Phật Giáo THẬP BÁT A LA HÁN - Lâm Thế Mẫn_Việt Dịch: Thích Đạo Luân

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi hhongxuan, 2/10/13.

Moderators: mopie
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Thập bát La-hán là căn cứ vào sách Pháp trụ ký, từ mười sáu vị La-hán diễn biến thành. Mười sáu vị La-hán mặc dù có danh tánh rõ ràng trong kinh điển nhưng thường người ta không nêu ra; còn về hai vị được thêm vào thì mỗi người lại đưa ra mỗi ý kiến, chủ trương khác nhau, khiến mọi người không biết nên giữ ý nào bỏ ý nào.
    Thánh tích có liên quan đến cuộc đời trụ thế, hoằng pháp của mười sáu vị La-hán thì bị thất lạc lung tung rất khó thu thập lại; còn theo truyền thuyết dân gian thì không đáng tin lắm. Cho nên, để viết quyển sách này, chúng tôi phải lặn lội khắp “thâm sơn cùng cốc” tìm kiếm tư liệu. Song thiết nghĩ, kết quả thu được chắc chắn chưa làm hài lòng độc giả lắm.
    Không thể không thanh minh rằng tôi không phải là người lập truyện thay các vị La-hán, mà tôi chỉ viết truyện La-hán cho thiếu nhi. Tìm sử liệu khảo cứu chẳng phải sở trường nên tôi ít hứng thú. Ðiều tôi quan tâm ở đây là chỗ thần thông biến hóa, muôn màu muôn vẻ của các ngài.
    Tuy nhiên, tôi mong sao cuốn sách này xuất bản có thể gây thêm sự chú ý của nhiều người hữu tâm. Rất vui mừng đón nhận những ai chỉ ra chỗ thiếu sót hoặc cung cấp thêm tư liệu, để quyển sách này được hoàn bị hơn trong lần tái bản.
    Cao Hùng 30- 4. PL 2527.
    Lâm Thế Mẫn.

    I- A La Hán Là Gì?
    Trong các tự viện Phật giáo ở Trung Quốc, rất nhiều nơi tôn thờ tượng mười sáu hoặc mười tám vị La-hán. Tướng mạo những vị này kỳ lạ khác thường, chẳng ai giống ai: có vị bụng to, có vị gầy như que củi, có vị lông mày dài đến tận đầu gối, có vị mặt đầy vết nhăn, có vị tai to mũi nhọn, có vị môi dày răng ít, có vị phong thái đoan trang, có vị ngây ngây dại dại, có vị cầm chuỗi hạt, có vị cầm gậy trúc.... Nhưng nói chung, hình dáng các ngài đều mang đậm sắc thái Ấn Ðộ, không giống những người tu ở Trung Quốc. A-la-hán gọi tắt là La-hán, nghĩa là “Bậc đáng được tôn kính”, hay còn gọi là “Tôn giả” ý nói bậc đầy đủ cả tánh đức và trí tuệ. Trong kinh, La-hán có ba nghĩa:
    1. Sát Tặc:
    Là bậc đã diệt trừ sạch bọn giặc phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, phẫn hận, tật đố, thân kiến, biên kiến, hư ngụy, vị kỷ, hẹp hòi ... làm phương hại đến sự thanh tịnh an lạc của nội tâm và gây cản trở cho chúng ta tu hành.
    2. Ứng Cúng:
    Ý nói A-la-hán là bậc đáng được mọi người tôn kính cúng dường. Vì sao? Vì các ngài thật chân tu, phạm hạnh, thành tựu vô lượng công đức, phước huệ trang nghiêm, xứng đáng làm bậc mô phạm cho những hành xử và ngôn hạnh của chúng ta.
    3. Bất sanh:
    qua thời gian tu khổ hạnh, bậc A-la-hán đã tận trừ tất cả phiền não lậu hoặc, chấm dứt gây tạo ác nghiệp và không còn chuyển kiếp đầu thai thọ khổ luân hồi.
    … …
    Cuộc đời mười tám vị La-hán có nhiều chi tiết mà ta ngỡ là hoang đường khó tin, như truyện Liêu Trai Chí Dị. Nhưng sự thật trên đời có gì đẹp hơn, thi vị hơn cho bằng những câu chuyện hoang đường, thần thoại, cổ tích, truyền kỳ? Chính những câu chuyện hoang đường, thần thoại, cổ tích, truyền kỳ ấy mới nói lên thực tại kỳ bí của con người và cuộc đời”.
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trân trọng giới thiệu.

    PS: Có một chút cải thiện trong phần Mục lục giờ đây đã hiển thị đầy đủ các cấp Heading, diễn đạt được chủ đích của nguyên tác như các định dạng files khác. Ebook.prc đã trông vui mắt hơn về mặt hình thức!

    Nguồn TVE-tambao
     

    Các file đính kèm:

  2. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Đây là thập bát a la hán bằng tranh màu có giải thích tứng tiểu sử mỗi vị rất đẹp ở trang web:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Các bạn vào đây xem và nếu có ai biết cóp màu để làm ebook thì làm hộ vouu bởi tôi không biết làm ebook màu.Ebook này chắc chắn sẽ đẹp hơn cảu bạn tambao làm.Cám ơn các bạn
    link:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Nguồn TVE :vouu
     
    khanhmax and tranhai74 like this.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này