Dân gian Lãng mạn Truyện Kiều-Nguyễn Du - Hà Huy Giáp, Nguyễn Thạch Giang <1000QSV1TVB #0112>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 5/5/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0112 Truyện Kiều.PNG
    Tên sách : TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
    HÀ HUY GIÁP GIỚI THIỆU
    NGUYỄN THẠCH GIANG
    KHẢO ĐÍNH VÀ CHÚ THÍCH
    Nhà xuất bản : ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC
    CHUYÊN NGHIỆP HÀ NỘI
    Năm xuất bản : 1973
    ------------------------
    Nguồn sách : Thích Đức Châu

    Đánh máy : hhongxuan, princess0917, ngoctinhpham, linh_tt,
    Minhhanhtuc, Juicy, Searatuski, kimduyen, kvkhuong, nhapcua, teszine,
    nhnhien, Cakeo, yelgre, thuythaolien, yeuhoatigone, Zadd3l, DKH6789

    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Duy Hỷ, Đào Thị Thu Hòa, Bouillard Huế,
    Võ Nữ Kim Như, Trương Đình Tý, Trần Ngô Thế Nhân, Hoàng Thị Xoan,
    Ngô Thị Hà, Trần Thanh Tuấn, Nguyễn Văn Phẩm, Trương Thu Trang

    Biên tập chữ Hán – Nôm : Đỗ Văn Huy
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 04/05/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link»
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn các tác giả HÀ HUY GIÁP, NGUYỄN THẠCH GIANG
    và nhà xuất bản ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP HÀ NỘI
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU

    BẢNG CHỮ TẮT

    PHẦN THỨ NHẤT : GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

    PHẦN THỨ HAI : VẤN ĐỀ HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ THÍCH VĂN BẢN TRUYỆN KIỀU

    I. VẤN ĐỀ HIỆU ĐÍNH VĂN BẢN

    A. VĂN BẢN TRUYỆN KIỀU
    1. Bản Kinh và bản Phường
    2. Các bản Kiều nôm Liễu văn đường, Thịnh mỹ đường, Quan văn đường, Phúc văn đường
    3. Bản quan văn đường Thành-thái Bính ngọ (1906)
    4. Bản Kiều Oánh Mậu Thành-thái, Nhâm dần (1902)
    5. Các bản Kiều nôm chép tay – Bản tiên-điền
    6. Các bản Kiều quốc ngữ – Bản Trương Vĩnh Ký (1875)
    7. Bản Aben đề Misen (Abel des Michels)
    8. Bản Phạm Kim Chi
    9. Bản Bùi Kỷ – Trần Trọng Kim
    10. Bản Tản Đà
    Mấy nhận xét về văn bản truyện Kiều
    B. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP HIỆU ĐÍNH
    Mục tiêu hiệu đính
    Nguyên tắc hiệu đính
    Phương pháp hiệu đính
    C. MỘT VÀI THÍ DỤ TRONG VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP HIỆU ĐÍNH
    1. Câu 963-964
    2. Câu 529-530
    3. Câu 1857-1858
    4. Câu 1091-1092
    II. VẤN ĐỀ CHÚ THÍCH VĂN BẢN
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    B. NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ VẤN ĐỀ CHÚ THÍCH

    Về các loại chú thích
    Về xu hướng chú thích, đại để có mấy xu hướng
    Về phương pháp chú thích
    Về nội dung các loại chú thích
    C. YÊU CẦU VÀ THỂ LỆ CHÚ THÍCH
    D. LƯU Ý BẠN ĐỌC
    PHẦN THỨ BA : TRUYỆN KIỀU – KHẢO ĐÍNH VÀ CHÚ THÍCH TRUYỆN KIỀU

    PHẦN THỨ TƯ : PHỤ LỤC
    MƯỜI ĐIỀU LỆ NGÔN ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
    TỰA ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
    NGỮ VỰNG
    PHỤ BẢN
    SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

    I. CÁC BẢN KIỀU
    II. BÁO CHÍ
    III. CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    IV. CÁC BỘ TỪ ĐIỂN, CÁC SÁCH TRA CỨU GỐC
    V. CÁC LOẠI SÁCH VÀ TÀI LIỆU KHÁC
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/5/18
    Emperor, minhtai, hungbc1010 and 16 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI NÓI ĐẦU

    Truyện Kiều là tác phẩm văn học ưu tú được nhân dân ta rất ưa thích. Từ trước tới nay đã có nhiều bản nôm, bản quốc ngữ được in ra để đáp ứng nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu truyện Kiều của nhân dân.

    Vì vậy mà từng người, từng vùng đã thuộc Kiều theo các bản khác nhau, và rồi người nọ truyền cho người kia, ai cũng tin điều mình thuộc là đúng. Tình trạng đó khiến cho người ta dễ dàng không chấp nhận những bản Kiều có chỗ khác với điều họ đã thuộc. Cho nên có người đã tự tay sao chép lấy hay đứng ra trông nom việc khắc in một bản Kiều cho được vừa ý mình để thỏa chút nguyện riêng.

    Có thể nói từ trước đến nay, truyện Kiều, qua mỗi lần xuất bản là qua một lần được hiệu đính lại có chỗ khác xưa… Và, mãi cho đến nay, chúng ta chưa thật vừa lòng một bản Kiều nào cả.

    Bởi lẽ truyện Kiều đã đi vào quần chúng, và ngược lại quần chúng cũng đã thâm nhập vào truyện Kiều. Trong cuộc đời có nhiều lúc một chuyến đò nên nghĩa, thì đây cũng thật « một chữ nên tình », mỗi chữ đã mang ít nhiều tình cảm của quần chúng. Vì vậy, loại chữ này, để chữ kia là đã động đến một vấn đề lớn – vấn đề tình cảm của quần chúng.

    Ngoài ra, bởi một lẽ nữa – mà có phần chắc là lẽ chủ yếu – là do phương pháp hiệu đính của chúng ta. Các công trình hiệu đính truyện Kiều đã xuất bản ít nhiều đều có thiếu sót về mặt này. Chúng ta chưa vươn được lên trên mà nhìn cho thấy toàn cục truyện Kiều, cho nên việc thay chữ này dùng chữ kia, không phải là do yêu cầu của bản thân vấn đề truyện Kiều đặt ra, mà nhiều khi do cảm tình và phán đoán chủ quan. Vì vậy, văn bản hiệu đính không chặt chẽ, thiếu cân xứng, thiếu tính hệ thống theo một phương thức hiệu đính nào. Tuy nhiên, các công trình đó đã góp phần quan trọng không những trong việc phổ biến truyện Kiều trong quần chúng mà còn đáng chú ý hơn cả là trong việc ổn định hóahợp lý hóa văn bản truyện Kiều ở những chỗ cần thiết.

    *

    Hiệu đính truyện Kiều là một công tác văn bản học, cho nên trước hết nó đòi hỏi trong mọi vấn đề tính hệ thống – hệ thống trong cái chung và ngay trong cả từng cái riêng rất cụ thể của vấn đề. Và, cả hệ thống này phải chịu sự quy định chặt chẽ của thực trạng văn bản với yêu cầu duy nhất là khôi phục lại diện mạo thực của văn bản. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Song yêu cầu thực tế hiện nay của ta về truyện Kiều chủ yếu chưa phải là ở chỗ đó, mà là ở chỗ nó phải đáp ứng được những đòi hỏi khác nhau của đông đảo bạn đọc vốn đã quen với những chữ Kiều, những câu Kiều… như đã nói ở trên đây. Khảo đính văn bản truyện Kiều lần này, chúng tôi nhằm theo phương hướng đó, vì có như vậy mới tìm ra được những nguyên tắc và phương pháp xử lý đúng.

    Xuất phát từ nhận thức đó, trình tự lý giải vấn đề của chúng tôi như sau :

    Chúng tôi căn cứ vào :

    1. Những vấn đề lý luận chung về khoa văn bản học ;

    2. Tình hình thực tế các văn bản Hán, nôm của ta ;

    3. Thực trạng cụ thể của văn bản truyện Kiều ;

    4. Nhu cầu trước mắt và lâu dài trong nhiều năm tới của quần chúng, đặc biệt là của các cán bộ giảng dạy và học sinh khoa Ngữ văn các trường đại học, các giới nghiên cứu văn hóa, văn học nói chung ;

    5. Khả năng ấn loát của chúng ta hiện nay mà đề ra ba mục tiêu hiệu đính là :

    - Tổng kết và tiếp thu những thành tựu, cố tránh những thiếu sót trong các công trình hiệu đính truyện Kiều đã xuất bản, nhằm đi đến một bản Kiều nói chung đạt đến được mức độ chính xác cao trong văn lý.

    - Cung cấp cho bạn đọc một bản Kiều mà đông đảo quần chúng hiện nay có thể chấp nhận được, một bản Kiều như bản Kiều mà nhân dân ta, các bà mẹ chúng ta thường đã kể, thường đã thuộc.

    - Giới thiệu cho bạn đọc – chủ yếu là các cán bộ nghiên cứu – những bản Kiều nôm quý, tiêu biểu cho từng xu hướng, có ảnh hưởng lớn trong suốt cả một thời gian dài như bản Kinh, bản Quan văn đường Thành-thái Bính ngọ là bản đại biểu cho các bản Phường, bản Đoạn trường tân thanh của Kiều Oánh Mậu là bản nôm đạt đến trình độ cao hơn cả trong quy cách, phương pháp biên soạn, và cuối cùng là bản in lần thứ hai có sửa chữa của Bùi Kỷ – Trần Trọng Kim do Vĩnh hưng long thư quán xuất bản năm 1927. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Phần chú thích, trên đại thể cũng chịu sự quy định của những mục tiêu đó. Tính khách quanchính xác trong chú thích là điều chúng tôi đặc biệt chú ý trước tiên.

    Về mặt giới thiệu tác giả và tác phẩm, mục đích của chúng tôi là nhằm thông qua đời sống Nguyễn Du, các tập thơ chữ Hán và truyện Kiều mà nêu lên thế giới quan của Nguyễn Du, giải đáp cái tâm sự u ẩn của Nguyễn Du đối với thời cuộc, đối với vận mệnh con người. Mặt khác, cũng trên cơ sở đánh giá thế giới quan, tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du, chúng tôi cố gắng phân tích những cái hay, cái đẹp cũng như những mặt hạn chế trong sáng tác truyện Kiều, tức là đề cập đến phương pháp sáng tác truyện Kiều phải chăng là một phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa.

    *

    Giới thiệu và khảo thích truyện Kiều lần này, chúng tôi theo đuổi những mục tiêu khác nhau, nhằm phục vụ những đối tượng khác nhau. Cho nên cả hệ thống hiệu đính, chú thích văn bản cũng được quy định bởi những mục tiêu đó. Theo thiển ý chúng tôi, mục tiêu và cả hệ thống này trên đại thể là phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế trước mắt và cả trong nhiều năm tới của chúng ta. Các phần này bạn đọc sẽ thấy cụ thể và chi tiết trong phần II nói về việc hiệu đính và chú thích tác phẩm. Các mục tiêu đề ra đã đạt được đến đâu, sau khi đọc xong tập sách này, các bạn sẽ phán đoán.

    Chúng tôi hy vọng rằng, bản Kiều lần này đã tiếp thu được nhiều ý kiến của các đồng chí, các bạn đã phát biểu trong những buổi tọa đàm về văn bản truyện Kiều do Viện Văn học tổ chức trong những năm 1961, 1962. Ngoài ra, chúng tôi cũng tin rằng tập sách đã cố gắng thể hiện được những lời chỉ bảo của một số đồng chí về quan điểm biên soạn cũng như về phương pháp xử lý vấn đề văn bản học các tác phẩm văn nôm nói chung và văn bản truyện Kiều nói riêng mà chúng tôi đã lĩnh hội được trong những buổi tiếp xúc hết sức bổ ích với các đồng chí đó trong nhiều năm qua.

    Về mặt tư liệu, chúng tôi đã được sự giúp đỡ sốt sắng của Thư viện Khoa học trung ương, Thư viện Quốc gia, Thư viện trường Đại học Tổng hợp Hà-nội. Ngoài ra, cũng về mặt tư liệu chúng tôi xin ghi lại đây sự đóng góp của đông đảo bà con trong họ Nguyễn Tiên-điền và họ Nguyễn Trường-lưu, của đông đảo nhân dân các xã huyện Nghi-xuân (Hà-tĩnh), huyện Nam-đàn (Nghệ-an) trong những dịp đi thực tế của chúng tôi vào những năm 1961-1965.

    Khi bản thảo đã hoàn thành, lần lượt các bạn Nguyễn Tường Phượng, Vũ Đình Liên, Hoàng Như Mai, Nguyễn Văn Phú, Lê Anh Trà, Nguyễn Lộc, Nguyễn Tài Cẩn và nhiều bạn khác đã dành thì giờ đọc lại từng phần và đã góp cho nhiều ý kiến bổ ích.

    Trong cả quá trình dài tiến hành nghiên cứu, khảo thích, chúng tôi luôn luôn được các cụ, các đồng chí, các bạn xưa nay vốn thích truyện Kiều ở các trường phổ thông, ở các trường đại học, ở các viện nghiên cứu khoa học xã hội khuyến khích giúp đỡ. Và gần đây, chúng tôi được Đảng ủy và Ban Giám hiệu trường Đại học Tổng hợp, các đồng chí ở Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp hết lòng đồng tình, đọc và duyệt lại kỹ càng toàn

    bộ bản thảo để tập sách có thể hoàn chỉnh được hơn trong nội dung cũng như trong hình thức.

    Truyện Kiều cho đến nay ra mắt được bạn đọc là nhờ sự đóng góp thiết thực của các đồng chí, các bạn nói trên đây. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ mọi sự giúp đỡ của các đồng chí, các bạn. Có thể nói đây là kết quả chung của cả một tập thể. Thành công được chừng nào là do chúng tôi đã tổng kết và tiếp thu được ý kiến của tập thể. Còn những mặt chưa đạt, những mặt thiếu sót chắc chắn còn có trong tập sách, là do chính chúng tôi chưa làm tốt được việc đó. Xin các đồng chí, các bạn đọc vui lòng chỉ giáo thêm cho.

    Nội dung tập sách gồm có bốn phần.

    I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU – Phần này đề cập đến một số vấn đề cơ bản của truyện Kiều hiện nay về tác giả và tác phẩm, như tâm sự của Nguyễn Du, phương pháp sáng tác truyện Kiều v.v…

    II. VẤN ĐỀ HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ THÍCH VĂN BẢN TRUYỆN KIỀU – Nội dung nêu rõ thực trạng văn bản và nhu cầu hiện nay của quần chúng đối với truyện Kiều, để rồi trên cơ sở đó mà định ra phương hướng, nguyên tắc và phương pháp xử lý văn bản.

    III. TRUYỆN KIỀU – VĂN BẢN KHẢO ĐÍNH VÀ CHÚ THÍCH – Văn bản được trình bày riêng cùng với phần khảo dị. Bạn đọc muốn có bản Kiều nào thì chỉ cần đưa câu của bản đó từ phần khảo dị lên văn bản chính. Như vậy, ngoài văn bản chính này ra, bạn đọc đồng thời có trọn vẹn bốn bản Kiều nôm và quốc ngữ quý và hiếm hiện nay, như đã nói ở phần mục tiêu hiệu đính trên đây. Các chú thích được tách ra, để tiếp theo sau phần văn bản. Bạn đọc có thể tìm thấy ở đây ít nhiều tư liệu nghiên cứu.

    IV. PHỤ LỤCgồm có : Mười điều Lệ ngôn và bài tựa bản Đoạn trường tân thanh (KOM) là bản chúng tôi dùng làm bản trục, Ngữ vựng Phụ bản.

    Ngoài phần Giới thiệu về Nguyễn Du và truyện Kiều của đồng chí Hà Huy Giáp ra, ba phần còn lại của tập sách đều được biên soạn với sự giúp đỡ và hướng dẫn chặt chẽ của đồng chí Hà Huy Giáp. Người chấp bút biên soạn là đồng chí Nguyễn Thạch Giang.

    *

    Trước mắt, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai hàng ngày đang gây ra không biết bao nhiêu tội ác đối với đồng bào ta ở miền Nam cũng như ở miền Bắc để hòng gỡ thế bí của chúng trên khắp chiến trường Đông-dương. Trong khi toàn Đảng, toàn dân ta đang dồn sức để chiến thắng chúng, thì Trung ương Đảng và Chính phủ ta càng tích cực quan tâm phát triển kinh tế và văn hóa nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội – đặc biệt là xây dựng một xã hội và những con người Việt-nam có thuần phong mỹ tục, có đạo đức mình vì mọi người trên cơ sở phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta và tinh hoa của nhân loại.

    Trong lĩnh vực văn hóa, Đảng và Chính phủ ta đang cho xúc tiến biên soạn các công trình lớn như : bộ Lịch sử Việt-nam, Lịch sử văn học Việt-nam, Ngữ pháp tiếng Việt, Từ điển tiếng Việt.

    Đẹp và vĩ đại biết bao ! Vì đây biểu hiện lòng tin sắt đá, niềm ưu ái thiêng liêng của Đảng ta đối với tiền đồ của dân tộc, đối với sự nghiệp xây dựng con người Việt-nam mới, đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân.

    Cũng là thể hiện lòng tin và niềm ưu ái đó mà chúng tôi tiến hành giới thiệu, khảo đính và chú thích truyện Kiều lần này, ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu tìm hiểu truyện Kiều nói trên đây của nhân dân ta hiện nay.

    Hà-nội, mùa Xuân năm Nhâm tý (1972)


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng tôi đang chuẩn bị tiến hành biên soạn một tập sách nghiên cứu về văn bản truyện Kiều theo những yêu cầu văn bản học thuần túy, nhằm đi đến một bản Kiều với yêu cầu nói đây để phục vụ việc nghiên cứu tiếng Việt nói chung và tiếng Việt trong các tác phẩm văn học cổ nói riêng của chúng ta hiện nay.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bản này, bìa sách có ghi rõ : « Chữa lại rất kỹ và rất đúng với bản nôm cổ ».
     
    LHSON, minhnghenhac, milelee and 4 others like this.
  4. LHSON

    LHSON Mầm non

    Cảm ơn bạn đã cung cấp một tác phẩm rất có giá trị cả về văn học và nghệ thuật. Một tác phẩm sống mãi với thời gian.
     
  5. viet23

    viet23 Mầm non

    Không mở được file ePub bạn ạ. Nhờ bạn sửa giùm,xin cảm ơn
     
  6. trademe08

    trademe08 Lớp 2

    Không rõ bạn dùng phần mềm nào nhưng mình dùng Reasily thì vẫn mở bình thường.
     
  7. Hồi xưa học truyện Kiều thấy cũng bình thường, không để lại ấn tượng sâu sắc
     
    binh91 thích bài này.
  8. viet23

    viet23 Mầm non

    Mình dùng phần mềm Documents dùng cho iPad không mở được
     
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này