“Đại Học” – Cuốn Sách Mở đầu Của Bộ Tứ Thư

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi sun1911, 30/9/13.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    Đại học vốn là một thiên trong sách Lễ kí. Chu Hi thời Nam Tống đem Đại học, ghép với Luận ngữ, Mạnh Tử và Trung Dung lại gọi là Tứ thư (bốn cuốn sách lớn). Từ đó Đại học chính thức trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia. Hơn nữa, nó còn được coi là cái cửa bắt đầu đi vào học đạo Nho. Chu Tử đã từng viết: “Tôi nuốn người ta đọc Đại học trước để định khuôn thước, sau đọc Luận ngữ để định căn bản; tiếp đọc Mạnh Tử để thấy sự phát triển; sau đọc Trung Dung để tìm chỗ vi diệu của cổ nhân”.
    Tài liệu này là bản giới thiệu và dịch chú của Phan Văn Các, in trong “Ngữ văn Hán Nôm”, tập I, Tứ thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, trang 23-76. Trong sách có cả phần chữ Hán, nhưng do có khó khăn trong việc gõ và chuyển thể chữ Hán sang định dạng PRC của bản thân, cho nên trong tài liệu này tôi tạm lược bỏ. Bạn nào có điều kiện xin hãy chuyển cả phần chữ Hán góp phần làm cho tài liệu đầy đủ và chính xác hơn.

    Có thể xem thêm phần giới thiệu về các cuốn sách Đại học và Trung Dung của Phùng Hữu Lan (1895-1990) do Lê Minh Anh dịch đăng trên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ngày 20/8/2006.

    View attachment DAI HOC.rar

    Nguồn TVE: Nick benbip
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Mê Muội, pthanhhoa, haist and 9 others like this.
  2. bgtranbaa

    bgtranbaa Mầm non

    Cuốn sách mở đầu của Tứ thư là Luận ngữ bạn à ^^ trình tự: Luận ngữ - Đại học - Trung dung - Mạnh tử.
     
  3. Fish

    Fish Lớp 2

    Luận ngữ là cuốn quan trọng nhất và có tính bao quát cho cả bộ tứ thư bạn à, còn Đại học là cuốn đầu tiên.
     
    Cải thích bài này.
  4. banycol

    banycol Lớp 6

    Theo mình được biết thì Tứ Thư được sắp xếp như sau: Đại Học - Trung Dung - Luận Ngữ - Mạnh Tử

    Cách sắp xếp này từ đâu ra thì mình không rõ lắm, nhưng về nội dung thì cách sắp xếp này là hợp lý.
    - Đại Học bàn về cái học của bậc đại nhân: 1.Cách vật - 2.Trí tri - 3.Thành ý - 4.Chính tâm - 5.Tu thân - 6.Tề gia - 7.Trị quốc - 8.Bình thiên hạ. Trong đó mục 1-5 được gọi là Minh Minh Đức, mục 6-7 gọi là Tân Dân, mục 8 gọi là Chỉ Ư Chi Thiện. Nọi tóm lại, Đại Học được xem như phần Phương Pháp Luận (methodology) trong khoa học xã hội ở phương Tây.
    - Trung Dung đại ý về đạo của trời là không cực đoan, đầy quá thì đổ bớt, ít quá thì thêm vào, bởi vậy, người quân tử cần biết đâu là cái "ở giữa" trong mọi việc để giữ lấy cái "ở giữa" đó. Cuốn này có thể xem là phần phương pháp luận cho mục Tu Thân của cuốn Đại Học.
    - Luận Ngữ ghi các lời của Khổng Tử về nhiều việc, phần lớn là lời giáo huấn của Khổng Tử với học trò.
    - Mạnh Tử ghi các lời của Mạnh Kha về nhiều việc, phần lớn là đối đáp với các vua chư hầu.

    Theo nội dung đó thì Trung Dung triển khai thêm cho Đại Học nên phải nằm sau Đại Học. Luận Ngữ và Mạnh Tử đi sâu vào chi tiết, vào quan điểm cho từng sự việc cụ thể, nhìn chung là áp dụng "8 bước" (bát điếu mục) của Đại Học và quan điểm "tu thân" của Trung Dung nên phải nằm sau Đại Học và Trung Dung. Còn Mạnh Tử nằm sau Luận Ngữ thì theo mình phải để thế thì mới đúng tôn ti trật tự (Mạnh Kha là học trò Khổng Cấp, cháu nội Khổng Khâu). Hơn nữa, so Mạnh Tử và Luận Ngữ thì Mạnh Tử có nhiều tư tưởng "tiến bộ" hơn. "Tiến bộ" ở đây hàm nghĩa dân chủ hơn, đặt dân làm trọng, thậm chí cao hơn vua, có chỗ còn chấp nhận là vua chỉ có vai trò bảo đảm cho sự yên ấm của người dân, không làm được thì không đáng làm vua, phải thí quân. Nhiều khi đọc Mạnh Tử mà cứ như đọc John Locke thế kỷ 17 hay Ludwig Von Mises thế kỷ 20. Tiếc là Triết học chính trị Trung Hoa chỉ tới đỉnh cao này, tới thời điểm này là dừng, sau đó là trượt dốc triền miên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/5/16
  5. bgtranbaa

    bgtranbaa Mầm non

    Ồ, cảm ơn mấy bạn!
     
    hermione240992 thích bài này.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này