Phật Giáo 10 điều tâm niệm của nhà Phật

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi Foli, 5/10/13.

Moderators: mopie
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    10 điều tâm niệm của nhà Phật

    1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì ham muốn dễ sinh

    2. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn dễ kiêu sa nổi dậy

    3. Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc

    4. Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không chông gai thì chí nguyện không kiên cường

    5. Làm việc đừng mong dễ thành, vì dễ thành lòng thường kiêu ngạo

    6. Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa

    7. Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì thuận chiều ý mình thì tất sinh tự kiêu

    8. Thi ân đừng cầu đáp trả, vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính

    9. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay thì hắc ám tâm trí

    10. Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ thì hèn nhát mà trả thù thì ân oán kéo dài

    SBC
     
  2. Foli

    Foli Lớp 11

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2"] Nguyên văn của songxanh269 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Câu này đúng ra là: Oan ức không cần biện bạch vì biện bạch là nhân quả chưa xả
    Câu này theo mình hiểu là: Oan ức mà biện bạch tức là chấp có cái ta. Vì biện bạch là do giận dữ mà giận giữ là do chấp ngã.

    [/TD]
    [/TABLE]

    Từ trước, chúng ta hay gặp phần dịch "Mười điều tâm niệm " nói là trích từ "Luận Bảo vương tam muội" của Ngài Ngẫu Ích, nhưng ít thấy phần nguyên tác.
    Nay tôi vào CBETA tải về, đưa lên đây làm quà ra mắt với huynh đệ. Xin hoan hỉ. Chánh Nguyên

    寶王三昧念佛直指--卷下
    *四明鄞江沙門妙協集
    十大礙行第十七

    其十種大礙之行今當說 :

    一念身不求無病。
    二處世不求無難。
    三究心不求無障。
    四立行不求無魔。
    五謀事不求易成。
    六交情不求益我。
    七於人不求順適。
    八施德不求望報。
    九見利不求霑分。
    十被抑不求申明。

    此十種大礙之行攝一切諸礙。
    惟上智者堪任。中下之人不敢希冀。
    若有得聞此十句義。於諸礙中一一皆� �照察覺悟。
    省身體道。持之不失。

    何以故。
    身無病則貪欲乃生。
    世無難則驕奢必起。
    心無障則所學躐等。
    行無魔則誓願不堅。
    事易成則志成輕慢。
    情益我則虧失道義。
    人順適則內心自矜。
    德望報則意有所圖。
    利霑分則癡心必動。
    抑申明則人我未忘。
    以是義故則知十無礙道能生是過。
    及成如是一切不吉祥事。為障道因緣� �
    何以故。
    貪欲生必破戒退道。
    驕奢起必欺壓一切。
    學躐等必未得謂得。
    願不堅必未證謂證。
    志輕慢必稱我有能。
    虧道義必見人之非。
    內自矜必執我之是。
    意有圖必華名欲揚。
    癡心動必惡利毀己。
    存人我必怨恨滋生。
    是十種過從凡妄生皆名邪見。展轉生� �無量惡法。遍虛空界。


    ...是故大聖化人 :-
    -以病苦為良藥。
    -以患難為解脫。
    -以障礙為逍遙。
    -以群魔為法侶。
    -以事難為安樂。
    -以弊交為資糧。
    -以逆人為園林。
    -以市德為棄屣。
    -以疏利為富貴。
    -以受抑為行門。
    如是則居礙反通。
    求通反礙。於此障礙皆成妙境。
    故得之與失自不能知。人奚於中強生� �捨。
    是以如來於障礙中得菩提道。
    至若為半偈時之遇羅剎。
    作仙人世之值歌利。瓦石來擊之增上� �比丘。
    木盂為孕之大毀謗嬖女。及鴦屈摩羅� �輩。
    提婆達多之徒。皆來作逆。而佛悉與� �記。
    化令成佛。豈不以彼逆而為吾之順。
    以彼毀而為吾之成也。何況時薄世惡� �人事異常。
    於學道人豈無障礙。於今若不先居於� �。
    則障礙至時莫能排遣。使法王大寶因� �而失。可不惜。
    諸愚故依經聊述所知。願勿嫌棄。
    倘因聞此義故障礙現前。反能勇進於� �。可謂得斯旨焉。


    Âm:- Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ --Quyển hạ
    *Tứ Minh Ngân Giang Sa Môn diệu hiệp tập
    Thập Đại Ngại Hạnh --đệ thập thất

    Kỳ thập chủng xung đại ngại chi hạnh kim đương thuyết :

    1.-nhất niệm thân bất cầu vô bệnh .
    2.-nhị xử thế bất cầu vô nan .
    3.-tam cứu tâm bất cầu vô chướng .
    4.-tứ lập hạnh bất cầu vô ma .
    5.-ngũ mưu sự bất cầu dị thành .
    6.-lục giao tình bất cầu ích ngã .
    7.-thất ư nhân bất cầu thuận thích .
    8.-bát thi đức bất cầu vọng báo .
    9.-cửu kiến lợi bất cầu triêm phân .
    10.-thập bị ức bất cầu thân minh .

    Thử thập chủng đại ngại chi hạnh nhiếp nhất thiết chư ngại .
    duy thượng trí giả kham nhậm . trung hạ chi nhân bất cảm hi kí .
    Nhược hữu đắc văn thử thập cú nghĩa . ư chư ngại trung nhất nhất giai năng chiếu sát giác ngộ .
    Tỉnh thân thể đạo . trì chi bất thất .

    Hà dĩ cố .
    1.-thân vô bệnh tắc tham dục nãi sanh.
    2.-thế vô nan tắc kiêu xa tất khởi .
    3.-tâm vô chướng tắc sở học liệp đẳng .
    4.-hành vô ma tắc thệ nguyện bất kiên .
    5.-sự dị thành tắc chí thành khinh mạn .
    6.-tình ích ngã tắc khuy thất đạo nghĩa .
    7.-nhân thuận thích tắc nội tâm tự căng .
    8.-đức vọng báo tắc ý hữu sở đồ .
    9.-lợi triêm phân tắc si tâm tất động .
    10.-ức thân minh tắc nhân ngã vị vong .

    Dĩ thị nghĩa cố tắc tri thập vô ngại đạo năng sanh thị quá .
    cập thành như thị nhất thiết bất cát tường sự . vị chướng đạo nhân duyên .
    Hà dĩ cố .
    1.-tham dục sanh tất phá giới thối đạo .
    2.-kiêu xa khởi tất khi áp nhất thiết .
    3.-học liệp đẳng tất vị đắc vị đắc .
    4.-nguyện bất kiên tất vị chứng vị chứng .
    5.-chí khinh mạn tất xưng ngã hữu năng .
    6.-khuy đạo nghĩa tất kiến nhân chi phi .
    7.-nội tự căng tất chấp ngã chi thị .
    8.-ý hữu đồ tất hoa danh dục dương .
    9.-si tâm động tất ố lợi huỷ kỷ .
    10.-tồn nhân ngã tất oán hận tư sanh.

    Thị thập chủng quá tùng phàm vọng sanh giai danh tà kiến . triển chuyển sanh khởi vô lượng ác pháp . biến hư không giới .
    Thị cố đại thánh hoá nhân :-
    -dĩ bệnh khổ vi lương dược .
    -dĩ hoạn nạn vi giải thoát .
    -dĩ chướng ngại vi tiêu dao.
    -dĩ quần ma vi pháp lữ .
    -dĩ sự nan vi an lạc.
    -dĩ tệ giao vi tư lương .
    -dĩ nghịch nhân vi viên lâm .
    -dĩ thị đức vi khí tỷ .
    -dĩ sơ lợi vi phú quí.
    -dĩ thụ ức vi hạnh môn .
    Như thị tắc cư ngại phản thông .
    cầu thông phản ngại . ư thử chướng ngại giai thành diệu cảnh .
    cố đắc chi dữ thất tự bất năng tri . nhân hề ư trung cường sanh thủ xả .
    Thị dĩ như lai ư chướng ngại trung đắc bồ đề đạo .
    chí nhược vi bán kệ thời chi ngộ la sát .
    Tác tiên nhân thế chi trị ca lợi . ngoã thạch lai kích chi tăng thượng mạn tỷ khâu .
    Mộc vu vi dựng chi đại huỷ báng bế nhữ. cập Ương Quật Ma La chi bối . Đề Bà Đạt Đa chi đồ . giai lai tác nghịch . nhi phật tất dữ kỳ kí.
    hoá lệnh thành phật . khởi bất dĩ bỉ nghịch nhi vi ngô chi thuận .
    dĩ bỉ huỷ nhi vi ngô chi thành dã . hà huống thời bạc thế ác . nhân sự dị thường .
    Ư học đạo nhân khởi vô chướng ngại . ư kim nhược bất tiên cư ư ngại . tắc chướng ngại chí thời mạc năng bài khiển . sử pháp vương đại bảo nhân từ nhi thất . khả bất tích .
    Chư ngu cố y kinh liêu thuật sở tri . nguyện vật hiềm khí .
    Thảng nhân văn thử nghĩa cố chướng ngại hiện tiền . phản năng dũng tiến ư đạo . khả vị đắc tư chỉ yên .
    -----OOOOO-----

    *Trích từ :-
    (大正新脩大藏經 -第四十七冊 No. 1974《寶王三昧念佛直指》CBETA 電子佛典 V1.17 普及版)
    Taisho Tripitaka Vol. 47, No. 1974 寶王三昧念佛直指, CBETA Chinese Electronic Tripitaka V1.17, Normalized Version)
    (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh -đệ tứ thập thất sách No. 1974《Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ 》CBETA điện tử phật điển V1.17 phổ cập bản )

    MƯỜI ÐIỀU TÂM NIỆM
    1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sanh.
    2. Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.
    3. Cứu xét tâm tánh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
    4. Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
    5. Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu mạn.
    6. Giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
    7. Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
    8. Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp thì thi ân có ý mưu đồ.
    9. Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
    10. Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch thì nhân ngã chưa xả.
    Bởi vậy, ÐỨC PHẬT dạy:

    • Lấy bịnh khổ làm thuốc thần
    • Lấy hoạn nạn làm giải thoát
    • lấy khúc mắc làm thú vị
    • Lấy ma quân làm bạn đạo
    • Lấy khó khăn làm thích thú
    • Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
    • Lấy người chống đối làm nơi giao du
    • Coi thi ân như đôi dép bỏ
    • Lấy sự xả lợi làm vinh hoa
    • Lấy oan ức làm cửa ngỏ đạo hạnh
    Nên chấp thuận trở ngại thì thông suốt, mà mong cầu thì thông suốt sẽ bị trở ngại. Ðức Thế Tôn thực hiện huệ giác bồ đề ngay trong sự trở ngại, như Ương Quật hành hung, Ðề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi và sự phá hoại làm sự tác thành cho ta. Ngày nay, những người học đạo trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào!
    LUẬN BẢO VƯƠNG TAM MUỘI
    Kính.
    CHÁNH NGUYÊN
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    tambao tôi có đôi lời thô thiển góp ý như sau:
    Tổng hợp từ phần trích dẫn nói trên
    1.十被抑不求申明 Thập bị ức bất cầu thân minh

    2.抑申明則人我未忘 ức thân minh tắc nhân ngã vị vong

    3.存人我必怨恨滋生 tồn nhân ngã tất oán hận tư sanh

    4.以受抑為行門 dĩ thụ ức vi hạnh môn

    Hai câu 1 và 2 gộp lại thành:
    Thập bị ức bất cầu thân minh, ức thân minh tắc nhân ngã vị vong.
    Oan ức không cần biện bạch vì biện bạch thì nhân ngã chưa xả.
    (câu bạn songxanh269 trích dẫn)
    Hai câu 3 và 4:
    Tồn nhân ngã tất oán hận tư sanh, dĩ thụ ức vi hạnh môn.
    Chấp ngã nhân tất sanh oán hận, (nên Phật dạy) lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

    Trong lúc ở các Chùa thường treo “10 điều tâm niệm”như sau:
    10.Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài
    (phần đăng của thủ thư SBC)
    Câu này là gộp của 3 câu 1+2 + 3 ở trên.
    Bởi thế Phật Đà thiết lập chánh pháp
    10.Lấy oan ức làm đà tiến thủ
    Câu thứ 4!

    Bạn songxanh269 đã trách oan thủ thư SBC rồi!

    Thân.
    Tambao
     
  3. Foli

    Foli Lớp 11

    Điều thứ mười trong "Mười Điều Tâm Niệm" dạy rằng: "Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả. Hãy lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh". Tại sao vậy? Bởi vì con người kiếp trước tạo ít phước báo, gây nhiều nghiệp báo, cho nên kiếp này mới gặp nhiều điều oan ức. Cho nên khi gặp chuyện oan ức, không cần phải than trời trách đất gì cả. Muốn cuộc sống bớt những điều oan ức trái ngang, con người cần tích cực tu tâm dưỡng tánh, cần cố gắng làm phước nhiều hơn, cố tránh đừng gieo tiếng oán, đừng loan truyền tin đồn, đừng vu oan giá họa, đừng làm đau khổ cho người khác, dù cho đó là kẻ thù của mình, kẻ mình không ưa cũng vậy.

    Người nào nói xấu mình, mình bèn tìm đủ cách nói xấu lại, cho bỏ ghét. Người nào hại mình, mình bèn tìm đủ cách hại lại nặng hơn, cho đáng đời. Người nào không chịu giúp mình, không tốt với mình, mình bèn tìm đủ mọi cách trả thù, cho hả giận, rỉ tai biêu riếu, vu khống cáo gian, vu oan giá họa, kiện cáo tụng đình, cho chúng chết luôn, cho chúng mạt luôn, khỏi ngóc lên nổi. Mình cho rằng người ta xấu xa, người ta ác độc, người ta bất chính, người ta bất lương, người ta bất thiện, người ta bất nhơn, người ta ác đức, người ta dã man, mà mình cũng làm y như vậy, chỉ khoác danh nghĩa "trả thù", thì mình có khác gì người ta đâu? Phản ứng y chang những điều người đời làm cho mình thực là dễ dàng. Còn như nhịn được mới thực là khó khăn vô cùng. Nhịn được như vậy chứng tỏ chúng ta không còn chấp mình nhận chịu khổ đau, không còn chấp người tạo đau khổ cho mình, tức là chúng ta đã thấu rõ và hành được "giáo lý vô ngã" của đạo Phật. Trong giáo lý vô ngã của đạo Phật, không có cái gì là "Ta", nên không có gì là "của Ta". Đó chính là triết lý cao thượng vô cùng mà chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu cho thấu đáo, để khi gặp chuyện oan ức trên thế gian này, chúng ta vẫn giữ được tâm trí bình tĩnh, thản nhiên. Được như vậy, oan ức chính là cữa ngõ tiến vào con đường đạo hạnh.

    Người nào có nhiều "tự ái", thường cho rằng ta đây là nhứt, cái gì của mình cũng đứng nhứt, cái gì liên quan đến mình cũng nhứt, chấp nhứt từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ nhặt, chẳng bao giờ chịu nghe lời khuyên, thường thấy lỗi lầm của người khác, không bao giờ cho là mình có lỗi gì cả, bất cứ chuyện gì xảy ra cũng tìm đủ mọi cách, viện đủ lý lẽ, đổ lỗi người này, đổ thừa người kia, tại thế này, bị thế khác, chứ không bao giờ tại mình, bởi mình, do mình mà chuyện sai trái xảy ra cả! Người như vậy chính là người có "tâm chấp ngã" quá cao. Cho nên người đó vẫn còn lẫn quẩn trong vòng sanh tử luân hồi. Tại sao vậy? Bởi vì những người như vậy rất nhạy cảm, phản ứng nhanh lẹ, khi tiếp xúc với cảnh trần đời. Một lời nói vô tình, một ý kiến trái nghịch, một việc làm không vừa ý, một cử chỉ vụng về của người khác, tất cả đều có thể khiến cho những người như vậy nổi sân, bực tức, khó chịu, gây gổ, phê phán, bình phẩm, chỉ trích, miệt thị, hơn thua, sống để dạ, chết mang theo. Nghĩa là vọng tâm của họ khởi lên đều đều mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây. Những người như vậy thường xuyên sống trong tâm trạng bất an, vọng động, thậm chí đau khổ nhiều thứ, nhiều mặt bởi vì kho tàng tâm thức chứa nhóm quá nhiều phiền não.

    Mười điều tâm niệm được trích trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    zoomvietnam thích bài này.
  4. Foli

    Foli Lớp 11

    Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
    Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.
    1. Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng).
    trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc“chết người” [cần dẫn nguồn]
    1. Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ.
    2. Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu)")
    3. Phu phụ: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo)
    2. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
    1. Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
    2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
    3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
    4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
    5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
    (Wikipedia)
    ĐỨC TIN TRONG ĐẠO PHẬT
    “Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi :
    - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ?
    - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ?
    - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ?
    - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ?
    Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
    Định nghĩa các loại đức tin
    Tin (croire, to believe), theo từ điển, có nghĩa là : 1. cho là đúng sự thật, là có thật. 2. đặt hoàn toàn hi vọng vào người nào hay cái gì đó. Từ đó có những chữ ghép như : tin cẩn, tin cậy, tin dùng, tin tưởng, tin yêu. Đặc biệt tin tưởng (avoir confiance en, to trust on) có nghĩa là : tin ở cái gì hoặc một người một cách chắc chắn, có cơ sở. Ngược lại, cả tin là tin một cách dễ dàng, nhẹ dạ, không suy xét.
    Tin tiếng Hán Việt là tín. Từ đó có những chữ ghép như : tín chủ, tín dụng, tín điều, tín đồ, tín hiệu, tín nghĩa, tín ngưỡng, tín nhiệm, tín phục, cuồng tín, mê tín, sùng tín.
    Đặc biệt tín ngưỡng (religion) có nghĩa là : tin theo một tôn giáo nào đó (ngưỡng là nhìn lên với lòng thành kính).
    Tín điều (dogme) là những điều do tôn giáo đặt ra để tín đồ tuân theo, hoặc những điều được tin theo một cách tuyệt đối.
    Sùng tín (dévotion) là tin theo hoàn toàn một tôn giáo nào đó, với tinh thần kính trọng và ngưỡng mộ.
    Mê tín (superstition) là tin theo một cách mù quáng, không biết suy xét, thường là vào những chuyện thần bí hoang đường. Chữ mê tín thường đi cùng với chữ dị đoan, tức là những điều quái lạ huyền hoặc do tin nhảm nhí mà có.
    Cuồng tín (foi aveugle) là tin theo một cách mãnh liệt, điên cuồng, mù quáng.
    Như vậy, chúng ta thấy có nhiều loại đức tin, với những cường độ khác nhau, với phần đóng góp của lý trí khác nhau. Có thể nói trong tin tưởng có cả hai phần lý trí và đức tin, trong sùng tín đức tin trội hơn lý trí, nhưng trong mê tín và cuồng tín không còn lý trí nữa, nhất là trong cuồng tín sức mạnh của đức tin mù quáng làm con người mất trí khôn, mất tự chủ, dễ gây nên bạo động. Đa số chiến tranh tôn giáo, chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh chủng tộc cũng là do sự cuồng tín gây nên.
    (…)
    Lý trí và đức tin
    Từ xưa đến nay, lý trí và đức tin luôn luôn chống đối với nhau, trong lý thuyết cũng như trong hành động. Tại Tây phương, tương quan giữa ratio và fides đã là một vấn đề sôi nổi từ thời kỳ Trung Cổ, gây nhiều xung đột giữa các tổ chức tôn giáo và xã hội thế tục.
    Lý trí dùng lý luận và suy tư, phát xuất từ kinh nghiệm và nhận xét, trong khi đức tin nằm trong phạm vi tình cảm, không thể lý luận, suy xét, giảng giải được, đó là phần phi lý trí của con người. Tin, believe bắt nguôn từ chữ Đức cổ xưa liebe, có nghĩa là yêu. Do đó, trong các tôn giáo thần khải, tin vào Thượng Đế cũng có nghĩa là yêu Thượng Đế. Nói như Blaise Pascal : " Đức tin là như vầy : Thượng Đế cảm nhận được bằng trái tim, không phải bằng lý trí (Voilà ce que c'est que la foi : Dieu sensible au coeur, non à la raison) ". Đối tượng của đức tin vượt khỏi lý trí con người, có tính chất siêu nhiên, và không thể nào giải thích nổi bằng khoa học. Người ta chỉ có thể tin hay không tin, nhưng không thể nào biện hộ hay phủ nhận được lòng tin.
    Lý trí và đức tin không tránh khỏi đi ngược lại với nhau : khi có lý trí thì không có đức tin, và nói chung đức tin lùi dần trước khoa học, điều đó khó lòng phủ nhận được, tuy rằng có nhiều nhà khoa học vẫn giữ lòng tin nơi một Đấng tối cao. Y học đã chứng minh được rằng khối óc con người có hai bán cầu, bên trái chuyên về lý trí, ngôn ngữ, bên phải về linh tính, tình cảm và có thể là về đức tin. Vậy thì sự kiện trong một cá nhân có trộn lẫn cả hai phần, lý trí và đức tin, điều đó cũng không có gì là lạ lùng.
    Một khía cạnh nữa của đức tin là : người ta tin, chính vì lý do tin không chắc chắn. Bởi vì nếu chắc chắn, thì đã không cần đến lòng tin. Chẳng hạn như không ai nói "Tôi tin có mặt trời", vì đó là một điều chắc chắn do kinh nghiệm hàng ngày đưa tới ; hoặc là "Tôi tin rằng bạn có một vật gì trong tay", trong khi bàn tay đó mở toang. Ngược lại, nếu bạn nắm tay lại và nói rằng trong bàn tay bạn có một vật gì, thì tôi có thể tin hay không tin vào điều đó. Nói chung, khi một điều gì đã chứng minh hay chứng thực được rồi, thì không còn có lòng tin.
    Và dù nói "Tôi vững lòng tin, hay tôi tin chắc rằng...", đức tin vẫn có thể lung lay, suy xuyển được. Người nào nói "Tôi tin ở Thượng Đế, tôi tin ở đức Phật", cũng có thể một ngày kia, vì một lý do nào đó, mất đi lòng tin. Do đó, các tôn giáo thường dùng các phương pháp tự kỷ ám thị (auto-suggestion) để cho lòng tin các tín đồ mỗi ngày một thêm vững mạnh, bằng cách đặt ra những nghi lễ thường xuyên, như cầu nguyện tụng niệm nhiều lần trong một ngày.
    Đức tin là một động lực, một động cơ đưa tới hành động, dù là tích cực hay tiêu cực. Đó là một sức mạnh không thể chối cãi được, có khả năng " lấp biển dời non ". Trong khi đó, nghi hoặc không thể nào đưa tới một hành động nào. Cũng như Voltaire khi nói về sự đam mê và lý trí, lama Anagarika Govinda thường so sánh đức tin với luồng gió thổi vào ngọn buồm và lý trí với chiếc chèo lái của chiếc thuyền. Không có gió thì thuyền sẽ không đi tới, mà không có chèo lái thì thuyền sẽ quay vòng tại chỗ.”
    Trịnh Nguyên Phước

    Bản thân tôi hiểu chữ tín trong nhà Phật là tin sâu nhân quả!
    Phàm bất cứ chướng duyên hay nghịch cảnh nào xảy ra cho ta đều có nguyên nhân của nó. Những thất ý, những tham lam, những xúc phạm làm tổn thương người khác do lòng kiêu hãnh ngu ngốc của ta,… gây ra, và do không đủ trí tuệ để hiểu cho thấu đáo nên ta oán người, trách việc và sanh tâm sợ hãi.
    Không quá mừng vui vì phước đến vì vốn đã tin gieo nhân lành nên quả sẽ lành.
    Thế nên không có việc gì là oan ức cả, chẳng qua ta không đủ tuệ nhãn để nhìn thấy nguyên nhân mà ta đã gây tạo ra. Phật dạy lấy oan ức làm đà tiến thủ là pháp tu tự tâm sám hối. “Tội tùng tâm khởi, đem tâm sám. Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu”.
    Tôi bị treo thẻ 3 ngày mà không được biết lý do. Tôi suy nghĩ và hiểu là mình đã vô tình xúc phạm người khác và tôi buồn vì điều ấy. Ban QT không thể treo thẻ ai đó mà không có lý do, vì thế tôi không cần truy vấn lý do, điều mà tôi cần truy vấn là mình đừng có ngu ngốc mà tái phạm nữa.
    Vài lời tự vấn. Cảm ơn bạn songxanh269 đã góp ý.

    tambao
     
  5. Foli

    Foli Lớp 11

    Trong Tây Du Ký hình tượng Tôn hành giả bị đè dưới ngũ hành sơn trong nhiều kiếp (100 năm cho một kiếp người), khiến người ta mường tượng đến Ý thức (Tôn hành giả) không thể vượt qua được (bị trói buộc bởi) tiền ngũ thức là nhãn , nhĩ , tỉ , thiệt và thân thức do sắc, thinh, hương, vị, xúc sinh ra, khiến gây tạo biết bao tội nghiệp. Cho đến khi gặp được Đường Tam Tạng nhận làm đệ tử và ban cho pháp danh là Ngộ Không. Tôn hành giả giờ đây được gọi là Tôn Ngộ Không! Ngộ không là ý thức đã siêu vượt lên trên các tầm thường của ngũ dục. Tam tạng tượng trưng cho tam tạng kinh điển ( Kinh Luật Luận) của nhà Phật. Người học đạo y cứ vào đây mà ngộ nhập được Pháp tánh vốn là Không. Ngũ hành sơn do bàn tay của Phật Tổ biến hóa mà thành (TDK), nói cách khác chính là Phật tánh trong mỗi chúng sinh, khi mê là ngũ dục, là triền cái, khi tỉnh là ngũ lực, ngũ căn. Thạch hầu kia (tâm viên ý mã) khi chưa ngộ được Phật tánh thì còn nhảy lăng xăng, loạn xạ, bị chính cái tâm ý vô minh mê mờ của mình, dụ như bàn tay ảo hóa của Phật Tổ – ngũ hành sơn – ngũ dục trói buộc. Một khi ngộ được tánh không, ngộ được “Nhứt thiết pháp không như thật tánh” thì không còn gì trói buộc, Tôn Ngộ Không một bước nhảy đến Tây Thiên! Nhưng “Lý tuy đốn ngộ, sự phải tiệm tu”, Tôn Ngộ Không còn phải cần khổ theo Tam Tạng đến Tây Trúc xa xôi vạn dặm thỉnh kinh. Dẫu là ngộ cái lý, nhưng hành giả cần phải hành cái sự (y cứ chánh pháp Như Lai) kiên trì tinh tấn. Tuy rằng “những lời thuyết pháp mà mình đã học hay đã nghe được, và đã hiểu được thông suốt rằng “Hết thảy các pháp đều là Phật pháp”. Thì chỉ mới dừng lại ở chỗ “Danh Tự Tức Phật”. Hành giả cần phải đi xa hơn là “Quán hạnh tức Phật” (sự tu), từ đó mà tiến lên “Phần chứng tức Phật” (phá một phần vô minh, chứng một phần pháp thân), cho đến “Cứu cánh tức Phật”….

    Ngã chấp do duyên sanh không thật có nên bận tâm chi chuyện hết hay còn, mê thì chấp, tỉnh rồi chẳng chấp cũng chẳng không, đường về cố đô xa xăm diệu vợi, thuyền bát nhã không đáy Tề Thiên nào dám đưa chân? Niệm Phật một câu, y cứ vào Tam Tạng mà qua bên kia bờ giải thoát! Bát phong suy động tại lòng người nên dù ngộ cái không nhưng chưa hành xong cái sự thì gió độc của quạt Ba tiêu vẫn thổi bay cái thức thứ 6! Thạch hầu là thức biến nên gặp gió độc phải trôi lăn.
    Gió vào nhà trống không lưu lại gì vì bát phong vốn có gốc là tâm, mê tâm thì gió động, (bát phong suy động), tâm tịnh thì gió yên (bát phong suy bất động). Dù ẩn hay hiện, động hay tịnh, cũng chỉ một tâm. Không có oan ức gì cả, chỉ có thành tựu của một (hay nhiều) nguyên nhân. “Cho là Tốt” thì gọi là “kết quả”, “cho là xấu” thì gọi là “hậu quả”. Mê tâm nên oán quả thù nhân, chấp người chấp ta, đúng - sai, thành - bại, tốt xấu….Tịnh tâm thì nhơn – ngưu câu vong, thỏng tay vào chợ!

    Bậc tôn túc diễn dịch cốt làm cho người thâm nhập thánh ý, răn đe kẻ hậu học đức thiển tài nông cũng từ một cái tâm là “Bảo Vương” mà luận.
    Cho là “oan ức” vì chấp có đúng sai, nhơn ngã – ý đã mê.
    “Bày tỏ” (hay biện bạch) là thân, khẩu nhập cuộc, đã mê càng mê hơn nữa.
    “Nhân ngã chưa xã” chấp có ông có tôi, là tôi đúng ông sai, là tôi sợ mất danh dự, sợ ô nhục, sợ người ta lấn lướt….nên tôi phải phản kháng, phải biện bạch, phải bày tỏ, phải ra tay trả đủa, phải chứng tỏ là tôi mạnh….
    Người ta không cần chứng tỏ mình mạnh khi mình thật sự mạnh.
    Người ta không cần chứng tỏ mình giàu khi mình thật sự giàu!
    “Thật vậy sao!”, một câu mà huyền cơ diệu nghĩa! Vui thay, nếu sự thật là như vậy do con tiền kiếp vốn đã tạo ra quả báo này thì giờ đây con vui lòng mà trả quả vậy. “Thật vậy sao!”, nếu sự thật là như vậy, con trả xong rồi nên bây giờ con được “minh oan”(??!!!). Không thù không oán, không bày tỏ không biện bạch gì cả! Thiền sư ơi thiền sư!
    Ta muốn chứng tỏ mình mạnh khi mình…yếu.
    Ta muốn chứng tỏ mình dũng cảm khi mình thật sự…hèn nhát!
    Không cần bày tỏ hay biện bạch cái gì cả, vì con sóng sẽ làm cho đại dương thu hẹp lại. Việc đến là quả đã thành, ta không thể thay đổi được kết quả của một nguyên nhân, nếu cố tình thay đổi là ta đã tạo ra một nguyên nhân để hình thành một kết quả khác, cái sau không phải là cái trước! Chấp nhận để tiêu nghiệp và thành toàn cho việc tới phải chăng chính là mật ý của cổ nhân?

    Tambao
     
  6. Foli

    Foli Lớp 11

    Trích:


    [TD="class: alt2"] Nguyên văn của tuanzVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vấn đề là ở chỗ khi ta nghĩ mình mạnh hay yếu là đã ngã chấp. Sự mạnh mẽ hay yếu đuối là những từ ngữ tương đối, khi so sánh ta với người.

    Điều thú vị là khi ta so sánh với người đã dứt bỏ ngã chấp thì ta thấy mình yếu đuối hơn, nhưng người đã dứt bỏ ngã chấp thì lại không thấy mình mạnh mẽ hơn người khác (vì đã không còn thấy có ta, có người).

    Cho nên trên con đường hoàn thiện chính mình để từ yếu đuối đạt đến sự mạnh mẽ về tinh thần, cái mấu chốt là ở sự vô cầu. Không cầu được mạnh mẽ thì mới được mạnh mẽ.

    Thân.

    ___

    [/TD]
    Bạn thân mến,
    “Sự chứng tỏ” ở đây hàm ý tiến trình tìm về cái “bổn lai diện mục”, cái “Thể tánh tịnh minh” hay cái gọi là “Chơn tâm hằng giác”, không phải là một sự chứng tỏ so sánh nhị biên. Cuộc đối đầu sanh tử khắc nghiệt với các tập khí hình thành một số phận, một tính cách, không phải là một cuộc so sánh giữa ta với người. Một sự quán chiếu, đối trị, đoạn tận tập nhân vốn là nguồn gốc của sự khổ. Đó là một cuộc tự vấn, tự thú, “tự nói tự nghe tự trả lời”.
    Trên nền tảng của giáo lý nhà Phật, bỏ một thói quen xấu là thêm được một thói quen tốt, xả bỏ càng nhiều thì an lạc càng tăng. Tập một thói quen thì dễ nhưng bỏ một thói quen rất khó huống hồ tập khí được huân tập từ vô lượng kiếp dễ gì xả bỏ một sớm một chiều? Bậc thánh thương kẻ hậu sanh đức bạc tài thô mà dạy cho cách tinh cần huân tu huân tập pháp lành mà tiêu trừ ác nghiệp. Thói quen hình thành từ thuở cha sanh mẹ đẻ, lúc còn nằm nôi tập tành bú mớm khóc lóc kêu la mỗi khi thiếu cha vắng mẹ, lớn lên thì bè bạn học hành ganh đua được thua kể lể, vào đời miếng cơm manh áo giành giật bon chen yêu đương trai gái ghen tuông khổ não mịt mờ mờ mịt…. Giáo lý gọi nó là “câu sanh hoặc”, cùng với “ta”, “nó” cũng ra đời!. Những cái "câu sanh hoặc" tham sân phiền não này của kiếp người đeo bám làm cho con người trôi lăn và trầm luân trong bể khổ.
    1. Vì muốn đoạn trừ những việc ác đã sinh, mà siêng năng tinh tấn.
    2. Vì muốn khiến cho những việc ác chưa sinh không cho phát sinh, mà siêng năng tinh tấn.
    3. Vì muốn khiến cho những điền thiện chưa phát sinh có thể phát sinh, mà siêng năng tinh tấn.
    4. Vì muốn khiến cho những điều thiện đã phát sinh có thể làm tăng trưởng hơn lên, mà siêng năng tinh tấn.
    Nhờ nổ lực một lòng siêng năng tinh tấn hành bốn pháp này cho nên gọi là Tứ chánh cần.


    Chánh cần hay không chánh cần, đoạn tận hay chưa đoạn tận, bản thân người học đạo tự biết, ta đâu có nên nói với người rằng tôi đây đã ngộ, đã giàu (?)
    “Nguyện đoạn nhứt thiết ác là Giới
    Nguyện tu nhứt thiết thiện là Định
    Nguyện độ nhứt thiết cúng sanh là Huệ”
    vậy.
    "Giới là nền tảng của mọi công đức" (ĐTĐLuận), không có giới là không thể đoạn ác được, pháp luật là nền tảng của công bằng, không có pháp luật sẽ không có công bằng.
    Lại nữa, điều dữ dứt mất gọi là “đoạn” . Thật ra không có đoạn gì cả . Chỉ vì chúng ta trở về với tự tánh thường tịnh của mình nên gọi là đoạn vậy thôi. Điều lành sẳn đủ gọi là “tu”. Thật ra không có tu gì cả .Chỉ vì chúng ta trở về với tự tánh của mình vốn đầy đủ công đức nên gọi là tu vậy thôi. Đã đoạn dữ tu lành muôn hạnh thành tựu, lợi ta lợi người, cứu khắp muôn sanh đó gọi là “độ”. Thật ra không có độ gì cả . Chỉ vì tự tánh của ta vốn có đủ Từ Bi Hỷ Xả , xứng tánh tác Phật sự nên gọi là độ vậy thôi”.
    Vì thế , một người sống đúng với tự tánh, người ấy có đủ Giới Định Tuệ vậy. Một người có đủ Giới Định Tuệ là một người giàu có, mạnh mẽ.

    Tambao
     
    nhnobnd thích bài này.
  7. nhnobnd

    nhnobnd Mầm non

    Chia sẻ tiếp đi bạn.
     
    Last edited by a moderator: 1/8/23
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này