Thảo luận Ai biết ... giải thích giùm.

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Song Ngư, 5/10/13.

Moderators: amylee
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    buiquochuy
    Viện sĩ

    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài


    Cụ hâm rượu nữa đi thôi
    Be này đã cạn hết rồi còn đâu
    Rồi lên ta uống với nhau
    Rót đau lòng ấy vào đau lòng này
    Say đâu?Lòng chửa được đầy
    Cái đau nhân thế thì say nỗi gì?
    Đường xa ư cụ?Quản chi
    Đi gần hạnh phúc là đi xa đường...
    ...Rót đi,rót...rót đi thôi
    Rót cho tôi cả năm mươi tuổi đầu
    Nguồn đau cứ rót cho nhau
    Lời say sưa mới là câu chân tình.


    Mộng uống rượu với Tản Đà-Trần Huyền Trân
    __________________
     
    Last edited by a moderator: 29/7/15
  2. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    goldfish
    Thủ thư

    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,586 lần trong 1,092 bài


    “SÂM THƯƠNG CÓ PHẢI LÀ “SAO KIM”?

    Tác giả: Nguyễn Cảnh Phức
    Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 677, ngày 01.06.2009 (tiểu mục Trao đổi)

    Tối 28.4.2009 vừa qua, đài truyền hình Việt Nam đã phát chương trình “Ai là triệu phú” do anh Lại Văn Sâm dẫn chương trình, trong đó có câu hỏi: “Sâm Thương chỉ ngôi sao nào?”. Người ngồi trên “ghế nóng” không trả lời được, phải nhờ khán giả giúp đỡ. Hôm đó, một vị khán giả đã trả lời: “Sâm Thương là sao Kim”. Anh Lại Văn Sâm cho rằng câu trả lời đó hoàn toàn đúng. Vì vậy, vị khán giả đó được thưởng 600.000đ. Nghe lạ tai quá, tôi không dám tin vào trí nhớ của mình nữa, cho nên phải vội vàng đi tra cứu lại các từ điển của Trung Quốc.

    Theo các từ điển như từ điển tiếng Hán hiện đại, từ điển Từ Nguyên, từ điển Từ Hải thì Sâm (参) vàThương (商) là tên của 2 ngôi sao. Sao Sâm là ngôi sao thứ 7 – ngôi sao cuối cùng trong chòm sao Bạch Hổ (白虎). Sao Thương là ngôi sao thứ 5 trong 7 ngôi sao của chòm sao Thương Long (商龙). Sao Sâm luôn ở phía tây. Sao Thương luôn mọc ở phía đông. Lúc sao Sâm mọc thì sao Thương đã lặn rồi và ngược lại lúc sao Thương mọc thì sao Sâm đã lặn rồi. Sao Sâm và sao Thương không bao giờ xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời. Vì vậy, người ta thường dùng hình ảnh Sâm Thương để chỉ sự xa xôi cách trở nghìn trùng, khó lòng gặp lại nhau hoặc không thể gặp nhau được.

    Nhiều người đã biết rằng: “nhờ cậy uy linh” của Từ Hải, Thuý Kiều mới may mắn có điều kiện báo ân và báo oán một cách công khai, đàng hoàng giữa thanh thiên bạch nhật bằng lực lượng quân đội hùng hậu, vô cùng oai phong lẫm liệt. Hôm đó, nàng nói với Thúc sinh – người chồng cũ của mình rằng:

    Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
    Tại ai há dám phụ lòng cố nhân.


    Qua 2 câu này, Thuý Kiều muốn nói với Thúc Sinh rằng: chàng và thiếp trước kia đã từng là vợ chồng gắn bó keo sơn với nhau một dạo, nhưng tình nghĩa của đôi ta quá ngắn ngủi không trọn vẹn, cuối cùng đã tan vỡ, phải chia tay nhau mỗi người một ngả, cách biệt nghìn trùng như sao Sâm và sao Thương. Điều đó không phải tại chàng, mà là do “vợ chàng quỷ quái tinh ma”. Bởi vậy, thiếp không bao giờ quên được những tình cảm mặn nồng, thắm thiết và thơ mộng mà chàng đã dành cho thiếp. Thiếp đâu dám quên ơn bội nghĩa. Qua phân tích như trên, chúng ta thấy rằng thi hào Nguyễn Du đã hiểu và sử dụng từ “Sâm Thương” đúng như các từ điển Trung Quốc đã giải thích.

    Tiếng Việt ta gọi “sao Kim” thì tiếng Trung Quốc gọi là Kim tinh (金星), còn gọi là Minh tinh (明星), Thái Bạch (太白), Khải minh (启明), Trường Canh (长庚) và cùng chỉ 1 trong 8 hành tinh (hoặc 1 trong 9 hành tinh) quay xung quanh mặt trời, không có nghĩa thứ 2, không có liên quan gì với sao Sâm và sao Thương cả. Giả sử thay từ Sâm Thương trong câu lục bát bằng Sao Kim (theo cách giải thích của ban tổ chức chương trình Ai là triệu phú, VTV3) thì câu thơ trở nên tối nghĩa, vô nghĩa! Giáo sư Nguyễn Thạch Giang đã giải thích từ “Sâm Thương” như sau: “Sâm Thương: chỉ sự cách biệt, không gặp được nhau như sao Sâm và sao Thương ở hai vị trí đối nhau, không khi nào xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời. Sâm: sao Sâm là chòm sao gồm 7 ngôi ở phía tây, một trong nhị thập bát tú, màu đỏ da cam (Bételgeuse hay Béteigeuse). Lễ ký: Mạnh xuân chi nguyệt hôn sâm trung = Tháng giêng, buổi tối sao Sâm ở chính giữa trời (Nguyệt lệnh). Thương: sao Thương tức chòm sao Tâm, gồm ba ngôi sao ở phía đông, nằm trong nhị thập bát tú (Antares) mà đỏ lửa. Lễ ký: Quý hạ chi nguyệt, hôn hoả trung = Tháng 6, buổi tối sao Tâm ở chính giữa trời (Hoả tức chỉ sao Tâm). Theo Đỗ Phủ (đời Đường): Nhân sinh bất tương kiến, động như Sâm dữ Thương = Đời người ta không gặp được nhau, chuyển dời như sao Sâm sao Thương (trang 183, Truyện Kiều, Nxb Hà Nội xuất bản lần thứ 20, năm 1999).

    Tôi nghĩ rằng các giáo sư Trung Quốc giải thích những từ ngữ cùa TQ đáng tin cậy hơn! Nhân đây, tôi xin nói thêm rằng khi tôi còn học cấp 3, một cụ đồ nho ở Nam Đàn, Nghệ An giảng giải cho tôi nghe rằng sao Sâm là sao Hôm, mọc lúc gần tối, ở phía tây, lặn lúc khoảng 9 giờ tối. Sao Thương là sao Mai, mọc ở phía đông, lúc khoảng 3 giờ sáng, lặn lúc khoảng 6 giờ sáng. Sao Hôm và sao Mai không xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời. Do đó, người ta thường dùng “Sâm Thương” – tức là sao Hôm và sao Mai – để chỉ sự xa xôi, cách biệt nghìn trùng, khó lòng gặp nhau hoặc lâu lắm mới gặp được nhau. Tôi cảm thấy giải thích như vậy rất dễ hiểu và có sức thuyết phục. Nhân đây xin đề nghị các nhà thiên văn học ở nước ta cho biết có phải sao Sâm là sao Hôm, sao Thương là sao Mai hay không?

    ----------------------------

    Lời… nói thêm của Goldfish:


    Hiện nay, có một số bài viết lưu hành trên mạng cũng giải thích tương tự như cụ đồ ở Nam Đàn, rằng: “Sâm Thương, tên gọi trong dân gian là sao Hôm, sao Mai, là hai vì sao chẳng bao giờ trông thấy nhau, một đằng Đông buổi tối, một phía Tây ban sáng…” (Điển tích Truyện Kiều, rapidshare.vn/showthread.php?t=23658); và theo Wikipedia thì “Tên tiếng Việt của sao Kim được rập khuôn theo tên do Trung Quốc đặt, dựa vào nguyên tố kim của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 金星 (Kim tinh). Nhưng người Việt còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh” (vi.wikipedia.org/wiki/Sao_Kim). Như vậy, những người làm chương trình Ai là triệu phú cho rằng “Sâm Thương là sao Kim” là điều hợp lý; và hai câu Kiều dẫn trên đâu có “trở nên tối nghĩa, vô nghĩa”, mà “rất dễ hiểu và có sức thuyết phục” lắm chứ!

    Nhưng, theo các tự điển Trung Quốc dẫn ở trên thì “Sâm và Thương là là tên của 2 ngôi sao”, một thuộc chòm sao Bạch Hổ, một thuộc chòm sao Thương Long; và theo tác giả bài viết trên trang iask.sina.com.cn/b/9011656.html thì “hai chữ Sâm Thương không dùng để chỉ sao Kim” (参商不是指金星) Sâm Thương bất thị chỉ Kim tinh), nghĩa là Sâm Thương không phải là sao Kim, tức cũng có nghĩa là sao Sâm không phải là sao Hôm và sao Thương không phải là sao Mai. Như vậy, những người làm chương trình Ai là triệu phú đã sai khi cho rằng “Sâm Thương là sao Kim”!

    Đến đây, câu hỏi của tác giả Nguyễn Cảnh Phúc vẫn còn nguyên vẹn: “Sâm thương có phải là sao Kim?”. Và một câu hỏi khác được đặt ra là: thi hào Nguyễn Du đã dùng 2 chữ Sâm Thương theo nghĩa nào? Theo nghĩa các nhà làm từ điển Trung Quốc hay theo như lời giải thích của cụ đồ Nam Đàn?


    Rất mong được các bạn góp ý.
     
    Last edited by a moderator: 29/7/15
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    tuanz
    Trí thức
    Tham gia ngày: Aug 2006
    Bài gởi: 495
    Xin cảm ơn: 458
    Được cảm ơn 12,127 lần trong 395 bài


    Xin góp thêm một vài tài liệu :

    Theo Tầm Nguyên từ điển, Bửu Kế :

    Sâm Thương :
    Sâm: sao hôm, tối mọc về phía tây, Thương: sao mai, sớm mọc về phương đông. Sao kia mọc thì sao nầy lặn, sao nầy mọc thì sao kia lặn, không bao giờ cùng mọc chung với nhau một lần. Nên hai chữ sâm thương có nghĩa là không gặp nhau.

    Bây giờ nỡ để cách vời sâm thương.
    Chinh Phụ Ngâm

    Theo Tự điển Hán Việt Thiều Chửu :

    參 Sao sâm. Một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
    商 Sao thương, tức là sao hôm.

    Như vậy các nguồn tài liệu cũng không thống nhất lắm. Có điều tôi thấy trong Nhị thập bát tú, sao Sâm thuộc chòm sao Bạch Hổ, tượng trưng cho Kim thuộc Ngũ Hành (theo vi.wikipedia.org). Có thể từ đây xuất hiện sự lẫn lộn cho rằng sao Sâm là sao Kim chăng ?
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  4. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    goldfish
    Thủ thư
    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,586 lần trong 1,092 bài


    Xin góp thêm dữ liệu (và nhận xét):

    * Theo Cao Đài từ điển (Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, bút hiệu Ðức Nguyên):

    Sâm thương 參商:
    Sâm:
    sao Sâm, thường gọi là sao Hôm, tên chữ là Kim Tinh, mọc khi mặt trời lặn. Thương: sao Thương, thường gọi là sao Mai, mọc khi trời sắp sáng. Hai sao nầy ở cách nhau gần 180 độ nên khi sao nầy mọc thì sao kia lặn.
    Do đó, trong văn chương dùng chữ Sâm thương để chỉ sự cách biệt, không bao giờ gặp nhau.Thường nói: Sâm thương đôi ngả.
    Nhận xét: Theo cách giảng như trên, người đọc có thể hiểu là: chỉ có sao Sâm (thường gọi là sao Hôm) là sao Kim, còn sao Thương (thường gọi là sao Mai) không phải là sao Kim!

    * Theo Truyện Kiều, phần chú giải (không rõ tác giả) (vietsciences.free.fr/vietnam/.../k08baothu.htm):

    Câu 2329: Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,

    2329. Sâm và Thương: Theo nhận thức của người xưa, thì sao Sâm ở phương tây sao Thương ở phương đông, sao này lặn sao kia mới mọc. Hai sao này không bao giờ gặp nhau, nên người ta dùng để chỉ cảnh xa cách mỗi người một nơi. Đối chiếu thiên vǎn học hiện nay đó là hai sao Orion và Scorpion.

    Nhận xét: Hai ngôi sao tên “Tây” là Orion (người mình dịch là Thiên Lang) và Scorpion (Bò Cạp) đó có phải lần lượt thuộc hai chòm sao tên “Tàu” là Bạch Hổ và Thương Long không? Nhưng chắc là hai ngôi sao này không phải là sao Kim (thực chất là một hành tinh thuộc hệ mặt trời), vì tên “Tây” của sao Kim là Venus.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  5. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    tuanz
    Trí thức
    Tham gia ngày: Aug 2006
    Bài gởi: 495
    Xin cảm ơn: 458
    Được cảm ơn 12,127 lần trong 395 bài

    Xin nói thêm:

    Theo Chinese-English Dictionary of Modern Usage của Lin Yu-Tang (Lâm Ngữ Đường)

    參商 [shen1shang1], phr., the two stars Orion and Lucifer which never see each other; (fig.) (a) parting of friends for a long time; (b) (allu.) strife between brothers.

    Sâm Thương là hai ngôi sao Orion và Lucifer, không bao giờ gặp nhau, (nghĩa bóng) là sự chia ly giữa những người bạn trong một thời gian dài.

    Và theo en.wikipedia.org :

    Lucifer :

    In Latin, the word "Lucifer", meaning "Light-Bringer" (from lux, lucis, "light", and ferre, "to bear, bring"), is a name for the "Morning Star" or "Day Star" (the planet Venus in its dawn appearances).

    Lucifer là tên của sao Mai (là sao Kim Tinh khi thấy ở rạng đông).

    Như vậy, tự điển tiếng Trung cũng công nhận nghĩa của sao Thương là sao Mai (là Kim Tinh)
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  6. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    goldfish Thủ thư
    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,586 lần trong 1,092 bài

    10 GIẢI THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC TẾT ĐOAN NGỌ

    Tác giả: Kỳ Hương
    Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 677, ngày 01.06.2009.


    Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ quan trọng người Hoa vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. “Đoan” nghĩa là bắt đầu, mở đầu. Mùng 5 còn được gọi là Đoan ngũ. Nông lịch tính tháng theo địa chi: tháng 1 là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, tháng 3 là tháng Thìn, tháng 4 là tháng Tỵ, tháng 5 là tháng Ngọ… nên tháng 5 còn được gọi là Ngọ nguyệt. Trong tiếng Hán “Ngũ” và “Ngọ” đồng âm, mà Ngũ (5) là số dương nên Đoan ngọ cũng gọi là Đoan ngũ. Ngoài ra, Đoan ngọ còn có nhiều tên gọi khác như: Trùng ngũ, Đoan dương, Trung thiên, Ngọ nhật… Hai chữ “Đoan ngọ” ở Trung Quốc xuất hiện sớm nhất trong sách Phong thổ ký của Chu Xử thời Tấn: “Trọng hạ Đoan ngọ, phanh vụ giác thử” (Tết Đoan ngọ giữa mùa hạ, giết vịt, làm bánh sủi cảo, nấu cháo kê). Ngoài ra còn có nhiều cách giải thích khác về tên gọi “Đoan Ngọ”.

    Về nguồn gốc của tết Đoan Ngọ, đến nay dân gian Trung Quốc thường cho rằng đó là ngày kỷ niệm nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên của nước Sở tự trầm dưới sông Mịch La. Song thực ra, đó cũng chỉ là một trong những giả thuyết về nguồn gốc Tết Đoan ngọ. Chúng tôi xin giới thiệu 10 giả thuyết 10 giả thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ.

    1. Thuyết thứ nhất cho rằng Tết Đoan Ngọ là tết của rồng. Trong bài Đoan ngọ khảo, Văn Nhất Đa cho rằng đây là ngày dân gian Ngô Việt thời cổ tế vật tổ (totem) của mình. Trong thực tế, tiết Đoan Ngọ là ngày lễ của rồng.

    2. Thuyết thứ hai cho rằng đây là ngày kỷ niệm nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên của nước Sở tạ thế. Theo sách Tục tề hải ký, ngày mùng 5 tháng 5 Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La tự trầm, người Sở thương tiếc nên mỗi năm vào ngày này đều cho cơm vào ống tre thả xuống sông để tế.

    3. Thuyết thứ ba, như sách Lể ký chép, cho rằng ngày này bắt nguồn từ tục tắm gội dưới thời Chu.

    4. Thuyết thứ tư, theo sách Cầm tháo của Sái Ung thờ Đông Hán, cho rằng Tết Đoan ngọ là ngày lễ kỷ niệm hiền nhân Giới Tử Thôi.

    5. Thuyết thứ năm, theo sách Sự vật kỷ nguyên của Cao Thừa thời Tống, cho rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ ngày Việt vương Câu Tiển (thời Xuân Thu) thao luyện thuỷ quân.

    6. Thuyết thứ sau, theo sách Kinh Sở tuế thời ký của Tôn Lẫm thời Lương, cho rằng Đoan Ngọ là ngày Ngủ Tử Tư đón “Thọ thần”. Hậu Hán thư cũng chép mùng 5 tháng 5 trên sông Tào Nga có tiệc múa hát đón Ngũ Tử Tư. Sau khi Ngũ Tử tư chết, cứ đến mùng 5 tháng 5, người dân vùng Chiết Giang lại cử hành nghi thức truy điệu ông.

    7. Thuyết thứ bảy, theo Đạo thư, cho rằng đây là ngày cúng tế tổ tiên, ông bà.

    8. Thuyết thứ tám, theo sách Cối Kê điển lục, Đoan Ngọ là ngày kỷ niệm Tào Nga tìm cha và nhảy xuống sông chết.

    9. Thuyết thứ chín cho rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ ngày hạ chí thời Hạ - Thương – Chu. Vào ngày trọng hạ (giữa mùa hạ); vạn vật sinh sôi; đến ngày hạ chí (21-22 tháng 6 âm lịch), âm khí nổi lên khiến vạn vật không tươi tốt nên mùng 5 tháng 5, người ta lấy ấn ngũ sắc đóng lên cửa để trừ tà khí.

    10. Thuyết thứ mười: Dân gian cho rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ câu chuyện bốn hào kiệt ở Miến Dương (Hồ Bắc) chuyên lấy của người giàu chia cho người nghèo, về sau bị quan quân vây bắt, cả bốn phải nhảy xuống sông tự tận và ngày mùng 5 tháng 5. Dân chúng thương tiếc nên hàng năm đến ngày này làm lễ truy niệm bốn vị hào kiệt.

    Trong mười thuyết trên, giả thuyết cho rằng Đoan Ngọ là ngày lễ kỷ niệm Khuất Nguyên mất có ảnh hưởng mạnh nhất.

    Ở Việt Nam, chẳng mấy người (ngoại trừ người Hoa) biết chuyện nhà thơ Khuất Nguyên cũng như các giả thuyết khác về nguồn gốc Tết Đoan ngọ. Người Việt Nam gọi ngày mùng 5 tháng 5 bằng một cái tên dân đã là “Tết giết sâu bọ”. Vào ngày này, người ta sẽ cúng và ăn trái cây, ngoài ra còn có tục “khảo cây”. Tôi còn nhớ, lúc còn nhỏ hai anh em được mẹ sai ra vườn để “khảo cây”: một người trèo lên chạc cây giả làm “mộc tinh”, một người đứng dưới gốc cây cầm dao vừa chặt nhẹ vào gốc cây, vừa ngước mặt lên hỏi “mộc tinh”: “Sang năm, mày phải cho thật nhiều hoa, thật sai quả nghe chưa, nếu không tao chặt bỏ luôn!”. “Mộc tinh” vội vàng trả lời: “Vâng, vâng, sang năm tôi sẽ ra thật nhiều hoa, thật sai quả!”. Các cây trong vườn như mít, ổi, xoài, bưởi, nhất là những cây không ra quả hoặc ít quả, sẽ lần lượt bị khảo (chặt). Cũng có cách khảo cây đơn giản hơn: chỉ cần một người xách dao ra vườn , đóng hai vai, vừa chặt vừa hỏi cây hoặc cứ im mà chặt cho mỗi cây vài nhát. Dân gian quan niệm rằng đó là cách khiến cho cây “đau” mà ra nhiều trái. (!).

    ----------------------------
    Thắc mắc của Goldfish:

    Theo thuyết thứ tư nêu trên thì Tết Đoạn ngọ là “ngày lễ kỷ niệm hiền nhân Giới Tử Thôi”; nhưng lại có nhiều bài viết chỉ ra rằng Giới Tử Thôi liên quan đến Tết Hàn Thực (ngày mùng 3 tháng 3). Thuyết nào đúng?

    Xin xem một số bài viết đăng trên các trang web sau đây:

    vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA...n_th%E1%BB%B1c)

    svol.ru/library/KhoaHocXa...htl_ntq_59.htm

    vietbao.vn/Xa-hoi/Tet-Han-thu.../20686593/157/

    saga.vn/Dieulythu/Datnuocconnguoi/3324.saga
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
    ------ thích bài này.
  7. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    buiquochuy
    Viện sĩ
    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài


    Thắc mắc của Goldfish:

    Theo thuyết thứ tư nêu trên thì Tết Đoạn ngọ là “ngày lễ kỷ niệm hiền nhân Giới Tử Thôi”; nhưng lại có nhiều bài viết chỉ ra rằng Giới Tử Thôi liên quan đến Tết Hàn Thực (ngày mùng 3 tháng 3). Thuyết nào đúng?

    Ông Giới chết do lửa nên cúng ổng phải kỵ lửa nên ngày kỵ ổng phải là ngày ăn đồ nguội mồng 3 tháng 3.
    Ông Khuất chết do nước nên không lý gì phải kỵ lửa.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
    ------ thích bài này.
  8. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Song Ngư: Thread này bên E thu vien con nhiều lắm nhưng thực sự là mình đuối quá rồi, không post tiếp nổi nữa, với cả thấy các tranh luận bắt đầu đi theo hướng lan man, khó quản lý nên Cá mình xin dừng ở đây nhé các bạn. Nếu muốn tìm đọc tiếp những tranh luận này thì vào Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bắt đầu xem từ trang 27 trở đi nhé. Mìnhnghĩ là tuy ETV sẽ đóng cửa vào 12h tối nay nhưng nội dung chắc sẽ vẫn còn lưu đâu đó trong phần Cached nhỉ??? ^^

    Chúc các một ngày may mắn
     
    Last edited by a moderator: 13/10/13
    ------ thích bài này.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Bữa trước @sannyas60 có mở topic về phong trào Văn_Nhân_Giai-Phẩm, tuy đúng là vấn đề có liên quan đến sách và ... nhưng đây là một chuyên đề rất nhạy cảm cả trước, nay và về sau nữa, chỉ không thận trọng một chút thôi là chúng ta rất dễ sa lầy... mình tuy không trực tiếp chứng kiến giai đoạn ấy nhưng sau đó có biết khá nhiều... nên mình đã post mail (PM) cho @sannyas60 và đã close topic; rất tiếc là các bạn mất đi một cơ hội trao đổi với nhau để biết thêm nhiều góc cạnh của một vấn đề 'rất gai' trên mặt trận Văn hóa Tư tưởng... Để bảo toàn, mình buộc lòng phải đóng thread. Cũng tiếc lắm nhưng mong các bạn thông cảm và thứ lỗi...
    Nhận thấy chủ đề như vậy cũng là rất hay nên mình đã chuyển thread 'Ai biết... giải thích giùm' về Bàn Trà để phụ thêm một góc chơi Nhân văn nữa trên Diễn đàn Sách của chúng mình.


    Topic nầy cũng nêu ra một 'thắc mắc lớn' trong văn học sử nước nhà, phong trào là rất nổi tiếng nhưng 'hiếm khi được' sử sách ghi nhận cho đầy đủ và thấu đáo theo dòng thời gian,...

    Đó là về phong trào Văn Thân hay còn gọi là phong trào 'Bình Tây sát tả' _ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    "Phong trào Văn Thân là một phong trào quần chúng do các nho sĩ Việt Nam lãnh đạo với mục tiêu "bình Tây, sát Tả" (nghĩa là: "dẹp người Pháp, giết người Công giáo") để cứu nước. Phong trào này khởi phát từ năm 1864 bằng cuộc bãi thi của sĩ tử trong kì thi Hương tại các trường miền Bắc và miền Trung nhằm phản đối triều đìnhnhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhượng 3 tỉnh miền Đông của Nam phần cho Pháp. Trong những năm tiếp theo, phong trào này bùng phát dữ dội tại Nghệ An và Hà Tĩnh do tú tài Trần Tấn và học trò của ông là tú sinh Đặng Như Mai lãnh đạo. Phong trào Văn Thân tự phát mà không có lệnh chính thức của vua, cho đến năm 1885 thì nó nương theo nghĩa khí của Phong trào Cần Vương do Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi phát động. Nhưng có ý kiến cho rằng vì Văn Thân quá tay tàn sát bừa bãi người Công giáo cho nên về sau, Phong trào Cần Vương đã loại Văn Thân ra khỏi công cuộc kháng chiến chống Pháp của họ.

    Văn Thân là tên ghép của chữ "Văn" nghĩa là "chữ", chỉ những người có học thức (ở đây là Nho học) và "Thân" nghĩa là dải thắt lưng bằng lụa của các viên chức nhỏ thời xưa. Như vậy, lực lượng chính của Văn Thân là giới trung gian giữa nhà cầm quyền phong kiến với dân chúng, bao gồm các sĩ tử, các nhân sĩ hay thân sĩ. Họ biết chữ Nho nên có khả năng đọc và hiểu được các lệnh, yết thị của triều đình để truyền đạt lại cho dân chúng nên nhìn chung họ được lòng dân chúng...

    Trên Wiki cũng ghi nhận là bài viết còn đang được phát triển, còn sơ khai...
    Bạn có thể đóng góp để bài hoàn thiện hơn..."
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/6/15
    teacher.anh, ------ and sannyas60 like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TỪ TOBACCOS ĐẾN NICOTINE
    &

    TÁC DỤNG CỦA CÂY THỐC LÁ


    4.000 năm lịch sử

    Cây thuốc lá hoang dại đã có mặt trên trái đất trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/10/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos.

    Năm 1561, Jean Nicot, đại sứ Pháp ở Lisbone, đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de Medici, người bị chứng đau nửa đầu. Bột thuốc lá khiến bà hắt hơi, cơn đau dịu đi. Điều đó làm giới quý tộc Pháp ngạc nhiên, nhưng lại khởi đầu cho việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời trang trong giới qúi tộc. Để tỏ lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicotine.

    Tuy nhiên, sang thế kỷ XVII, thuốc lá đã gây ra tranh cãi ở châu Âu và phân chia quan điểm xã hội, nhưng chính phủ không thể ngăn cấm vì những khoản tiền khổng lồ thu được từ thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia. Và từ đó cho đến nay, cây thuốc lá đã phổ biến toàn thế giới và người ta vẫn sử dụng nó như một cách giải trí không thể bỏ qua. Bởi vậy mà, thuốc lá có nhiều cơ hội gây ra rất nhiều căn bệnh như: ung thư phổi, vòm họng, các bệnh về tim mạch và hô hấp…

    upload_2015-7-28_9-42-24.png
    Các nhà khoa học đã chứng minh rằng,
    cây thuốc lá có nhiều lợi ích tiềm tàng...

    Theo một thống kê gần đây, 50% người nghiện thuốc lá chết ở lứa tuổi trung niên.

    Nhưng gạt ra ngoài những cảm nhận thú vị khi nhâm nhi một điếu thuốc và độc hại mà nó mang đến,... Các nhà khoa học trên thế giới đã dành nhiều năm nghiên cứu về lợi ích của cây thuốc lá và phát hiện nó còn tiềm tàng khả năng chữa bệnh vô cùng quý giá. Điều này có vẻ đi ngược lại với những cảnh báo sức khỏe lâu nay chúng ta vẫn được nghe, nhưng lại là sự thật.


    Cây thuốc lá: Trị tiểu đường và viêm khớp

    Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Italia cho biết, cây thuốc lá có thể được dùng làm phương thuốc điều trị căn bệnh tiểu đường và viêm khớp. Trong lá của loại cây này chứa số lượng lớn interleukin-10. Đây là loại chất có tác dụng chống viêm và miễn dịch. Bệnh nhân có thể dùng trực tiếp loại lá này để điều trị bệnh mà không cần qua tinh chế hay chiết xuất.

    Nhóm các nhà khoa học Italia đã làm thí nghiệm với các chú chuột. Họ cho những chú chuột bị bệnh viêm khớp ăn lá cây thuốc lá và thấy rằng sức khoẻ của chúng dần được cải thiện.

    Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để tìm cách chữa trị viên khớp và tiểu đường bằng cách cho bệnh nhân dùng kết hợp loại lá này với các thuốc bổ trợ khác.


    Cây thuốc lá: khắc tinh của ung thư

    Các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Y khoa Jefferson đã thành công trong việc dùng cây thuốc lá để sản xuất những kháng thể đơn dòng, có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này cho phép tạo ra những kháng thể tiêu diệt khối u với chi phí thấp nhất và có thể được áp dụng ở người trong tương lai.

    Kháng thể là những protein, gamma-globulin được sản xuất bởi hệ miễn dịch. Chúng có đặc tính là nhận dạng và đặc biệt kết nối với kháng nguyên (một cấu trúc hóa học bổ sung). Các tế bào khối u chứa những kháng nguyên trên bề mặt nên từ cây thuốc lá có thể sản xuất những kháng thể đặc thù chống lại những kháng nguyên này. Nhưng cho tới nay cách này rất tốn thời gian và đắt tiền. Do đó giải pháp sử dụng cây thuốc lá chữa ung thư rất quý giá.

    Hiện tại các nhà khoa học đã dùng cây thuốc lá để sản xuất những kháng thể tiêu diệt tế bào ung thư ruột già ở người. Để kiểm tra tính hiệu quả của những kháng thể này, họ đã cấy những khối u ở những con chuột, sau đó tiêm kháng thể globulin cho chúng.

    Các kết quả đầu tiên cho thấy sự phát triển của khối u đã bị ức chế tương tự như cách của những kháng thể được sản xuất bởi loài chuột. Giai đoạn tiếp theo sẽ là thử nghiệm ở người để đưa ra kết luận chính thức cho việc sản xuất thuốc.


    Chống bệnh dại bằng cây thuốc lá biến đổi gene

    Các nhà khoa học Anh và Mỹ đã bổ sung thành công ADN mã hoá kháng thể chống bệnh dại ở người vào cây thuốc lá. Thử nghiệm cho thấy kháng thể từ thực vật được chuyển đổi gene này rất có hiệu quả trong việc chống virus gây bệnh.

    Virus gây bệnh dại được truyền sang người qua vết cắn của động vật nhiễm bệnh. Chúng có thể “ngủ yên” trong nhiều tuần hoặc hàng năm trước khi gây tử vong cho con người. Bác sĩ chỉ có thể ngăn chặn virus bệnh dại bằng các kháng thể lấy từ ngựa hoặc người đã nhiễm bệnh.

    Tuy nhiên, kháng thể từ ngựa có thể gây phản ứng bất lợi và quá trình phân lập kháng thể từ người rất tốn kém. Vì thế kháng thể chống bệnh dại thiếu rất nhiều. Các chuyên gia cho rằng, sản xuất kháng thể an toàn, rẻ tiền từ thực vật sẽ rất hữu ích trong công tác phòng bệnh sau khi bị động vật mang virus dại cắn. Mỗi năm trên thế giới có hơn 10 triệu người nhận được các protein miễn dịch này, hay còn được gọi là globulin miễn dịch, nhằm ngăn ngừa bệnh dại.

    Ban đầu, kháng thể do cây thuốc lá chuyển đổi gene tạo ra có thể vô hiệu hoá virus gây bệnh dại trong các tế bào của chuột tại phòng thí nghiệm. Sau đó, khi tiêm virus gây bệnh vào cơ thể của chuột đồng, chúng có hiệu quả không kém gì globulin miễn dịch từ người hoặc động vật có vú và đặc biệt không gây phản ứng bất lợi hoặc dị ứng.

    Hiện tại chưa có phương pháp điều trị bệnh dại. Do vậy, phòng bệnh ngay sau khi bị động vật nhiễm virus dại cắn có ý nghĩa sống còn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra lời khuyên: người bị động vật dại cắn nên tiêm kháng thể trong vòng vài giờ cho dù họ đã được tiêm vaccine phòng dại trước đó. Nguyên nhân là vì vaccine phải mất một thời gian lâu hơn nhiều mới có thể tấn công virus gây bệnh dại trong cơ thể. Các bác sĩ hy vọng kháng thể từ cây thuốc lá chuyển đổi gene sẽ an toàn và hiệu quả ở người.


    Theo Thùy Dương.
    (Nguồn Suckhoegiadinh.com.vn)​

    ______

    (*) Tựa đề do chúng tôi đặt lại theo 'Văn phong' Trà nhà. ;)! _ (tdc).
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/7/15
    teacher.anh and Zhiqiang like this.
  11. Ducko

    Ducko Lớp 4

    Hôm nay đọc báo mạng thấy dùng từ "đắng đót". Đây là từ hoàn toàn mới đối với em, em chưa dùng, chưa nghe bao giờ. Tra trên Google thì thấy khá nhiều bài báo dùng chữ này, vậy có thể suy đoán đây là một từ phổ biến và chính thống (?).
    Nhưng thực sự em không hiểu từ "đắng đót" này nghĩa là gì. Nhờ các bác chỉ giùm. Từ ngày tham gia soát lỗi chính tả mới thấy tiếng Việt mình kém thật!.
     
    tducchau thích bài này.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    cute_smiley15
    Hí bác 'duc ko'! :D! Ủa... À... Chắc 'lảo' 'vật nhau với Cụ Ông' chưa 'đã' nên tính 'kím thim Cụ Bà' luyện chữ' chăng...
    Há há... Ai 'bẩu ngày xưa' tự tin tiếng Việt giỏi chi mờ 'dờ' 'mới' 'một từ phổ biến và chính thống' đã 'na nàng' vậy! :p! ... Há há...

    Cám ơn Bạn nhiều! Khi cùng Dự án... 'vượt vũ môn' năm quyển đầu, 'đảm bảo' các bạn sẽ tự hào thực sự về tiếng và chữ Việt! :)!

    'Đắng đót', đúng là 'phổ biến và chính thống' ở Việt Nam 'đã' trên ba thế kỉ nay! Tuy nhiên, không nhiều người hiện nay còn biết 'mấy chữ' nầy, cho dù 'đầy bụng chữ nghĩa...' và 'không kém' tiếng Việt! :D!...

    Rất thích thú và 'đồng cảm' với @Ducko về 'đắng đót'... :)!
    Mời Bạn cùng 'thưởng thức một chút 'đắng đót' Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link qua giọng ca Khánh Ly nha! :)!

    ... Đắng đót giọt khuya trào... (THUYỀN THƠ)
    ... đắng đót | Miền Ngược Gió
    ... Đắng đót Yên Khê.
    ... Đắng đót mưu sinh trên sóng nước miền Tây:
    Thương người thương cả mái chèo trên sông.
    “mảnh riêng đắng đót bấy lâu”


    Đơn giản nhé, đắng đót = đắng, buồn rầu, đau đớn,... (Theo Từ điển từ cổ, Vương Lộc, tr. 56, Nhà xuất bản (Nxb.) Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2001).
    :rose:3D_14:rose:
    3D_16
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/15
  13. Ducko

    Ducko Lớp 4

    Đắng thiệt, công nhận! Cảm ơn bác @tducchau nhiều.
     
    tducchau thích bài này.
  14. Ducko

    Ducko Lớp 4

    Các bác cho em hỏi, nhà báo viết như vầy là đúng hay sai? Theo em phải là "Nghiện" hoặc "Ghiền" chứ "Nghiền" thì nó nát bét ra à?
    [​IMG]

    Bác @tducchau ú ù?
     
    dtpmai189, Heoconmtv and tducchau like this.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Ầy... chuyện 'giựt Tip' là 'thường nhựt' của 'làng Báo' mừ, 'no chi' @Ducko!
    Mình chỉ 'ngán & lo' bác luyện 'Cực quyền' 'tẩu hỏa' thôi! :p!
    Túng nhiên! &, 'may mắn' (!), 'nghiền' ở đây cũng có nghĩa bác ợ, 'nghiền_ngẫm' mà... 'hạp lạc' với 'ngữ cảnh' 'người đọc' là ngài Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu, Franz Jessen. :)!
    Nếu 'mí bác' độc giả' như anh Chí, chị Nở, cụ Bá... của 'nàng' Vũ Đại ngày ấy,... mà cũng 'nghiền' nữa... em chắc cũng 'nhảy đông đổng' như bác luôn... :D!
     
  16. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, thì nghiền có những nghĩa sau:
    I. Nghiền, đg, 1 Làm cho nát vụn ra bằng cách vừa ép mạnh vừa chà sát nhiều lần. Nghiền thức ăn cho gia súc. Máy nghiền đá. Nghiền bột. 2 (kng.). Đọc, học rất kỹ. Nghiền sách. Nghiền môn toán.

    II. Nghiền đg.(ph.). Nghiện. Nghiền ma túy.
    [​IMG]
    Theo thiển ý của em thì câu trên đúng, chắc do ít người dùng cách nói này nên chúng ta thấy lạ lẫm. Các cao nhân cho ý kiến thêm.
     
  17. Ducko

    Ducko Lớp 4

    Cảm ơn các bác nhiều. Chữ nghĩa là chuyện đáng để chúng ta nghiền cute_smiley15
     
    dtpmai189, tducchau and teacher.anh like this.
  18. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Bác đọc 6 cuốn Chuyện đông, chuyện tây của An Chi cũng bổ ích lắm đấy, trong đó phần nhiều cũng là chuyện chữ nghĩa thôi.
     
    tducchau and Ducko like this.
  19. Ducko

    Ducko Lớp 4

    Nói về Chuyện Đông Chuyện Tây (CĐCT) của An Chi, hồi xưa được đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay. Hồi đó mình thường mua (mướn, mượn, xin, đọc ké...) tạp chí này cũng một phần vì mục CĐCT, chứ phần lớn nội dung trong đó là chuyện tầm phào. Tuy nhiên, càng về sau, những vấn đề đưa ra và những biện giải của tác giả trở nên quá sa đà vào việc thể hiện kiến thức thông kim bác cổ của cá nhân, đào bới sâu vào những viện dẫn nặng tính hàn lâm khó kiểm chứng. Thêm vào đấy là văn phong trong lúc tranh luận càng ngày càng có vẻ gắt gao, ngoa ngoắt. Từ đó dần dần mình không thấy thích thú với chuyên mục ấy nữa. Sau nghe nói có xuất bản một bộ tổng hợp lại các bài đã xuất bản trên tạp chí, nhưng mình không quan tâm nữa.
     
    dtpmai189, tducchau and Heoconmtv like this.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Ý... từ có ngữ nghĩa mới nà... thích quá... 'a nhô' bác @Ducko giúp giùm em 'giải sự' chỗ 'nhày' với: "...
    Quá hay, quá 'hỉm'! :D!
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này