Symphony No. 3 in E flat major, Op. 55 "Eroica" - Beethoven (tambao)

Thảo luận trong 'Tủ sách Âm nhạc - Hội họa' bắt đầu bởi vqsvietnam, 30/9/13.

Moderators: vqsvietnam
  1. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Symphony No. 3 in E flat major, Op. 55 "Eroica"
    (Giao hưởng số 3 "Anh hùng", giọng Mi giáng trưởng, tác phẩm số 55)
    Trích...
    Trong bản giao hưởng này... năng lực dồi dào, kỳ diệu
    của thiên tài sáng tác Beethoven lần đầu tiên được bộc lộ.
    Tchaikovsky

    Tác giả : Ludwig van Beethoven
    Thời gian sáng tác : cuối năm 1803 đến đầu năm 1804
    Công diễn lần đầu : 7/4/1805 tại Theater an der Wien ở Vienna do tác giả chỉ huy
    Độ dài : 44-55 phút
    Đề tặng : Napoleon Bonaparte sau đó được xóa đi
    Tổng phổ : 2 flute, 2 oboe, 2 clarinet giọng Si giáng, 3 bassoon, 3 horn, 2 trumpet, timpani, và bộ dây thường dùng gồm violin 1 và 2, viola, cello và double bass.
    Tác phẩm gồm 4 chương :
    I- Allegro con brio.
    II. Marcia Funibre (hành khúc tang lễ). Adagio assai.
    III- Scherzo. Allegro vevace.
    IV- Finale Allegro molto
    Nguồn : Sách "Dành cho người nghe hòa nhạc giao hưởng" do Nguyễn Cửu Vỹ dịch.
    (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)


    3. Thiên tài
    Sau khi trở về từ Heiligenstadt, âm nhạc của Beethoven ngày càng sâu sắc. Ông bắt đầu tạo nên thứ âm nhạc của toàn nhân loại. Vào mùa hè năm 1803 ông bắt đầu viết bản giao hưởng số 3 - Anh hùng. Nó được viết để ca tụng chiến thắng của Napoleon Bonaparte và giống như tựa đề của mình, nó là một bản nhạc cách mạng. Anh hùng “là một tác phẩm tiêu biểu của Beethoven trong thời kỳ trưởng thành. Nó đã thể hiện một cách rộng rãi và toàn diện hình tượng Anh hùng trong cấu tứ của Beethoven. Bốn chương nhạc đã lần lượt miêu tả: Anh hùng đã đấu tranh vì tương lai tốt đẹp của loài người, nỗi đau buồn về cái chết của người anh hùng, người anh hùng đã tái sinh và dành thắng lợi, chứa đựng đầy rẫy sức sống của loài người. Âm nhạc của nó phá vỡ mọi khuôn khổ của nhạc giao hưởng, thiết lập một khuôn khổ mới, hợp lý và đầy sức thuyết phục. Đó là điều kì diệu mà Beethoven không chỉ làm được một lần. Tuy vậy. dư luận lại phê bình tác phẩm này kịch liệt, vì bây giờ tác giả đã rời bỏ hoàn toàn truyền thống của Mozart hay Haydn. Những người lạc hậu ấy, bị ràng buộc vào các vị thần thánh của họ, đã chỉ trích sự táo bạo “dã man” của Beethoven. Chúng ta đã bước vào thời đại của Beethoven và thiên tài vĩ đại ấy có khi đã làm cho chính những người ngưỡng mộ ông cũng phải ngạc nhiên và hoang mang.

    Trong buổi tập dượt đầu tiên của bản giao hưởng Anh hùng, người học trò Ries trung thành đứng sau người thầy đang chỉ huy. Ở đoạn phát triển của phần thứ nhất, một chủ đề mới xuất hiện, trong lúc chủ đề trước được kèn co nhắc lại trên nền hoà thanh của bộ dây. Tại đây, sự chuyển điệu rất táo bạo đã tạo nên một hoà thanh chối tai đến nỗi Ries tưởng là sai:
    - Anh thổi kèn co khốn nạn, chả biết đếm nhịp mà vào hay sao! Ries tức mình nói.
    Beethoven quay lại nhìn Ries một cách giận dữ. Trong một thời gian khá dài, các nhạc sĩ Ý và ngay cả Wagner trong tác phẩm của mình đã buộc phải làm dịu bớt lối hoà âm táo bạo ấy mà ngay nay chúng ta đã chấp nhận một cách dễ dàng.

    Một tờ báo ở Berlin đã viết: “Một số tri kỉ của Beethoven quả quyết tác phẩm đó là một kiệt tác, quả quyết tác phẩm đó tiêu biểu cho phong cách âm nhạc cao cấp nhất… hơn nữa lại còn khẳng định tác phẩm đó phải 1000 năm sau nó mới phát huy tác dụng. Một số thính giả khác không thừa nhận tác phẩm này có bất cứ giá trị nghệ thuật nào…tác phẩm kéo dài vô hạn định, có thể nói đó là một tác phẩm khó nhất, thậm chí những người ở trong nghề cũng cảm thấy mệt mỏi. Đối với những người yêu âm nhạc thông thường mà nói tất nhiên là không làm sao chịu đựng nổi”. Nhưng có một điều chắc chắn là sau khi công diễn bản giao hưởng số 3 này, số tín đồ cuồng nhiệt của Beethoven ngày càng đông thêm. Bản Anh hùng tiêu biểu cho lịch sử âm nhạc tuyên cáo: Nghệ thuật âm nhạc đã bước vào một giai đoạn mới.

    Stephan von Breuning, người cùng Beethoven chia sẻ phòng trọ, đã kể lại một sự việc rất đặc biệt có liên quan tới bản giao hưởng Anh hùng này: Tháng 12/1804, những tin tức mới về Napoleon vang tới: người luôn phục vụ cho quyền lợi của dân chúng đã lên ngôi hoàng đế nước Pháp. Đang cơn giận dữ, Beethoven bước nhanh tới chỗ tập copy bản giao hưởng của ông, thứ được làm để tặng cho Napoleon, và xé toang cái tên "Bonaparte" ở trang đầu. "Cả ông ta nữa, ko hơn gì những người khác sao?" ông nổi cơn thịnh nộ, "bây giờ ông ta sẽ chà đạp quyền lợi của con người. Ông ta sẽ trở thành một tên bạo chúa!"

    Trong những năm tiếp theo ở Vienna, từ 1804 đến 1808, Beethoven sống trong những gì được mô tả là “đơn điệu”. Những mối quan hệ của ông trở nên tồi tệ hơn và rạn nứt mạnh mẽ, nhưng âm nhạc của ông lại có những bước tiến vĩ đại hơn lúc nào hết. Và cũng là thời gian ông có những mối tình với một vài người phụ nữ khác, thường là thuộc dòng dõi quý tộc, luôn luôn thất bại và ông ko bao giờ kết hôn.

    Sau đó là chiến tranh, cuộc chiến của châu Âu với Napoleon. Kinh thành Vienna trở nên buồn tẻ hơn. Người ta lo cho mạng sống của mình hơn là thưởng thức âm nhạc. Vở nhạc kịch Fidelio của Beethoven bị thất bại 2 lần liên tục khi khán giả hầu như lãnh đạm không quan tâm tới nó. Để chống chọi với sự buồn nản tiếp theo thất bại lần 2 của vở Phidelio, vào đầu mùa thu năm 1806, Beethoven đi Giơrat. Tại đây, Hoàng thân Lichnowsky đã mời ông về chơi một thời gian.

    Tối hôm ấy, rất nhiều sĩ quan Pháp đến dự tiệc tại lâu đài của Lichnowsky. Phát cáu vì những câu hỏi ngu ngốc của một thiếu tá, Beethoven từ chối ko chịu ngồi vào đàn. Người ta van nài mãi nhưng ông nhất định ko nghe và tỏ vẻ khó chịu, đến nỗi ông Hoàng mất bình tĩnh đã doạ bỏ tù ông. Beethoven nổi cơn thịnh nộ, bỏ về phòng mình, khoá trái cửa lại. Ông hoàng tức giận cho phá toang cánh cửa và hai người suýt ẩu đả, nếu ko có ai can ngăn. Nửa đêm Beethoven bỏ trốn. Vừa về đến nhà, ông chụp ngay lấy tượng nửa người của Lichnowsky đang để trên lò sưởi ném mạnh xuống đất, rồi cầm bút viết một mạch:

    “Công tước! Nhờ sự ngẫu nhiên của sinh đẻ mà ông trở thành ông bây giờ. Còn tôi trở thành tôi ngày nay là do tôi tự làm nên. Công tước, hiện có và rồi luôn sẽ có hàng nghìn. Beethoven, chỉ có một”.

    Để xác định câu nói tự kiêu ấy, ông đã mang theo về trong hành lý bản thảo của Sonat Appassionata Opus 57, và ông đề tặng cho Francois Breunvick, “người anh em và bạn thân”. Người ta còn có thể kể đến những bản tứ tấu Nga, Opus 59 cũng xuất phát từ nguồn cảm hứng ấy, được đề tặng cho Razumovsky, đại sứ Nga tại Vienna, một trong những người đỡ đầu trung thành của Beethoven. Để đề cao ông, nhạc sĩ đã sử dụng nhiều chủ đề dân ca Nga trong tác phẩm.

    Tác phẩm chủ yếu của năm 1806 ấy là bản giao hưởng số 4, mang tính chất hoạt bát vui tươi, có một chương Adaghio u buồn rất tuyệt diệu. Để hoàn thành bản này, tác giả tạm gác những phác thảo của bản giao hưởng đô thứ mà sau này ông đã dùng lại . Đồng thời ông viết bản Concerto cung đô trưởng cho đàn violon, opus số 61 và bản Concerto số 4 cung đô thứ cho đàn piano. Ông cho bài này là một trong những tác phẩm kém nhất của mình.

    Bản giao huởng số 5 và số 6 được hoàn thành vào mùa hè năm 1808. bản giao hưởng số 5 thực sự là “nắm lấy yết hầu của số phận”, bản giao hưởng số 6 “Pastorale” miêu tả sinh động cuộc sống nông thôn xung quanh vùng Heilingenstadt. Hai tác phẩm này cùng những tác phẩm khác đã truyền bá tên tuổi và danh tiếng cho ông.

    Tháng 7/1812 Beethoven viết thư cho một người phụ nữ ko rõ tên tuổi mà chỉ được ông gọi với cái tên Người yêu bất diệt. Đó cũng là một bài hùng biện về tình yêu giống như “chúc thư Heiligenstadt“ của ông về nỗi tuyệt vọng. Đoạn mở đầu là câu nói: ”người yêu muôn thủa của tôi”, khi kết thúc ông viết “vĩnh viễn là của em, vĩnh viễn là của anh, chúng ta vĩnh viễn là của nhau” và kí L. Thật cảm động về lời thổ lộ đó. Nhưng bức thư ấy không bao giờ được gửi đi và người ta đã tìm thấy nó trong những giấy tờ để lại trên bàn làm việc của nhạc sĩ sau khi ông qua đời cùng với “bản chúc thư ở Heiligenstadt”.

    4. Những năm cuối đời

    Em trai của Beethoven - Casper Carl chết tháng 11/1815. Sau thời gian này, không phải bệnh điếc hay cuộc chiến tranh của Napoleon mà chính là cuộc tranh chấp dành quyền nuôi đứa con trai của Casper Carl đã chiếm hầu hết khoảng thời gian của nhạc sĩ. Ông đã phải trải qua một cuộc tranh chấp pháp lý kéo dài hơn 10 năm để được dành quyền bảo trợ cho đứa cháu trai 9 tuổi Karl của mình từ tay mẹ của cậu ta. Johanna bám vào lý do nhạc sĩ thiên tài chỉ là một lão già điếc lẩm cẩm để chống lại ông, còn Beethoven thì tin rằng bà ta là một người đàn bà xấu xa, không có thu nhập ổn định và không có một cuộc sống nghiêm túc. Mãi tới năm Karl 20 tuổi, cuộc tranh chấp này mới thực sự kết thúc. Nhưng sự phiền phức do đứa trẻ này mang tới cho ông mới chỉ bắt đầu.


    Karl không phải là một đứa trẻ ngoan ngoãn nghe lời. Anh ta không muốn theo ngành nghệ thuật hay khoa học như gia đình mình mà muốn trở thành một lái buôn. Lối sống phóng túng và tự do của anh chống lại những nỗ lực và lòng chân thành của bác mình, khiến cuộc sống của ông luôn bị xáo trộn, huỷ hoại sức khoẻ vốn đã không tốt của ông trong những ngày cuối đời.


    Tuy nhiên bệnh điếc và những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày không làm Beethoven bị lãng quên. Mỗi nghệ sĩ thời ấy khi đi ngang qua Vienna đều muốn được ghé thăm ông, trò chuyện với ông dù toàn bộ phải dùng thủ bút. Schubert là một trong những người may mắn được nhạc sĩ để mắt tới và giữ bên cạnh như một học trò của mình.


    Cũng trong khoảng thời gian ấy, bản giao hưởng số 9 vĩ đại được hoàn thành năm 1823, khi ông đã hoàn toàn bị điếc. Trong buổi công diễn đầu tiên của bản giao hưởng này, Beethoven khăng khăng đòi đứng ở vị trí nhạc trưởng, không hề biết rằng người chỉ huy thực sự phải đứng ở đằng sau để giúp ông. Tới lúc buổi diễn kết thúc, ông cũng không hề nhận ra âm nhạc đã dừng, không thể nghe thấy những tràng pháo tay nổ tung để chúc mừng. Một trong những ca sĩ đã phải tới bên cạnh nắm lấy tay và quay nhạc sĩ lại đằng sau để ông có thể thấy sự tung hô đó.


    Mùa thu năm 1826, Beethoven cùng Karl tới dưỡng bệnh Gneixendorf, cách xa sự xô bồ của thành thị. Đây là quãng thời gian nỗ lực cuối cùng của Beethoven với rất nhiều những dự định, trong đó có cả bản giao hưởng số 10 còn dang dở. Bệnh tật càng khiến ông mạnh mẽ hơn, khát khao hơn với nghệ thuật. Hàng ngày, ông dậy vào lúc 5g30 sáng, bắt đầu ngồi bên bàn làm việc và đánh vật với thời gian bằng cả tay, cả chân, miêng ngâm nga và viết. Sau bữa sáng, ông đi thả bộ trên đồng cỏ, vận đông thân thể, thỉnh thoảng bất chợt dừng lại ghi ngoệch ngoạc thứ gì đó vào cuốn sổ của mình.


    Tới đầu tháng 12, nhạc sĩ trở lại Vienna và mắc bệnh viêm phổi. Ông bị bỏ một mình trong nhà suốt 2 ngày trước khi được tìm thấy trong tình trạng phù thũng khắp người. Mặc dù được cấp cứu kịp thời nhưng thân thể già nua của ông không thể phục hồi hoàn toàn sau trận ốm ấy, sức khoẻ yếu dần, người ta biết rằng Beethoven có thể ra đi bất cứ lúc nào. Người học trò Stephan đã mang cả gia đình tới sống chung để chăm sóc cho ông và Schubert cũng ngày đêm túc trực. Những khoảnh khắc cuối cùng của nhà soạn nhạc vĩ đại đã được Huttenbrenner - bạn của Schubert tường thuật lại như sau:


    Vào khoảng 5g45 phút chiều ngày 26/3/1827, bão lốc gầm rú ngoài trời, căn phòng của Beethoven bỗng sáng bừng lên bởi ánh chớp chói loà. Đôi mắt của nhạc sĩ bỗng mở ra, mắt phải chợt nháy trong vài giây, liền sau đó, gương mặt ông nhăn nhúm không biết vì sự tức giận hay sợ hãi, rồi đôi mắt nhắm lại từ từ…

    … Không một từ nào khác, không một nhịp tim nào khác.

    3 ngày sau, nhạc sĩ được chôn tại nghĩa trang Wahring. Năm 1888, ông được cải táng tới Zentral-friedhof ở Vienna, nơi an nghỉ của rất nhiều nhạc sĩ vĩ đại khác. Schubert cũng có mặt trong đám tang của thầy mình, không hề hay biết 1 năm sau ông cũng qua đời và sau này an nghỉ ngay bên cạnh mộ của Người. (mr_Zell)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    *********

    Các nhà phê bình âm nhạc cổ điển có thể viết những bài phê bình thật sâu sắc, thật tỉ mĩ và hoành tráng. Nhưng những gì họ viết không thể diễn tả hết được những gì mà họ cảm nhận được từ âm nhạc của các nhà soạn nhạc lừng danh thế giới, những con người có thể làm cho họ, cho chúng ta có một cái nhìn khác về cuộc đời, về âm nhạc, về lòng biết ơn người khác. Họ, một Bach, một Mozart, hay một Beethoven, Tchaicopsky …cũng là những con người bình thường như chúng ta, nhưng trái tim của họ thật khác thường, sức tưởng tượng của họ thật phi thường, khả năng làm việc của họ thật đáng nể! Nghe nhạc của họ, chúng ta chỉ có mỗi một từ duy nhất không sợ lỗi đó là “thật tuyệt vời!!”

    COMPOSER: Beethoven
    PERFOREMED BY: South German Philharmonic
    TYPE: flac
    RIPPED BY: MoscowNET
    SIZE: 223mb
    1. Beethoven - Eroica - Allegro con Brio (14:36)
    2. Beethoven - Eroica - Marcia funebre (16:34)
    3. Beethoven - Eroica - Allegro vivace (6:15)
    4. Beethoven - Eroica - Allegro molto presto (12:33)
    5. Beethoven - King Stephan Overture (7:30)
    TOTAL TIME: 57:28
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trân trọng giới thiệu tác phẩm tuyệt vời này đến các bạn. Chúc các bạn vui và có tác phẩm ưng ý.
    Thân ái
    Các bạn tải Giao hưởng số 3 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ****
    P/s: đã cập nhật 2 Etudes 17 & 18 của F.Sor, các bạn có thể tải.
     
Moderators: vqsvietnam

Chia sẻ trang này