ ông mới về. Đàn ông ăn cơm ăn cỗ thì kiểu gì cũng con cà con kê, cũng chén tạc chén tù. Tiệc tàn, mọi người về nhà. Chẳng biết trong mâm cỗ có ai nói gì mà vừa về đến nhà, ông đã chỉ mặt mẹ An mà mắng:

    "Sao tao lại đẻ ra cái của nợ như mày. Cái đồ chưa chồng mà chửa. Mày làm tao không ngẩng nổi mặt lên được mà sống. Sao mày không cút đi cho khuất mắt tao."

    Nói rồi, ông tiện tay vớ lấy cái điếu cày rồi đáp. Nó bay thẳng vào đầu bà Huệ, máu chảy tràn trên gương mặt bà. Cho đến khi thấy máu, chị em bà mới tá hỏa mang bà lên y tế xã. Sau khi được bác sĩ cầm máu rồi khám sơ qua, bà nằm viện hai tiếng rồi xin về vì mai bà còn đi làm. Bà cũng bỏ ngoài tai lời khuyên đi chụp cắt lớp vì ngại tốn tiền. Mấy trăm nghìn là tiền ăn gần tháng của con bà. Đây cũng chẳng phải lần đầu tiên.

    Tuy nhiên, tầm hai ngày sau, bà mất. Bà Huệ đi trong lúc ngủ với gương mặt an lành. Chả ai biết bà bị bệnh gì mà ra đi đột ngột như thế. Mẹ bà Huệ hôm đó thấy sáng mà con vẫn chưa dậy chuẩn bị cơm thì vào giục. Lúc bà vào, người bà Huệ đã lạnh ngắt, bà ngừng thở từ lúc nào. Tiếng hét giữa sáng sớm như báo trước một tương lai không an lành.

    Bà Huệ được an táng ngay trong ngày. An chạy về vừa kịp để tạm biệt mẹ trước khi bà nhập quan. An chẳng thể hiểu được tại sao đêm qua mẹ còn nói chuyện với mình, còn kêu mình cuối tuần về nhé, kêu rằng “mẹ nhớ con quá.”. Mà mấy tiếng sau bà đã bỏ An mà đi. Suốt lễ tang An khóc không nổi. Mắt cay xè và cổ nghẹn đắng. An không thể hiểu được. Nhìn mẹ vẫn như đang ngủ, chỉ là gọi mãi mà mẹ không chịu tỉnh. Đến lúc đóng quan, An như phát điên. An cản hết những người định mang mẹ nàng đi. Bà vẫn bình thường, bà chẳng bị làm sao cả, mấy người sao lại đem nhốt mẹ tôi lại. Phải dăm ba người mới giữ được An lại. Rồi những tiếng thầm thì: "Con ơi, con đừng thế”, “Con như vậy, mẹ con không ra đi thanh thản được”, “Bình tĩnh lại An ơi”. Rồi An ngất đi.

    Sau này nghĩ lại, An không thể nào nhớ được những điều diễn ra trong đám tang của bà Huệ. An ngất liên tục vì đau lòng và kiệt sức. Mọi người cũng không dám cho An lại gần quan tài vì lo An không chịu nổi. Kí ức đám tang mẹ vốn dĩ đã không liền mạch, nay còn trở nên nhoè nhoẹt trong tâm trí vì những giọt nước mắt đau khổ. An không dám đối mặt với nấm mồ của mẹ, nhưng cứ cuối tuần, An lại tranh thủ chạy về với bà. An sợ phải đối mặt mới sự thật là mẹ không còn sống nữa, nhưng còn sợ hơn khi nghĩ mẹ đang nhớ mình, vậy mà mình không về.

    Phải gần một năm sau, An mới nguôi ngoai. Giờ đây, An có thể nói chuyện được với mọi người trong nhà, rồi hàng xóm về bà Huệ, rồi những việc trong đám tang, rồi ngày bà mất. Hôm ấy là giỗ đầu bà Huệ. An đã về từ sáng sớm để chuẩn bị cỗ bàn và chăm sóc mộ mẹ. Mọi việc diễn ra suôn sẻ. Tối đó, khi ngồi rửa bát cùng chị Lý hàng xóm, An hỏi thăm tình hình nhà chị. Chị kể từ chuyện thằng con sắp thi vào cấp ba rồi, mục tiêu thi hẳn trường chuyên, nghe vẻ tự hào lắm. Đến việc ông nhà An dạo này yếu nhiều rồi, sức khoẻ không còn như mấy năm vừa rồi.

    Đột nhiên, chị nói: “Cũng may là ông nhà em yếu nên bà đỡ khổ. Chứ hồi trước ông hay đánh bà lắm. Bà cũng đến khổ với ông.”

    “Là sao hả chị?” An không hiểu.

    “À, em xa nhà sớm nhỉ, bảo sao không biết. Ông em ngày xưa mỗi lần bực mình là lại đánh bà ấy.” - chị từ tốn kể.

    “Đánh bà luôn hả chị?”

    “Ừ, đánh ghê lắm em.”

    An không muốn nghe chuyện của bậc bề trên đâu. Buôn bán chuyện về bề trên vốn không phải việc hay ho gì. An nói lảng: “Chắc là xưa lắm rồi, chứ hồi mẹ con còn sống, em đâu thấy gì đâu.”

    “Đâu ra, mẹ em còn bị ông đánh mà.” - chị Lý phản bác.

    “Là sao? Mẹ em bị ông đánh á?! Em đâu thấy mẹ em kể gì đâu?! Việc thế nào hả chị?” - An thảng thốt.

    Chị liền lí nhí nói: “Mẹ em thỉnh thoảng vẫn bị ông đánh mà. Cơ mà nhẹ thôi. Mà nào ai dám phản kháng đâu. Bà cũng bị đánh suốt đấy thôi.” Chị dè dặt: “Ngay như trước khi mẹ con mất mấy ngày, còn bị ông đánh đâu. Mà thôi, em quên hết đi nhé. Giờ ông cũng yếu rồi cũng có làm được gì đâu.”

    An cảm thấy có chuyện gì đó không đúng ở đây.

    An không dám nghĩ sâu sa hơn. Rửa bát xong, An chào chị Lý, đi vào trong chào mọi người trong nhà, rồi chạy ra bến xe cho kịp chuyến cuối ngày.

    Nhưng trực giác mách bảo An, phải tìm hiểu thêm việc này. Việc này có vấn đề. Suốt một tuần sau, An cứ nghĩ mãi về đoạn hội thoại ngày ấy với chị Lý. Đắn đo mãi, An gọi điện cho Bác Hạnh. Hỏi thăm từ sức khoẻ của dì, đến tình hình các em, phải cỡ mười phút sau, An mới vào chủ đề chính.

    “À, bác ơi, con nghe nói ngày xưa ông hay đánh mẹ con lắm hả bác?”

    Bác Hạnh giật mình: “Đánh là sao, làm gì có ai bị đánh. Con nghe ai nói nhăng nói cuội đấy? Để bác chửi chết nó. Dám đơm đặt linh tinh.”

    An giả vở: “Dạ, không là con nghe bà Tầm kể là ngày xưa hồi mẹ con còn bé. Tại mẹ con nghịch quá nên suốt ngày bị ông đánh á bác.”

    Bác Hạnh thở phào: "À, bà Tầm nhớ nhớ quên quên suốt, ấy mà chuyện này vẫn nhớ cơ. Nào chỉ mẹ con, bác còn bị ông đánh ấy. Toàn tại mẹ con đầu têu ấy.”. Bác cười lớn rồi lảng đi: “Thôi, cũng muộn rồi, bác không nói chuyện với con nữa. Con ngủ đi, nhớ chăm sóc sức khoẻ”.

    An chào bác rồi cúp máy.

    Thực sự có chuyện! Thái độ của bác Hạnh không đúng.
     
  3. lee_ahn_hp

    lee_ahn_hp Mầm non

    Chương 3: Sự thật
    [​IMG]
    Rõ ràng về chuyện của mẹ, An không thể hỏi thẳng người nhà hoặc bạn thân được. Bác Hạnh thì như vậy đó. Con Lan, bạn thân An, dù nhà gần mà cũng có thấy hé răng nửa lời đâu?!

    Cái này phải bắt đầu từ người ngoài trước. An xác định mục tiêu đầu tiên là chị Lý. Chị ấy chắc chắn là biết chuyện rồi. Cơ mà vẫn khá kín tiếng. Phải khai thác có chiến thuật mới được. Đầu tiên là phải ấn thích mấy bài viết của chị ấy trên fabo này. Còn phải nhắn tin vào mấy bài đăng khoe con đã. Hai b̀a hôm còn phải nhắn tin trên zulu khen chị Lý xinh đẹp các kiểu nữa. Cốt lõi là tâng bốc, tâng bốc nữa, tâng bốc mãi.

    Nói chuyện tầm tuần rồi thì An mới gợi về việc của mẹ.

    An An: Mà em nói chứ, chắc chị nhầm chuyện mẹ em bị ông đánh với ai rồi.

    An An: Hôm trước em hỏi bác Hạnh, bác còn bảo sẽ mắng vốn ai đặt điều nữa ấy.

    Xem chị ấy bảo sao!

    An An: Mà em nói chứ, chắc chị nhầm chuyện mẹ em bị ông đánh với ai rồi.

    An An: Hôm trước em hỏi bác Hạnh, bác còn bảo sẽ mắng vốn ai đặt điều nữa ấy.

    Phamly: Đặt điều là sao. Vớ vẩn. Chị chỉ có nói thật thôi.

    Phamly: Chị nói em nghe, vụ mẹ em bị đánh ấy, cả xóm biết. Có phải mình chị đâu.

    Phải thúc thêm nữa!!

    Phamly: Đặt điều là sao. Vớ vẩn. Chị chỉ có nói thật thôi.

    Phamly: Chị nói em nghe, vụ mẹ em bị đánh ấy, cả xóm biết. Có phải mình chị đâu.

    An An: Đâu nào, bác Hạnh em bảo chỉ ngày còn bé bị ông đánh thôi, chắc chị nhầm chuyện ngày mẹ em còn bé chứ gì?

    Phamly: Vớ vẩn, chị có bị lú đâu.

    Phamly: Tối hôm ấy đánh mẹ em đến mức vỡ đầu, phải lên bệnh viện cơ mà.

    Phamly: Cả xóm nó còn đồn ầm lên là mẹ em bị ông em đánh chết ấy.

    An nhìn thấy cái gì thế này!!!

    Phamly: Đặt điều là sao. Vớ vẩn. Chị chỉ có nói thật thôi.

    Phamly: Chị nói em nghe, vụ mẹ em bị đánh ấy, cả xóm biết. Có phải mình chị đâu.

    An An: Đâu nào, bác Hạnh em bảo chỉ ngày còn bé bị ông đánh thôi, chắc chị nhầm chuyện ngày mẹ em còn bé chứ gì?

    Phamly: Vớ vẩn, chị có bị lú đâu.

    Phamly: Tối hôm ấy đánh mẹ em đến mức vỡ đầu, phải lên bệnh viện cơ mà.

    Phamly: Tin nhắn đã được thu hồi.

    Phamly: Nãy chị gõ nhầm nhé, nhưng việc mẹ em bị đánh em hỏi cả xóm ai chẳng biết. Có phải mình chị đâu.

    Phamly: Bác em giỏi thử đến mắng coi, xem ai mắng ai.

    An lặng cả người. Một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng An. Không thể có chuyện này được. Vô lý. Vớ vẩn. Hỏi ai bây giờ, hỏi ai??? Đúng rồi con Lan!!!.

    “Mày nói thật đi. Tao biết chuyện rồi. Tao không ngờ là mày lại giấu tao?!!” - An gay gắt.

    “Ơ con này, mày dở à. Ai làm gì mày. Tao giấu mày cái gì. Vắt tay trên trán đi xem có bỏng không? Chứ tao nghi đầu mày sắp nấu lẩu được rồi đấy.” - Lan cười.

    An hét lên: "Tao không đùa, tao không có đùa. Tao đang nói về chuyện của mẹ tao! Sao mày giấu tao.”

    Lan ngừng cười: "Sao mày biết, tự nhiên đứa nào kể cho mày. Mà tao cũng có cố ý đâu. Vốn chuyện cũng không khẳng định mà.”

    An giận dữ: "Nhưng có đúng là mẹ tao bị ông tao đánh không?! Có đúng không?! Mày ở sát nhà tao thế mà mày không bảo tao một câu à.”

    Lan cũng cuống rồi: "Thì tao bảo sao được, vốn mẹ mày trước nay cũng không làm sao mà. Mà mẹ mày còn dặn tao không được kể với mày nữa. Chưa kể ai biết hôm đấy mẹ mày lại bị đánh vỡ đầu đâu. Tao chỉ thấy bên nhà mày ầm ầm, rồi hò hét đưa ai đi đâu đấy. Sáng hôm sau tao qua thăm thì mẹ mày kêu là bình thường, còn không cho tao kể với mày. Thì tao biết làm sao?”

    An khóc: "Mẹ tao cấm, xong mày cũng câm luôn. Mày câm luôn. Mày bảo tao, có phải tao đón mẹ lên từ sớm không?! Hả?!”

    Lan cũng cáu rồi: "Đón bằng mắt đấy mà đón. Mày nuôi mẹ mày bằng gì, mẹ mày làm nghề gì? Mắt thì yếu, bằng cấp thì không có. Chính vì mẹ mày biết, là có lên cũng chẳng cách nào sống được, nên mới cứ ở quê.” Giọng Lan cũng hoà hoãn dần: "Mà mày nghĩ thông đi, bác Huệ cũng mất được hơn năm rồi, giờ mày moi chuyện ra cũng để làm gì đâu.”

    An sẵng giọng: "Mày đừng có mà nói cái kiểu đấy. Không phải mẹ mày nên mày đâu thương, đâu xót đâu. Tao chỉ cần mày trả lời tao một câu cuối thôi. Sau khi ông tao đánh, bao nhiêu hôm sau mẹ tao mất.”

    Lan cũng cố vớt vát: "Chuyện không như mày nghĩ đâu, mày đừng cả nghĩ làm gì.”

    “Tao muốn mày trả lời tao” - An hét lên.

    “...” - Lan lí nhí.

    “Tao chẳng nghe thấy cái gì hết. Mày nói to lên xem nào” - An tiếp tục lên giọng.

    “Hai ngày, tao nói là hai ngày” - Lan trả lời.

    Rồi điện thoại của An rớt xuống rồi sập nguồn hẳn.

    Ngay tối hôm ấy, An về quê. Chạy về nhà ông bà ngoại, An căm hận mà nhìn mấy người vốn là ruột thịt của nàng. Bà Huệ cũng là con, là em của họ mà sao họ có thể làm thế được. Một giọt máu đào hơn ao nước lã cơ mà?! An chất vấn. Mọi người lặng im mà chẳng nói gì. Rồi nàng hỏi ông ngoại nàng. Thoạt đầu ông không nói gì, song lúc sau, ông gằn lên rồi mắng:

    "Mày đang làm gì thế. Phận làm con làm cháu mà dám gân cổ lên mà mắng ông mày hả?! Không ai dạy mày hay sao. Mà tao quên, mày làm gì có bố."

    Ngừng một lát, ông nói tiếp:

    "Mà chả có ai bảo là vì tao đáp cái điếu mà con Huệ nó chết cả. Mà dù có là thế thật thì làm sao nào. Tao là bố nó, là ông mày. Không có tao đẻ ra nó thì cũng chả có mày đứng đây đâu. Biết trước có ngày này, tao bóp chết con Huệ từ lúc nó mới đẻ."

    Lúc này thì An điên thật rồi. An gào lên:

    "Thế thì từ giờ tôi chả còn là con cháu nhà này nữa. Sau này mấy người có chết thì cũng đừng có bò đến trước mặt tôi. Tôi khinh. Mộ mẹ tôi, sau này tôi cũng chuyển. Lúc còn sống mấy người đã hành hạ bà như thế thì đến lúc chết chả biết còn làm cái gì nữa."

    Nói rồi, An đạp cửa rồi chạy ra khỏi nơi từng là nhà của mình. Lúc bỏ đi, An vẫn còn nghe văng vẳng tiếng khóc của bà ngoại và lời chửi liên tục của ông:

    "Thế thì mày cuốn xéo m* mày đi, mang cả con mẹ mày đi luôn. Phản rồi. Phản rồi. Con với cái."

    Khách quan mà nói thì kể từ ngày học đại học, nhà ở quê cũng chả mấy khi An về. Mẹ là người duy nhất kết nối An với nơi ấy. Bà mất rồi, lại còn vì người nơi ấy mà mất. An cũng chả thiết!!!

    Rồi An cắm đầu vào mà học mà làm. Hai năm sau, cũng đúng ngày ra trường, An dành dụm đủ tiền để đưa mẹ đi. An không có điều kiện mua chỗ đắt nhất, nhưng đủ để đưa mẹ tới gần mình.

    Tới tận thời điểm ấy. An nhận ra mình bơ vơ. Mình không có nhà. Mình mồ côi rồi.
     
  4. lee_ahn_hp

    lee_ahn_hp Mầm non

    Chương 4: 20 năm
    [​IMG]
    Từ đó, cuộc sống của An dường như không chân thực với ngay cả bản thân cô. Sâu thẳm trong lòng, An đau đáu nỗi niềm về cái chết của bà Huệ. Thời gian đầu, cô cho đây là lỗi của ông ngoại. Ông ấy thực sự đã đánh bà Huệ, chuyện này không thể chối cãi được. Tiếp đó, cô nghĩ mình là nguyên do cho cái chết của mẹ. Nếu cô không là con rơi, cuộc sống bà Huệ chắc chắn đã khác. Mẹ con cô sẽ sống hạnh phúc mãi bên nhau, được mọi người yêu thương. Nếu mà thế, sẽ chẳng dẫn tới cơ sự ngày hôm nay. An hận ông ngoại, hận cái mác con hoang của bản thân. Nhưng trên hết, cô hận người đàn ông đã lừa dối mẹ mình, nhẫn tâm đẩy bà vào cảnh không chồng mà chửa.

    Mang theo những suy nghĩ ấy trong đầu, An trải qua những năm tiếp theo một cách vô định. Thời gian đầu, điều này không có vẻ là vấn đề lớn. Tuy nhiên, từng ngày trôi qua, và rồi An thấy, suy nghĩ ấy nong ra một lỗ hổng nơi trái tim cô, ngày một rộng ra, bành trướng, bỏ lại trong nàng một nơi tăm tối không thể lấp đầy.

    Vì thế, Nguyễn Bình An bắt đầu sa vào những mối quan hệ yêu đương. An cần ai đó chứng minh rằng sự tồn tại của cô là có giá trị. Rằng cô đáng để được yêu thương. Rằng cô là cái gì đó hơn một đứa con hoang gián tiếp giết chết mẹ mình. Nhưng nó không hiệu quả. Kết quả duy nhất cho từng ấy cuộc tình chỉ là khiến con tim thêm cằn cỗi. Rằng người ta rồi cũng bỏ An mà đi. Rằng cô chẳng là gì ngoài một vài phút đê mê, mà chóng tàn. Cô cảm thấy mình thật rẻ rúng.

    An cần một cái gì đó khác, một cái gì đó lớn lao, rộng dài đến độ có thể choáng hết cả con người cô, cả tâm hồn cô. An bắt đầu tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Nhưng kết quả vẫn là số không tròn trĩnh. Lan - cô bạn thân từ ngày bé - chỉ có thể mang đến cho An những nụ cười ngắn ngủi vô thưởng vô phạt. Bác sĩ tâm lý chỉ có thể lặp lại yêu cầu mong cô mở lòng mình, mong cô hãy chia sẻ. Làm như An đã không cố vậy, nhưng việc bóc trần bản thân như vậy làm An thấy trần chuồng, non nớt và yếu đuối. Nó khiến cô như quay về cái ngày mẹ cô mất vậy. Nhỏ bé đến bất lực.

    Hai mươi tám tuổi và là một phụ nữ thành công, An thấy mình sở hữu một căn nhà của riêng mình, nhỏ nhưng trống rỗng. Trống rỗng như chính cuộc sống của cô, không mối quan hệ, không ràng buộc, không chốn về. Mỗi ngày, khi về tới phòng, An phải bật tivi lên để nơi cô ở có chút sinh khí. An mắc kẹt trong chính cuộc sống của mình. Có một thời gian, An nghĩ, bản thân nên kết thúc nhanh chóng một chút, chứ cuộc đời sao mà dài quá. Cô không dám tự sát. Mẹ cô hi sinh cả cuộc đời mình để vun đắp nên con người Bình An. Cô chết nghĩa là mọi công sức, hi sinh của mẹ cô đều hoang phí hết. Cô quá đau khổ để sống tiếp, lại quá tiếc nuối để kết liễu đời mình.

    Tuy nhiên, theo một cách khó hiểu, chính người đàn ông đó - bố đẻ của An - lại là người cứu cô ra khỏi chính hoàn cảnh ấy. Một ngày, An tình cờ nhìn thấy bố mình trên tivi, phong độ, lịch lãm, cuộc sống hạnh phúc, tương lai rộng mở. Rồi An nghĩ, sao ông ta có thể sống hạnh phúc như vậy khi mình đang khổ sở thế này? An bắt đầu tìm kiếm thêm thông tin về ông ta. An không đủ chuyên nghiệp cho những chuyện thế này. Cô tìm đến thám tử tư. Bao nhiêu tiền cũng được, cô muốn biết càng nhiều thông tin càng tốt về bố đẻ của mình.

    Hoá ra, trong thời điểm quen với bà Huệ, ông ta cũng đang cặp kè với hai người phụ nữ khác. Một người ở tỉnh S. Một người cũng ở tỉnh H. Nếu xét về mặt thời gian, bà Huệ may thay, lại không phải kẻ thứ ba. Vào lúc quen bà Huê, ông ta vừa mới du học về. Và hơn hết, là chưa lấy vợ. Nên thực tế mà nói, An là trưởng nữ của ổng. Nếu như ổng có, dù là một xíu trách nhiệm thôi, mọi việc đã không như bây giờ. Sao ông ta lại để mẹ nàng bơ vơ và khiến An mang danh con hoang suốt khoảng thời gian đó? An vẩn vơ nghĩ. Rồi ý nghĩ lớn dần thành một tư tưởng. Mình không thể như vậy mãi được. Mình phải thoát ra khỏi cái cảnh này, mình phải thoát khỏi tiếng con hoang, mẹ mình phải được thừa nhận. Rồi An tìm cho mình một mục đích để tồn tại, cô thấy mình đang sống.

    Mục tiêu đó, như một lẽ dĩ nhiên, trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Nguyễn Bình An sau này. Đồng thời, cũng là nguồn gốc sâu xa cho cái chết của cô. Trước khi lên kế hoạch bất kì điều gì, An phải hiểu tường tận được bản thân cũng như đối thủ. Cô tự đánh giá bản thân là một đứa con ngoài dã thú, không sức uy hiếp về mặt tài chính, không đủ nổi tiếng để hấp dẫn về mặt danh lợi. Cách duy nhất ông già An chịu nhận lại con, tóm lại, thì chỉ có thể là ông ta phải làm hoặc muốn làm mà thôi. Muốn ông ta bắt buộc phải làm, An phải nắm được thóp của ổng. Làm ông ta muốn nhận con, An phải trở nên có giá trị. Cả hai cái nàng đều không có, vậy thì phải tạo ra.

    Vậy là 7 năm sau, ở tuổi 35, khiêm tốn mà nói, An cũng có thể coi là một nữ doanh nhân thành đạt. Tuy nhiên, nó còn xa mới đến cái đích của cô. Trong thời gian này, An cũng phát hiện, cô cũng chả phải là đứa con rơi rớt duy nhất của ổng. Ba trai và bốn gái. Có hai người thậm chí là do cùng một mẹ sinh ra. Số lượng chắc cũng đủ thành lập đội tuyển Futsal "Hội những đứa con rơi có cùng bố". Và bọn cô làm thật, dù cái tên không phải thế này. Bọn cô tự gọi nhau là "Hội anh chị em". Mọi người giúp đỡ nhau trong cuộc sống, những lúc khó khăn. An cũng không ngờ mình sẽ tìm được người thân theo một cách kì cục thế này.

    Tuy nhiên, An chưa bao giờ buông tay với mục tiêu ban đầu của mình. Hương, một người chị em khác của An đã từng khuyên cô buông tay. Vì dù theo chiều hướng nào, đích đến của cô chẳng có gì tốt đẹp cả. Trích nguyên văn lời bà ấy nói thì là "Tự buộc bản thân với một đống bầy nhầy, bại hoại biết đi không thể làm em tốt hơn được, chứ chưa nói là nhận nó làm bố". Không phải cô không hiểu, nhưng mà nó đã trở thành một phần trong cô rồi. Cô chỉ là không thể vứt bỏ lẽ sống của mình, vứt bỏ dưỡng khí của mình.

    Qua một mối làm ăn, An biết được ông già nhúng tay trong một vụ mua và sáp nhập công ty. Cũng không có gì lạ khi một kẻ lắm tiền muốn hầu bao mình thêm nặng. Nhưng linh tính mắch bảo An chuyện không đơn giản như vẻ bề ngoài. Sử dụng mối quan hệ của mình, cô cố móc nối quan hệ với bạn làm ăn của ông già. Ừ thì ăn uống, ừ thì hẹn hò, An chính ra cũng chả để ý nhiều lắm. Nhưng Hương thì cực kì tức giận về truyện này. Chị ấy cảnh cáo, nếu An dám sử dụng cả bản thân mình thì bả sẽ không thèm nhìn mặt An nữa. Nguyễn Bình An không thấy việc này có gì sai trái cho lắm, tên giám đốc nọ cũng khá là đẹp mã và chiều chuộng, cô cũng không thiệt thòi gì. Tuy nhiên, Hương không thích và truyện liên quan đến ông già cũng không tiến triển gì, thế nên, An bỏ. Tuy nhiên, ngay trước lúc An kịp chia tay, cô có thứ nàng muốn.

    Hóa ra, dù chưa có vợ, nhưng tên giám đốc kia cũng có vợ chưa cưới rồi. Vợ hắn, mới hay làm sao, lại là con gái chủ tich tỉnh Z. Bà cô này tuy xinh gái, nết na, nhưng vẫn không giữ nổi cương của chồng chưa cưới. Thế nên, thằng chả thỉnh thoảng vẫn lén lút tán tỉnh mấy em gái ngon nghẻ, như An chẳng hạn, để giải khuây. Tuy nhiên, tức nước thì vỡ bờ. Hôm đó, An đang uống với hắn ở Grand Plaza thì vợ hắn bắt được. Không có mấy màn hắt nước hay chửi bới um xùm gì cả. Dù sao cũng là người có danh tiếng, ai cũng khá là nể mặt nhau. Đặt một phòng của khách sạn, ba người ngồi "thảo luận" xung quanh vấn đề tình cảm và chung thủy. Nói cho chính xác hơn là An ngồi nghe còn hai người này thuyết trình.

    "May mà mình nghe lời bà Hương" – nàng nghĩ. "Tôi nghĩ mình không có truyện gì ở đây nữa đâu nhỉ?" - Liếc nhìn hai người, An nói tiếp: "Anh, có vợ rồi thì làm ơn đừng mèo mả gà đồng nữa. Còn cô, thôi chửi bới tôi đi, tôi lấy sự nghiệp ra để thể, tôi chưa cho chồng cô leo lên giường đâu. Mà khuyên thật lòng, đừng cưới thằng khốn này mà làm gì. Chưa lấy đã thế này, lấy về rồi còn ra cái gì." Nhìn hai người lặng yên, nàng tiếp tục: "Vậy nhé, tôi đi trước, hai người giải quyết nốt." Nói xong, nàng thẳng lưng bước ra khỏi cửa.

    "À mà quên" An chợt thốt lên, nàng quay. "Bốp, bốp" – "một cái tát là vì anh khiến tôi thành kẻ phá hoại nhà người ta, cái còn lại là vì anh lừa tôi". Tiếp theo, An đi thẳng mà không hề quay lại. Tiếng khóc của cô vợ cũng cùng lúc vang lên. Và truyện lúc này mới bắt đầu trở nên hấp dẫn.
     
Moderators: nhanjkl

Chia sẻ trang này