Tin tức 3 "thuyết âm mưu" gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi Heoconmtv, 18/8/15.

  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Tề Thiên Đại Thánh là ai, danh tính sư phụ của Tôn Ngộ Không và cái chết thật - giả của vua khỉ là những bí ẩn gây nên nhiều tranh luận trong Tây Du Ký.

    Gần đây cư dân mạng như dậy sóng về giả định Tôn Ngộ Không thật đã bị "thủ tiêu" từ hồi thứ 57 trong tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.

    Theo đó, ở hồi thứ 57, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã biến hóa thành Tôn Ngộ Không, từ pháp bảo đến thần thông đều ngang nhau. Dù cho cả hai cùng lên Thiên Đình đến Nam Hải Quan Âm, hay xuống Âm Phủ thì không ai có thể phân biệt được đâu là Tôn Ngộ Không thật.

    Cuối cùng, chỉ có Như Lai Phật Tổ mới phân biệt được và Tôn Ngộ Không đã bị đánh chết, còn Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã thế chỗ Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh.

    Liệu rằng, giả thuyết này có hoàn toàn chính xác và trong tác phẩm Tây Du Ký còn những giả thuyết "gây sốc" nào nữa không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    1. Tôn Ngộ Không thực ra là ai?

    Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa.

    Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.

    [​IMG]
    Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn truyện cổ Trung Hoa

    Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.

    [​IMG]
    Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km).

    Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm.

    Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.

    [​IMG]
    Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”.

    Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ.

    Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh.

    Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.

    2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?

    Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện.

    Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.

    [​IMG]
    Nhân vật Bồ Đề Tổ Sư

    Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân.

    Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ.

    Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.

    [​IMG]
    Tranh vẽ Thông Thiên Giáo chủ

    Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá.

    Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.

    [​IMG]

    Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi.​

    Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân.

    Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá. Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?

    [​IMG]
    Thái Thượng Lão Quân không trị nổi Tề Thiên Đại Thánh phải chăng vì lo sợ điều gì?

    3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?

    Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn.

    Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả.

    [​IMG]

    Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra.

    Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.

    [​IMG]
    Như Lai Phật Tổ là người phân biệt được Ngộ Không thật, Ngộ Không giả trong nguyên tác

    Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò.

    Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?

    Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ.

    Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng.

    Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?

    [​IMG]
    Ngộ Không trước kia thường xuyên mâu thuẫn ý kiến với sư phụ Đường Tăng...

    Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.

    [​IMG]
    ... nhưng đột nhiên "ngoan ngoãn" lạ thường sau cuộc chiến thật - giả

    Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình.

    Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.

    Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.

    Nguồn: Kenh14/TTVN
     
    schwarzenerger and sannyas60 like this.
  2. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Xin trả lời bác 1 câu, sự phụ của Tôn ngộ không là ai?

    Chính là tổ sư của thiền Trung Quốc, Bồ đề đạt ma (Bodehama). Ông chính là người đưa yoga từ Ấn Độ sang Trung Quốc.

    Mấy cái dịch cân kinh, tẩy tủy kinh có bị thất truyền gì đâu, chính là yoga Ấn Độ.

    Sau được người Trung Quốc kết hợp liên tiếp các thế yoga với nhau, liên hoàn ra 72 thế, 72 phép thần thông biến hóa đó thôi.

    Nếu bác biết cả yoga và võ thuật sẽ thấy 2 cái này giống nhau, khác mỗi yoga thì tập từng động tác một, còn võ thuật, khí công thì kết hợp liên hoàn.

    Xem mấy video mấy ông sư luyện quyền pháp là thấy ngay.
    Võ thuật Trung Quốc bắt nguồn từ Thiếu lâm chú đâu.

    Huyệt đan điền, huyệt quan trọng nhất trong võ thuật nằm ở dưới rốn vài đốt tay, xem mấy ông ngồi thiền, hai tay đặt dưới rốn chính là đang quan sát cái huyệt này thôi. Như phương pháp thiền của Phật Gautama.
    :fish::fish::fish::fish::fish::fish:
     
    Last edited by a moderator: 18/8/15
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nói chung mấy cái thuyết này là của mấy ông rảnh rỗi sinh nông nổi ngồi chế ra tào lao.
    Như dám nói Thái Thượng Lão Quân là Xiển Giáo là thấy "mất căn bản" rồi. Thái Thượng Lão Quân là Lão Tử, là Đạo Lão.
     
    VAV89, viettran_ru and Heoconmtv like this.
  4. Ducko

    Ducko Lớp 4

    Từ chữ quốc ngữ như chữ tàu giản thể đến chiết tự Kanji kim mộc thuỷ hoả thổ rồi giờ là ngồi thiền cái huyệt Đan Điền. Em bắt đầu thấy nể bác rồi đấy.
     
    Cankhon, sannyas60 and Heoconmtv like this.
  5. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Truyện không hẳn là hư cấu toàn phần đâu, mấy ổng đâu có tài được như vậy...
    Chẳng qua họ kết hợp chồng chéo các sự kiện có thật lên nhau thôi mà...
    :fish::fish::fish:
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Kết hợp chồng chéo thành ra mâu thuẫn lẫn nhau. Như trong PT chưa có khái niệm Phật giáo, nhiều người Phật môn lại là đệ tử Xiển Giáo như Văn Thù, Phổ Hiền, Từ Hàng, Cù Lưu Tôn, Nhiên Đăng. Hóa ra Nguyên Thủy Thiên Tôn lại là sư phụ của mấy vị kia.
    Hay như đoạn này:
    Chứng tỏ không đọc kỹ truyện. Chính Quan Âm đã nói với thầy trò Đường Tăng là phải đoàn kết, TNK phải nghe lời thầy bớt hung hăng, nếu không tai họa sẽ đến như vụ con khỉ giả làm cho TNK bị tai tiếng vừa qua. Con lục nhĩ hầu nó lợi dụng thầy trò bất hòa mới xuất hiện và ra tay là bài học cho họ.
     
    sannyas60 thích bài này.
  7. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Lúc đại náo thiên cung, Tề Thiên đại thánh dường như là vô địch thiên hạ, nhưng tại sao khi đối địch với các tiểu yêu quái trong quá trình đi thỉnh kinh lại ngại thủ ngại cước, bó tay bó chân? Thường phải bị đánh te tua rồi chạy đi cầu cứu viện. Thực chất của chuyện này là gì? Em tổng kết được trên mạng một số nguyên nhân như sau:

    1. Đa số võ công của Tôn Ngộ Không có lực công kích thuộc hàng siêu cao, tốc độ siêu cấp, thiên về cận chiến chứ không thiên về ma pháp. Thủ đoạn chiến đấu của khỉ già chủ yếu là trực chiến. Trong khi đó, cái Đường Tăng cần chẳng qua là cái nhục thuẫn có lực phòng ngự cao. Về phương diện này khỉ già căn bản là một bảo tiêu không hợp cách!

    2. Thực lực chân thật của Tôn Ngộ Không chẳng phải là đánh khắp thiên hạ không đối thủ, nguyên nhân chủ yếu để hắn có thể quậy tưng bừng là các sư huynh sự tỷ trên thiên giới nễ tình đồng môn, nễ mặt sư phụ đứng sau lưng hắn, cho nên không nỡ ra tay hạ sát thủ.

    3. Sau 500 năm bị núi đè, bị phỏng dầu; và bị tạt a xít trong lò bát quái, bị đủ mọi khốc hình sau khi bị bắt đã khiến khỉ già mang tấm thân tàn ma dại, ảnh hưởng tới võ công!

    4. Yêu quái đều lợi hại quá đáng, có lẽ là do xuất thân của chúng bất phàm. Nếu đọc kỹ Phong Thần diễn nghĩa, sẽ thấy vật cưỡi của bồ tát thật ra là sư huynh đệ của TNK, chỉ là vì chiến bại mới khuất phục cầu được làm vật cưỡi để sống... Mấy con yêu tinh này pháp lực đương nhiên tương đồng với các vị bồ tát này, đương nhiên là hơn hẳn Tôn Ngộ Không chỉ có không tới một ngàn năm đạo hạnh. Ngoài ra còn có siêu cấp cao thủ ví dụ như đại bàng tương đương với pháp lực của Như Lai, thì Mỹ Hầu Vương không làm miếng mồi ngon là giỏi lắm rồi!
     
    moreshare, Ducko and nguyễn giang like this.
  8. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Đọc comment của bác @Heoconmtv thấy hơi kinh kinh, bác làm mình nhớ đôi giầy thần kì của Doraemon, có thể bước vào trong truyện đó như ngoài đời thật vậy...
    @@@
     
    Heoconmtv thích bài này.
  9. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Đọc truyện mà mình cứ phân vân mãi từ bé cho đến giờ, chỉ mong có cao nhân chỉ giúp.
     
    Zhiqiang and sannyas60 like this.
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Chỗ này là thấy không ăn nhập gì này.
    Mấy con thú kia theo PT là đệ tử Triệt Giáo, còn TNK là Đạo Giáo nhưng lại có căn nguyên Phật giáo như mình đã phân tích về cái tên Bồ Đề của sư phụ TNK.
    Và nên nhớ truyện PT và TDK là khác hẳn nhau về tư tưởng, tác giả, quan điểm, triết lý; thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau khá mạnh.
     
    Ducko, Heoconmtv and Zhiqiang like this.
  11. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Một cách lý giải về sư phụ của Tôn Ngộ Không

    Trên đường gió bụi, Hầu vương gặp người kiếm củi chỉ đường, bảo hãy đến núi Linh đài Phương thốn, trong núi ấy có động Tà nguyệt Tam tinh, và hãy cầu học đạo với Bồ đề Tổ sư. Chốn ấy tìm đâu? Hà xứ tại?

    Phương thốn theo đạo Lão là hạ đơn điền, nằm cách dưới rún ba đốt ngón tay. Theo phép luyện khí công, yoga, thiền, đấy là một trong những điểm quan trọng trong thân thể mà phép tu nội dược (luyện nội đan, interior alchemy) của đạo Lão và Cao đài đặc biệt nhấn mạnh.

    Linh đài theo đạo Lão là tâm. Con người phàm phu thì tâm phàm phu,con người thánh thiện thì có thánh tâm. Tâm phật không phải tự nhiên mà có, tâm phật cũng trong chỗ tâm phàm đã khơi trong gạn đục trở thành; như đóa sen tinh khiết ngát hương đã nẩy mầm vươn lên từ tận đáy sình bùn ô trược. Truyện thơ Phật bà chùa Hương của bình dân Việt Nam diễn ý này rất tuyệt vời:

    Thần thông nghìn mắt nghìn tay,
    Cũng trong một điểm Linh đài hóa ra.

    Tà nguyệt là trăng khuyết (lưỡi liềm). Tam tinh là ba ngôi sao. Kiều (?) có câu: “Một vầng trăng khuyết ba sao giữa trời.” Chính thực đây là cách chiết tự chữ Tâm . Do tâm mà thành phật, đắc đạo, cho nên đạo Lão có bài thơ cổ rằng:

    Tam điểm như tinh tượng,
    Hoành câu tựa nguyệt tà.
    Phi mao tùng thử đắc,
    Tố phật giả do tha.

    Nghĩa là:

    Ba điểm tượng hình sao,
    Móc câu như trăng khuyết.
    Thú cầm theo đây đắc,
    Phật do đó mà ra.

    Hóa ra con đường cầu đạo của Hầu vương là con đường hướng nội, trở vào tâm, tu thiền. Đạo Lão và Cao đài gọi là con đường phản tỉnh nội cầu, phản bổn hoàn nguyên.

    [​IMG]

    Hầu vương bái sư, tôn Bồ đề Tổ sư làm thầy. Bồ đề hay bodhi (tiếng Sanskrit) là trí giác ngộ. Chỉ có người giác ngộ (sáng suốt) mới đáng mặt làm thầy dạy kẻ mê muội (u tối). Theo Phật, thầy chỉ là người giúp đỡ. Một khi trò đã giác ngộ rồi, cái giác đó do chính bản thân trò tự mình kiến lập, tạo dựng, nào phải đâu của cải ông thầy ban trao tặng dữ.

    Lúc Hầu vương học đạo xong rồi, chưa kịp... lãnh bằng tốt nghiệp, liền bị thầy lập tức đuổi về. Đã đuổi lại còn răn đe, cấm ngặt không được hở răng nói cho thiên hạ biết mình là đệ tử ruột của Tổ sư! Hầu vương lấy lễ học trò, thành khẩn tạ ơn biển trời dạy dỗ, thì cũng bị thầy quyết liệt phủ nhận: “Ân nghĩa gì đâu...” [TDK I 1982: 66]

    Rõ ra là ẩn ngữ thiền tông. Khi đã giác ngộ, đạt tới trí bát nhã (prajna) thì con người đạt tới vô sư trí. Không có ai làm thầy ta, và ta cũng chẳng dám làm thầy ai. Đã thế, trổi hơn một bậc, cũng chẳng còn dám khinh khi rẻ rúng một ai, như Thường bất khinh Bồ tát tâm tâm niệm niệm: Ai ai cũng sẽ thành phật đó mà.
     
    Ducko thích bài này.
  12. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Heoconmtv thích bài này.
  13. virgor

    virgor Moderator Thành viên BQT

    Ông sannyas60 này khiến cho mình có cảm giác: trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, cái gì cũng biết. Quá ghê gớm!
     
    Ducko and sannyas60 like this.
  14. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Tạp Luận
    Nhàn rỗi đọc lại “Tây Du Ký” đột nhiên có một phát hiện lớn. Thì ra Ngô Thừa Ân khi viết Tây Du Ký có để lại một bí ẩn cực lớn a !!!
    Nhắc lại “Tây Du Ký” hồi thứ 57. Nói về “Lục Nhĩ Mỵ hầu” hóa thành Tôn Ngộ Không, ai xem phim cũng đã biết tình tiết của đoạn này nên đây không nhắc lại chỉ tóm lược đó là :Lục Nhĩ Mị hầu giả dạng Tôn Ngộ Không từ pháp bảo đến thần thông đều ngang tay, thực lực không cần bán cãi. Đi từ Thiên Đình đến Nam Hải Quan Âm cũng chẳng ai nhận ra được sự khác biệt của hai người. Xuống Âm Phủ tìm Đế Thính ông cũng bó tay… Cuối cùng vẫn nhờ Như Lai phật tổ phân biệt ra dùng Kim Bát bao lại rồi bị Tôn Ngộ Không đánh chết.
    Toàn bộ chuyện xưa rất đơn giản, rất đầy đủ, bất quá nếu chúng ta cả gan làm ra một giả thuyết thế này: bị đánh chết đó là Ngộ Không, còn sống là Lục Nhĩ !!!
    Lý luận như sau:
    1. Lục Nhĩ Mỵ hầu cùng Ngộ Không giống nhau như đúc, ai cũng nhìn không ra. Nếu Như Lai phật tổ thật gạt mọi người thì sự thật này chỉ có mình Phật tổ biết chân tướng, ai cũng không nhìn ra được, Tôn Ngộ Không thiệt chỉ có biết câm nín.
    2. Lục Nhĩ có khả năng là Phật Tổ đến an bài, mọi người đều biết Ngộ Không vô cùng phản nghịch, mà Như Lai là Tây Thiên cao nhất người thống trị, có người thống trị nào để cho kẻ phản nghịch sống trên đời. Hơn nữa Ngộ Không luôn không kính trọng Như Lai, cho nên Như Lai càng có động cơ tiêu diệt Ngộ Không, đương nhiên không thể làm trực tiếp nên phải sử dụng cách này, tiêu diệt Ngộ Không trong vô hình.
    Mà lý luận này cũng có rất nhiều chừng cứ đấy:
    1. Như ở Địa phủ, khi cả hai đến gặp Đế Thính phân biệt thì Đế Thính nhìn ra được nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Rõ ràng Đế Thính không phải sợ 2 Ngộ Không đại náo Địa Phủ mà là do Lục Nhĩ hậu đài quá vững chắc, đó là Như Lai. Đương nhiên, Đế Thính không dám nói ra chân tướng.
    2. Tiếp theo, có thể chứng minh Đế Thính không sợ Ngộ Không đại náo Địa phủ còn có 1 lý do khác. Mọi người đều biết ở Địa phủ còn một người pháp lực mạnh vô cùng đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát. Là ai a ? Phật giáo tứ đại Bồ tát đứng đầu, cùng Quan Âm, Văn Thù, Phồ Hiền nổi danh, có thể thấy người này lợi hại mức nào. Đã có cao thủ Phật môn tọa trấn nơi này, Đế Thính chẳng có lý do gì sợ 2 Ngộ Không làm loạn cả.
    3. Ở đây kéo hơi xa, mọi người đều biết sư phụ Tôn Ngộ Không là “Bồ đề lão tổ”. Là ai a ? “Phong Thần Bảng” có đầu mối như sau. Hồng Quân có hai đồ đệ Tiếp Dẫn đạo nhân (sau là Như Lai) và Chuẩn Đề (sau là Bồ Đề lão tổ) … Phong Thần Bảng có viết nhị để tử Chuẩn Đề không biết cùng sư huynh Tiếp Dẫn xảy ra biến cố gì mà thần bí biến mất. Đây là một điểm khiến nhiều người liên tưởng, chứng minh hai người có mâu thuẩn. Sau Tôn Ngộ Không trùng hợp là Bồ Đề lão tổ đồ đệ, Như Lai gặp đến ngày xưa kẻ thù đồ đệ, sao không đỏ mắt ? Lại có Lục Nhĩ “chứng cứ ngoại phạm” “hủy thi diệt tích”rõ ràng, không xử lý Ngộ Không còn chờ đến khi nào ? (Đây là dựa vào Phong Thần Bảng để dẫn chứng)
     
    tuitenAn thích bài này.
  15. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    4. Tây Du Ký nói Ngộ Không ở Bồ Đề học được thần thông to lớn, mà trùng hợp Lục Nhĩ cũng học được y chang. Khuôn mặt có thể giống nhau, học thức có thể trùng hợp y chang nhau sao ? Mọi người đều biết 72 biến, Cân Đẩu Vân Ngộ Không học cũng mấy năm, Lục Nhĩ Mỵ hầu chẳng lẽ nào trời sinh đã có sẵn thần thông y như vậy ? Nhất định là cùng môn phái với Ngộ Không, đương nhiên sư phụ của Lục Nhĩ không thể nào là Bồ Đề, bởi vì ông ta đã có Ngộ Không một đồ đệ có tình có nghĩa không thể nào làm ra 1 Lục Nhĩ để đi đối kháng với Ngộ Không ? Câu trả lời chỉ có một, dạy Lục Nhĩ để đối nghịch với Ngộ Không chỉ có thể là sư huynh Bồ Đê : Như Lai.
    5. Trở lại “Tây Du Ký” hồi 57 Như Lai có nói với chúng phật rằng Lục Nhĩ Mỵ hầu là “biết tương lai, quá khứ vạn vật tất cả minh”. Rất lợi hại đi, lại biết quá khứ tương lai tất cả chuyện, đây là sơ hở lớn !!! Nếu Lục Nhĩ biết tương lai bị Như Lai thu phục thì tại sao hắn lại cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai. Rảnh quá tự chuốc lấy khổ ? Cho nên chỉ có thể là Như Lai đã an bài thỏa đáng cả rồi. Để cho mọi người tưởng Lục Nhĩ là Ngộ Không còn chân chính Ngộ Không thì bị Như Lai chế phục, sau đó 1 gậy đánh chết, mà sau khi “Lục Nhĩ” chết xong luôn lấy từ bi làm đầu Như Lai chẳng qua nói 1 câu “Thiện tai, Thiện tai” … Mọi người đều biết, lấy Như Lai thần thông muốn ngăn cản Ngộ Không giết Lục Nhĩ thì quá dễ dàng, có thể thấy ý định của Như Lai là để cho hắn chết. Mà rõ ràng “Lục Nhĩ” tội không lớn, chỉ là cùng Ngộ Không làm rùm beng 1 hồi lấy từ bi làm đầu Như Lai cần gì đểhắn chết đây. Nhớ năm đó Ngộ Không loạn Long Cung, phá Địa phủ, náo Thiên Đình còn sống nhơn nhởn, “Lục Nhĩ” chỉ mắc tội cỏn con cần gì phải phán tử hình. Chân tướng chỉ có 1: Chết là Ngộ Không, còn Lục Nhĩ hoàn toàn trở thành Ngộ Không giả.
    6. Mọi người có thể nói Tôn Ngộ Không pháp lực vô cùng, tài nguyên nuốt một tá làm sao dễ dàng chết như thế. Nhưng Như Lai là đệ nhất cao thủ Tây Du Ký, 1 bàn tay đủ ép Tôn Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành Sơn, nhất định có biện pháp khiến Tôn Ngộ Không biến mất.
    7. Lại nói sư phụ Ngộ Không là Bồ Đề lão tổ. Sau này khi Ngộ Không gặp khó khăn quay về gặp sư phụ nhờ giúp đỡ, thì Bồ Để chỉ cách không nói chuyện mà không gặp mặt. Tại sao vậy ? Điều đó chứng minh Ngộ Không dùng thần thông của sư phụ đại náo thiên cung làm Như Lai phát hiện “thì ra là cùng môn phái xuất xứ”. Mới nói ở trên Bồ Đề và Như Lai có mâu thuẫn, nên Bồ Đề ẩn cư rồi. Nếu biết Ngộ Không là đệ tử Bồ Đề, chắc chắn Như Lai sẽ đi tìm kẻ thù xưa. Vì tránh phiền toái, Bồ Đề biết Ngộ Không đại náo thiên cung xong liền biến mất … Mà nói đi phải nói lại, Bồ Đề bản lĩnh không thua Như Lai. Cái này có thể từ Tây Du Ký hồi 8 có thể nhìn ra được… Trong đó có 1 đoạn viết “Ta Tây Ngưu Hạ Châu, không tham không giết, nuôi khí dưỡng tinh, tuy không thành tiên, người người trường thọ”. Mọi người chú ý câu “Tây Ngưu Hạ Châu, Tuy không thành tiên”, cái này nói rõ, Bồ Đề ở Tây Ngưu hạ châu truyền đạo có thể tránh pháp nhãn của Như Lai, rõ ràng Bồ Đề không so Như Lai kém.
    8. Mọi người có để ý rằng, ở hồi 57 xảy ra trước, Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng, còn gây nên mâu thuẫn, lâu lâu lại Đường Tăng phải đọc chú, điển hình 1 nhân vật phản nghịch. Mà sau vụ này, Tôn Ngộ Không “ngoan” hẳn ra, y như hai người. Không loại bỏ khả năng, Ngộ Không thiệt đã chết, thằng sau này là Lục Nhĩ Mỵ hầu.
    Chủ quan ý kiến. Không biết Ngô Thừa Ân khi quan trường thất bại, về già viết cuốn Tây Du Ký này có thật chôn 1 âm mưu như vậy không …
    st
     
    Zhiqiang thích bài này.
  16. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Thấy thế này nhé:

    - Ông Đường Tăng chính là những người như chúng ta, những người đi tìm đạo.
    - Tôn Ngộ Không chính là tâm trí, lúc nào cũng nhảy nhót từ chỗ nọ sang chỗ kia.1yoyo23. Tôn Ngộ Không cũng giúp ích nhiều, mà làm loạn cũng nhiều.
    - Con ngựa chính là đôi chân chăng...
    - Trư Bát Giới béo vậy, chắc là cái bụng ăn lắm...:3D_70:
    - Sa Tăng, có lẽ là đôi cánh tay, hay có nhiệm vụ khuân đồ đạc...cute_smiley20

    Ngờ rằng, chuyện này là cách ẩn dụ về việc đi tìm đạo, thiền,... Tây phương cực lạc chính là đích đến, con đường thì gian nan vất vả, lắm yêu ma quỷ quái...

    :fish:
     
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Đến đây phải ngả mũ, phục sát đất mấy tay bàn về Như Lai. 3D_423D_423D_423D_42
     
  18. mangden

    mangden Lớp 2

    Mình nghĩ lý giải trên có vẻ không hợp lý lắm đối với một nhân vật văn học. Nó có vẻ hợp lý hơn khi lý giải Tôn Ngộ Không là một nhân vật trong game. He he
     
  19. cfcbk

    cfcbk Lớp 2

    Không nói vấn đề khác, chỉ riêng đoạn Lục Nhĩ vừa biến hình vừa đánh ngang tay với Tôn Ngộ Không là thấy Lục Nhĩ "trên cơ" khỉ đá rồi :)
     
  20. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thật ra nó chỉ copy tức thời được TNK thôi (TNK làm gì thì ngay lập tức nó làm y chang) chứ nó không đủ khả năng đoán trước được hành vi của người khác, nếu không thì đã đoán được hành động của Như Lai rồi.
     

Chia sẻ trang này