Biên khảo Khảo luận Vấn đề Việt ngữ - Quốc Bảo <1000QSV1TVB #0009>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Thu VO, 15/11/17.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Capture.PNG
    Tên sách : VẤN-ĐỀ VIỆT-NGỮ
    THỐNG-NHẤT VIỆT-NGỮ và TINH-NGHĨA VIỆT-NGỮ
    Tác giả : QUỐC-BẢO
    Nhà xuất bản : QUẢNG-VẠN-THÀNH
    16, phố Bà Triệu (Lê-Lợi cũ) HÀNỘI
    Năm xuất bản : 1951
    IN LẦN THỨ NHỨT
    -----------------
    Nguồn sách : Thư viện quốc gia Việt Nam
    Đánh máy : Ớt Hiểm
    Kiểm tra chính tả : Thư Võ
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 14/11/2017

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link»
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả QUỐC-BẢO
    đã chia sẻ kiến thức đến người đọc

    MỤC LỤC

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    VẤN-ĐỀ VIỆT-NGỮ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    1. – VỀ NHỮNG CHỮ TR, CH ; - X, S ; - D, GI
    2. – VỀ NHỮNG CHỮ Â VÀ A
    3. – VỀ GẠCH NỐI HAY VIẾT LIỀN NHỮNG TIẾNG GHÉP
    4. – VỀ CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG, TỨC LÀ NHỮNG ĐẠI-DANH-TỪ
    5. – VỀ THỜI KHẮC
    6. - VỀ DẤU ĐỒNG BẠC​
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    THAM KHẢO THÊM
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/11/17
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI NHÀ XUẤT-BẢN
    ----​

    Từ ngày 4 tháng 6 năm 1949, theo pháp-lý quốc-tế, nước Việt-Nam ta hoàn-toàn thống-nhất, vì Quốc-hội Pháp đã chuẩn-phê nhìn-nhận Nam kỳ là lãnh-thổ Việt-Nam, không còn là thuộc-địa của Pháp nữa.

    Lãnh-thổ đã thống-nhất như thế, không có lẽ gì còn để ngôn-ngữ văn-tự không được thống-nhất. Chúng tôi, đã lâu, vẫn có hoài-bão gây phong-trào thống-nhất văn-tự ngôn-ngữ, mới đây được đọc những bài luận-thuyết về Việt-ngữ của ông Quốc-Bảo, có đăng trên báo Tia Sáng ở Hà-nội và Tiếng Việt ở Nam-vang, hợp với ý-kiến của chúng tôi, nên chúng tôi có nhờ ông Quốc-Bảo sửa chữa lại, cho in thành tập để cống-hiến quốc-dân với ý-niệm :

    THỐNG-NHẤT VIỆT-NGỮ và TINH-NGHĨA VIỆT-NGỮ.

    Hà-nội, ngày 10 tháng 5 năm 1954​
    QUẢNG-VẠN-THÀNH
     
    vu thien vu and Heoconmtv like this.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    I. MUỐN THỐNG NHẤT VIỆT-NGỮ PHẢI TINH-NGHĨA VIỆT-NGỮ

    Báo Tia Sáng ra ngày mồng 8 và 9 tháng 9 năm 1950, có đăng bài của ông Quang-Huy nói đến vấn-đề thành-lập Hàn-lâm-viện Việc-Nam để chấn-chỉnh ngôn-ngữ văn-tự Việt-Nam, đặng đi đến chỗ thống-nhất Việt-ngữ. Ông Quang-Huy lại thống-thiết nhấn mạnh : « Ta phải công-nhận rằng có thống-nhất ngôn-ngữ thì mới giữ vững được nền thống-nhất lãnh-thổ. »

    Trong lúc :

    Nghe chuyện năm châu đã chán phè,

    Cao-Ly chưa ổn, Đức lăm-le...

    thiên-hạ ai cũng nơm-nớp có chiến-tranh thứ ba, đến nỗi một người dân Anh đã cũng vợ con tự-tử để lánh trước ; riêng ở nước ta, ai cũng đăm đăm về tranh-thủ độc-lập thực-sự, thống-nhất hoàn-toàn, mà đem vấn-đề văn-học ra bàn, thực cũng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Song, xét kỹ, nếu kèn trống khéo biết lựa nhịp, chắc sẽ tạo nên một bản nhạc hùng-tráng. Nhân thế, muốn để cho bạn đọc quên trong chốc-lát cái cảnh « nồi da nấu thịt » và « huynh đệ tương tàn », nên tôi cũng tục điêu, tự biết là đánh trống qua cửa nhà Sấm ; vả lại, vấn-đề thống-nhất ngôn-ngữ là vấn-đề căn-bản thiết-yếu của một quốc-gia, nên tôi cũng không nề ý-kiến hẹp-hòi – có ý vụng đan thúng giữa đường – bàn rộng vấn-đề này, không ngoài mục-đích phụng-sự văn-tự ngôn-ngữ Tổ-quốc.

    Ngôn-ngữ văn-tự là vật báu của một dân-tộc.

    Ngôn-ngữ văn-tự có ảnh-hưởng rất lớn và có quan-hệ mật-thiết đến cuộc hưng vong, tồn diệt của giống nòi, cho nên những dân-tộc tiên-tiến, càng văn-minh, họ càng chú-trọng đến văn-tự ngôn-ngữ.

    Nói ngay những dân-tộc gần ta nhất : Nhật-Bản, Trung-Hoa, Pháp.

    Ta nhận thấy dân-tộc Nhật-Bản, ngoài sự trau-giồi tìm biết về khoa-học để theo kịp những dân-tộc văn-minh Âu-Mỹ, họ còn chú-trọng đến văn-tự của họ. Tuy họ cũng cùng chịu ảnh-hưởng Hán-học như dân-tộc ta, nhưng họ không chịu theo triệt-để ; họ nhân Hán-học tạo ra một thứ văn-tự riêng, rồi sau họ lại biết La-Mã-hóa văn-tự của họ cho dễ phổ-thông.

    Dân-tộc Trung-Hoa có một nền cổ-học phong-phú ; họ cảm thấy Hán-tự khó học, khó nhớ, thành ra khó truyền-bá, nên mới đây, thấy nói họ đang nghiên-cứu La-Mã-hóa văn-tự của họ.

    Đến dân-tộc Pháp, trước cũng bị lệ thuộc văn-tự Hy-Lạp, La-Mã, không khác gì dân-tộc ta bị lệ-thuộc Hán-học ; nhưng sau họ biết tìm cách thoát-ly văn-tự ngoại-chủng, mà chú-ý trau-giồi ngôn-ngữ văn-tự của họ. Xưa, họ cũng ưa chuông văn-tự Hy-Lạp, La-Mã và khinh bỏ tiếng mẹ đẻ cũng như dân-tộc ta hiện giờ. Mãi sau, vào khoảng thế-kỷ XIV-XV, có một nhóm người trông xa nghĩ sâu, tự biết văn-tự là lợi-khí của học-thuật, nên cùng nhau cố-gắng gây phong-trào dùng tiếng Pháp thay thế cho tiếng Hy-Lạp, La-Mã. Từ đấy, người Pháp hết sức trau-giồi tiếng Pháp, một cách tế-nhị, tinh-vi, đến nỗi ngày nay thế-giới đều công-nhận là một thứ tiếng minh-bạch, khúc-chiết, dùng vào các văn-kiện quốc-tế.

    Các nước văn-minh Âu-Mỹ chú-trọng đến ngôn-ngữ văn-tự một cách cẩn-thận và tỉ-mỉ như : tháng giêng năm 1946, nước Ba-Tây (Brésil) ở Nam-Mỹ và nước Bồ-Đào-Nha ở Âu-Châu cử-hành một lễ rất long-trọng để thống-nhất chính-tả, vì nước Ba-Tây là thuộc-địa của người Bồ-Đào-Nha từ thế-kỷ thứ XVI ; đến năm 1822 được tự-trị, nhưng vẫn dùng văn-tự Bồ-Đào-Nha ; vì thế chính-tả hai nơi chưa được duy-nhất, có chữ viết sai đọc khác, nên năm 1946 điển-chế cho được nhất-trí.

    Lại mới đây, ở Hội-đồng Bảo-an ngày 19-8-1950, đại-biểu Nga đòi dùng tiếng « TAIWAN » để chỉ Đài-loan, mà đại-biểu Mỹ đòi dùng tiếng « FORMOSE » (theo báo Tia Sáng ngày 31-8-50). Đến những hiệp-ước của ta ký với Pháp cận lai, hai bên cũng rất thận-trọng đến dự dụng-tự, cân-nhắc từng tiếng, đo-đắn từng lời, từng chữ, chứ không cẩu-thả, vì mỗi tiếng có một nghĩa riêng, dùng sai, có khi xuyên-tạc cả lời và ý.

    Văn-tự can-hệ đến vận-mệnh một dân-tộc là thế, ảnh-hưởng đến sự hưng vong của một quốc-gia là vậy, thế mà dân-tộc ta, mang danh là một nước văn-hiến hơn hai nghìn năm, văn-tự ngôn-ngữ thực chưa có tí gì là tổ-chức, là qui-củ, vẫn quanh-quẩn lệ-thuộc người : hết học chứ Hán, lại học chữ Pháp ; người Việt, mà ít muốn học chữ Việt, ít muốn biết chữ Việt. Từ xưa đến nay, chưa có một người Việt thông-thái, bác-học, trí-thức, khoa-bảng nào chỉ biết tiếng Việt, chữ Việt, như các danh-nhân trên thế-giới. Thí như ông Khổng-tử, người Trung-Hoa, chỉ biết tiếng và chữ Trung-Hoa, mà nổi danh là « Vạn thế chi sư » ở cõi Đông-Á ; ông Thích-ca mâu-ni, người Ấn-Độ, cũng chỉ biết tiếng và chữ Ấn-Độ, mà ngày nay có đến hơn 500 triệu người sùng-bái ; đến ngay Hitler, gần đây, cũng chỉ biết tiếng mẹ đẻ, không biết một thứ ngoại-ngữ nào, mà cũng đã làm cho vạn quốc xao-xuyến. Các danh-nhân cổ kim trên hoàn-hải, phát-kiến chủ-nghĩa này, lý-thuyết nọ, đều nói, viết bằng tiếng mẹ đẻ cả ; cớ sao dân-tộc ta lại hờ-hững, lại lãnh-đạm với tiếng nước ta, cho là nôm-na mách-qué, không chịu để ý trau-giồi, tô-điểm, đến nỗi, ngoài thế-giới không ai biết đến Việt-văn, mà trong nước cũng không hề có trường nào toàn dạy Việt-văn cả ; họa chăng chỉ có trướng Trí-Đức học-xá ngày trước ở Hà-tiên – nhưng ít lâu cũng không tồn-tại được – là một trường độc-nhất dạy toàn Việt-văn ở trên đất Việt.

    Xem tình-hình như thế, thì biết Việt-văn bị người Việt khinh-dể là nhường nào ! Một môn học đã bị gạt, bỏ, coi thường, trách chi chẳng lộn-xộn. Đã lộn-xộn là không có tổ-chức, thì thống-nhất sao được ?

    Thực vậy. Ngôn-ngữ văn-tự Việt-Nam ta quả là lộn-xộn. Ngoài những tiếng lái, tiếng lóng, tiếng địa-phương, còn biết bao nhiêu tiếng thường dùng một cách không nhất-trí, tùy mỗi người hiểu rồi dùng theo ý riêng của mình, hay tùy giọng nói riêng của địa-phương mình, chẳng có qui-củ gì hết, chẳng có phương-pháp gì hết, nên :

    Người thì nói, viết : bức thư ; người thì nói, viết : bức thơ

    Người thì nói, viết : gửi thư ; người thì nói, viết : gởi thư

    Người thì nói, viết : tôi thật ; người thì nói, viết : tôi thiệt hay tôi thực

    Người thì nói, viết : bệnh sốt ; người thì nói, viết : bịnh sốt

    Người thì nói, viết : chân trời ; người thì nói, viết : chưn giời

    Người thì nói, viết : đến thăm ; người thì nói, viết : tới thăm

    Người thì nói, viết : tỷ-dụ ; người thì nói, viết : thí-dụ,ví-dụ

    Sự lộn-xộn đó làm cho câu văn tối nghĩa, và có khi làm cho ý văn sai, nhất là trong lúc này, tiếng Việt-Nam, ngoài thì được thế-giới chú-ý, trong thì chính-phủ đã để tâm săn-sóc, nên các nhà học-giả và các vị giáo-sư thường bị lúng-túng, có khi bối-rối trước những câu hỏi có tính-cách khoa-học của những quan-khách ngoại-quốc muốn khảo-cứu tiếng Việt-Nam và những học-sinh hiếu học.

    Tôi đã biết một người ngoại-quốc, học tiếng ta, hỏi ông thầy dạy : « Mồm ở đâu ?, Miệng ở đâu ? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhanh, mau, chóng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khác nhau thế nào ? – Lúc nào dùng chữ đến ? Lúc nào dùng chữ tới ? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLúcKhi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phân-biệt nhau ra sao ? »

    Chính tôi đã bị học-trò dồn hỏi câu trong Chinh-Phụ : « Tiếng nhạc ngựa lần xen tiếng trống, hay tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống ? Xen phải hay chen phải ? »

    Lại như những tiếng « bầu bạn » : Bầu là gì ? Bạn là gì ? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Chợ búa : Chợ là gì ? Búa là gì ? - Sợ hãi : Sợ là gì ? Hãi là gì ? - Như chữ : « Gia » và « Giả » : sao lại văn-gia, thi-gia, kinh-tế-gia, mà sao lại độc-giả, soạn-giả, thính-giả ? – Thế nào là Chờ ? Thế nào là Đợi ?

    Tôi thường thẩm-vấn nhiều nhà có tiếng giỏi Việt-văn và Hán-văn, đều được những câu trả lời hồ-đồ và có khi cho là điệp-tự cả.

    Phải nói đâu xa, ngay trong những từ-điển mà hiện giờ được sùng-thượng cũng không cắt nghĩa rõ được thế nào là « áp chế », thế nào là « ức chế », thế nào là « giải nghĩa », thế nào là « giảng nghĩa »...

    « Tình-trạng lộn-xộn này, nếu kéo dài ra nữa thì thực là rất tổn-thương cho phong-thể nước nhà. » Đó là lời một ông bạn xa, nhà văn kiêm nhà giáo bình-phẩm tình-hình hiện-đại Việt-văn.

    Thực vậy. Nhất là hiện nay hai chữ « VIỆT-NAM » đã có địa-vị trên trường quốc-tế, nước Việt-Nam đã được nhiều nước trên thế-giới công-nhận, tiếng Việt-Nam đã được các nước trên hoàn-hải biết đến,–ngày 13-8-50, đài Vô-tuyến-điện Mỹ đã phát thanh bằng tiếng Việt-Nam, – vậy ta nên phải làm làm sao cho tiếng Việt-Nam xứng-đáng là một thứ tiếng của một nước văn-hiến hơn hai nghìn năm ở cõi Á-Đông này, chứ không thể cứ để lộn-xộn như bây giờ : Bắc-phần viết « được », Nam-phần viết « đặng » ; Bắc-Việt viết « hoàng », Trung-Việt viết « huỳnh », mãi được.

    Ta cần phải bổ-khuyết những tình-trạng ấy, để đi đến chỗ thống-nhất văn-tự ngôn-ngữ.

    Muốn thống-nhất văn-tự ngôn-ngữ thì việc cần nhất bây giờ là :

    I. – Phải THỐNG-NHẤT CHÍNH-TẢ. Vấn-đề nầy đã nhiều người đề-cập và cũng đã có ít sách nói tới, nhưng Chính-phủ cần phải điển-chế cho có qui-củ thì mới được nhất-trí.

    II. – Phải TINH-NGHĨA VIỆT-NGỮ. Vấn-đề nầy, xưa nay chưa mấy ai bàn tới ; họa chăng có một vài học-giả nói đến một vài chữ rồi lại bỏ đấy, như ngày trước cụ Huỳnh-thúc-Kháng với ông Phan Khôi thảo-luận về chữ « các » và « những » ; cụ Nguyễn-văn-Tố với báo Thanh-Niên trong Nam, về chữ « thà » và « chẳng thà » ; năm 1944 có ông Long-điền đề-cập đến vấn-đề nầy trong Tạp-chí Tri-Tân số 136 ngày 30-3-44, và ông Dương Kỵ, trong số 138 ngày 13-4-44.

    Sự tinh-nghĩa rất phức-tạp. Tinh-nghĩa, cần phải tinh-nghĩa từng tiếng tức là phải tìm cho mỗi tiếng một nghĩa riêng-biệt, nghĩa chính của nó, hay màu vẻ riêng (nuance) của nó, không chịu để một tiếng nào thực đồng nghĩa (littéralement synonyme), mà những tiếng đó, và nghĩa đó, suốt trong Nam ngoài Bắc, khắp trong nước, đâu đâu tiếng cũng phải dùng, nghĩa cũng phải hiểu như nhau ; có thế, quốc-văn mới có qui-củ, mà có thế, mới thống-nhất được văn-tự ngôn-ngữ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXin xem Việt-Ngữ Tinh-Nghĩa từ-điển của Long-điền NGUYỄN VĂN-MINH soạn, Quảng-Vạn-Thành Hà-nội xuất-bản.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXin xem Việt-Ngữ Tinh-Nghĩa từ-điển của Long-điền NGUYỄN VĂN-MINH soạn, Quảng-Vạn-Thành Hà-nội xuất-bản.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXin xem Việt-Ngữ Tinh-Nghĩa từ-điển của Long-điền NGUYỄN VĂN-MINH soạn, Quảng-Vạn-Thành Hà-nội xuất-bản.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXin xem Việt-Ngữ Tinh-Nghĩa từ-điển của Long-điền NGUYỄN VĂN-MINH soạn, Quảng-Vạn-Thành Hà-nội xuất-bản.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXin xem Việt-Ngữ Tinh-Nghĩa từ-điển của Long-điền NGUYỄN VĂN-MINH soạn, Quảng-Vạn-Thành Hà-nội xuất-bản.
     
    vu thien vu, Heoconmtv and deathshine like this.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    II. CHÍNH-TẢ VÀ TINH-NGHĨA LÀ HAI VIỆC CẦN

    Ai là người Việt-Nam mà chẳng nhớ đạo-luật số 49.733 ngày 4-6-49, Quốc-hội Pháp chuẩn-phê nhìn-nhận Nam-kỳ là lãnh-thổ của nước Việt-Nam, không còn là thuộc-địa của Pháp nữa.

    Thế là rõ-ràng trước pháp-lý quốc-tế, nước Việt-Nam đã thống-nhất lãnh-thổ, như trước năm nhâm-tuất (1862) ; lại có lẽ hơn nữa, là hồi ấy hai tiếng Việt-Nam, thế-giới không ai biết đến, chứ ngày nay, khác hẳn, hoàn-cầu biết tiếng, quốc-tế thuộc tên, có lúc Việt-Nam lại làm cho các danh-nhân thế-giới thắc-mắc, hồi-hộp, nghĩ-ngợi, băn-khoăn nữa.

    Lãnh-thổ đã thống-nhất như thế, không có lẽ gì còn để ngôn-ngữ văn-tự không được thống-nhất, và không có lẽ gì cứ để yên cái tình-trạng lộn-xộn như ngày nay mãi được.

    Tôi đã nói muốn thống-nhứt văn-tự ngôn-ngữ, cần nhất là : THỐNG-NHẤT CHÍNH-TẢ TINH-NGHĨA VIỆT-NGỮ.

    Vậy nay xin bàn đến vấn-đề CHÍNH-TẢ.

    Trước khi nào đề, tôi xin thành-thực có mấy lời thanh-minh cùng các nhà văn, nhà báo :

    Trong những bài dưới đây nói về THỐNG-NHẤT VIỆT-NGỮ này, tôi phải đem những câu văn của các ngài ra để dẫn chứng, đặng minh-biện ; đó là một thiện-chí hoàn-toàn về phương-diện khảo-cứu, chứ không phải có ý chỉ-trích gì, vậy xin các ngài cho phép và lượng-thứ.
     
    vu thien vu, Heoconmtv and deathshine like this.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    I. THỐNG-NHẤT CHÍNH-TẢ

    Chính-tả là viết cho đúng ; đúng chữ nào nghĩa ấy, đúng tiếng nào chữ ấy, không được sai hình-thức.

    Kể hình-thức chữ quốc-ngữ thì từ thế-kỷ XVI đến giờ, hơn 300 năm, đã trải lắm phen thay đổi. Từ khởi-thuỷ đến cuối thế-kỷ XIX, không biết có mấy lần sửa-đổi, tôi chưa tham-khảo được, nhưng cứ từ đầu thế-kỷ XX đến nay đã có :

    1. – năm 1902, Hội-nghị Khảo-cứu Viễn-Đông có lập ra một ban xét về việc sửa-đổi chữ « quốc-ngữ » ;

    2. – năm 1906, Hội-đồng cải-lương Học-chính bản-xứ có lập ra một ủy-ban cải-cách chữ « quốc-ngữ » ;

    3. – năm 1928, có cuộc sửa-đổi chữ quốc-ngữ, do ông Nguyễn-văn-Vĩnh trên mặt báo Trung-Bắc ;

    4. – Phỏng vào năm 1929-30, anh em ông Dương-bá-Trạc, Dương-quảng-Hàm, Dương-tự-Nguyên, cũng có đề-nghị sửa-đổi chữ quốc-ngữ. Hồi đó, mấy ông họ Dương có ra một quyển sách nhỏ, toàn dùng lối chữ mới của anh em ông soạn ra ;

    5. – Cũng trong thời gian ấy (1929-30), ông Vi-huyền-Đắc có ra một quyển Việt-tự, đề-nghị một lối chữ Việt cải-cách ;

    6. – Đến năm 1945, Chính-phủ Dân-chủ thành-lập, có dùng mấy chữ để thay năm dấu : sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, và mấy chữ thay những chữ nguyên-âm : Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, để tiện việc đánh điện-tín cho rõ nghĩa ; và trong dân-gian, nhiều người tự dùng chữ F thay chữ PH và chữ DZ thay chữ D.

    7. – Năm 1948, ông Nguyễn-văn-Thọ có xuất-bản một quyển Cải-cách Việt-tự, sách do nhà Thế-giới, Hà-nội phát-hành ;

    8. – Năm 1949, ông Lâm-võ-Dụ có soạn quyển Việt-tự canh-tân, do Nam-cường, Sài-gòn xuất-bản ;

    9. – Cùng năm ấy (1949), ông Trần-văn-Được và ông Huỳnh-văn-Xôi cũng xuất-bản quyển Vần Việt-ngữ cải-cách, do nhà in Henry ở Pnom-penh in ;

    10. – Năm 1950, ông Nguyễn Bạt-Tuy, một nhà chuyên-khảo về từ-ngữ soạn một quyển Cữ và Vần Việt-Khwa-Họk bàn việc cải-cách chữ Việt theo khoa-học.

    Văn-tự cũng có đời sống như muôn vàn sự vật ở trên thế-gian : có lúc phôi-thai, có ngày xuất-thế, có tuần thiếu-tráng, có khi lão-đại, nên mỗi thời-kỳ, hình-thức lại có đổi theo trình-độ văn-minh. Hình-thức có ảnh-hưởng đến tinh-thần, mà tinh-thần cũng có quan-hệ đến hình-thức.

    Hình-thức là « chính-tả », tinh-thần là « tinh-nghĩa ».

    Nhận kỹ ra, sự chính-tả Việt-ngữ mới phát-khởi độ 30 năm gần đây. Tôi còn nhớ, trước thời Nam-phong, sự chính-tả chưa ai đề-cập tới, mà việc chính-tả chưa ai mó tay vào.

    Trong một thời-gian hơn nửa thế-kỷ, sự chính-tả Việt-ngữ, tuy Chính-phủ cũng có để ý, nhưng để ý một cách sơ-sài, lãnh-đạm nên xem ra không được chu-đáo, vì Chính-phủ chưa bao giờ đặt hẳn ra một qui-chế để nhân-dân theo ; thành ra đến nay, các nhà cầm bút – văn-giới và giáo-giới – cũng vẫn tùy theo ý riêng của mình, tuỳ theo tầm sức tra-cứu riêng của mình, dùng lộn-xộn không nhất-trí. Trong các sách và trên các báo, ta nhận thấy còn nhiều lỗi chính-tả. Những lỗi ấy, lại chính là các nhà mô-phạm và các nhà văn, nhà báo mắc phải. Tôi xin thú thực rằng việc chính-tả tưởng là dễ, mà rất khó – nhất là những nhà văn có tuổi, học theo lối cổ, ít chú-ý đến chính-tả – nên bây giờ, viết văn hay phạm lỗi. Lại một cớ nữa rất giản-dị đã gây ra những lỗi chính-tả mà ta thường thấy trong các sách và trên các báo, là vì Việt-văn dễ đọc, dễ hiểu, nên tất cả người Việt-Nam có thể làm Việt-văn được cả ; tại thế, cũng có khi, các vị ấn-công (cũng là nhà văn Việt-Nam) không hỏi, không tra, trông trong bản-cảo, thấy chữ của tác-giả viết không rõ, hoặc rõ mà kông hiểu nghĩa, hoặc tác-giả viết sai chính-tả, mà đọc nhầm ra chữ khác, cứ tự-tiện đoán, đoán rồi chữa, xếp theo ý mình.

    Vậy nay, xin viện chứng mấy tỷ-dụ để cống-hiến độc-giả :
     
    Heoconmtv and deathshine like this.
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    A.– VỀ NHỮNG CHỮ TR – CH, X – S, D – GI

    Tỷ dụ 1. – Chính tôi, kẻ viết bài này, là một nạn-nhân cớ đó ; chính ngay trên tờ báo Tia Sáng và chính ngay bài « THỐNG-NHẤT VIỆT-NGỮ PHẢI TINH-NGHĨA VIỆT-NGỮ » trên đây, tôi đã phạm vào lỗi ấy ; nên nhân tiện xin vừa lấy việc đó làm tỷ-dụ để đính-chính mấy tiếng đã viết nhầm, in lẫn, xin bạn đọc lượng cho.

    Trong bài « THỐNG-NHẤT VIỆT-NGỮ PHẢI TINH-NGHĨA VIỆT-NGỮ » đăng trên báo Tia Sáng số 657 và 658 ra ngày 20 và 21 tháng 9 năm 1950, tất cả mấy tiếng TRAO ĐỔI xin đọc là TRAU GIỒI. Nguyên bản-cảo, hai tiếng TRAU GIỒI tôi nhầm chính-tả viết là TRAU DỒI. Các vị ấn-công, một là không rõ nghĩa tiếng « trau giồi », hai là không trông rõ chữ « D », nhận nhầm ra chữ « Đ », thành đọc ra « trau đồi » nên tự đoán là « trao đổi ».

    Tỷ-dụ 2. – Ông Đỗ-quang-Định viết « khám sét » (chính là khám xét) trong câu : « Phàm những nội-giám ra vào, quan giữ cửa khám sét mà không chịu, thì phạt trượng 100. » (Luật Annam 398 điều, tr. 88. – Nhà in Bạch-thái-Bưởi, Hà-nội, 1911.)

    Tỷ-dụ 3. – Ông Trần-trọng-Kim viết : « bền trặt » (chính là bền chặt) trong câu : « Cho nên, dẫu có lấy được giang-sơn của nhà Lê, dẫu có mượn được thế nhà Minh bênh-vực mặc lòng một cơ-nghiệp dựng nên bởi sự gian-ác hèn-hạ như thế thì không bao giờ bền trặt được. » (Việt-Nam sử-lược, quyển hạ, tr. 15. – Trung-Bắc, Hà-nội, 1929.)

    Tỷ-dụ 4. – Ông Nghiêm Toản viết « ăn sổi » (chính là ăn xổi) trong câu : « Chỉ riêng sự phân-tích ý-niệm Tổ-quốc, nếu biết làm, đủ cung-cấp rất nhiều ý-kiến phá đổ được lời nói trên kia là lời nói của con người ăn sổi ở thì, khu khu trong vòng vật-chất thấp hẹp. » (Luận văn thị phạm, tr. 19. – Nhà xuất-bản Thế-giới, Hà-nội, 1950.)
     
    vu thien vu, Heoconmtv and deathshine like this.
  8. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    B.– VỀ NHỮNG CHỮ Â VÀ A

    Chính-tả không chỉ có những chữ TR-CH, D-GI, X-S mà thôi. Xem như hiện giờ các học-giả không để tâm đến nhiều lỗi khác nữa ; thường thấy nhiều người hay nhầm chữ Â A trong những tiếng : đày-tớ, xảy, thầy, chảy, rãy, giàu.

    Tỷ-dụ 1. – Ông Trần-trọng-Kim viết « đầy tớ » (chính là đày tớ) trong câu : « Bạch-xuân-Nguyên vốn là người tham-lam, tàn-ác, khi đến làm bố-chính ở Phan-an nói rằng phụng mật-chỉ truy xét việc riêng của ông Lê-văn-Duyệt rồi đòi hỏi chứng-cớ, trị tội bọn đầy tớ của ông Duyệt ngày trước. » (Việt-Nam sử-lược, quyển hạ, tr. 186. – Trung-Bắc, Hà-nội. 1929)

    Việt-Nam tự-điển chua ĐÀY TỚ, tr. 170.

    Tỷ-dụ 2. – Ông Hoàng-xuân-Hãn viết « xẩy » trong câu : « Những việc xẩy ra ở biên-thuỳ Tống Lý rất lớn, nên các danh-gia đời Tống từng đã nói đến trong các ký-tải của họ. » (Lý-thường-Kiệt, tr. 21. – Sông Nhị, Hà-nội, 1949.)

    Việt-Nam tự-điển chua XẢY, tr. 649.

    Tỷ-dụ 3. – Ông Nghiêm Toản viết « trôi-chẩy » trong câu : « Tôi biết các bạn trông đợi những gì, các bạn muốn viết nổi một bài giảng trôi-chẩy. » (Luận văn thị phạm, Tựa, tr. 1),

    và viết « thày » trong câu : « Ông thày dạy giỏi đối với các bạn là ông thày giảng và soạn sách « đúng tủ ». » (nt, tr. 111.)

    Trong Việt-Nam tự-điển ghi : CHẢY, nghĩa là trôi đi, tuôn, tr. 112 ; và THẦY, là người dạy học, tr. 559.

    Cũng trong quyển Luận văn thị phạm, trang 10, ông Nghiêm Toản viết « trình bầy » trong câu : « Ví-dụ đầu bài toán bảo ta áp-dụng một công-thức bằng số, ta lại đem lập công-thức bằng chữ ra trình bầy, ta bị người chấm thi đánh hỏng, có dám oán-hận hay không ? »

    Trên tờ Tia sáng số 659 ra ngày 22-9-50, mục « Tin Thế-Giới » câu : « Hội-đồng Công-an, đại-biểu Mỹ đã trình bầy (chính là trình bày) một khẩu liên-thanh của Nga. »

    Việt-Nam tự-điển chua TRÌNH BÀY là tỏ bày, tr. 603.

    Tỷ-dụ 4. – Ông Đỗ-quang-Định viết « rẫy vợ » trong điều-luật số 108 và « giầu » trong điều-luật 164. (Luật An-nam 398 điều. – Nhà in Bạch-thái-Bưởi, Hà-nội, 1929.)

    Việt-Nam tự-điển chua : RÃY là từ bỏ, trang 465 ; và GIÀU là tiền nhiều, trái với nghèo, trang 217 ; còn GIẦU nghĩa như trầu, trang 219.
     
    vu thien vu, Heoconmtv and deathshine like this.
  9. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    C.– VỀ DẤU GẠCH NỐI

    Cái dấu gạch nối cũng là một phần quang-trọng trong một tiếng ghép. Chính-tả cũng cần phải chú-ý. Các nhà văn thường có hô-hào dùng gạch nối cho đúng, nhưng vì thiếu tổ-chức nên vẫn lộn-xộn, mỗi người tuỳ ý riêng dùng, không có qui-củ gì cả.

    Như những tiếng « tư-tưởng », « văn-chương », « chiến-tranh », trong quyển Luận văn thị phạm, ông Nghiêm Toản viết có gạch nối, mà ông Hồ-hữu-Tường, trong quyển Lịch-sử văn-chương Việt-Nam thì không có gạch nối. Tôi nhận kỹ cả một quyển Lịch-sử văn-chương Việt-Nam của ông Hồ-hữu-Tường không có một tiếng ghép nào có gạch nối, trừ có một tiếng Lê-Lợi ở ngoài bìa có gạch nối. Lê Lợi là nhân-danh, họ Lê tên Lợi, nhiều nhà văn không viết có gạch nối. Lại trên tờ Giang-sơn số 153, ra ngày 22-9-50, trong bài « Nga yêu-cầu L. H. Q. cấm các nước không được dùng bom nguyên-tử », những tiếng « chiến-tranh » đều không có gạch nối.

    Có một nhóm nhà văn, muốn cho việc ấn-loát được tiện, lại cũng vừa có ý cải-cách chữ quốc-ngữ, chủ-trương bỏ gạch nối, viết những chữ ghép liền nhau, song những vị ấy, đã không nêu những qui-tắc của mình định cải-cách thế nào, lại tự mâu-thuẫn dùng không nhất-trí.

    Ngay tập văn Lửa Lựu trang bìa mặt trên, in rõ hai tiếng « GIAI PHẨM » rời, mà trang bìa sau in hai tiếng « GIAIPHẨM » liền.
     
    vu thien vu, Heoconmtv and deathshine like this.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    D.– VỀ CÁCH VIẾT NHỮNG TÊN RIÊNG

    Thể-cách viết những tên riêng : tên đất, tên người cũng còn lộn-xộn. Người thì viết chữ hoa đầu, người thì viết cả hai chữ hoa.

    Nói ngay tên nước ta « VIỆT-NAM », ông Trần-trọng-Kim thì viết một chữ hoa đầu (Việt-Nam văn phạm, in lần thứ ba. – Tân-Việt, Sàigòn xuất-bản) ; ông Hoàng-xuân-Hãn lại viết cả hai chữ hoa (Lý-thường-Kiệt. tr. 17. – Sông Nhị xuất-bản, 1949.)

    Tất cả những điểm tôi kể trên đây, và những tỷ-dụ tôi trình-bày ra đó chứng-tỏ rõ-ràng sự việc chính-tả Việt-ngữ chưa có tổ-chức chu-đáo. Vậy nay, nhiệm-vụ của các nhà hữu-tâm với nền học-thuật nước nhà phải sưu-tầm tài-liệu, nghiên-cứu, khảo-cứu, kê-cứu, để tìm ra một nguyên-tắc hợp-lý, ngõ-hầu Chính-phủ qui-chế việc chính-tả, thì mới có thể thống-nhất được văn-tự.

    Muốn khơi nguồn tư-tưởng và ý-niệm về vấn-đề này, tôi xin góp trước một vài ý-kiến thô-thiển, mục-đích cũng chỉ mong muốn văn-tự ngôn-ngữ Việt-Nam sẽ chiếm được địa-vị ưu-thắng trên thế-giới.
     
    vu thien vu, Heoconmtv and deathshine like this.
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    ĐỀ-NGHỊ MẤY NGUYÊN-TẮC VỀ CHÍNH-TẢ

    1. – VỀ NHỮNG CHỮ TR, CH ; - X, S ; - D, GI

    Nên đặt một luật-định để rõ biết nghĩa – tức là thuộc phạm-vi tinh-nghĩa – cho mỗi tiếng, để tiện nhớ. Các sách nói về chính-tả, hiện nay, không chua rõ luật ấy, nên khó nhớ, và có lúc muốn tìm một chữ, nhưng trong sách không có chua, thành ra người tìm lúng-túng, không biết theo thế nào.

    Thí-dụ như tiếng chuyện truyện, nên giảng rõ ngay rằng những câu chuyện nói với nhau không chi chép vào đâu cả, thì viết CH. Ví-dụ : Anh ấy nói chuyện giỏi. – Ông ấy thích nghe chuyện thời sự. Đến như tiếng truyện là câu chuyện có ghi vào sách, vào giấy tờ truyền lại, như : truyện Kiều, truyện cổ-tích, truyện tiếu-lâm, truyện dã-sử.

    2. – VỀ NHỮNG CHỮ Â VÀ A

    Mỗi tiếng cũng nên định rõ định nghĩa, để giúp cho trí nhớ, như : Thầy là người dạy học ; Thày là thày-lay, hớt lẻo.

    Đến như tiếng Tàu, trong Việt-Văn có nhiều nghĩa, mà trong quốc-ngữ có hai âm « ÂU » và « AU » mà sao không lợi-dụng cả hai âm đó, để định nghĩa cho mỗi tiếng, cứ khu khu dùng có một tiếng tàu ? Việt-Nam tự-điển không thấy ghi tiếng TẦU. Vậy nay, ta có thể định nghĩa :

    TÀU, là tàu bè, tàu lá, nghĩa rộng là nước Tàu, người Tàu.

    TẦU, là chuồng ngựa, màu vải lụa cũ đã xuống màu.

    Định nghĩa như thế, cũng phải căn-cứ vào nguồn-gốc của tiếng đó. Như tiếng TÀU, chính nghĩa đen là loại-tự lá cây to : tàu lá chuối, tàu lá dừa ; nhân thế có nghĩa bóng là cái thuyền nhớn, to đi ngoài biển hay sông to, vì cái thuyền trên mặt biển, trông không khác gì cái lá trên mặt nước. Nhân nghĩa bóng ấy lại dùng chĩ người Tàu, vì ngày xưa đường bộ, núi rừng ngăn-trở, không qua lại được tiện, nên hay dùng đường thuỷ ; chắc người Trung-Hoa đến Việt-Nam ta, thoạt tiên là những người do đường thủy – tất đi thuyền nhớn, tức là tàu – nên ta mới gọi là người Tàu, nghỉa là những người ở dưới tàu đến.

    3. – VỀ GẠCH NỐI HAY VIẾT LIỀN NHỮNG TIẾNG GHÉP

    Tiếng ghép nào cũng phải có gạch nối, hay viết liền tuỳ sự qui-định, nhưng phải định rõ một qui-tắc nhất-định thế nào là tiếng ghép, thế nào là tiếng đôi. Trong quốc-văn, có nhiều tiếng đi đôi mà không phải là tiếng ghép.

    Theo thiển-ý của tôi, tiếng ghép là những tiếng có hai hay nhiều tiếng hợp lại mới thành nghĩa. Ví-dụ : lộn-xộn, nhá-nhem, ngượng-ngập, nhả-nhớt, nhai-nhải, bất-đắc-dĩ, gia-chi-dĩ, v.v.

    Những tiếng : nhà-nước, nhà-cửa, nhà-cầu, nhà-quê, đều là tiếng ghép, nhận ngay được rằng phải có hai tiếng cùng đi với nhau mới thành nghĩa. Còn những tiếng : nhà tranh, nhà hàng, nhà tiêu, nhà táng, nhà mồ, thì dĩ-nhiên, nhận ngay ra là không phải tiếng ghép.

    Cũng theo luật trên, những tiếng ngoại-quốc nhập-tịch Việt-Nam đều phải coi là tiếng ghép cả, viết phải có gạch nối như : sà-phòng, ten-nít, cà-phê, ô-tô, ân-nhân, ân-xá, tử-tế, v.v.

    4. – VỀ CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG, TỨC LÀ NHỮNG ĐẠI-DANH-TỪ

    VỀ ĐỊA-DANH : Tên các nước, nên viết chữ hoa cả, để dễ phân-biệt, như : Việt-Nam, Nhật-Bản, Y-Pha-Nho, Hoa-Kỳ, Anh-Cát-Lợi, Xiêm-La, Cao-Miên, Cao-Ly, v.v.

    Những khu-vực bé hơn nước, chữ đầu viết hoa, còn chữ dưới viết thường, như : Sài-gòn, Nam-định, Gia-định, Hà-tiên, Thượng-hải, Hồng-kông, Đài-loan...

    VỀ NHÂN DANH : Tên và họ, chữ viết hoa, không có gạch nối, như : Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Giáp Hải, Ngô Quyền, Trưng Chắc, Nguyễn Kim...

    Nếu có tiếng đệm, thì tiếng đệm, viết chữ thường mà có gạch nối cả (theo tục hiện-hành), như : Nguyễn-văn-Tố, Nguyễn-văn-Thành, Lê-văn-Duyệt, Nguyễn-hữu-Chỉnh...

    Tên gồm hai tiếng, thì cả hai cùng viết chữ hoa, có gạch nối, còn họ thì không có, như : Lê Quí-Đôn, Ngô Sĩ-Liên, Mai Thúc-Loan, Phan Phu-Tiên, Mạc Đĩnh-Chi, v.v.

    Tên hiệu, chữ đầu viết hoa, còn những chữ dưới viết thường, mà có gạch nối, như : Quang-trung, Hùng-vương, Kinh-dương-vương, Lê-thái-tổ...

    5. – VỀ THỜI KHẮC

    Theo quốc-tế, ta cũng không nên cẩu-thả về sự viết thời-khắc, nên viết rõ-ràng, thì thoạt trông đã hiểu ngay ý-nghĩa của người viết.

    Nếu là giờ thứ mấy thì nên viết tiếng giờ nhỏ để trên dòng. Ví-dụ : Đến 8 giờ tôi mới làm xong.

    Nếu phải trong một quãng thời-gian bao nhiêu giờ, thì tiếng giờ mới viết ngang dòng. Ví-dụ : Phải 8 giờ tôi mới làm xong.

    6. - VỀ DẤU ĐỒNG BẠC

    Khi viết những món tiền, dù nhỏ hay to, ta nên cẩn-thận ; nhiều người hay viết số tiền rồi mới đến dấu đồng, như : 82 đ.

    Theo các nhà tài-chính quốc-tế, không ai viết như thế, nhất là trong một tờ biên-lai, vì ta không lạ gì một con số đứng trước về bên trái con số khác, con số trước to hơn con số dưới 10 lần. (Tout chiffre placé à la gauche d’un autre représente une unité qui vaut 10 fois l’unité représentée par cet autre.)

    Vậy, nay nên viết dấu đồng ở trên liền với số tiền, như vậy tránh được mọi sự nhầm đáng tiếc.

    *

    Những điều tôi trình-bày trên đây, mong các nhà trí-thức phủ-chính cho, và mong Chính-phủ ra lệnh điển-chế để ngôn-ngữ Việt-Nam được thống-nhất và có qui-củ như những tiếng của các nước văn-minh Âu-Mỹ.
     
    vu thien vu, Heoconmtv and deathshine like this.
  12. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    II. TINH-NGHĨA VIỆT-NGỮ VÀ THỐNG-NHẤT VIỆT-NGỮ

    Việt-ngữ chẳng chóng thì chầy cũng phải sửa-đổi theo khoa-học, một phần về chính-tả, một phần về tinh-nghĩa.

    Về chính-tả, trên tôi đã nói. Những ý-kiến đó cũng chỉ là cách sửa-đổi tạm-thời để cho được duy-nhất đi đã, rồi sau sẽ tiến tới sự sửa-đổi theo đúng khoa-học âm-lời (phonologie), như thế là đi từ chỗ dễ đến chỗ khó.

    Chắc ai cũng rõ, chữ quốc-ngữ ta đang dùng, phát-khởi từ thế-kỷ XVII, trải ba trăm năm nay, cũng đã sửa-đổi nhiều, nhưng sự sửa-đổi ấy cũng chỉ là lâm-thời ứng-dụng, chứ chưa sửa-đổi được trên nền-tảng khoa-học, vì khoa ngôn-ngữ-học xưa vẫn còn non-nớt sơ-sài. Ngay đến ngày nay, khoa-học âm-lời tức là môn học về âm và lời nói cũng chưa được phổ-biến, đến nỗi tiếng « phonologie » mà trong tự-vị thông-thường nhất của Pháp là quyển Nouveau Petit Larousse illustré, bản in 1950, không thấy có, thì đủ rõ môn học ấy mới thế nào ?

    Tiếng « phonologie », ông Nguyễn Bạt-Tuỵ, một nhà khảo-cứu từ-ngữ dịch là học âm-lời, là một môn học nghiên-cứu các âm-điệu, các cách đọc và phân-biệt từng âm, thế nào là nhị-trùng-âm (diphtongue), hầu-âm (guttural), thiệt-âm (linguale), tỵ-âm (nasal), khẩu-cái-ấm (palatale). Đó là những tiếng dịch theo từ-điển Trung-Hoa, còn nhiều tiếng, như : dentilinguale, labiale, dentilabiale, chưa thấy tự-vị nào của ta dịch cả. Ông Nguyễn Bạt-Tuỵ đã đem dịch ra cả tiếng Việt, theo lối mới ghép tiếng của ông, như : tỵ-âm (nasal), ông dịch ngay là âm-mũi ; labiale là âm-môi ; dentilabiale, là âm-môi-răng và dentilinguale là âm-lưỡi-răng. Nhân tiện đây, xin giới-thiệu với độc-giả một tác phẩm chuyên-môn về âm-thanh của ông Nguyễn Bạt-Tuỵ, quyển Çữ và vần Việd khwa họk, một thiên khảo-cứu rất công-phu chủ-trương sửa-đổi chữ quốc-ngữ trên nền-tảng khoa-học tối-tân về âm-thanh.

    Về chính-tả Việt-ngữ, tất rồi cũng sẽ phải sửa-đổi, như chữ Pháp ở thế-kỷ XV – XVI, so với chứ Pháp ngày nay, khác nhau xa.

    Xem thế, ta thấy sự sửa-đổi một thứ văn-tự, không thể trong chốc-lát mà nên, phải theo trình-độ học-thức của cả dân-tộc ; song, việc gì khởi-xướng cũng do một vài người, rồi mới tập-hợp ý-kiến của nhiều người mà gây thành phong-trào, phong-trào đưa đến qui-chế. Như trong tiếng Pháp, ông Meigret đặt ra chữ J ; dấu phẩy và dấu mũ được nhà thơ Ronsard dùng trước nhất ; dấu huyền do nhà kịch Corneille đặt lên đầu tiên trên chữ E trong tiếng « Procès » ; ông Geoffroy Tory phát-minh ra dấu hỏi (apostrophe) và Etienne Dolet nghĩ ra dấu tréma (theo tài-liệu của ông Nguyễn Bạt-Tuỵ).

    Tinh-nghĩa cũng thế.

    Vấn-đề tinh-nghĩa Việt-ngữ, chưa mấy ai đề-cập đến. Từ trước đến nay chỉ thấy nhiều đề-nghị sửa-đổi hình-thức chữ, tức là chính-tả, còn việc đem chọn-lọc, phân-tích từng tiếng, giảng-giải từng nghĩa, tìm rõ màu vẻ từng tiếng, thì chưa, đành cứ để lộn-xộn, mỗi người tùy ý riêng hiểu, hiểu rồi dùng, không nhất-trí, cho tới bây giờ...

    Tới bây giờ mới hoảng sợ, vì cái lộn-xộn – không duy-nhất, mà cũng không nhất-trí – trong Việt-văn của ta đó, tỏ rõ cái khuyết-điểm, cái sơ-sài, cái cẩu-thả, trong văn-tự ngôn-ngữ của ta, đối với quốc-tế. Nếu cái lộn-xộn đó còn kéo dài ra nữa thì thực tổn-thương cho phong-thể nước nhà nhất là trong giai-đoạn nầy.

    Vì thế, việc tinh-nghĩa Việt-ngữ nên phải kíp thực-hành.

    Vậy, tinh-nghĩa là thế nào ?

    Thế nào là tinh-nghĩa ?
     
    Heoconmtv and deathshine like this.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TINH-NGHĨA LÀ THẾ NÀO ?

    Có tiếng phải có nghĩa ; không có một tiếng nào không có nghĩa, mà cũng không có một tiếng nào nghiều nghĩa.

    Những tiếng mà ta cho là ĐỒNG NGHĨA, TRÙNG NGHĨA, CÙNG NGHĨA đều là những cái hàm-hồ, ta mệnh-danh ra thế, khi ta chưa tìm thấy nghĩa chính hay màu vẻ của tiếng ấy.

    Tiếng nói là dấu hiệu bằng thanh-âm biểu-lộ tính tình, ý, tứ ; vậy, mỗi tính, mỗi tình, mỗi ý, mỗi tứ phải có một dấu riêng thì mới bày tỏ đúng ý, tứ, tính, tình của mình cho người khác hiểu được chân-xác. Không có lý gì, đã có tiếng nhanh, lại còn thêm tiếng mau, tiếng chóng. Sở-dĩ ta cho ba tiếng ấy đồng nghĩa, vì ta chưa biết được nhanh là thế nào ?, mau là thế nào ?, chóng là thế nào ?, nên cứ hàm-hồ cho là đồng nghĩa. Nhận kỹ ra thì ba tiếng ấy, đại-đồng mà tiểu-dị, nghĩa là đại-cương thì giống nhau, nhưng về chi-tiết thì khác nhau.

    Sao vậy ?

    Vì việc đời phức-tạp. Trình-độ trí-thức loài người mỗi tiến là mỗi đa-đoan, mà đã đa-đoan là sinh phức-tạp. Cái phức-tạp đó gây ra nhiều việc, nhiều sự đại-đồng mà tiểu-dị. Bởi thế, nên có nhiều tiếng đồng nghĩa mà khác ý. Thí như tiếng nhanh, lúc ban đầu chỉ biết có nhanh, nhưng sau lại có việc nhanh không, không đủ, cần phải mau ; rồi lại có việc mau không, không đủ, phải có chóng. Lại như tiếng mang, trước chỉ biết mang bằng tay, sau nghĩ chế ra đòn gánh, mới thêm tiếng gánh ; đến khi biết đóng thuyền lại thêm tiếng chở, rồi nghĩ ra cái xe, lại đặt ra tiếng xe, tiếng tải, tiếng cộ.

    Xét thấy những tiếng trừu-tượng có nhiều tiếng đồng nghĩa mà khác ý hơn những tiếng cụ-thể. Như tiếng mang có tới hơn 50 tiếng đồng nghĩa là mang mà khác ý, vì mang có nhiều cách, mỗi cách có một tiếng riêng. Lại tiếng ăn có nhiều tiếng đồng nghĩa mà khác ý, vì mỗi trường-hợp ăn, mỗi cách ăn, có một tiếng.

    Đến như tiếng cụ-thể, nhất là những tiếng chỉ một vật vô-song, thì ta chỉ thấy có một tiếng mà không thấy đến hai, ba, như tiếng khác. Thí như tiếng mắt thì người hay vật, cũng đều có một tiếng, vì con mắt của người, của thú, của chim hay của cá, đều như nhau. Lại như cái cột, cái kèo, con dao, cái kéo ít có tiếng đồng nghĩa. Thế mới biết cách đặt dấu làm tiếng của đời xưa cũng đã hoàn-hảo.

    Xem vậy, đủ rõ mỗi tiếng nói là tiêu-biểu một ý, tứ, tính, tình, chứ không phải hàm-hồ là có tiếng mà không có nghĩa. Mỗi tiếng phải có nghĩa chính hay màu vẻ riêng của nó.

    Sự tinh-nghĩa là cách-thức chọn, lọc, gạn, để tìm lấy cái tinh-túy của mỗi tiếng, tức là tìm lấy cái nghĩa chính, cái màu vẻ của tiếng ấy, để dùng nói cho đúng với tính, tình, ý, tứ, muốn bày tỏ của mình.

    Tinh-nghĩa là thế.

    Nay, xin bàn đến thế nào là tinh-nghĩa ?
     
    Heoconmtv and deathshine like this.
  14. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    THẾ NÀO LÀ TINH-NGHĨA ?

    Trong quốc-văn, ai chẳng nhận thấy có nhiều tiếng đồng nghĩa, trùng nghĩa, cùng nghĩa quá.

    Tại sao vậy ?

    Theo sự nhận-xét thô-sơ của tôi, thì có 7 lý do sau này :

    1. – Như trên, tôi đã nói, vì càng văn-minh, việc đời càng phức-tạp, tại thế mà phải có nhiều tiếng để ứng-dụng. Năm 1862, ta mất ba tỉnh miền đông Nam-kỳ, nhân-dân chỉ biết than :

    Nhà Bè nước chảy phân hai,
    Ai vào Gia-định, Đồng-nai, thì vào.


    Lúc đó, chưa hiểu nhiều tiếng Pháp ; Gia-định, Đồng-nai là nơi Pháp đóng, người vào hai nơi ấy, chỉ gọi là VÀO. Năm 1947, cũng trường-hợp thế, có cuộc Việt-Pháp xung-đột, Hà-nội, Hà-đông quân Pháp đóng, nhân-dân không than :

    Nhị-hà nước chảy đôi dòng,
    Ai vào Hà-nội, Hà-đông thì vào.


    Vì hiểu tiếng Pháp, tiếng Anh, ai vào lại gọi là dinh-tê. Người thì bảo do tiếng Pháp rentrer, người thì cho là tiếng Anh ring. Sau này, tiếng dinh-tê là một tiếng lịch-sử và đồng nghĩa với tiếng vào, nhưng khác ý.

    Đó là việc đời thêm mới, thì tiếng nói lại phải thêm để ứng-dụng.

    2.- Vì kiêng tên húy, mà đọc trạnh hay viết khác những tiếng chính như : hoàng đọc là huỳnh, tông đọc là tôn, hồng đọc là hường, nhậm đọc là nhiệm, thì đọc là thời...

    3.- Đường-xá không mở-mang, thì sự thông-thương không được tiện-lợi mà nền văn-hóa cũng bị bế-tắc, nên mỗi địa-phương tự tạo ra một thứ tiếng để trao đổi với nhau trong vùng, trong miền ; bởi vậy, có ngữ-miền (dialecte), ngữ-vùng (patois).

    4. – Ngoài những ngữ-miền, ngữ-vùng, có những tiếng mà nhiều địa-phương nói, đọc, viết khác nhau, như : trời, giời – trăng, giăng – trai, giai – nhớn, lớn – nhời, lời – đàng, đường – đang, đương – tràng, trường – sinh, sanh – nhuộm, ruộm – nhường, dường – nhữ, dữ,...

    5.- Vì quyền-lợi trong giới, trong phường, muốn giữ bí-mật trong sự giao-dịch lại có những tiếng lóng, tiếng lái (argot) như : kéo xe, gọi là xế ; ăn cắp, ăn trộm, gọi là chạy, mồi ; làm đĩ, gọi là phỉnh, đượi ; hát nhà trò quịt không có tiền trả, gọi là cháy ; ăn mày, gọi là cốc. (Cốc, có ý là gõ vào lòng từ-thiện của thiên-hạ mà sống.) – Các nhà thuyền chài gọi cạy là bên trái ; bát là bên phải.

    6.- Nhân có những nhu-cầu mới của các nước ngoài du-nhập, nên lại có những tiếng mới, mỗi địa-phương một khác, như : savon, trong Nam gọi là xà-bông, ngoài Bắc gọi là -phòng ; bicyclette, Sài-gòn gọi là xe máy, Hà-nội gọi là xe đạp, Hải-phòng gọi là xe lết ; timbre-poste, trong Nam gọi là con , timbre-quittance, gọi là con niêm ; ngoài Bắc, phiên âm gọi là tem cả.

    7.- Những tiếng ngoại-quốc nhập-cảng mà ta dùng cả tiếng và nghĩa, nhiều nhất là tiếng Trung-Hoa như : tiếng môn lại cửa ; án lại bàn ; an lại yên ; phú lại giàu ; dưỡng lại nuôi.

    Tiếng Âu-Mỹ, thì có tiếng : tách, cồn, ca, gác, v.v.

    Bấy nhiều điểm làm cho Việt-ngữ có nhiều tiếng đồng nghĩa, trùng nghĩa và cùng nghĩa. Sự giao-dịch, thông-thương và sự dùng lâu thành thói làm cho những tiếng ấy thành ra phổ-thông trong dân-gian, và làm cho quốc-văn hóa lộn-xộn, không nhất-trí. Sự lộn-xộn đó làm cho tối nghĩa trong lời văn và có khi sai lạc cả ý văn.

    Tôi xin dẫn-chứng một việc để độc-giả thấy sự bất-tiện vì ngôn-ngữ không nhất-trí.

    Sau khi đường xe-hoả chạy suốt Bắc-Nam, người hai xứ đi lại buôn bán không ngớt. Có một bà ngoài Bắc vô Sàigòn buôn, đến sở Bưu-điện mua một cái tem gởi thư. Ông thư-ký ngồi ở quầy, đang mải làm sổ, thấy hỏi mua tem ngẩng lên hỏi lại : « Con cò phải không ? ». Bà ngoài Bắc, tưởng ông kia hỏi lỡm, nổi dóa, may có người bên cạnh giảng-giải, câu chuyện mới êm.

    Đó là vì hiểu nhầm, tại ngôn-ngữ không nhất-trí mà suýt thành xung-đột.

    Lại xin kể một tỷ-dụ, chỉ một tiếng không tinh-nghĩa mà làm sai cả một bài văn.

    Tôi thấy vài học-giả soạn Văn-học-sử Việt-Nam, bình giảng Cung-oán ngâm-khúc cho là nàng cung-nhân bị ông vua chán bỏ, nên than thở. Như tác-giả Việt-Nam văn-học-sử yếu (Dương-quảng-Hàm. – Bộ Quốc-gia Giáo-dục xuất-bản, 1950, trang 317) viết : « ... trước được vua yêu chuộng, nhưng không bao lâu bị chán bỏ », và tác-giả Việt-Nam văn-học-sử trích-yếu (Nghiêm Toản. – Nhà sách Vĩnh-bảo Sàigòn x b., 1949, Tập I, trang 104) viết : « ... lúc trước vua yêu, về sau bị chán bỏ », cách xuống 4 dòng lại viết : « ... trước được vua yêu, sau bị vua duồng bỏ... »

    Một tiếng chán cũng đủ làm sai ý-nghĩa thiên ngâm-khúc Cung-oán rồi, huống-hồ lại còn duồng nữa.

    Vậy, thế nào là Chán ?, thế nào là Duồng ?

    Việt-Nam tự-điển chua : CHÁN là không thích, không ưa, không thèm nữa (trang 108), DUỒNG là xua đuổi (nói riêng về vợ chồng) (trang 159).

    Việt-Nam tự-điển cắt nghĩa chưa hết ý. CHÁN, có ý, một là dùng lâu, không thích nữa, không thèm nữa, như đã ăn, hay dùng nhiều rồi, mới có chán, hai là ban đầu mới, đẹp thì ưa, sau lâu cũ, xấu thì ghét, không nhìn đến chứ không hắt-hủi, mà cũng không đày-đọa.

    Còn DUỒNG là chán quá, không chịu được phải xua đuổi đi, vì một lý-do gì không cho ở nhà.

    CHÁNDUỒNG khác nhau ở chỗ : CHÁN, thì chỉ không nhìn, thờ-ơ lãnh-đạm, mà cứ để ở nhà, và có khi còn tỏ ra tử-tế, nhưng không để ý đến. Còn DUỒNG, thì đuổi xua đi, ở chỗ khác cho khuất mắt, vì tội-lỗi hay vì bạc-bẽo, tức là ráo-riết hơn CHÁN.

    Vậy bình-giảng Cung-oán ngâm-khúc của ông Nguyễn-gia-Thiều, ta thấy thế nào ? Toàn bích bài ngâm-khúc có câu nào tỏ là nhà vua CHÁN nàng cung-nhân không ?, có DUỒNG-dẫy nàng cung-nhân không ?, và có đuổi ra khỏi cung hay vẫn để trong cung ? Lại nàng cung-nhân có than-oán câu nào tỏ là nhà vua CHÁN bỏ không ?

    Phạm-vi bài nầy, không phải để bình-giảng Cung-oán, nên không dám đi sâu vào điểm nầy, e lạc đề ; chỉ xin bày tỏ rằng một tiếng dùng thiếu ý-niệm TINH-NGHĨA có thể sai cả ý bài văn.

    Cứ theo thiển-kiến, thì nàng cung-nhân than-oán tại nhà vua QUÊN bỏ, chứ không phải CHÁN bỏ, hay DUỒNG bỏ. QUÊN, vì ông vua có nhiều cung-nhân quá mà không có thời-giờ nghĩ đến nàng, nhớ đến nàng, nên mới có câu :

    Muôn hồng nghìn tía đua tươi,
    Chúa xuân, nhìn hái một hai bông gần.


    Thực ra, nàng cung-nhân, chưa già-cỗi gì, mà đến nỗi vua phải CHÁN bỏ ; và cũng không tội-lỗi gì mà đến nỗi vua phải DUỒNG bỏ.

    Lại câu :

    Hoa này, bướm nỡ thờ-ơ,
    Để gầy bông thắm, để xơ nhuỵ vàng.


    Đủ thấy hoa còn thắm, nhuỵ còn vàng, mà bướm nỡ thờ-ơ QUÊN bỏ.

    Xem thế thì biết, một tiếng CHÁN, hay QUÊN làm đổi hẳn ý-nghĩa bài văn và sai-lạc cả tâm-tư của tác-giả.

    Gia-dĩ khảo về thân-thế tác-giả bài ấy thì hiểu rõ thêm là ông Nguyễn-gia-Thiều có ý tả nàng cung-nhân bị vua QUÊN bỏ chứ không phải CHÁN bỏ.

    Việc tinh-nghĩa quan-trọng là thế. Vậy muốn tinh-nghĩa, theo thiển-kiến của tôi, mới thấy có hai cách :

    A - Suy-cứu nôn-ngữ cổ.

    B - Tìm cho mỗi tiếng một nghĩa mà phải hợp-lý.

    Hai cách đó, phải luôn luôn theo sát với quần-chúng, nghĩa là dầu ở ngôn-ngữ cổ, hay tự tìm đặt ra một nghĩa mới, nhưng bao giờ cũng phải chú-trọng xem đại-đa-số dân-chúng đã dùng chưa (droit de cité).
     
    Heoconmtv and deathshine like this.
  15. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    A - SUY-CỨU NGÔN-NGỮ CỔ

    Trong cách suy-cứu ngôn-ngữ cổ, một phần phải tầm-nguyên, một phần căn-cứ vào lịch-trình tiến-hóa của mỗi tiếng để tìm biết cái cốt, cái chính, cái màu vẻ của tiếng ấy.

    Trên tôi đã nói, mỗi tiếng phải có một nghĩa, không có tiếng nào không có nghĩa, mà cũng không có tiếng nào nhiều nghĩa. Vì thế, nên phải tinh-nghĩa.

    Trong việc chính-tả hiện nay, tôi nhận thấy vì thiếu quan-niệm tinh-nghĩa mà nhiều tiếng hóa ra vô-nghĩa (non sens). Như tiếng đường-xá, nhiều người viết tiếng cho là đúng chính-tả. Việt-Nam tự-điển cũng biên : đường-sá (trang 198) ; Việt-ngữ chính-tả đối chiếu cũng chua : đường-sá xa-xôi (trang 77).

    Tiếng ghép hay tiếng đôi là những tiếng gồm nhiều tiếng đơn, mà mỗi tiếng đơn cũng phải có một nghĩa, chứ không phải những tiếng đơn bị ghép không có nghĩa như ta thường tưởng. Trong tiếng ghép của Trung-Hoa, Anh, Pháp, những tiếng đơn đều có nghĩa cả, như : tầm-thường, can-đảm, week-end, wagon-lit, mỗi tiếng đơn đều có nghĩa riêng rõ-rệt.

    TẦM-THƯỜNG : 8 thước, là 1 tầm ; 2 thước, là 1 thường. Trong Hán-văn, nghĩa bóng là thường thường, luôn luôn, như câu : « Tầm-thường bách chủng hoa tề phát », hay « Tửu trái tầm-thường hành xứ hữu »Đường thi. Cụ Tam-nguyên Yên-đổ cũng có câu thơ « Tạ người tặng hoa trà » : « Tầm-thường, tế vũ kinh xuyên diệp. » Từ-nguyên có chua : « Tầm-thường : bình-thường dã. »

    Trong Việt-văn, có nghĩa bóng là hèn, thấp, xoàng, tài giỏi chỉ đến 2 thước, hay 8 thước là cùng.

    CAN-ĐẢM : Can, là gan ; đảm, là mật. Ở quốc-văn, nghĩa là người có gan to, mật lớn. Ở Hán-văn, nghĩa là thành-khẩn, túc là phơi gan, lộ mật, có ý nói trong lòng ngay thẳng, như câu : « Cố khiến Lưu-quân khẩn trần can-đảm » ; và « Bất-tri can-đảm hướng thuỳ thị, linh nhân khước ức Bình-nguyên-quân » (Đường thi).

    WEEK-END : Week, là tuần lễ ; end là cuối ; nghĩa là ngày cuối tuần, tức là thứ bảy.

    WAGON-LIT : Wagon, là toa xe hoả ; lit, là giường ; nghĩa là cái toa xe hoả có giường để nằm nghỉ.

    Tiếng ta cũng theo luật ấy.

    Về vấn-đề tiếng ghép nầy, ông Nguyễn Bạt-Tuỵ đang soạn một quyển Khảo về tiếng ghép ; ông nói rõ những nhận-xét tinh-vi về tiếng ghép Việt-Nam theo luật thuận-âm và thuận-thanh, những biến-đổi về hình-thức qua âm và nghĩa, những phương-pháp căn-cứ vào khoa-học từ-ngữ để định lấy một cách ghép lên tiếng cho đứng-đắn. Theo ý ông Bạt-Tuỵ, thì đó là một thiên khảo-cứu để tìm hiểu thêm tiếng nói nước nhà và chống lại một phong-trào ghép tiếng thiếu suy-xét hiện đang bành-trướng một cách nguy-hiểm.

    Theo nhận-xét về sự cấu-tạo tiếng ghép nói trên, tiếng ĐƯỜNG-XÁ mà viết , thì thực vô nghĩa.

    Tôi đã tìm hỏi các nhà trí-thức ; có người bảo là tiếng SA đọc trạnh, ngụ ý SA là cát, nghĩa là đường cát bụi. Lại có người nói viết mới đúng, vì là cái nhà nhỏ, như : quán-xá, phố-xá. Nguyên ngày xưa ta cũng biết trọng việc giao-thông, vì biết đã lâu đường giao-thông là huyết-mạch tức là những mạch máu của một dân-tộc, nên rất chú-ý sự đi lại thông-thương, và hết sức săn-sóc đến bộ-hành. Vì vậy mỗi độ đường phỏng 30 dặm có lập một cái , tức là nhà nhỏ, để bộ-hành hoặc nghỉ chân, hoặc nghỉ đêm cho tiện. Thuyết sau này hợp-lý và có lẽ đúng.

    Cũng như những tiếng CHỢ, BÚABẦU, BẠN ; mỗi tiếng có một nghĩa mà nhiều người cứ cho là điệp-tự cả.

    Xét nhận kỹ, trong Việt-ngữ, không có tiếng nào là điệp-tự. Ngay như tiếng IẾC, mà nhiều người hay nói trong những trường-hợp gắt hay hài-hước như : « làm liếc gì thế ? » hay « ăn iếc gì thế ? » ; những tiếng đó là những tiếng thêm vào để làm giảm cái thế của tiếng đứng trên, cũng như trong tiếng Pháp có « âm-ken-cuối » (suffixe) - nhiều tự-vị Pháp-Việt theo tự-vị Trung-Hoa gọi là « tiếp vĩ ngữ » - ATRE, trong tiếng BLANCHÂTRE, chẳng hạn. Blanche, là trắng ; Blanchâtre, là trăng trắng. Nhưng cái công-dụng tiếng IẾC của tiếng ta, có lẽ lại hay hơn nữa, là vì tiếng IẾC dùng được cả cụ-thể và trừu-tượng, mà bao giờ cũng bao-hàm một ý chê-bai hay hài-hước ở trong. Như nói : « trăng trắng », là không được trắng ; nhưng nói « trắng triếc », là có thể làm được trắng mà sao không trắng, hay có ý chê là không được trắng. Ví-dụ : Trông trăng trắng chứ không được đẹp, và Trắng triếc gì thế này.

    Lại như tiếng NHANH-TRAI. Việt-Nam tự-điển chua là nhanh-chai (trang 403). Vậy CHAI là gì ? Chính phải là nhanh-trai mới đúng, nghĩa là nhanh-nhẹn trai-trẻ.

    Thế dủ biết CHÍNH-TẢ cũng phải có TINH-NGHĨA, thì chính-tả mới đúng.

    Việc tinh-nghĩa phải chú-trọng nhất đến tầm-nguyên, song tầm-nguyên Việt-ngữ là một sự hiện giờ rất khó. Thực ra Việt-ngữ xưa nay chưa mấy ai chịu nghiên-cứu tinh-vi, chỉ nói mơ-hồ thì lắm, như nhiều người cho tiếng Việt là nghèo hay có đến quá nữa Hán-tự, nhất là các cụ nhà nho, thì bất-cứ cái gì, hay, lạ, đẹp, là do Trung-quốc. Ngày trước cụ Ứng-hoè Nguyễn-văn-Tố đã phải có lần thanh-minh về điểm ấy. Cho hay tư-tưởng lệ-thuộc học-thuật sâu-xa lắm vậy !

    Lại có mấy nhà văn Âu-Mỹ cũng nghiên-cứu tiếng Việt, nói thuyết này thuyết nọ, nhưng những vị ấy đã nghiên cứu một thứ tiếng mà chưa chắc những vị đó đã hiểu được đến chỗ tế-nhị tinh-vi, thì có khác gì vẽ phượng dễ hơn vẽ gà, vẽ rồng dễ hơn vẽ cọp, vẽ quỉ dễ hơn vẽ người. Nói đâu xa, ngay người Việt-Nam ta học Hán-tự từ hai nghìn năm nay, mà liệu có hiểu được hết những cái tinh-túy của Hán-văn không đã.

    Có người nói : Cụ Phan Bội-Châu, là bậc danh-nho trong nước, đỗ thủ-khoa trường Nghệ, dĩ-nhiên là Hán-học uyên-thâm, khi cụ ở Nhật-Bản, có làm quyển Việt-Nam vong-quốc sử đưa cho ông Lương Khải-Siêu để tựa. Ông Lương rất phục văn-tài nhưng có nói là chưa được thuần-nhã. Có người lại nói : ông Lương bảo chưa được tuấn-nhã ; nhưng tôi trộm xét, văn của cụ Phan có lẽ tuấn-nhã có thể thừa, mà thuần-nhã có thể thiếu, là vì tuy vậy, những cách dùng liên-tự, và trợ-ngữ, trong câu-văn, như : chi, hồ, giả, , tất không được rành như người Trung-quốc. Khác gì người ngoại-quốc học Việt-ngữ, cho dẫu thế nào cũng không thể nói, viết đúng điệu như người Việt ta được. Như thế, đủ rõ học một thứ tiếng ngoại-quốc, mà hiểu được đến chỗ tinh-vi là khó. Gia-dĩ, khoa ngôn-ngữ-học ngày trước còn sơ-sài chưa được tiến. Trước kia, các từ-ngữ-gia chủ-trương là ngôn-ngữ trên hoàn-cầu chia hẳn ra làm ba ngành : Sémites ở Đông-Âu và Tây-Á ; Aryens ở La-Mã, Hy-Lạp, Ấn-Độ ; và Touraniens ở Trung-Á, không liên-can gì với nhau cả. Thuyết trên này, nay đã bị phản-đối kịch-liệt vì các nhà từ-ngữ-học mới đây, hiểu rõ là ngôn-ngữ của các dân-tộc trên địa-cầu đều có qua-cát, họ-hàng gần-gũi chẳng nhiều thì ít với nhau cả. Nói tóm lại từ xưa chỉ có một giống người, chỉ có một thứ tiếng nói ; cũng chỉ vì tang-thương biến đổi mà bị xa cách nhau ; xa cách lâu, rồi thì thành lạ.

    Ấy cũng vì nghiên-cứu các thứ tiếng mà một quân-nhân Pháp, đại-tướng Frey, hồi năm sáu mươi năm gần đây đã can-đảm nói rằng : « Tiếng Việt-Nam, là mẹ các thứ tiếng » (L’Annamite, mère des langues). Đại-tướng bị công-kích, nhất là báo Courrier d’Haïphong hồi ấy. Đại-tướng lại làm luôn một quyển nhan-đề là Người An-Nam và người Cận-Âu (Khảo tìm nguồn-gốc các thứ tiếng) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, để trả lời.

    Thuyết của đại-tướng Frey trên, dẫu không được như lời ông nói, nhưng đã rọi cho ta một tia sáng nhỏ, dù chỉ lập-loè như con đom-đóm trong đêm không trăng, cũng đủ cho ta dễ-dàng rấn bước. Trái lại, thuyết của ông Frey đã không được các nhà trí-thức Việt-Nam để ý, lại còn phụ-hoạ, cũng cho là võ-đoán, và ngụy-biện, thường đem ra diễu-cợt là khác, chứ không chịu nghĩ đến câu « người điên nói cũng có lời phải », mà cố tìm học để cho rõ nguồn-gốc ngôn-ngữ dân-tộc của mình.

    « Vấn tổ, tầm lông », chính là ở đấy, chính là do đấy, mà cũng chính đấy là nhiệm-vụ của các nhà trí-thức vậy.

    *

    Tầm-nguyên là một yếu-tố trong sự suy-cứu ngôn-ngữ cổ.

    Suy-cứu ngôn-ngữ cổ lại còn một phần nữa là xét về lịch-trình biến-thiên của mỗi tiếng về phương-diện lịch-sử và dân-chúng.

    Thí như tiếng GÁC, vừa là cổ vừa là kim. GÁC nghĩa là để trên (mặt trời gác núi), là cổ ; còn GÁC nghĩa là canh giữ, thì mới có từ ngày người Pháp sang đây, do tiếng Pháp « Garde » phiên âm ra ; như : bót gác, canh gác, đổi gác.

    Lại như tiếng cácnhững ; ông Long-điền năm xưa cho tiếng các là Hán-tự, những là Việt-tự (theo Tri-Tân số 73, năm 1940, trang 15, 16) ; nhưng theo sự nhận-xét riêng của tôi thì cácnhững đồng nghĩa mà khác ý. Theo cách suy-cứu ngôn-ngữ cổ, tôi nhận thấy điểm sau này đủ cắt nghĩa rõ-ràng tiếng cácnhững. Thường chỉ thấy xưa nay ai cũng nói : những , những cái nào, mà không thấy ai nói các , hay các cái nào. Ví-dụ : Anh đọc được những thư-viện ; chứ không nói : Anh đọc các thư-viện ? - Anh mua những cái nào thì mua ; chứ không nói : Anh mua các cái nào thì mua.

    Xét thế, đủ thấy các, là tổng-quát, và những là một phần chỉ-định. Xét sâu nữa, thấy các là khắp, mọi, tổng-quát, hay bao-quát một khu-vực ; còn những là chỉ trong phạm-vi các và chỉ-định. Ta thường nói : « Thưa các ngài » mà không bao giờ nói : « Thưa những ngài. » Khi nào dùng tiếng những thì dưới phải có tiếng nào hay , hay một tiếng tĩnh-tự chỉ-định... Thí như câu : « Thưa các ngài, những ngài nào có giấy mời, xin sang bên trái. Lại các ngài ở bên trái, những ngài nào ít tuổi xin nhường cho những ngài hơn tuổi ngồi trên. » Xem thế thì rõ các dùng nói bao trùm một khu, mà những trong phạm-vi các. Đến như địa-danh và nhân-danh cũng vậy. Ví-dụ : Các anh-hùng nước Nam : Trưng Chắc, Ngô Quyền, Trần Quốc-Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung là những bậc anh-hùng cứu-quốc đánh đuổi ngoại-xâm. – Các ruộng ở nước ta, những ruộng ở Nam-phần phì-nhiêu hơn những ruộng ở Bắc-phần.

    Đó là cách suy-cứu ngôn-ngữ cổ.

    Nay lại nói đến vấn-đề tìm cho mỗi tiếng một nghĩa mà phải hợp-lý.

    6. – Annamites et Extrême – Occidentaux (Recherches sur l’origine des langues). – Lib. Hachette, Paris, 1894.
     
    Heoconmtv and deathshine like this.
  16. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    B. – TÌM CHO MỖI TIẾNG MỘT NGHĨA

    Cách tìm cho mỗi tiếng một nghĩa mới, theo sự nhận-xét của tôi thấy có nhiều ý-kiến :

    1. – Một phái ít hoạt-động, cố-chấp, sợ việc, cái gì không có « TỬ VIẾT », là nói không có sách, nhất-định bác đi.

    2. – Một phái cho sự tìm ra một nghĩa mới là khó, hay ép quá, không thể được, vì ngôn-ngữ là phải do quần-chúng tạo nên theo sự nhu-cầu và trình-độ.

    3. – Một phái tán-thành, và lại muốn đi sâu rộng việc tìm đặt nghĩa mới để làm giàu Việt-ngữ và nhất-trí Việt-ngữ.

    Sự tìm một nghĩa mới làm cho hai phái trên hoảng-sợ, vì họ quá tin ở sách mà bị nhầm ở sách, quá sợ mới mà không làm được cái gì mới, tuy họ rất thuộc lòng thế nào là « tận tin thư, bất như vô thư » « nhật nhật tân hựu nhật tân ». Họ lại thường trịnh-trọng nêu cao bốn chữ « Ôn cố tri tân », là xét cũ biết mới, để « khả dĩ vi sư hĩ » nhưng có biết đâu chính ý của thánh-nhân khuyên nên « TRI TÂN », là biết gây dựng cái mới cho hợp-thời, chứ không phải là để biết cái mới của người ta mà bắt-chước. Như thế mới là tâm-đắc.

    Thực ta, sự tìm một nghĩa mới cho những tiếng đồng nghĩa, trùng nghĩa, cùng nghĩa như trên, không có chi lạ cả. Tạo ra một tiếng mới còn không khó, huống tìm một nghĩa mới mà nghĩa ấy lại hợp-lý, nghĩa là dân-chúng đã có dùng.

    Ai chẳng rõ : văn-tự ngôn-ngữ cấu-tạo do hai cách : bởi bình-dân (formation populaire), và bởi bác-học (formation littéraire).

    Mỗi khi trong dân-gian, có một sự biến-cố, thì dân-lại tạo ra những tiếng mới để ứng-dụng ; như hồi Pháp bảo-hộ, có những tiếng : gác, ga, tua, kẻng, kền, và mới đây có tiếng dinh-tê, v.v.

    Còn về cách cấu-tạo bác-học thì do các nhà văn tung ra những tiếng mới :

    a)– Lấy Hán-tự thêm vào tiếng ta, như : cốc-lăng, yên-thuỷ.

    Cốc-lăng, cùng nghĩa với tang-thương.

    Cốc-lăng, trời khéo đổi thay,
    Giận riêng bờ cõi, từ rày thuộc Minh.

    (Quốc-sử diễn ca)

    Yên-thủy, cùng nghĩa với tự-do.

    Hoá-công khéo phụ nhân-tình,
    Đem người
    yên-thủy, buộc vành lao-lung.
    (CAO-BÁ-NHẠ. – Tự-tình)


    b)– Dịch Hán-tự ra quốc-văn, như : thẻ lụa, thẻ son.

    Thẻ lụa, thẻ son, cũng như sư sanh.

    Công-danh ấy đành ghi thẻ lụa. (VÔ-DANH. – Tài nam-tử)

    Đông hưu rộng chép thẻ son. (NGUYỄN-CÔNG-TRỨ)


    c)– Tập theo Hán-tự mà đặt ra quốc-văn, như : lòng tên.

    Lòng tên : nghĩa bóng là mong về nhà.

    Dập-dìu buồm nghĩa gió duyên,
    Lòng tên thuyền cũng như tên chiều lòng.
    (Hoa-tiên)

    Cụ Nguyễn Du, trong Kim-Vân-Kiều, đã tạo ra bao nhiêu tiếng.

    Cận lai, thi-sỹ Tản-đà Nguyễn-khắc-Hiếu, cúng có đặt thêm tiếng mới, như : đoái khúc, cùng nghĩa với tri-âm.

    Khúc đàn này, vẫn khúc đàn xưa,
    Mà người
    đoái khúc, bây giờ đâu xa ? (Ôm cầm)

    Nhà thi-sỹ trào-phúng Tú-mỡ, cũng đặt tiếng cưỡi nhạn là đi xe đạp ; nguyên vì trong thời 20, 30 năm về trước, xe đạp có hiệu « CON NHẠN » (Hirondelle) là tốt nên ai cũng thường chuộng thứ xe hiệu ấy :

    Gò lưng cưỡi nhạn sức còn dai.

    *

    Cái gì không tiến là thoái, mà không tiến, không sinh-tồn được. Khổng-tử khuyên ta phải mỗi ngày mỗi mới, mà phải mới mãi (nhật nhật tân, hựu nhật tân).

    Tạo ra tiếng mới để ứng-dụng vào các sự, các việc cho hợp-thời, để làm phong-phú văn-tự ngôn-ngữ là nhiệm-vụ của các nhà văn ; nhưng, sự tạo ra một cái gì mới, trước tiên cũng do sáng-kiến của một người, hay một số ít người, rồi sau này, sáng-kiến đó mà hợp-lý, hợp-thời, nhiều người theo dùng, là thành qui-chế.

    Việc tạo ra tiếng là chỉ là do nhu-cầu và kinh-nghiệm mà nên, còn việc tìm một nghĩa mới thì thực không có gì là lạ và khó-khăn cả, duy chỉ để ý tổ-chức lại là được.

    Sự tìm cho một nghĩa, đặt ra một nghĩa, hay định lại một nghĩa mới làm giàu cho Việt-ngữ, vì trong sự tìm nghĩa đó, phải thu-dụng hết những tiếng lóng, tiếng lái, ngữ-vùng, ngữ-miền, tiếng đọc trại, tiếng kiêng húy, tiếng thổ-ngữ, mà dân-chúng đã dùng qua, tức là đã phổ-thông trong nước.

    Thí-dụ như tiếng giờitrời, ai cũng rõ ngoài Bắc nói giời, trong Nam nói trời. Đứng về phương-diện thống-nhất Việt-ngữ, nói chuyện với nhau, thế nào hiểu được thì thôi, nhưng còn viết trên giấy tờ truyền đi, để lại, phải thế nào cho duy-nhất, chứ không thể trên viết trời, dưới viết giời được. Có người cho thế là một tiếng có hai giọng : giọng Nam và giọng Bắc. Nếu vậy, thì không phải là duy-nhất và văn-tự vẫn không thống-nhất được. Nay chỉ biết trong quốc-văn của nước Việt-Nam. Có hai tiếng Trờigiời, vậy nên định rõ trời là thế nào ? mà giời là thế nào ?

    Theo Việt-ngữ tinh-nghĩa từ-điển của ông Long-điền : TRỜI, dùng nói về tinh-thần và tôn-quí, có nghĩa là Tạo-hóa, Thiên-nhiên, như ông Trời, Trời Phật, Trời già, Trời xanh, v.v. Còn GIỜI, dùng viết về vật-chất, nghĩa là cái bầu xanh xanh, bao phủ trên không, và nói chung về khí-hậu, như : giời nắng, giời mưa, giời rét, giời gió.

    Nếu định-nghĩa như vậy, thì trong một câu, viết được cả hai tiếng TRỜI và GIỜI mà không lẫn ý, lại rõ-ràng thêm.

    GIỜI MƯA, thì mặc GIỜI MƯA,
    Tôi không có nón, TRỜI chừa tôi ra.
    (Ca-dao)

    Tiếng GIỜI trên là bầu xanh xanh, mà tiếng TRỜI dưới là ông Tạo.

    Thí như tiếng Tàu, tôi đã trình-bày trong bài trên, ta có thể dùng cả Tàu và Tầu, vì trong vần quốc-ngữ có cả ÂUAU.

    Nay lại xin nói thêm để minh-chứng rằng sự tìm một nghĩa mới cho Việt-ngữ, và sự lợi-dụng những tiếng đồng nghĩa làm cho Việt-ngữ được khúc-chiết và phong-phú.

    Như tiếng DÒNG có tất cả 7 nghĩa, mà chỉ dùng có hai tiếng dòngròng. Việt-Nam tự-điển (trang 155 và 471), Việt-ngữ chính-tả đối chiếu (trang 67), không thấy chua tiếng GIÒNG. Chính tiếng GIÒNG, nhiều nhà văn dùng. Ông Hoàng-xuân-Hãn (Quốc-sử diễn-ca. – Sông-Nhị, Hà-nội, 1949, bản Đính-chính) ; ông Hoàng Trúc-Trâm (Lịch-sử xã-hội Việt-Nam. – Nhà Thế-giới xuất-bản 1950, bản Đính-chính) ; ông Nghiêm Toản (Luận văn thị phạm. – Nhà Thế-giới xuất-bản 1950, bản Đính-chính) đều dùng tiếng GIÒNG cả.

    Đến tiếng GIÓNG, tất cả có tới 10 nghĩa, mà ở Bắc chỉ thấy khu khu dùng có một tiếng GIÓNG (Việt-Nam tự-điển, trang 222) ; trong Nam thì dùng RÓNG (Đại-Nam quốc-âm tự-vị) của Paulus CỦA. Trang 264, cuốn II). Vậy còn tiếng DÓNG vì lẽ gì lại bỏ không dùng ?

    Lại đến tiếng MỒ CÔIBỒ CÔI, trong quốc-văn thường thấy dùng lẫn-lộn cả hai, không phân-biệt. Xét có ba trường hợp :

    1.- Con mất cả cha và mẹ.
    2.- Con mất cha.
    3.- Con mất mẹ.

    Theo sự suy-cứu ngôn-ngữ cổ, ta có thể đoán được xưa Việt-ngữ đã có ba tiếng rõ-rệt chỉ ba trường-hợp trên : con côi, bồ côi, mồ côi, sau vì cẩu-thả mà dùng lộn-xộn chăng ?

    Câu tục-ngữ : MẸ GOÁ, CON CÔI tỏ rõ lời nói trên có phần đúng. Câu ấy tả rõ cái cảnh lẻ-loi, mất nơi nương-tựa của người mẹ goá, hay người con côi. Mẹ góa, là mất chồng ; con côi, là mất cả cha và mẹ.

    Có người bẻ câu : « Mẹ goá con côi » (không có dấu chấm phẩy ở giữa) là cảnh mất chồng, mất cha. Chính Việt-Nam tự-điển, trên trang 89 cũng cắt nghĩa CON CÔI là con mất cha thôi. Cắt nghĩa thế không đúng.

    Lời văn rất dễ xuyên-tạc ; chỉ một cái dấu chấm câu làm khác cả ý văn. Như câu tục-ngữ trên « Mẹ góa, con côi », nhiều người thường nói, đọc, viết luôn không ngừng, không có dấu phẩy sau hai tiếng MẸ GOÁ, thì tất hiểu như Việt-Nam tự-điển chua trên đây. Nhưng nếu đọc kỹ, ngừng lại ở hai tiếng MẸ GÓA thì hiểu ngay là câu đó tả hai cảnh lẻ-loi trơ-trọi, MẸ GÓA và CON CÔI, tức là con mất cả cha và mẹ, thì mới đến nỗi trơ-trọi, không nơi nương-tựa ; chứ nếu chỉ mất cha thì cũng có thể « ăn cơm với cá », hay có mất mẹ thì đến « liếm lá đầu chợ » là cùng, không đến nỗi quá bơ-vơ.

    Tra-cứu kỹ nữa, thấy trong Đại-Nam quốc-âm tự-vị của Paulus CỦA, trang 183, cuốn I, có chua : CON CÔI người mất cha, mất mẹ, hoặc mất cả hai. Như vậy, đủ rõ CON CÔI, có thể là người mất cả cha và mẹ.

    Xét đến câu : « Mồ côi cha, ăn cơm với cá ; mồ côi mẹ, liếm lá đầu chợ », và « Mồ côi cha, níu chân chú ; mồ côi mẹ, tríu vú dì », có lẽ ngày xưa là : « Bồ côi, ăn cơm với cá ; mồ côi, liếm lá đầu chợ », và « Bồ côi, níu chân chú ; mồ côi, tríu vú dì », không cần có tiếng « cha » và tiếng « mẹ » đi kèm ; về sau dùng cẩu-thả, không phân-biệt được BỒ CÔI và MỒ CÔI cho rành-rọt, nên phải kèm tiếng CHA và MẸ cho rõ nghĩa.

    Xem thế đủ rõ tiếng ta rất phong-phú, cũng như tiếng Trung-Hoa, có ba tiếng rõ-rệt cho ba trường hợp : cô-tử, là con mất cha ; ai-tử là con mất mẹ ; và cô-ai-tử, là con mất cả hai cha mẹ ; chứ không như tiếng Pháp chỉ có một tiếng « orphelin », lúc nào dùng nói về trường-hợp nào, mới thêm.

    Vậy nay, ta cũng phân-biệt : BỒ CÔI, là con mất cha, vì BỒ là chuyển âm tiếng BỐ ; - MỒ CÔI, là con mất mẹ, vì tiếng MỒ là tiếng cải âm tiếng MẸ ; CON CÔI, là con mất cả hai, như thế mới khúc-chiết, và phong-phú, mà ba tiếng BỒ CÔI, MỒ CÔI, CON CÔI không trùng nghĩa nữa.

    Lại tiếng : TỶ-DỤ, THÍ-DỤ, VÍ-DỤ, thấy dùng không có qui-củ ; người thì dùng tỷ-dụ, người thì dùng thí-dụ, người thì dùng cả hai trong một câu như : ô. Trần-trọng-Kim, dùng tiếng thí-dụ trong quyển Thi Việt (Tân-Việt Sài-gòn xuất-bản 1949), trang 11 và 21 ; - Vũ-văn-Hiền, dùng thí-dụ, trong quyển Tiền vàng và tiền giấy (Vĩnh-bảo Sài-gòn xuất bản 1949), trang 11, 12, 19 ; - Mộc-nghĩa, cũng dùng thí-dụ trong Tạp-chí Dân Việt-Nam, số 1, năm 1948, trang 12 ; - ô. Hoàng-xuân-Hãn, lại dùng tiếng ví-dụ trong quyển Lý-thường-Kiệt, tập I (Sông-Nhị xuất-bản Hà-nội 1949), trang 27, 28 ; - Đào-duy-Anh, cũng dùng ví-dụ trong Hán-Việt từ-điển. Đến tiếng tỷ-dụ, thì ông Nghiêm Toản có dùng trong tác-phẩm của ông : Luận văn thị phạm (Nhà Thế-giới xuất-bản 1950), trang 11, v.v. Ông Hồ-hữu-Tường dùng cả hai tiếng thí-dụví-dụ trong quyển Lịch-sử văn-chương Việt-Nam, tập I (Nhà Lê Lợi Paris xuất-bản 1949), trang 34 :

    « 45 - ... Thí-dụ : Trung tâm điểm, siêu hình học, v.v.

    « 46 - ... Ví-dụ : Xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội nhờ phân biệt ngữ pháp ấy mà trỏ được hai ý niệm khác nhau (socialisme và doctrine sociale).

    Sự tinh-nghĩa tức là tìm một nghĩa cho mỗi tiếng để định rõ lúc nào dùng thí-dụ, lúc nào dùng ví-dụ, lúc nào dùng tỷ-dụ, cho được nhất-trí.

    Đó là cách phải tìm, đặt, định, một nghĩa cho mỗi tiếng mà phải hợp-lý.

    Xem thế đủ biết, sự tinh-nghĩa, vì phải thu-dụng hết những tiếng trùng nghĩa, như : tỷ-dụ, thí-dụ, ví-dụ, hay tất cả những tiếng bỏ sót, như : tầu, ròng, dóng để làm giàu cho Việt-ngữ mà lại làm cho Việt-ngữ được rõ-ràng, minh-bạch, khúc-chiết.

    Có người hỏi : thế căn-cứ vào đâu mà tìm, đặt, định, những nghĩa đó và tiếng đó.

    Xin thưa : Tuy nói không có sách, nhưng mách có chứng. Chứng đó là dân-chúng đã có dùng, như thế mới là hợp-lý. Như nhanh trai, đến nay các nhà mô-phạm viết là nhanh chai, vậy căn-cứ vào đâu mà viết chai ; đướng-xá, căn-cứ vào đâu mà viết ; mang xách, căn-cứ vào đâu àm viết X ?

    Lại cãi : Đó là theo giọng và theo thói quen.

    Xin thưa : Giọng nói nặng hay nhẹ, mềm hay cứng, đều là thói quen. Giọng nói đúng được càng hay, nhưng viết phải thận-trọng, tức là phải cho có lý. Nhiều địa-phương, đọc chữ L ra N, và N ra L, sao không thấy sách nào viết « Nàm sao ? » hay « Anh đi đường lào ? »

    Sự tinh-nghĩa là cốt làm cho tiếng nói được trong sáng bằng cách gạt, bỏ hết những tiếng đồng nghĩa, trùng nghĩa, cùng nghĩa làm tối nghĩa câu văn, mà lại thu-dụng hết những tiếng ấy bằng cách định cho mỗi tiếng một nghĩa để làm cho Việt-ngữ phong-phú.

    *

    Chính-tả duy-nhất, tinh-nghĩa nhất-trí, thì văn-tự ngôn-ngữ mới thống-nhất. Văn-tự ngôn-ngữ mà thống-nhứt, thì nền nhất-thống quốc-gia không có một sức mạnh gì lay chuyển được.

    Dân-tộc Trung-Hoa gồm bao nhiêu nước (đời thượng-cổ có đến 800 nước), dân-tộc Pháp hợp bởi nhiều giống người, chỉ vì văn-tự thống-nhứt mà cố-kết được với nhau thành một khối hùng-mạnh và thịnh-vượng.

    Đến người Do-Thái ngót 2000 năm, không có lãnh-thổ, chỉ vì giữ được ngôn-ngữ văn-tự « hébreu » mà vẫn liên-kết với nhau, không đến nỗi bị tiêu-diệt.

    Một nhà văn-học đã nói : « Văn-tự ngôn-ngữ là cái chìa khóa của sự tự-do » và nước ta cũng có câu tục-ngữ : « Người khôn thử tiếng, người ngoan thử nhời », đủ rõ ngôn-ngữ văn-tự của một dân-tộc là biểu-hiện trình-độ văn-minh của dân-tộc ấy.

    Muốn chiếm địa-vị ưu-thắng trên trường quốc-tế, ta phải trau-giồi văn-tự ngôn-ngữ của ta cho được hoàn-bị. Tiếng Pháp được thế-giới ưu-đãi, thường dùng trong các văn-kiện quốc-tế, là vì tiếng Pháp phong-phú, lại rõ-ràng, khúc-chiết, mỗi tiếng có một nghĩa riêng, nên người Pháp vẫn tự-hào rằng tiếng Pháp không có một tiếng nào thực đồng nghĩa.

    Tiếng Việt-Nam ta, không nghèo mà cũng không khó thống-nhứt, vì tuy Bắc-Trung-Nam nói có khác giọng, nhưng chóng hiểu nhau, không đến nỗi phân-biệt quá như những tiếng của các dân-tộc khác.

    Chúng tôi thiết-tha mong rằng các nhà văn, các hội học và các cơ-quan văn-hóa tán-thành và xúc-tiến công-cuộc TINH-NGHĨA VIỆT-NGỮTHỐNG-NHỨT VIỆT-NGỮ, thì thực là may cho tiền-đồ quốc-văn vậy.

    Hànội, ngày 22-12-1950
     
  17. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Cảm ơn bạn Thư Võ và Ớt Hiểm nhé!
    Nhờ hai bạn mà mấy ngày hôm nay tài liệu về nguồn gốc tiếng Việt liên tục xuất bản.
    Đọc hết là hiểu rõ hơn về tiếng Việt luôn.
    Đúng là nhiều khi nói quen mà không thật sự hiểu nguồn gốc của từ mình đang nói.
    Giống từ Tỷ Dụ ở trên, mình thấy Ông mình chỉ dùng nó thôi, ngày xưa mới chập chững đi học cứ chê Ông nói sai chính tả, lớn lên mới biết mình sai :(.
     
    Heoconmtv and Thu VO like this.
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Quyển này có nhiều phản biện lắm. VD đoạn sau:
    Vậy nay, ta cũng phân-biệt : BỒ CÔI, là con mất cha, vì BỒ là chuyển âm tiếng BỐ ; - MỒ CÔI, là con mất mẹ, vì tiếng MỒ là tiếng cải âm tiếng MẸ ; CON CÔI, là con mất cả hai, như thế mới khúc-chiết, và phong-phú, mà ba tiếng BỒ CÔI, MỒ CÔI, CON CÔI không trùng nghĩa nữa.
    Theo đó thì BỒ HÔI là thứ nước bài tiết từ da của người cha, MỒ HÔI là của mẹ. BỒ HÓNG là thứ do người cha đun bếp củi khói bay lên đọng lại, MỒ HÓNG chắc chắn là của mẹ đun bếp tạo ra... Vậy nay khi làm văn tả cha hay mẹ, ta phải phân biệt mà dùng từ cho chính xác nha. Nhưng không biết mấy thứ đó mà của người con hay 1 người chẳng phải cha mẹ tạo ra thì kêu bằng cái chi chi?
     
  19. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Bạn nói BỒ HÔI là mình nhớ Nội mình quá, Nội mình dùng từ "buồn hôi" gần gần giống từ Bạn nói nè.
    Quê mình người ta dùng từ địa phương rất nhiều, hồi nhỏ đi học không biết toàn chê người lớn nói từ chi mà quê quá, phải nói tiếng phổ thông mới hay.
    Lớn lên chút mới biết đó là những cổ ngữ vâỵ là giờ đi đâu thì chớ về quê là giọng mình đặc sệt giọng địa phương xài từ địa phương luôn.

    Cô mình gặp mình nói: Ơ Đ, mày còn nói giọng Hà Thượng à? Tao là tao chịu.
    Cái mình trả lời: - Dạ, con phải nói giọng Hà Thượng chớ, con người Hà Thượng mà, phải bảo vệ văn hoá người Hà Thượng, giọng quê miềng là cổ ngữ đó, miềng khôông giữ ai giữ nữa O.

    Nhưng không phải ai cũng có cơ hội hiểu rõ từ ngữ nên đôi lúc chúng ta cũng phải đợi cho người ta chín :)
     
    Heoconmtv and quang3456 like this.
  20. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Phản biện của bạn Quang chưa chắc lắm vì theo ông Quốc Bảo, những chữ BỒ CÔI, MỒ CÔI đã được dân gian sử dụng, chỉ là ngày nay người dùng không hiểu rõ nghĩa nên không dùng nữa hoặc dùng sai. Còn những chữ mà bạn nói như BỒ HÔI, MỒ HÓNG cần phải được xem lại trong dân gian đã dùng chúng hay chưa. Nếu chúng đã xuất hiện trong tiếng nói của quần chúng thì có thể xem như thuyết Bồ và Mồ của ông Quốc Bảo là đúng. Nếu không thì chỉ có thể xem như trường hợp đặc biệt dùng cho BỒ CÔI, MỒ CÔI mà thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/11/17
    Heoconmtv and quang3456 like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này