6 Bí quyết giúp bạn đọc được nhiều hơn cho Năm mới - Sara Nelson <Hannah Le dịch - Bookaholic>

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi thanhbt, 6/1/15.

Moderators: amylee
  1. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Nhân có một cuộc đua: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Xin chia sẻ với các bạn một bài viết chia sẻ kinh nghiệm đọc sau:

    6 Bí quyết giúp bạn đọc được nhiều hơn cho Năm mới
    Sara Nelson
    Hannah
    Le dịch
    05.01.2015
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Đầu năm luôn là dịp cho tất cả chúng ta đưa ra những việc mình quyết tâm thực hiện trong năm. Với các Mọt sách, thể nào cũng có nội dung “Đọc” (đọc gì, đọc bao nhiêu, đọc thế nào?). Bookaholic xin được chia sẻ với các Mọt sách 6 nguyên tắc giúp bạn đọc được nhiều hơn của Sara Nelson – Tổng Biên tập chuyên mục Sách và Thiết bị đọc sách Kindle (Books and Kindle) trang Amazon.com.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Phòng khi danh sách những việc quyết tâm thực hiện trong năm nay của các bạn còn chưa đủ, để tôi bổ sung thêm một nội dung nhé. Nguyện trong năm 2015 sẽ đọc nhiều hơn! Là một người đọc khoảng 200 cuốn sách mỗi năm và có lẽ cần phải đọc thêm nữa (Nghề của tôi mà! Tội nghiệp tôi quá đi!), tôi thường được bạn bè và người quen tham vấn nên đọc gì và làm thế nào có thời gian để đọc. Vậy thì, dưới đây là một vài nguyên tắc của tôi đối với sự đọc:

    1. Hãy đọc những gì hấp dẫn bạn
    Nếu bạn đã ra trường, ngưng không phải làm bài tập về nhà (Nếu bạn còn đang đi học, thì đừng quan tâm nguyên tắc này của tôi.) Ý của tôi là bạn thôi không đọc những thứ ‘cần phải” đọc, hoặc những cuốn sách mà một ai đó bạn cho rằng “thông thái” bảo rằng “hay”. Hãy đọc lời giới thiệu của nhà xuất bản ở bìa sau cuốn sách hoặc những trang cho đọc thử trên mạng; để cho bản thân lắc lư hưng phấn cùng với một bìa sách đẹp hoặc với một câu phỏng vấn vui nhộn dành cho tác giả mà bạn chợt nảy ra trong óc. Hãy đọc đủ loại.

    2. Đừng bó buộc bản thân trong một giới hạn nào đó
    Đừng “định nghĩa” bản thân là một người “chỉ đọc tiểu thuyết” hay “ghét tiểu thuyết khoa học”. Tôi đã từng hay nói với mọi người rằng tôi “ghét truyện ngắn” rồi tôi đâm mê mẩn tác phẩm The Interpreter of Maladies của Jhumpa Lahiri và thế là toàn bộ sự định-nghĩa-bản-thân của tôi đã thay đổi.

    3. Hãy để bản thân NGƯNG đọc
    Điều này nghe rất có thể sẽ là phản-trực-giác, song tốn thời gian quý giá cho việc đọc những thứ mình không thực sự thích thì việc bạn đọc là bởi bạn cho rằng mình ‘cần phải đọc’ (xem quy tắc trên) sẽ có khả năng khiến bạn ngưng đọc hẳn. Hãy đọc 50 trang sách mà bạn khẳng định rằng mình không thích rồi sau đó dành thời gian cho một việc khác – rất có thể là một việc bạn yêu thích – thì tốt hơn là cặm cụi đọc cho đến hết.

    4. Hãy biết bỏ qua những trang nhàm chán
    Nếu bạn thực sự quyết tâm đọc một cuốn sách mà thoạt tiên có vẻ như không thu hút bạn, hãy nhảy cóc đến một đoạn nào đó ở giữa giữa. (Thế nhưng, đừng có nhảy đến đoạn cuối rồi đọc giống như một người bạn của tôi nhé. Nhất là cuốn sách chúng ta đang bàn tới ở đây là một truyện trinh thám). Mặc dù tôi cho rằng việc của một tác giả ấy là phải thu hút người đọc ngay từ trang đầu hay từ tình tiết đầu nhưng có một số cuốn sách, phải sau mấy chục trang việc ấy mới xảy ra. Nếu bạn đọc từ trang 50 đến 75 và thấy thích thì có lẽ bạn sẽ ép được bản thân quay lại từ đầu để tìm hiểu xem tác giả viết gì.

    5. Đừng bị ảnh hưởng bởi dư luận
    Đừng để tâm đến những bài điểm sách nói cuốn sách này giống cuốn sách kia, mà bạn thì cũng chưa đọc cuốn sách “kia”. Nói chung, trong những bài điểm sách tôi viết, tôi cố gắng tránh so sánh kiểu như thế, một phần là bởi tôi cho rằng điều ấy sẽ khiến các đọc giả bối rối, những người không đọc nhiều như tôi (ý tôi là, phải đọc nhiều là công việc của tôi!) Tôi cũng cho rằng sách tương tự như việc chơi một bản nhạc lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi nó để lại dấu ấn trong óc người nghe. Nếu bạn nói với mọi người những điểm bạn so sánh với một cuốn sách khác, tâm lý của họ sẽ không được thoải mái để đọc cuốn sách ấy với một cách nhìn nhận mới, và có khi nhà phê bình sách đem so sánh với thứ mà ngay cả anh ta chưa từng nghe nói đến.

    6. Hãy tìm hiểu xem bạn muốn xem phim nào rồi đọc sách trước khi xem
    Nhắc lại triết lý bản-nhạc-ghi-dấn-trong-óc… toàn bộ việc đọc, theo tôi, chính là việc bạn có thể hình dung cốt truyện và các nhân vật theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng phải như thế khi đi xem phim, thấy đạo diễn có cùng cách nhìn nhận các nhân vật và câu chuyện với bạn, sẽ thú vị hơn nhiều sao? Đó tựa như một câu lạc bộ sách riêng tư và bí mật giữa bạn với phim trường Hollywood vậy. Chỉ có duy nhất một ngoại lệ. Hãy đọc Unbroken (1). Trước hay sau khi bạn xem phim, tôi đều không ý kiến. Cứ đọc đi.



    (1) Unbroken: A World War II Story of Survival, Resilience, and Redemption – tác phẩm phi tiểu thuyết về Đại chiến thế giới II của Laura Hillenbrand xuất bản năm 2010 và được Angelina Jolie chuyển thể thành phim Unbroken vào năm 2014.

    Hannah Le (theo Huffpost)
     
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Bí quyết thứ 7. Hãy tham gia một cuộc thi. Và bạn sẽ có một cộng đồng thúc đẩy bạn.
    Ví dụ: Hãy tham gia: Thử Thách mọt sách năm 2015.
    Bạn có thể đăng ký tại: Thể lệ thử thách mọt sách. :)
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này