Phật Giáo Trí tuệ phân biệt thiện ác - TT. Thích Chân Quang

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi luuvanhung, 11/11/13.

Moderators: mopie
  1. luuvanhung

    luuvanhung Lớp 1

    Trích : "Hôm nay chúng ta nói chuyện với nhau về đề tài là Trí tuệ phân biệt thiện ác. Điều mà để chúng ta được gọi là con người là bởi vì trong tâm chúng ta có trí tuệ biết phân biệt thiện ác. Nếu mà chúng ta không biết phân biệt thiện ác, chỉ làm theo thói quen, theo cảm tính thì chúng ta bị lui giá trị mình lại gần với thú vật. Vì sao vậy? Bởi vì thú vật thông thường là không có trí tuệ phân biệt thiện ác, chúng chỉ sống theo bản năng, làm theo cảm tính mà thôi.

    Có những loài vật rất là thông minh như con chó rất là trung thành, con khỉ rất là liếng, hoặc những loài có trực giác rất là mạnh như con cá heo hoặc là cá voi cá ông. Thì thật ra chúng tuy như vậy nhưng mà trí tuệ phân biệt thiện ác cũng không phải là mạnh lắm, mặc dù thấy đôi khi chúng làm những việc tốt. Như cá ông vậy, có những trường hợp nhiều người đi biển lúc bị nạn mà đã được cá ông nổi lên đưa vào trong bờ. Có những tàu bị nạn được cá ông nổi lên, đưa cái lưng đỡ chiếc tàu rồi đưa luôn vào trong bờ.

    Nhiều nhà khoa học thì họ không tin rằng là con cá ông biết làm việc thiện, cố ý giúp người, họ giải thích là tại nó muốn nổi lên nó chơi vô tình nó đỡ nhầm cái tàu. Nói vậy chứ không có vô tình, rất là nặng, người ta thờ con cá ông, nhiều người đã thờ con cá ông bởi vì con cá ông đã biết làm việc thiện so với các loài vật khác. Ở đây là chúng ta thấy cái tâm mà biết điều thiện, biết điều ác là cái tâm đáng được kính trọng nên việc con cá ông có biết được thiện ác rõ ràng ‒ người ngư dân kính phục. Nên ở đây chúng ta thấy điều mà chúng ta đặt sự kính trọng lên một con người là do tâm thiện của người đó, hay nói sâu hơn là cái trí tuệ mà người đó biết đâu là điều thiện, đâu là điều ác.


    Còn nếu chúng ta sống hời hợt, mình sống theo cảm tính theo thói quen, không biết cái gì là tội là phước, là thiện là ác thì cái giá trị mình lui xuống hàng thú vật liền. Mà nói thú vật là nói ở cõi này thôi chứ ở những hành tinh khác lại không chắc. Nên có một cái phim là “Chiến tranh các vì sao”, ở chùa chúng tôi có hứa là sẽ cho chúng coi, mà chúng tôi ngồi chúng tôi phân tích từng điểm. Bộ phim đó rất là lạ, không hiểu ai viết kịch bản mà họ mở toang ra hết những cái biên giới trong bộ phim đó. Họ ví dụ lúc đó hành tinh nên văn minh rất là cao và họ bay qua bay lại với nhau rất là bình thường.

    Và trong mỗi hành tinh như vậy, loài mà thông minh nhất nó mang hình dáng khác nhau. Ví dụ như ở hành tinh mình và một số hành tinh khác thì loài thông minh nhất là hình dáng như mình, là con người. Nhưng mà có hành tinh khác nó mang hình dáng của con thòi lòi dưới sông, rất là bự nhưng mà mang hình dáng con thòi lòi. Rồi có hành tinh loài mà thông minh nhất thì mang hình dáng con chim có cánh. Và đặc biệt có một vị trưởng lão được cả thiên hà kính trọng, không phải chỉ riêng trong một hành tinh đó kính trọng mà rất nhiều hành tinh khác đều kính trọng vị đó.

    Mà vị đó mang hình dáng của một con chuột, nhỏ con có chút xíu, nhỏ thó. Ngồi lọt thỏm trong cái ghế, khi đi thì lụm khụm chống gậy nhưng mà lại là một thiền sư. Nghĩa là khi có những chuyện phức tạp thì người mà mang hình dáng con chuột đó cứ lặng lẽ ngồi thiền để đi tìm những sự việc đó ở xa. Mà khi nhận định thì luôn luôn biết điều gì đúng, điều gì sai rất là sâu sắc, mà vị đó được cả thiên hà kính trọng. Nên ở đây người mà họ viết kịch bản ý họ nói thế này: Hình hài không quan trọng, hình dáng không quan trọng mà quan trọng là cái tâm của con người, người đó trí tuệ biết được thiện và ác cỡ nào, phân biệt càng sâu chừng nào thì người đó là người đáng kính chừng đó.

    Ở đây nhiều khi chúng ta cũng nghe nói: điều này thiện, điều kia ác hoặc là mình nói: “tránh điều ác, làm điều thiện”, “tránh điều tội làm điều phước”, mình chỉ nghe nói một cách tổng quát chứ mình không hiểu rất sâu, rất sâu điều gì là thiện, điều gì là ác. Nên vì vậy hôm nay chúng ta nói chuyện với nhau về đề tài này để chúng ta có một cơ hội mình ưu tư thêm, mình trăn trở hơn, mình suy tư thêm về ý nghĩa của thiện và ác tới mức độ sâu hơn, sâu hơn. Như vậy là chúng ta đang đi từ vị trí con người lên dần vị trí làm thánh bởi vì một vị làm thánh là một vị mà biết Nhân Quả rất là sâu..."
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 13/8/14
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này