Hoàn thành Tổ chức gia đình - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi averelle, 26/5/16.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. averelle

    averelle Lớp 2

    Cũng như nhiều quyển sách khác của tác giả, tuy viết đã lâu nhưng vẫn có giá trị cho đến nay, sách tiếng Việt về thể loại này mà hữu ích gần như không thấy.
    Sách chỉ cách quản lý gia đình cho các bà nội trợ, nhưng cũng là quy tắc chung áp dụng được cho mọi gia đình, cả trong công việc hàng ngày nữa:
    - Yêu thích công việc (nhà) thì mới hiệu quả.
    - Ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian.
    - Phương pháp tổ chức áp dụng vào việc nhà.
    - Tập suy nghĩ có phương pháp để cải tiến việc cho hiệu quả hơn (tốn ít thời gian, công sức và tiền bạc hơn).
    - Dự tính (lập kế hoạch, planning) chi tiêu trong gia đình sao cho đạt mục đích điều tiết chi tiêu sao cho hợp lý, trong giới hạn ngân sách.
    - Sắp xếp sao cho công cụ hợp với việc và với người.
    - Phân công công việc phù hợp khả năng từng người, kể cả người nhà, hợp tác với hàng xóm để chia sẻ "tài nguyên" nhân lực.
    - Quan sát và cải tiến, sắp xếp phương tiện, đồ vật sao cho giảm thao tác thừa, tối ưu đường di chuyển khi làm việc (nhà).
    - Những nguyên tắc chỉ huy (quản lý) người làm (giúp việc).
    - Hiểu cơ chế hoạt động của cơ thể để bảo toàn sức khoẻ, biết nghỉ ngơi đúng lúc, đúng cách.

    Link tải sách vui lòng xem bên dưới :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/8/16
  2. tranhai74

    tranhai74 Mầm non

    Bạn thiếu trang nào ? Sách của tôi tái bản năm 1990
     
    averelle and Olli like this.
  3. Olli

    Olli Mầm non

    Nếu bạn định làm ebook mình đăng ký 1 chân đánh máy cute_smiley15
     
    averelle thích bài này.
  4. averelle

    averelle Lớp 2

    Chào bạn, mình thiếu các trang từ phần Kết "3-Tuy biết quy tắc, nhưng vẫn phải suy nghĩ" đến hết khoản 8 của Phụ lục.
    TCGĐ-Trang thieu.JPG

    Hôm trước tìm được quyển cho đọc online (ứng dụng flash, ko copy được text) của sachweb, là bản của NXB Thanh Niên 2003, nhưng cũng thiếu phần đã nêu trên.
     
  5. averelle

    averelle Lớp 2

    Là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời...
     
  6. averelle

    averelle Lớp 2

    Quyển này, bản của NXB Thanh niên 2003, bạn lotus và tôi đang soát chính tả, hi vọng đưa lên trong thời gian sớm nhất.
    Vẫn ngóng chờ bạn nào có bản giấy cũ hơn, có phần Kết 3, 4 và phụ lục đóng góp thêm.
     
  7. averelle

    averelle Lớp 2

    Sách đã xong (chỉnh lần cuối 1/8/2016), tuy nhiên các phần chú thích bị chuyển hết ra cuối sách, và mỗi chú thích hiện trên 1 trang. Nhờ mod hoặc cao thủ nào chỉnh được thì vui lòng nhắn email để mình gửi file docx nhờ chỉnh giúp.

    Cảm ơn bạn lotus rất nhiều đã góp sức thực hiện ebook này!

    Xin cảm ơn!
    P/S: Sau khi tham khảo hướng dẫn làm ebook của mod 4DHNhanhdb, tiếp thu góp ý của bạn dongtrang + sửa thêm chính tả, gửi các bạn bản sạch và đẹp hơn (cập nhật ngày 09/08/2016)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 9/8/16
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Của bạn đây nhé
    (xem bản mới nhất phía trên)
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/8/16
    lens9x, estebiter, averelle and 5 others like this.
  9. averelle

    averelle Lớp 2

    Tuyệt vời, cảm ơn mod!
     
  10. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Trước hết rất cám ơn các bạn đã thực hiện ebook này. Quyển này đối với tôi trên cả tuyệt vời, vì các bạn thực hiện hết sức công phu. Nhưng tôi có một băn khoăn là có nên gọi một số từ là phương ngữ nam bộ không? Và có nên chú thích không.
    Như các bạn biết, nhà văn Hoàng Hải Thủy có tác phẩm nổi tiếng là Yêu Nhau Bằng Mồm, ông là người miền Bắc nhưng sống và viết văn ở miền Nam sao ông không viết là Yêu Nhau Bằng Miệng cho đồng bào miền Nam dễ nghe và đồng bào miền Nam cũng chẳng ai yêu cầu ông sửa lại hay bắt ông phải chú thích:"mồm" là phương ngữ Bắc bộ.
    Một thí dụ nữa: lốp xe và vỏ xe. Ta lấy tiêu chuẩn gì cho lốp xe là tiếng toàn dân còn vỏ xe là phương ngữ Nam bộ. Rõ ràng lốp là tiếng ngoại lai còn vỏ xe là tiếng thuần Việt.
    Tôi thấy các sách Việt Ngữ thời xưa chẳng ai ghi chú "miệng" là phương ngữ Nam bộ cả.
    Tóm lại ta là người Việt thì ngay khi còn ở bậc tiểu học, học đường phải dạy các em biết tất cả những tiếng thông dụng ở khắp các vùng miền. Nếu như thế thì ta khỏi phải chú thích có hay hơn không.

    P/s: chú thích 13 căm xe bạn đánh máy lộn thành găm xe
     
    averelle thích bài này.
  11. averelle

    averelle Lớp 2

    Chào bạn dongtrang,

    Cảm ơn bạn đã xem và góp ý.

    Việc mình thêm chú thích, mục đích là giúp người đọc miền khác (vd miền bắc) dễ hiểu một số từ miền nam, vì từ kinh nghiệm bản thân, một số bạn bè tôi ở miền nam (cụ thể là TP Hồ Chí Minh), và miền bắc (cụ thể là Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa) không biết, hoặc nhầm lẫn do có một số từ vựng ở mỗi miền không phổ biến ở miền kia. Vì trong quyển này, tác giả dùng nhiều từ miền nam nên tôi có chú thích 1 số từ tôi cho là khó với các bạn miền bắc.

    Ví dụ ngay bản thân tôi sống ở TP HCM nhiều nhưng cũng chưa biết danh từ "vịm" là gì, chỉ có thể đoán nó gần như cái chậu.
    Còn nhiều từ phổ biến hơn ở miền Nam nhưng nhiều người sống ở miền Bắc không biết hoặc biết nhưng được dùng khác nghĩa, như: tên 1 số loại cây/quả/hạt (sa bô chê, mãng cầu, lê ki ma, mận, bom, bạc hà, đậu phộng...), con vật (vịt xiêm, trừu), bộ phận xe (căm, vỏ, ruột, sên,...)

    Ngược lại, hồi học lớp 9 ở miền Nam, một bạn cùng lớp hát "những chiếc vỏ xe chở đầy hoa phượng", vì nghĩ rằng từ nào người miền nam phát âm là "dờ" thì khi nói/hát bằng giọng bắc sẽ chuyển thành "vờ", thành ra sai cả ý nghĩa đi. "Vỏ xe" theo tiếng miền Nam là chiếc "lốp xe" (tyre) với miền bắc, còn "giỏ xe" là bộ phận để đồ gắn trước tay lái xe đạp. Hai từ này, người miền Nam thường phát âm giống hệt nhau.

    Sự khác biệt này phù hợp với định nghĩa "Phương ngữ tiếng Việt" trên wikipedia nên tôi đã chọn từ "phương ngữ Nam bộ".

    Ngoài ra, không có ý gì khác.

    Cảm ơn bạn vì từ "găm xe" nhé, đúng phải là "căm xe", mình sẽ đợi thêm 1 chút nữa xem có bạn nào phát hiện thêm hạt sạn nào không, và sẽ cập nhật bản mới lên đây.

    Thân,
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/16
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Bạn thật là dễ thương. Trao đổi với bạn rất là thích. Tôi thấy thi sĩ Bàng Bá Lân làm bài thơ Tôi yêu tiếng Việt miền Nam thì lại thấy sử dụng từ: Tiếng Việt miền Nam là đúng nhất.
    Phương ngữ rất dễ lẫn với tiếng địa phương. Thí dụ ngoài Bắc trái gioi (roi) trong Nam gọi là trái mận. Tuy nhiên có nơi trong Nam còn gọi là trái lý. Thì tôi cho trái lý là tiếng địa phương còn trái mận là tiếng miền Nam phổ thông. Trong từ điển thì nên viết tắt là N cho nó gọn.
    Thông thường ta hỏi : Anh ở địa phương nào? Ta không thể nói: Tôi ở địa phương miền Nam được.
    Một tiếng hay một từ mà phổ biến cả một miền rộng lớn không thể gọi là từ địa phương hay phương ngữ được. Có bao giờ ta khảo sát từ ''miệng'' và từ ''mồm" từ nào sử dụng nhiều hơn chưa? Và tiếng toàn dân là gì sao toàn dân mỗi miền không sử dụng tiếng toàn dân mà vẫn mồm là mồm miệng là miệng.
    Tôi thấy nhiều từ trong từ điển định nghĩa cũng sai lắm nhiều khi phải chỉnh sửa lại và wikipedia không phải lúc nào cũng là đúng.

    P/s: Lỗi chánh tả thì vẫn còn nhưng rất ít. Độc giả chắc chẳng ai trách đâu. Thí dụ "ở'' đánh máy thành ''ớ'' thì khi đọc ai cũng biết là do lỗi đánh máy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/16
    averelle thích bài này.
  13. averelle

    averelle Lớp 2

    Chào bạn @dongtrang,

    Mình xem lại bản photo thì tác giả dùng từ "găm xe" ở 2 chỗ liền, vậy là chủ ý của tác giả nên mình giữ nguyên (mặc dù trước giờ mới nghe từ căm xe).

    Sau đó tự ngồi soát lại 1 lượt và sửa được nhiều lỗi chính tả nhờ phóng to lên rồi soát :).

    Gửi bạn và mọi người bản cập nhật ở trên, mình xóa các file cũ đi để đỡ rối.

    Thân,
     
    dongtrang thích bài này.
  14. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Trong hồi ký "Đời Viết Văn Của Tôi" cụ Nguyễn Hiến Lê có viết: Hồi mới xuất bản được vài cuốn, mỗi lần sách phát hành rồi, đọc lại còn thấy sót lỗi của thợ sắp chữ hoặc lỗi của chính tôi, tôi bực mình lắm. Nhưng chỉ vài ba năm sau tôi đâm chai ra, cho rằng nhận lỗi là phải còn ân hận, thắc mắc về lỗi của mình thì chỉ hại cho tâm thần, công việc của mình thôi, và tôi tự an ủi bằng câu này của người Hồi giáo: “Chỉ có Allah – Thượng Đế - mới hoàn toàn”.

    Đọc đoạn trên thì bạn cứ yên tâm rằng: căm mới là đúng. Bạn cũng có thể để nguyên là "găm" và chú thích. Và cần chi chú thích bạn cứ để nguyên như thế cũng được vì chỉ có Allah mới hoàn toàn.
     
    chichi.myluckycharm and averelle like this.
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này