Phật Giáo Tịnh độ

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi Foli, 5/10/13.

Moderators: mopie
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Đây là cả bộ Ấn quang văn sao mà tôi tải được bên niemphat.net nên đưa cho các bạn(down bên dưới):
    Đây là một pho sách vô cùng quý giá(min rất mong các bạn trân trọng)
    Còn đây là Tịnh tông nhập môn và ý nghĩa của chân thật của niệm phật tôi đã đọc thấy rất hay:
    ____________________
    Hãy hoàn toàn quay vào trong mà dụng công,chớ có hướng ngoại truy cầu



    File Kèm Theo









    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đây là quyển Long thơ TỊnh độ văn dành cho tất cả những người sơ cơ mà chính tổ thứ 13 của Tịnh độ tông là Ấn quang đại sư trong liên tông thập tam tổ đã nhờ đọc quyển này mà tu tịnh độ và về sau cũng chính ngài khuyên mọi người đều nên đọc quyển này.Quyển sách này nói chỉ đơn giản về nhân quả và giải thích giúp chúng ta tin có nhân quả(dễ nhiên phải suy nghĩ một chút) đồng thời nói qua về giáo pháp Tịnh Độ.Một pho sách quá hay xin gửi đến mọi người trong thuvien-ebook:
    Quyển dưới là quyển Làm thế nào để giúp đỡ người lâm chung vãng sanh.quyển này do HT tịnh Không giảng,rất hay,có những điều mà từ trước tới giờ ta chưa biết nay đọc cuốn này sẽ rõ
    File Kèm Theo









    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Min07
     
    Dinh Dat, haist and Sakayami like this.
  2. Foli

    Foli Lớp 11

    LÁ THƯ TỊNH ĐỘ
    Lời Bạt
    Trong quyển nầy, ta thấy Ấn Quang Pháp Sư, về cách khuyến hóa, chỉ dùng lời lẽ bình thường chân thật mà điểm cốt yếu duy ở một chữ Thành. Người học đạo biết đặt chân từ chỗ bình thật đi vào thì không còn vọng cầu xa xôi; có chí thành khẩn thiết tất dễ cảm thông với Phật. Sự huyền diệu của đạo chính là ở chỗ đó. Cho nên thuở xưa, một vị Tổ Sư đã bảo: 'Tâm bình thường là đạo.' Nhưng, trên đường giải thoát, các tông khác tuy cũng dùng tâm bình thường thanh tịnh làm căn bản, song chỉ nương ở tự lực, riêng môn Tịnh Độ đã chuyên dùng tự lực lại kiêm chú trọng về tha lực. Như bên tông Thiền tuy tham cứu câu niệm Phật, nhưng chỉ dùng đó để ngăn làn sóng vọng tưởng, trở về tâm thanh tịnh; bên tông Mật như phái Lạt Ma giáo ở Tây Tạng, cũng có người chuyên trì danh hiệu của một đức Phật, một bậc Bồ Tát hay một vị thần, song họ chỉ xem đó là một câu chú, hoặc một đấng ủng hộ mà thôi. Tuy nhiên, nếu đem so sánh, ta thấy bên Mật có điểm thắng hơn bên Thiền, vì bên Mật trong khi tu niệm đã biết giữ ba nghiệp thanh tịnh (tam mật tương ưng) để tiêu trừ vọng tưởng đồng thời lại dùng công đức, năng lực của chân ngôn hay hiệu Phật, giúp sức phá tan hoặc nghiệp, để mau chứng quả Bồ Đề. Nhưng đó là những lối tu hành của bậc thượng căn, hơn nữa chúng sanh từ kiếp vô thỉ đến nay gây nên nghiệp chướng vô lượng vô biên, dù có tu được, cũng khó hy vọng trong một đời phá hết phiền hoặc, thoát đường sanh tử. Và một khi nghiệp hoặc còn chừng một mảy tơ, cũng bị luân hồi, mà đã luân hồi tất dễ quên mất túc căn, bị trần cảnh mê mờ lôi cuốn vào trong lục đạo! Khác hơn thế, môn Tịnh Độ bậc căn cơ thượng, trung, hạ đều có thể tu; cách tu chỉ dùng tâm thanh tịnh làm nền tảng, rồi từ nơi đó khởi công năng chí thành khẩn thiết niệm danh hiệu Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nếu đủ lòng tín nguyện trì danh, không luận người đã dứt hết phiền não, dù cho kẻ nghiệp nặng như biển cả non cao, trong một đời cũng được Phật tiếp dẫn sanh về Tịnh Độ. Khi niệm Phật chí thành, trong ấy có ba năng lực: sức Phật, sức Pháp và sức công đức không thể nghĩ bàn của tự tâm. Sức Phật là được Phật phóng quang nhiếp thọ, thường thường hộ trì. Sức Pháp là hồng danh A Di Đà vẫn đầy đủ muôn đức, chí thành niệm một câu tất sẽ tiêu tội nặng sanh tử trong tám mươi ức kiếp, phước huệ tăng thêm. Sức công đức của tự tâm là tâm ta có đủ mười pháp giới, trong khi ta niệm Phật thành khẩn, thì pháp giới ác bị tiêu ngưng, pháp giới lành biến chuyển lớn mãi cho đến khi thành thục, kết quả lúc mạng chung sẽ hóa sanh trong liên bào nơi cõi Tây Phương. Ở đây, ta cần nên phân biệt có hai lối niệm Phật tương tợ như Tịnh Độ mà không phải thuộc về tông Tịnh Độ:
    1/ Niệm Phật tương tục mong đàn áp vọng tưởng chứng ngộ bản tâm, không cầu vãng sanh, giống như tông Thiền.
    2/ Niệm Phật như trì một câu thần chú, mong Phật ủng hộ cho xa lìa ma chướng, tiêu hoặc nghiệp, hiện đời phước huệ tăng thêm, mà không cầu vãng sanh, giống như tông Mật.
    Niệm Phật như thế là lạc với đường lối của Tịnh Tông, chỉ được kết quả nhỏ mà mất sự lợi ích lớn. Nếu người biết trì niệm hiệu như giữ gìn bổn mạng, chỉ tha thiết cầu sanh Tây Phương, thì tuy không cầu dứt phiền não mà phiền não tự tiêu, không cầu sanh phước huệ mà phước huệ tự nhiên thêm lớn, cho đến không cầu chứng ngộ mà hoặc sớm hoặc chầy cũng được chứng ngộ; kết quả trong một đời sẽ thoát vòng luân chuyển, lên vị Bất Thối nơi cõi Bảo Liên. Thế thì chỉ thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh, trong ấy đã có đủ Thiền và Mật rồi. Cho nên Ấn Quang Đại Sư thường nói: “Pháp môn Tịnh Độ thống nhiếp cả Thiền, Giáo, Luật, cao siêu hơn Thiền, Giáo, Luật”.
    Môn Niệm Phật xem giản dị mà có công năng rất huyền diệu như thế, nên một hạng người học Phật vì nhận thức không thấu đáo, sanh tâm tự cao, bài báng, khinh thường. Bởi thế, có kẻ dẫn câu niệm Phật đem về lý tánh, cho lời nói trong các kinh Tịnh Độ là tượng trưng. Lại có một hạng người nhiều chủng tử ngoại đạo, đem sáu chữ niệm Phật bố khắp chi thể, hoặc hợp câu niệm Phật với phép luyện khí cho đi tuần hoàn trong châu thân, hoặc dùng câu niệm Phật tụ hỏa nơi ấn đường. Họ lại lầm cho đó là quí báu, chỉ mật thọ nhau trong phòng kín không dám tuyên dương, sợ e lạm truyền. Sự lầm lạc ấy khiến cho nhiều người mang chứng lớn bụng, mờ mắt, đau đầu, kết cuộc chỉ có tổn hại không được lợi ích. Nên biết pháp môn Tịnh Độ chính do đức Thích Ca Mâu Ni nói ra, sáu phương chư Phật đều khen ngợi; các bậc Đại Bồ Tát, Đại Tổ Sư như đức Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đều tuân giữ; các kinh Đại Thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Đại Bảo Tích, Đại Bát Nhã đều tuyên dương. Kẻ ngoại đạo vì tà kiến, hủy báng môn Tịnh Độ, vẫn không đáng nói; hàng Phật tử nếu sanh tâm tự cao hủy báng, tức là vô tình hủy báng ngôi Tam Bảo, ngăn lấp con đường giác ngộ của mọi người. Tại sao thế? Vì môn Tịnh Độ là cửa mầu giải thoát duy nhất, yên ổn nhất của chúng sanh đời mạt pháp; chính đức Phật đã từng có lời huyền ký thuở xưa.
    Trên đây, không phải tôi cố ý phân biệt môn Tịnh Độ giữa các tông phái, hay thiếu mỹ cảm với những kẻ đã lầm lạc, mà chính vì tưởng niệm ân sâu của Phật, muốn cho mọi người đồng được lợi ích đó thôi. Tuy nhiên, trên đường đạo, sở thích của mỗi người có khác nhau, khúc nhạc hương quê chưa dễ cảm được lòng du khách! Xem quyển nầy, ai có mến Ấn Quang Pháp Sư, cũng nên theo Ngài mà đọc bài ca quy khứ:
    Phải nên phát nguyện, nguyện vãng sanh,
    Đất khách sơn khê mặc người luyến?
    Tự không muốn về, về sẽ được,
    Quê xưa trăng gió có ai tranh?
    Người Bạn Sen,
    Liên Du Thích Thiền Tâm
    Thưa các bạn,vì lý do ngu dốt không hiểu biết cho nên không biết mà up lên file Ấn QUang Pháp sư văn sao cho các bạn tải(một bộ sách vô cùng quý giá trong phật giáo mà các bạn bây giờ có tìm mỏi con mắt ngoài cửa hàng sách cũng chả có).Mong các bạn tải ở phía trên.
    File Kèm Theo



    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  3. Foli

    Foli Lớp 11

    Hôm nay xin giới thiệu cho các bạn thêm một cuốn sách nữa của ngài Ấn Quang tên là Ấn Quang pháp sư văn sao tục biên.Cuốn sách này cũng hay và quý báu chả khác ẤN quang pháp sư văn sao(theo min xem qua thì là vậy còn đúng không thì tùy mỗi người nhận xét).
    Sắp tới min cũng sẽ xin đăng tiếp bài là Ấn quang pháp sư gia ngôn lục(Đây là cuốn sách kết tập tinh hoa những lời dạy của Ấn Quang pháp sư do cư sĩ lý viên tịnh kết tập và được ngài Ấn Quang dặn là nên đọc đầu tiên sau đó mới đọc Ấn QUang văn sao rồi tục biên).Nếu các bạn thấy chờ hơi lâu trong lúc min kết tập các bạn có thể vào trang web mà min tôi hay vào để xem là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tham khảo.Có rất nhiều bài pháp hay.
    File Kèm Theo



    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  4. Foli

    Foli Lớp 11

    CHắc các bạn nào đã đọc qua bài của min đăng thì đã biết qua giáo pháp tịnh độ rồi nên min xin pót những trang web cho các bạn tìm hiểu:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link(trang chính min vào)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    MOng các bạn tìm được pháp hỷ
     
  5. Foli

    Foli Lớp 11

    TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI

    * * * * * * * *

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    Tin sâu - Nguyện thiết - Hạnh Chuyên

    ***

    Nam Mô A Di Đà Phật !
    Không gấp cũng không hườn
    Tâm tiếng hiệp khắn nhau
    Thường niệm cho rành rõ
    Nhiếp tâm là định học
    Nhận rõ chính huệ học
    Chánh niệm trừ vọng hoặc
    Giới thể đồng thời đủ
    Niệm lực được tương tục
    Đúng nghĩa chấp trì danh
    Nhất tâm phật hiện tiền
    Tam muội sự thành tựu
    Đương niệm tức vô niệm
    Niệm tánh vốn tự không
    Tâm làm Phật là Phật
    Chứng lý pháp thân hiện
    Nam Mô A Di Đà Phật
    Nam Mô A Di Đà Phật
    Cố gắng hết sức mình
    Cầu đài sen thượng phẩm


    Phật lịch 2500 (1956)
    Hân-Tịnh Tỳ Kheo
    Thích Trí Tịnh biên soạn


    * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *


    KỆ NIỆM PHẬT

    (HẠ THỦ CÔNG PHU)

    MỘT CÂU A DI ĐÀ PHẬT
    KHÔNG GẤP CŨNG KHÔNG HƯỜN
    TÂM TIẾNG HIỆP KHẮN NHAU
    THƯỜNG NIỆM CHO RÀNH RÕ


    Khi hạ thủ công phu ở nơi một câu hồng danh của Phật “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” hay là “A DI ĐÀ PHẬT” niệm cho được vừa chừng không quá mau (không gấp), không quá chậm (không hườn) là niệm cho đều đặn. Kế đó là mình phải giử làm sao cho cái tiếng niệm Phật cùng với cái tâm của mình phải hiệp khắn nhau. Nghĩa là cái tâm phải duyên theo tiếng, cái tiếng phải nằm ở trong tâm, không để cho nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hể nó thoạt mà rời đi thì mình phải nhiếp kéo nó trở lại liền đặng cho nó trụ nơi cái tiếng, như vậy gọi là “TÂM TIẾNG HIỆP KHẮN NHAU” nghĩa là cái tâm và cái tiếng không khi nào rời nhau, mà tâm và tiếng không khi nào rời nhau đó mới gọi là thiết thiệt niệm Phật, chớ nếu trong lúc mình niệm Phật mà mình lại tưởng niệm những việc khác đó là mình niệm việc khác, nhớ việc khác, chớ đâu phải là thiệt niệm Phật. Nếu là thiệt niệm Phật thì trong tâm mình chỉ nhớ và tưởng Phật mà thôi. Bây giờ mình niệm Phật , danh hiệu Phật, tất nhiên là mình nhớ và tưởng lấy ở nơi cái tiếng niệm Phật, cái hiệu của Phật, như vậy mới gọi là thiết thiệt niệm Phật. Thành ra mình làm cái gì cũng phải cho thiết thiệt trúng cái đó, chớ nếu sai đi, tất nhiên khó có thể thành công được, do đó mới có câu “TÂM TIẾNG HIỆP KHẮN NHAU.” Nên nhớ kỹ lắm mới được, khi niệm Phật phải nhớ câu đó và phải làm cho đúng theo mới có lợi lạc. Nếu được tâm tiếng hiệp khắn nhau như vậy mới gọi là niệm đúng cách và thiết thiệt.
    Giờ đây phải “THƯỜNG NIỆM CHO RÀNH RÕ.” Tâm tiếng hiệp khắn nhau rồi, nhưng phải để ý cho nó rành, rành là rành rẽ, tức là từ tiếng, từ câu không có lộn lạo, còn rõ là rõ rành, hể Nam là rõ tiếng Nam, Mô là rõ tiếng Mô, A là rõ tiếng A cho đến Phật thì Phật cái tiếng không trại đi, phải cho thật rõ, vì điều này rất cần lắm, chớ nếu mình niệm mà không nhận cho rành rẽ và rõ ràng, niệm một cách bơ thờ, về sau khi công phu được thuần thục, mà khi thuần rồi, cái niệm trong tâm nó tự nổi lên cũng không rành rỏ, nó hơi trại đi, chớ nếu lúc nào mình cũng giữ cho rành rõ, thì khi thuần thục trong tâm mình nó cũng nổi lên cái tiếng niệm Phật rõ lắm, điều nầy rất quan trọng, nên nhớ chữ “THƯỜNG” nếu muốn được cái tâm mà về sau, nó tự niệm lấy nó, không cần mình phải ép buộc nó mới niệm--phải thường—nghĩa là luôn luôn mình phải niệm cho thật nhiều giờ và thời gian cho được tương tục gọi là thường, chớ nếu trong một ngày, một đêm mà mình chỉ có niệm một hai tiếng đồng hồ thôi, còn 22 tiếng kia mình lại nghĩ việc tào tạp thì biết bao giờ tâm mình mới thuần thục được. Mình phải tập cho nó niệm luôn luôn lâu ngày thành thói quen--tập quán—nhưng bây giờ mình bận đủ các công việc đâu phải như các vị rãnh rang (cấm túc), kiết thất hay là tịnh niệm, tịnh khẩu chẳng hạn, vậy mình phải làm sao đây? Tất nhiên trong lúc đi đứng nằm ngồi và lúc rãnh cũng bắt cái tâm mình nó niệm Phật, trừ khi nào tâm mình bắt buộc phải chú trọng đến những công việc gì khác, xong rồi, phải nhớ niệm Phật lại. Như lúc mình mặc áo mình cũng vẫn niệm Phật được, đi ngoài đường cũng vẫn niệm Phật được, bởi vì lúc đó cái tâm có thể rảnh để Niệm Phật, như vậy lúc mình ngồi ăn cơm cũng niệm Phật được, hoặc lúc mình nằm nghĩ, chứ không phải chỉ niệm phật lúc mình ở trước bàn thờ Phật, có chuông, có mỏ, quỳ nơi đó, nếu chỉ có như vậy thì khó thuần thục, khó thành thói quen. Về công hạnh niệm Phật điều đó cần phải nhớ lắm mới được.


    Trên đây là một đoạn trong cách dụng công niệm phật để chứng đắc nhất tâm bất loạn(nếu căn cơ tốt thì khoảng 3-5 năm còn không thì cả đời đi theo tất cũng có thành tựu).ĐÚng như các vị trong phật giáo nói "Bất cứ cái gì cũng phải Thâm nhập một môn,trường kí huân tu thì tất thành công".Đây là bài nói về cách dụng công mong các bạn y theo mà làm tất có lợi ích.HIện tại tiêu trừ não phiền thêm phước tiêu tội.Đây là bài của HT Thích Trí Tịnh(một vị đại trưởng lão là cây đại thụ là huệ mạng của phật giáo Việt Nam).Ngài năm nay cũng ngoài 90 tuổi rồi.XIn trân trọng gửi đến các bạn

    Còn tiếp đây là quyển hộ quốc tức tai (là lần duy nhất ngài Ấn quang thuyết giảng trước thính chúng chứ không gửi thơ như mọi lần trong cả cuộc đời ngài).Xin gửi đến các bạn
    Lời giới thiệu của Tổ Ấn QUang:
    Ấn Quang tôi là một ông Tăng phàm tục ở Tây Tần[1] chỉ biết đến cơm cháo, trăm sự không làm được điều gì; túc nghiệp sâu nặng đến nỗi trời phải quở trách. Mới sanh được sáu tháng đã mắc bệnh mắt, trong suốt một trăm tám mươi ngày không mở nổi mắt. Ngoại trừ lúc ăn, ngủ ra, thường khóc suốt ngày đêm. Nhờ thiện lực xưa, may còn được thấy ánh mặt trời, cũng may mắn lắm! Ðến tuổi thiếu niên[2] đọc sách, lại bị hãm vào vực xoáy báng Phật của Trình, Chu, Âu, Hàn[3]. Từ đấy, hằng ngày chuyên chí bác Phật, nghiệp tướng lại hiện, bệnh tật triền miên. Tận lực nghĩ ngợi, suy xét cặn kẽ mới biết lỗi đó; năm hai mươi mốt tuổi, xuất gia làm Tăng. Nhân thấy Tăng chúng có kẻ chẳng như pháp nên phát nguyện chẳng trụ trì chùa miếu, chẳng thâu đồ đệ, chẳng hóa duyên[4], chẳng cùng ai kết xã lập hội. Hơn năm mươi năm chẳng đổi chí ban đầu, sống lẩn quất[5] gần Ngô Môn. Ðầu tháng Chín, Lý Sự Trưởng (hội trưởng) hội Phật Giáo Trung Quốc là pháp sư Viên Anh, các vị lãnh tụ của Bồ Ðề Học Hội như cư sĩ Khuất Văn Lục v.v… thấy Quang tuổi cao, ngỡ tôi có chút tâm đắc, nào hay tôi chỉ biết húp cháo nuốt cơm, họ thỉnh tôi khi pháp hội Tức Tai Hộ Quốc khai mạc, sẽ đến đất Hỗ[6] diễn thuyết. Cố từ chẳng được, chỉ đành đem điều [mình hiểu biết] lầm lạc bù đắp sự lầm lạc[7].

    Ðến kỳ, mỗi ngày ông Ðặng Huệ Tải và hai ba vị cư sĩ ở Vô Tích đều dùng máy thu âm [thu lại], nghe băng chép ra, mang đến xin tôi giám định để ấn hành. Bản sao lục này [so với lời giảng] có vài điểm sai khác đôi chút. Nhưng bản sao của ông Ðặng chép chữ to, nên tôi dựa theo đó, sửa đổi, tóm tắt lại. Cảo bản[8] này bậc thông huệ chẳng cần xem đến, còn ai ngu độn như Ấn Quang tôi mà lại muốn ngay trong đời này kết liễu đại sự sanh tử và muốn trị tâm, trị thân, trị gia, trị quốc, nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu, xem đến cảo bản này, họa chăng có điều bổ ích vậy.
    File Kèm Theo






    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  6. Foli

    Foli Lớp 11

    Đây là bài giữ gìn khẩu nghiệp của một Ni Sư 136 tuổi
    File Kèm Theo



    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  7. Foli

    Foli Lớp 11

    Đây là 10 lợi ích của sự niệm phật:

    Những điểm tốt lành vừa được đề cập trong hai đoạn trên đều được chép trong kinh, vốn ngàn lần, vạn lần chân thật, chẳng cần phải nhọc công nêu chứng minh. Nhưng càng chứng minh nhiều thì tín tâm càng thêm kiên cố nên chẳng ngại dài dòng, nêu thêm mấy câu về “mười đại lợi ích của việc niệm Phật”. Nghĩa là người niệm Phật quyết định sẽ được mười điều lợi ích:

    1) Ngày đêm thường được hết thảy chư thiên, đại lực thần tướng ẩn thân thủ hộ người ấy.

    2) Thường được hai mươi lăm vị đại Bồ Tát như Quán Âm bảo vệ, gia hộ.

    3) Ngày đêm thường được chư Phật hộ niệm, A Di Ðà Phật thường phóng quang minh nhiếp thọ người ấy.

    4) Hết thảy ác quỷ, dạ-xoa, la-sát đều chẳng hại được, chẳng bị trúng phải rắn độc, thuốc độc.

    5) Nước, lửa, oán tặc, đao binh, súng ống, gông, cùm, lao ngục... đều chẳng mắc phải.

    6) Những tội nghiệp đã tạo khi trước thảy đều tiêu diệt.

    7) Ðêm ngủ mộng thấy điềm lành, hoặc thấy thân sắc vàng thắng diệu của Phật A Di Ðà.

    8) Tâm thường hoan hỷ, vẻ mặt tươi tắn, khí lực sung mãn, việc làm tốt đẹp.

    9) Thường được hết thảy mọi người trong thế gian cung kính lễ bái giống hệt như kính Phật.

    10) Lúc lâm chung tâm không hãi sợ, chánh niệm hiện tiền. Tây Phương Tam Thánh dùng đài vàng tiếp dẫn vãng sanh Tịnh Ðộ, liên hoa hóa sanh, hưởng sự vui thắng diệu.

    Xin quý vị chú ý: Trong mười điều lợi ích này, chín điều trước đều là những lợi ích chuyển hóa nghịch cảnh, tiêu trừ tai nạn. Ðiều lợi ích cuối cùng là thân sau thoát khỏi luân hồi.
     
  8. Foli

    Foli Lớp 11

    Min tôi làm quyển sách ẤN quang pháp sư gia ngôn lục cho các bạn thưởng ngoạn những lời lẽ tinh hoa của lão pháp sư Ấn quang.Như lúc trước đã nói đầu đọc gia ngôn kế đọc văn sao sau rốt đọc tục biên.Nay 3 quyển đều đã có đủ.Xin gửi đến bạn đọc
    File Kèm Theo



    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    supercos4 thích bài này.
  9. Foli

    Foli Lớp 11

    Đây là sách pdf Tuyết Hư Lão nhân tuyển tập.Mà tuyết hư ở đây là nói đến vị lão cư sĩ pháp sư nổi tiếng Lý Bỉnh Nam(Bing Nan Lee).Là một lão cư sĩ vốn là đệ tử của ngài Ấn Quang lúc ngìa còn sống và đồng thời lại là thầy dạy đạo của lão HT Tịnh Không của Tịnh tông học hội trên thế giới.Ngài có trí huệ thâm sâu và lòng bi mẫn.Cũng như đối với các lão pháp sư trong quá khứ ngài đã thuyết pháp suốt cả cuộc đời sống đến năm 1986 tổng cộng là hơn 50 năm.Chính trong những bài giảng này mọi người đã chắt lọc ra những gì tinh hoa nhất thành cuốn sách nói trên.Tôi download sách này ở thondida.com.Nay up lên cho các bạn

    link:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    sharekey=2aead08371b72a5c07258ee67c679e4ae04e75f6e 8ebb871

    link thondida:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đồng thời với cuốn sách trên là cuốn sách "Những điều cần biết hộ niệm vãng sanh Tây Phương".Sách do Liên xã Đài trung làm.Sách rất đẹp.
    link:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    vouu
     
  10. Foli

    Foli Lớp 11

    Thưa các bạn.Có những cuốn video mới bên tinhthuquan mới làm rất hay.Mời các bạn ghé thăm download.Trong đó có phần 100 bài pháp rút ra những cốt tủy của tịnh độ tông được thuyết ra bởi những vị đại đức pháp sư hàng đầu cổ kim như Ấn Quang,Tịnh Không,Liên Trì.
    Còn có những video mới làm rất hay tôi xin giới thiệu cho các bạn download;
    l
    ink:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    link:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đặc biệt là video đầu Đại nạn trước mắt.Các bạn xem ắt hẳn sẽ rất cảm động,thật đau lòng cho phật pháp.

    Vào trang pháp âm của tinhthuquan có cả những bài pháp mới rất hay xin giới thiệu đến các bạn
    link:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tôi bận học nên lâu lắm mới đăng bài.Cũng có ghé qua thăm thu vien thường xuyên.Nếu có gì không tốt vì lâu ngày không làm bài post xin các bạn bỏ quá

    Min07
     
  11. Foli

    Foli Lớp 11

    Nhân tiện lên mạng của tịnh độ tông.Thấy được cuốn sách mới của Ấn quang lão pháp sư:Ấn Quang pháp sư tinh hoa lục do tịnh độ tông học viện thế giới đánh ra.Đẹp như cuốn ẤN quang pháp sư văn sao.Rất hay,là gạn những lời dạy đơn giản nhất trong những lời dạy đơn giản,là trọng yếu nhất trong những lời dạy trọng yếu của Ấn Quang đại sư cả một đời dạy người thuyết pháp lợi sinh.Đây là cuốn sách mới hoàn toàn chưa thấy cả ở trên mạng cũng như ngoài đời.Các bạn mau download về để nghiền ngẫm.

    Lại có bộ sách cũng rất hay của Ấn quang tổ mà chúng ta đã biết là:ẤN quang pháp sư gia ngôn lục nay đã có cuốn sách thêm của nó là Ấn quang pháp sư gia ngôn lục tục biên cũng của tịnh độ tông học viên thế giới đánh.Nay xin đưa cho các bạn cùng một lúc với cuốn sách trên.

    Nhân tiện bởi các bạn không biết trang web nào liên quan đến tịnh độ mà hay,đầy đủ,thiết yếu cho ham muốn của mình tôi xin giới thiệu hai trang web nổi tiếng nhất.Một trang dùng để đọc như đọc sách,còn một trang để nghe Mp3 cho những ai không có thởi gian đọc.Tất cả sách mà tịnh tông học hội thế giới làm mà được upload sớm nhất lên mạng là hai trang này
    trang đọc sách:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    trang nghe MP3:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    File Kèm Theo






    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  12. supercos4

    supercos4 Mầm non

    Chào ad ạ, hy vọng mình thấy được tin nhắn và thông báo từ em

    Link đã die rồi ạ, hy vọng sẽ nhận được phản hồi sớm nhất từ ad nhé cute_smiley20
     
  13. nhanxoi1991

    nhanxoi1991 Mầm non

    Link die hết rồi bạn ơi
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này