Lãng mạn Vĩnh biệt mùa hè - Nguyễn Đông Thức

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi hmduc44, 19/11/14.

Moderators: Bọ Cạp
  1. hmduc44

    hmduc44 Lớp 3

    [​IMG]

    VĨNH BIỆT MÙA HÈ

    Tác giả: Nguyễn Đông Thức
    NXB: Nhà xuất bản Trẻ
    Năm xuất bản: T.11/1990
    Kích thước: 20 x 13 cm
    Số trang: 320
    Giá bìa: 6.000đ
    Đánh máy: hmduc44, 4DHN, Bac Nguyen, Thủy Trúc
    Scan sách + Đóng gói ebook: hmduc44
    Ngày hoàn thành: 19.11.2014

    ***
    Giới thiệu:

    Bộ tứ 4H (Hân, Hằng, Hoa, Hạ) của lớp 12A đã “làm mưa làm gió” không chỉ trên thị trường sách mà cả trong điện ảnh và âm nhạc trên dưới 20 năm. Ca khúc Vĩnh biệt mùa hè của nhạc sĩ Thanh Tùng viết năm 1992 một thời là ca khúc phổ biến của giới học sinh, sinh viên, nhất là các bạn năm cuối cấp với những ca từ thiết tha đầy nỗi nhớ: “Mùa hè bâng quơ, Bâng quơ nỗi nhớ, Những chiếc lá non vươn trên cành cây khô… Mùa hè đi qua rồi, Tình yêu cũng qua rồi…”

    Không chỉ có vậy, tác phẩm đã được hãng phim Giải phóng dựng thành phim nhựa năm 1992 và sau đó đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chuyển thể thành phim truyền hình dài 4 tập 12A và 4H.

    Câu chuyện về 4 cô học trò Hằng, Hân, Hoa và Hạ.

    Hằng xuất thân là con nhà giàu, xinh đẹp, thông minh, học giỏi. Cứ ngỡ rằng cuộc sống sẽ trải thảm dưới chân cô. Thế nhưng việc người mẹ bỏ nhà đi theo tiếng gọi của tình yêu đã đẩy Hằng vào nỗi cô đơn đến tột độ. Và cô ngã vào vòng tay của thầy Minh – một người đàn ông đầy thủ đoạn. Để rồi khi cha cô đối mặt với vòng tù tội do có liên quan đến vụ án tiêu cực thì Hằng nhận ra mình chẳng còn gì: không mẹ, không cha, và người tình cũng cao chạy xa bay. Và nếu cô không may mắn gặp được Đoàn Hùng – người thanh niên xung phong năm xưa thì chưa biết cô sẽ trôi về đâu.

    Hạ là con gái của gia đình có cha mẹ làm bác sĩ. Cô học trò giỏi văn, bí thư chi đoàn lớp có một mối tình đẹp đẽ và thơ mộng với Long – con trai một sĩ quan chế độ cũ. Vì sự không “môn đăng hộ đối” này mà mẹ Hạ đã quyết liệt ngăn cản. Mọi thứ trong Hạ dường như vụn vỡ khi cô phát hiện ra thủ đoạn mẹ mình đã dùng để chia rẽ hai người.

    Hân giàu tình cảm, Hoa hồn nhiên. Chính vì vậy mà có lẽ cuộc đời đã dành cho hai cô gái này những ưu ái hơn. Hân tiếp tục học vào đại học, còn Hoa được mẹ giao lại cho gian hàng ở ngoài chợ.

    Bên cạnh 4 cô gái là Thiện chính trực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, Long giàu nghị lực. Đối lập là Ngôn – một học sinh cá biệt, du côn và kết thúc đời học sinh của mình bằng những nằm tù dài đăng đẳng. Và thầy Minh – một kẻ thủ đoạn.

    Câu chuyện dẫn dắt người đọc đi qua năm tháng học trò, có những giây phút hồn nhiên đùa nghịch, và cũng có những nỗi buồn đau của đời thường. Và kết thúc với chút buồn man mác.

    “Hân bước vào sân trường. Khoảng sân giờ đây bỗng rộng mênh mông, trống vắng đến lạnh lùng, đầy những lá rụng và hoa tàn.Mùa hè đang đi qua. Cái mùa hè cuối cùng của đời học sinh trong một năm học đầy biến động….Lần đầu tiên trong cuộc đời, Hân bắt đầu ý thức được sự tạm bợ và phù du của kiếp người. Cô cảm thấy buồn man mác. Tại sao người lớn cứ sống như vậy, khác hẳn những điều mà người trẻ được dạy dỗ, để cuối cùng không còn ai biết tin vào ai nữa.

    Mùa hè đã vĩnh viễn đi qua”

    Cám ơn các bạn đã hỗ trợ mình trong ebook này, đặc biệt là mod @4DHN :D . Lần đầu tiên mình làm ebook nên không thể tránh khỏi thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và góp ý từ mọi người :D
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 19/11/14
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    eBook quá đẹp! :D
     
  3. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Cám ơn bạn. Đây là cuốn sách mình đọc từ năm 96. Và đọc xong rồi, thì thật sự khó chịu khi xem Bùi Thạc Chuyên làm 12 A 4 H.
    Câu chuyện của Nguyễn Đông Thức mang ý nghĩa xã hội cao hơn hẳn, và chỉ có thể hay khi đặt trong bối cảnh SG những năm 1980.

    Truyện hay hơn 12A 4 H rất nhiều và không hề sến sẩm. Mọi người nên đọc.
     
    superlazy and colangxxi like this.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Phim cũng hay mà bạn, phim thì là bối cảnh Hà nội. Có thể bạn quá khó tính?
     
    laithanhtuan thích bài này.
  5. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Vâng, có thể là do quan điểm cá nhân.

    NĐT viết về SG sau 75 còn có Ngọc trong đá. Bạn nào thích thì sẽ tìm thấy trên mạng
     
  6. hmduc44

    hmduc44 Lớp 3

    Cảm ơn bác :D
    NĐT viết chủ yếu về con người và xã hội SG sau 75 là chính. Ngọc trong đá bác 4DHN vừa post. Mình đang dự định làm mấy tác phẩm khác, vd như Như núi như mây, Không quên, Trăm sông về biển...
     
    superlazy thích bài này.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thường thì phim không thể phản ảnh đầy đủ như tác phẩm văn học được. Nhưng phim truyền hình 12A và 4H mà so sánh với các phim khác thì lại hơn. Tôi nói đây là 1 phim hay chứ không có ý so sánh nó với tác phẩm văn học mà nó dựa vào để viết kịch bản.
     
    superlazy thích bài này.
  8. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Mình thấy trong ebook trước các dấu ? và ! đều có dấu cách. @hmduc44 nên replace bỏ hết dấu cách ở trước đi.
    Vì dễ gặp trường hợp cả câu ở hàng trên, còn dấu thì ở hàng dưới. :D
     
    laithanhtuan, hmduc44 and 4DHN like this.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Anh có sửa ebook để đọc trên Kindle PW này! Có sửa các lỗi như em nói, nhưng định soát lỗi chính tả thêm:D
     

    Các file đính kèm:

    amorphous, DHR34, tieungao and 7 others like this.
  10. hmduc44

    hmduc44 Lớp 3

    Mình sẽ lưu ý vấn đề này, vì lúc làm mình nghĩ là sẽ giữ đúng kiểu dấu của cách bỏ dấu trong sách cũ :D cũng quên là nó gây bất tiện đối với đọc ebook :D
     
    4DHN and tamchec like this.
  11. colangxxi

    colangxxi Lớp 2

    Xem phim truyền hình "12A và 4H" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và khá ấn tượng, không định đọc nhưng xem bình luận của bạn mình phải down truyện về đọc gấp
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi đã đọc xong và thấy việc so sánh giữa phim 12A và 4H và truyện Vĩnh biệt mùa hè là khập khiễng. Truyện này có bối cảnh ở Sài gòn khi vừa hết thời bao cấp và chương trình HO bắt đầu khởi động, vết thương của chiến tranh vẫn còn nhức nhối. Còn bối cảnh của phim thì ở Hà nội, chính xác là trường Chu Văn An. Vì vậy nhiều mâu thuẫn chỉ có thể có ở Sài gòn mà không thể có ở Hà nội vào thời điểm đó. Mặt khác như tôi đã nói ở comment trước, rất khó chuyển tải hết tác phẩm văn học vào phim. Trong truyện này nhân vật Long là đáng thương nhất, có ý chí vươn lên và đã thành công ở bước đầu mà lại chết vì quá tốt bụng và dũng cảm. Tác giả đã xây dựng thành công một hình ảnh đẹp của con một người thuộc chế độ cũ, tôi đánh giá cao điều này.

    Theo ý kiến cá nhân tôi, phim đáng xem và truyện cũng đáng đọc. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/11/14
  13. superlazy

    superlazy Lớp 5

    Không định đọc truyện này nhưng có người bạn khen ghê quá nên lại tải về đọc. Và khi đọc xong thì mình có cùng ý kiến với chieuminh. Truyện hay hơn phim rất nhiều, phim làm hơi sến và không nói được nhiều về nội dung xã hội của truyện. Truyện viết về cuộc sống ở SG mà phim lại dựng ở HN nên cũng làm giảm cái hay đi bao nhiêu. Mình đã xem 1 tập phim trước khi đọc truyện và định khi đọc xong sẽ xem tiếp. Nhưng sau khi đọc hết truyện và quay lại xem tiếp phim thì thấy chán quá và phải bỏ dở giữa chừng.

    Truyện này hay nhưng buồn. Tác giả viết hơi nghiệt ngã và ép các nhân vật phải trưởng thành quá sớm nhưng lại không dành cái kết mở cho tất cả. Họ mới chỉ học hết lớp 12 mà ông đã cho họ cái nhìn đầy bi quan và gần như không có niềm tin vào cuộc sống rồi. :(
    Long đúng là đáng thương nhất, chết vì lý do lãng xẹt nhưng lại là hợp lý đối với tính cách cậu ấy.
    Thấy thích con người Hùng nhất dù không thích cách anh chọn cuộc sống.
    ...
    Truyện rất đáng đọc. :)
     
    chumeo_di_hia, laithanhtuan and 4DHN like this.
  14. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Nếu bạn Superlazy nghĩ tới bối cảnh SG nửa cuối những năm 80 thì sẽ hiểu được phần nào sự bi quan của các nhân vật. Nói vắn tắt thì buổi giao thời ấy có nhiều thứ mông muội hơn bây giờ. Chưa kể SG vẫn còn âm hưởng từ cuộc sống thời miền Nam cũ, nên người ta dễ lấy những cái tốt của ngày xưa để so sánh với cái dở, cái tệ của hiện tại và ít nhiều bi quan.

    Nguyễn Đông Thức từng viết vài cuốn cũng về lớp thanh niên sau 75, nhưng cách xây dựng nhân vật vẫn có chút gì đó không thuyết phục và khiên cưỡng khi phân tích tâm lý mấy cô cậu học sinh tìm thấy lý tưởng ở cuộc sống của thanh niên xung phong.
     
    colangxxi and superlazy like this.
  15. colangxxi

    colangxxi Lớp 2

    Mình đọc xong cuốn này rồi, hay nhưng kết cục buồn quá, nhưng như vậy lại phù hợp với cuộc sống với xã hội Sài Gòn sau năm 75
     
  16. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Truyện có hay hơn phim
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này