Mời soát lỗi chính tả 0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )

Thảo luận trong '1000 quyển sách Việt một thời vang bóng' bắt đầu bởi Rafa, 13/11/15.

Moderators: Huy.Nguyen
  1. Derby

    Derby Lớp 7

    @Rafa, bạn làm ơn coi dùm mình ở p.68 pdf có câu: "Năm Ất ...... năm thứ 16 hiệu Minh Mạng, về mùa đông.........1935" Coi giống như chữ "vị" bị mờ đi, nhưng khi mình google thì thấy họ nói "Ất Mùi". Vậy chính xác là Ất Mùi hay Ất vị? Cám ơn bạn. :-)
     
    Rafa thích bài này.
  2. Rafa

    Rafa SV

    Bạn xem thêm ở bản tiếng Pháp:
    14_1BAVHjpg_Page42.png
     
  3. Derby

    Derby Lớp 7

    Cám ơn bạn. Hôm trước download hết bản tiếng Pháp để lấy images bỏ vào bản soát lỗi. Thấy bạn nói nhiều images khác với bản tiếng Việt. Mình mới delete hết trơn. Thiệt uổng! :-(
     
    Rafa thích bài này.
  4. Derby

    Derby Lớp 7

    Đoạn này: "Những thứ người ta thấy trong nước, các sinh vật bay trên không hay lặn dưới nước và các thứ di chuyển trên đất, các loại có rễ, thứ về trang bị quân đội, thuyền, cài xa, các vì sao trên trời cho đến các chi tiết có trên đất, tất cả đều đầy đủ, thứ vĩ đại cũng như thứ bé tý đều có hình vẽ chạm trên đỉnh.." mình sửa xong rồi nhưng không biết nghĩa của chữ highlight in pink nên chẳng biết là đúng hay sai nữa. Mong bạn cho biết ý kiến. Cám ơn nhiều.
     
    Rafa thích bài này.
  5. Rafa

    Rafa SV

    Mình nghĩ đó là từ: cai xa
    cai.png
    xa.png
    xe tăng.png
     
    Derby thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đoạn này nói về Cửu Đỉnh à? @Rafa giải thích chưa chắc đã đúng, khó quá, anh Tư cũng chịu. {:bi:}
     
    Derby thích bài này.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    1935 là năm Ất Hợi.
    Screenshot_2016-02-24-22-38-17.png
     
  8. Rafa

    Rafa SV

    cai xa.png
    Chính xác đó là năm 1835: Ất Vị (Ất Mùi) (như 2015)
    Năm 1836: Bính Thân (như 2016)
    Năm 1837: Đinh Dậu (như 2017)
    Trong đoạn dưới có đề cập đến các năm sau đó.
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thật ra, thì không biết ý của dịch giả dịch như vậy có ý gì. Nhưng nguyên văn cái này thì tôi có biết sơ qua. Hai chữ đó là "Cái Xa" nghĩa là cái xe, còn aux chars được bạn tôi dịch thành là xe ngựa, đại ý là vậy, hoạ tiết này được khắc trên Huyền đỉnh là xe Tứ mã.
     
  10. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Rất đơn giản, tất cả các bản sách xưa Ất Mùi đều được viết là Ất Vị, hoặc được phiên âm thành Ất Vị hết. Vị và Mùi là cùng một chữ cả.
     
    Văn.Cường, Rafa and Derby like this.
  11. Derby

    Derby Lớp 7

    "aux chars" is equivalent to "the tanks" in English. Em nghĩ 2 chữ đó nói về một loại xe dùng cho quân đội hơn là về một chức quan, nó cũng hợp với context hơn. Nhưng cái từ trong khung đó thì ngó giống như "cai" hơn là "các". Hay hồi sách đó xuất bản, người ta đánh máy lộn?
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Anh nhầm thành 1935.
    Ngọc Sơn đúng rồi. :D
     
    Derby thích bài này.
  13. Derby

    Derby Lớp 7

    Mình cũng nghĩ "xe ngựa" thích hợp hơn. Vì đó là hai (hoặc một) thứ trang bị cho quân đội ngày xưa (xe & ngựa / xe do ngựa kéo) nhưng chữ trong bản scan lại giống như "cai". Biết sửa sao bây giờ? Hay mình sửa thành "xe tăng" đi, cho có vẻ hùng dũng hơn, mọi người??? cute_smiley18.
     
  14. Derby

    Derby Lớp 7

    Anh Tư, cùng là "heo" nhưng tùy theo giờ, ngày hoặc tháng mà có tên đệm (middle name) khác nhau hả?
     
  15. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thật ra, xa ở đây chưa biết là chiến xa hay quan xa, nếu aux chars mà dịch thành xe tăng thì đó phải là chiến xa.Tuy nhiên, đối chiếu trong tài liệu về của Nhà nghiên cứu Dương Phước Thu và hình chạm trên Cửu đỉnh thì "xa" đây chỉ à xe ngựa song mã hoặc tứ mã bình thường dành cho quan lại.
     
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ngẫm lại có khi @Rafa... lại đúng, :D có khi nào ở Huế hồi đó hay dùng từ cai để chỉ một võ quan không? Vậy thì cai xaxe ông tướng. cute_smiley18cute_smiley15cute_smiley20cute_smiley26
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  17. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    upload_2016-2-25_9-37-17.png

    Bác Tư ơi! không phải tất cả các cai đều là quan võ, và "cai xa" lại không thuộc đối tượng chạm lên cửu đỉnh. Ngự xa còn chưa được nữa đó bác. Theo ý bác thì phải là "quan xa" mới đúng ý chữ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/2/16
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu cai không hoàn toàn chỉ quan võ thì chữ cai xa lại càng đúng. Ngọc Sơn đã nhìn kỹ cái xe ngựa trên cái đỉnh đó chưa? Từ này không nên tùy tiện sửa, sẽ làm mất đi cái thời của cuốn sách.

    P.S Derby đọc rất cẩn thận, anh Tư ưng lắm! :D
     
  19. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Huyen dinh.jpg
    Đây anh Tư nhé! Theo em phải là "cái xa". Em nghĩ nên tìm người nào có bản sách in BAVH năm 1914 sẽ là tốt nhất.
     
    4DHN thích bài này.
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu từ cai là chỉ một ông quan thì từ cai xa hay và nhiều ý nghĩa hơn từ cái xa. Từ cái xa là chỉ một cái xe bình thường, thêm nữa từ cai là một từ Hán (???) từ cái là một từ thuần Việt, nên không những về mặt nghĩa, mà về mặt cấu trúc từ thì từ cai xa vẫn tốt hơn.

    Cái xe tứ mã trên hình kia chắc chắn là cái xe của quan to rồi. :D
     
Moderators: Huy.Nguyen

Chia sẻ trang này