Thảo luận Ai biết ... giải thích giùm.

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Song Ngư, 5/10/13.

Moderators: amylee
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2008
    Nơi Cư Ngụ: Somewhere out there...
    Bài gởi: 161
    Xin cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 430 lần trong 133 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Mình có một vài thắc mắc nhỏ về ngữ pháp và chính tả ai biết trả lời giùm:
    - Thứ nhất: khi đã dùng từ "và" trong câu thì trước nó có cần dùng dấu "," nữa không? Theo như mình học hồi nhỏ thì đã "và" rồi thì không cần "," nữa, thêm vào là thừa. Nhưng sau này đọc rất nhiều sách, đặt biệt là sách dịch có dấu "," đứng trước chữ "và". Tìm đọc những quyển sách tiếng Anh cũng thấy trường hợp đó. Vậy thế nào là đúng?

    - Thứ hai: tác dụng của dấu ";" là gì? Khi nào thì dùng nó? Mình cảm thấy cái dấu này nó hơi thừa thãi làm sao ấy. Đọc một số sách thì thấy nó thường đứng giữa hai câu có đầy đủ ý, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, vậy tại sao không dùng dấu "." mà lại dùng ";" ?

    - Thứ ba: Mình thường bị lẫn lộn một số từ, đặt biệt là từ chỉ gồm 1 phụ âm và nguyên âm "y" (hoặc "i"). Vì thực sự có rất nhiều sách, cả từ điển dùng cả hai nguyên âm này đều cùng nghĩa nhưng một số người cứ nhất định cho rằng chữ "y" mới đúng, "i" là sai. Vậy có nhất thiết phải là "y" ? (ví dụ: kỳ lạ - kì lạ, địa lý - địa lí...)

    - Thứ tư: Các từ chỉ phương hướng như: Đông, Tây... có cần viết hoa?

    Những điều này tuy nhỏ nhặt nhưng sai thì giống như mình chưa học hết phổ thông vậy nên ai biết thì chỉ giùm mình.
    __________________
    Công ty VA chúng tôi luôn tiếp thu ý kiến của khách hàng. Đơn cử trường hợp khiếu nại: "100 lần thì 90 lần tôi bay với VA bị trễ chuyến, 10 lần còn lại thì bị huỷ." đã được chúng tôi trích dẫn công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  2. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọd cô nương

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Jul 2006
    Bài gởi: 140
    Xin cảm ơn: 162
    Được cảm ơn 3,662 lần trong 89 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Câu 1& 2:

    Dấu phết (dấu phẩy):
    Dấu phết có thể làm thay đổi nghĩa một câu, và đây là một thí dụ thường gặp:

    Chưa bao giờ ta thấy tình thế đáng mừng như bây giờ.
    Viết như vậy (không có dấu phết sau chữ mừng) thì có nghĩa là: tình thế bây giờ đáng mừng hơn bao giờ hết.

    Nếu thêm dấu phết ở sau chữ mừng:

    Chưa bao giờ ta thấy tình thế đáng mừng, như bây giờ.
    Nghĩa sẽ khác: chưa bao giờ ta thấy rõ như bây giờ là tình thế đáng mừng, song theo tôi, dấu phết dùng như vậy không đắc thế, có vẻ gượng.

    Dấu phết có thể đứng trước chữ và.

    Thí dụ: Em nhỏ đó ngoan, lễ phép và siêng học lắm.
    Nếu có thêm dấu phết ở sau chữ lễ phép thì ta phải ngừng lại một chút và chú ý tới đức siêng học của em, đức mà người viết muốn nhấn mạnh vào:

    Em nhỏ đó ngoan, lễ phép, và siêng học lắm.

    Dấu chấm phết (dấu chấm phẩy):

    Có công dụng rất lớn, nhất là trong những đoạn tả cảnh, dấu chấm không chỉ được tính cách liên kết của cảnh bằng nó, còn dấu phết thì lại kém phần cách biệt.

    Maeterlinck đã nhận thấy vậy, và lối chấm câu đầy ý nghĩa của ông trong đoạn văn dưới đây đáng cho ta phân tích:

    Tại tất cả các cửa sổ người ta chỉ trông thấy nhị tì; nó ăn lần tới vườn của biệt trang; và kìa, những mộ mới nhất tiến xuống đến ao. Người ta mở nắp quan tài, tôi đi khép cửa sổ lại.

    Câu trên, ông dùng hai dấu chấm phết để chỉ rằng ba chi tiết trong một câu có tính cách biệt, nhưng cùng thuộc một cảnh chung là cảnh nhị tì. Ở câu dưới ông chỉ hạ một dấu phết vì hai ý mở nắp quan tài và khép cửa sổ có liên lạc mật thiết (liên lạc nhân quả) với nhau.

    Trước chữ nhưng hay nhưng mà, ta có thể dùng dấu phết, dấu chấm phết hay dấu chấm, tùy ta muốn độc giả ngừng mau hay lâu.

    Thí dụ:
    Tài ông ấy lớn nhưng đức ông ấy kém.
    Không dùng dấu phết ở trước chữ nhưng: câu văn không có gì đặc biệt

    Tài ông ấy lớn, nhưng đức ông ấy kém.
    Có dấu phết. Ta đã hơi muốn nhấn mạnh vào ý đức kém rồi.

    Tài ông ấy lớn; nhưng đức ông ấy kém.
    Dấu chấm phết: nhấn mạnh hơn một chút nữa.

    Tài ông ấy lớn. Nhưng đức ông ấy kém.
    Dấu chấm. Rõ ràng là ý ta muốn chê ông ấy.

    (Luyện văn – Nguyễn Hiến Lê, tr.115,Nxb Văn hóa)

    Câu 3:

    Chữ I (I ngắn) và chữ Y (Y dài) đứng một mình hay đứng sau một phụ âm đọc cũng như nhau. Nhưng khi hai chữ ấy đi theo một nguyên ấm khác để lập thành một vần ghép, thì thành ra hai âm khác nhau:
    AI, AY; UI; UY v.v…

    Chữ I và Y chỉ khác nhau ở chỗ ấy mà thôi. Cách dùng hai chữ này khi đứng sau một phụ âm thì không nhất định; người ta có thể tùy ý mà viết:

    LI hay LY; MI hay MY; QUI hay QUY

    Nhưng khi có một âm I đứng liền trên chữ phụ âm:CH, M, N, P hay T, thì viết chữ I
    ICH, IM, IN, IP, IT
    Đó chỉ là thói quen mà thôi, chứ không lấy gì làm chuẩn đích nhất định.

    (Văn phạm Việt Nam – Trần Trọng Kim, tr15, Nxb Tân Việt)

    Câu 4: Theo cayphong thì những từ chỉ phương hướng như Tây, Đông viết hoa tùy trường hợp.

    Khi bạn dùng để đại diện cho sự khác nhau giữa hai nền văn hóa thì phải viết hoa.
    Vd: Văn hóa phương Đông và phương Tây có rất nhiều điểm khác nhau.

    Khi bạn dùng để chỉ phương hướng chung chung thì không cần viết hoa.
    Vd: Nhà tôi nằm ở phía đông thành phố.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Bổ sung thêm ý nghĩa của dấu chấm phẩy

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Aug 2007
    Bài gởi: 63
    Xin cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 857 lần trong 89 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Bổ sung thêm ý nghĩa của dấu chấm phẩy
    [HR][/HR]Thiên Nga xin bổ sung thêm ý nghĩa của việc sử dụng dấu chấm phẩy, cũng là để kiểm tra xem từ trước đến giờ mình hiểu như thế có đúng hay không, vì có thể TN chỉ dùng một cách cảm tính hoặc chỉ nhớ mang máng về ngữ pháp tiếng Việt mình đã được học hồi cấp 2 (Trung học cơ sở):

    Theo TN thì dấu phẩy là dùng để ngắt câu, còn dấu chấm phẩy không những để ngắt câu mà còn để liệt kê và nhấn mạnh rằng những ý (hay câu) này cùng loại và ngang cấp nhau. Thay vì xuống dòng và gạch đầu dòng nhưng lại viết thành hàng ngang thì dấu chấm phẩy được xem như thay cho dấu gạch đầu dòng.

    Ví dụ 1:

    ...Với những nhân viên mong muốn vươn lên làm quản lý hay những người đã làm quản lý thì có thể cho thi dưới hình thức trắc nghiệm tất cả các chỉ số: IQ (Intellligent Quotient - Chỉ số thông minh); EQ (Emotinal Quotient - Chỉ số cảm xúc); CQ (Creative Quotient - Chỉ số sáng tạo); AQ (Adverse Quotient - Chỉ số nghịch cảnh)…


    Ví dụ 2:

    Từ năm 2000, Tổng cục Bưu điện* đã cấp một số giấy phép dịch vụ viễn thông cho: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL); Công ty Viễn thông điện lực (ETC); Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), sau khi nhận được giấy phép SPT đã ký hợp đồng hợp tác thương mại với đối tác Hàn quốc (Viễn thông SLD);Công ty Truyền thông Điện tử Hàng Hải (VISHIPEL)…

    Thêm một ý góp với chủ đề này, cũng là để được học hỏi thêm. Xin cám ơn và chúc "cả nhà" vui. [​IMG]

    -------------
    *Tổng cục Bưu điện: Tổng cục Bưu điện là tên trước đây, bây giờ đã thay đổi.
    __________________
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  4. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Phần thắc mắc của baongoc9889 vậy là tương đối ổn.Nay đến lượt mình.
    Mới mua được cuốn thơ Trần Dần. Đọc được và hiểu được vài bài, trong đó có Trường ca Nhất Định Thắngmột thời tai tiếng (nổi tiếng và tai họa). Nhưng đến cái biến tấu chữ biến tấu âm thì...

    Ba bài tập (1963)

    Quả đất

    Tôi nhất thích công tác
    Xột quả đất...
    Khi thạt người người lạt xà lạt xạt
    Khi xột ngày xần xật
    Thoang đùi chưa bẹn lột
    Thường chiều mắt sạt
    Tôi nhìn xồn xột...
    Đường thạc
    Thấn chân hoàn hoạt bộ hành

    Quả đát

    Tôi nhứt thích
    công tác xựt quả đất...
    Quả đát
    Quả đoác
    Lạt mùa trên quả đoạc
    Đột người lựt xựt
    Thào thạc nhật
    Mặt trời lột
    Tôi đi phèn quả đật
    Tôi thít quả đát...
    quả đoác quả đoạc
    ...quả đoạc
    Tôi thít côm tát nịt chít
    khít mít nuỵt chuỵt
    huỵt...ở quả đoạt

    Quả đạt

    Ở quả thoạt
    tôi hát - tôi mát - tôi xạt
    tôi ngạt - tôi thạt - tôi đạt
    tôi phạt - tôi lạc tạc
    tôi tác vác - tôi xốc lốc
    tôi thúc - tôi múc - tôi xúc
    tôi đúc - tôi khục - tôi pục
    tôi đục - tôi đoác
    tôi tát - tôi tạt - tôi vạc
    tôi đạc...tôi nhìn gừm gựt
    tôi ghì xồn xột...
    ở quả đạt

    (Đảm bảo sao y chính bản)

    Cái gì vậy trời. Huy tôi cũng võ vẽ làm thơ. Nhưng thơ này thì Huy tôi bí rì rị. Có lẽ Trần Dần viết nhịu đi trước thời đại phải không admin TVE. Có lẽ Huy tôi phải chui vào trong hũ xem trong ấy tối như thế nào (?!)

    Ai biết giải thích giùm.

    -----------
    Lời bàn... ra của Goldfish: "Bó tay chấm cơm"!
    Lời bàn... biến tấu-biến tẩu của vvn: "Pó tay chắm cơm - Bò tây đớp cơm"
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  5. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Jun 2007
    Nơi Cư Ngụ: Ngẫu nhiên
    Bài gởi: 267
    Xin cảm ơn: 710
    Được cảm ơn 8,080 lần trong 244 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Phải nói rằng cụ Trần Dần cách tân và thể nghiệm thơ hơi bị khiếp. Bản thân tôi thấy rằng sự cách tân của cụ có phần mò mẫm và thiên về hình thức hơn là nội dung, và ngay cả những Cổng tỉnh và Mùa sạch mà nhà thơ Dương Tường ca ngợi những gì gì đó, tôi cũng tự thấy mình nuốt không trôi. Cũng có thể tại Trần Dần đi trước thời đại quá xa nên người thời này và những kẻ ít học là chúng ta chưa hiểu được chăng ?

    Thơ ông, tôi thích những bài thơ viết theo kiểu cũ hơn.
    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]"Thấy vui muốn cười cứ cười
    Thấy buồn muốn khóc là khóc.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét.
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêụ "
    [/TD]
    [/TABLE]



    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Tôi khóc những
    chân trời
    không

    người bay
    Lại khóc những người bay
    không có
    chân trời
    [/TD]
    [/TABLE]


    ________________
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  6. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trần Dần cách tân thơ nhưng dường như ông đi quá đà.Trong hai phần chữ và nghĩa thì ông thiên về chữ hơn.Như là trường phái tranh ấn tượng vậy.Do đó có bài thơ ông trình bày như một bức họa.Có những bài thơ đầy những từ tượng thanh hoặc chẳng...tượng cái gì cả như trên đây.Nhưng mình nghĩ thơ chủ yếu để đọc chứ ít ai dùng để xem (trừ Nguyễn Duy).Thành thử cái cách tân của Trần Dần có lẽ không đi tới đâu.
    Nhưng hình như câu "Yêu ai cứ bảo là yêu..." là của Phùng Quán chứ.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  7. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Tham gia ngày: Jan 2007
    Bài gởi: 1,193
    Xin cảm ơn: 751
    Được cảm ơn 16,105 lần trong 1,077 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của buiquochuy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nhưng hình như câu "Yêu ai cứ bảo là yêu..." là của Phùng Quán chứ.
    [/TD]
    [/TABLE]

    Đúng là của Phùng Quán (Lời mẹ dặn).

    Lời Mẹ Dặn

    Tác giả: Phùng Quán

    Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
    Mẹ tôi thương con không lấy chồng
    Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
    Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
    Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
    Ngày ấy tôi mới lên năm
    Có lần tôi nói dối mẹ
    Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
    Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
    Ôm tôi hôn lên mái tóc
    - Con ơi
    trước khi nhắm mắt
    Cha con dặn con suốt đời
    Phải làm một người chân thật.
    - Mẹ ơi, chân thật là gì?
    Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
    Con ơi một người chân thật
    Thấy vui muốn cười cứ cười
    Thấy buồn muốn khóc là khóc.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét.
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêụ
    Từ đấy người lớn hỏi tôi:
    - Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
    Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
    - Bé yêu những người chân thật.
    Người lớn nhìn tôi không tin
    Cho tôi là con vẹt nhỏ
    Nhưng không ! những lời dặn đó
    In vào trí óc của tôi
    Như trang giấy trắng tuyệt vờị
    In lên vết son đỏ chóị
    Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
    Đứa bé mồ côi thành nhà văn
    Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
    Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
    Người làm xiếc đi giây rất khó
    Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
    Đi trọn đời trên con đường chân thật.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêụ
    Tôi muốn làm nhà văn chân thật
    chân thật trọn đời
    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
    Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
    Bút giấy tôi ai cướp giật đi
    Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

    1957
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  8. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Có hai bài thơ kết thúc toàn bằng chữ mùa trong di cảo Mùa Sạch của Trần Dần.Trong di cảo này,Trong - Sạch - Sáng - Mùa là bốn từ được lấy làm chủ đề chính.Còn hay hoặc dở thì tùy cảm nhận (theo Dương Tường thì da diết hay).Hai bài đó là Thích toàn mùa Trên quả đất mùa

    Thích toàn mùa

    Tôi thích mùa sen gồm cả sen mùa
    Gồm cả cánh tem mùa
    Gồm cả lạt nem mùa
    Gồm cả cốc kem mùa
    Gồm cả cột đèn mùa

    Tôi thích mùa mây gồm cả mây mùa
    Gồm cả cây mùa
    Gồm cả nốt giày mùa
    Gồm cả cầy mùa
    Gồm cả gậy đầy mùa
    Gồm cả cói đay mùa
    Gồm cả cối chày mùa
    Gồm cả bánh dày mùa

    Tôi thích nhất mùa lũ gồm cả lũ mùa
    Gồm cả vũ mùa
    Gồm cả giặt giũ mùa
    Gồm cả nụ mùa
    Gồm cả gụ mùa

    Tôi thích nhất mùa mun gồm cả mun mùa
    Gồm cả phun mùa
    Gồm cả ếch lươn mùa
    Gồm cả phùn mùa
    Gồm cả bùn mùa

    Tôi thích nhất mùa nấm gồm cả nấm mùa
    Gồm cả sấm mùa
    Gồm cả thụ phấn mùa
    Gồm cả lấm mùa
    Gồm cả thị trấn mùa
    Gồm cả chuyển vận mùa
    Gồm cả nhận mùa
    Gồm cả sen mận mùa
    Gồm cả bổn phận mùa

    Tôi thích nhất mùa ngâu gồm cả ngâu mùa
    Gồm cả trầu mùa
    Gồm cả nhịp cầu mùa
    Gồm cả nước màu mùa
    Gồm cả chũm cau mùa
    Gồm cả phau phau mùa
    Gồm cả rể dâu mùa
    Gồm cả cô dâu mùa
    Gồm cả phù dâu mùa
    Gồm cả phù rể mùa
    Gồm cả hai họ mùa
    Gồm cả xóm mùa

    Gồm cả ru ri cô dì mùa
    Gồm cả lạc xạc chú bác mùa
    Gồm cả cưới xin linh đình mùa

    Tôi thích cả trong họ ngoài làng mùa

    Cả trong họ ngoài làng mùa tôi thích


    Đấy là bài Thích toàn mùa.Còn bài Trên quả đất mùa cũng toàn mùa như vậy.Mệt quá các nhà thơ ơi.Cái trò đùa chữ nghĩa các nhà thơ còn định làm khổ bọn hậu sinh chúng tôi đến bao giờ.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  9. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Viện sĩ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Còn đây là một trong 17 thiên Jờ Joạcx của Trần Dần.

    Thiên IX

    mưa truồng
    jải jích jus jâu...thì kệ cái tát 1 bát sẹo 1 lẹo vú 1 bú đít 1 lít nách 1 jạch tóc 1 móc họng 1 nọng thở 1 hở jốn 1 nọm nín 1 mím ngực 1 chực cắn 1 nắn thẹn 1 đẹn kén 1 nén xác

    1 es píc 1 híc bẹn 1 lẹm nguýt
    1 quít háng 1 jạng sáng 1 tháng hóc
    1 jọc đùi 1 mùi môi

    1 chồi vai 1 nhài nịt 1 thít mông 1 lồng mầm 1 thâm hột tất cả 1-9-6-3 hạt hài nhi xin đi và u ti ngoài tử cung ni lông hồng Vạn lịc

    kệ CÁI TÁT . . . jây nữ điện thoại joai joai lò sưởi nguội

    Mưa . . . mưa . . . mưa
    mưa
    tôi đi thìn thịtx
    phố mưa đôi mắt thịtx
    tù mù

    Không ai giải mã được cái này sao.Tù mù.Chắc Huy tôi phải trả lại nhà sách cuốn thơ này quá,dù có phải đền tiền.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  10. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Sep 2007
    Nơi Cư Ngụ: Xì Gòn
    Bài gởi: 69
    Xin cảm ơn: 350
    Được cảm ơn 506 lần trong 36 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Cho hỏi về dấu $
    [HR][/HR]Chào các bác [​IMG]

    Em cứ thắc mắc mãi cái ký hiệu $ này:

    + Anh A bảo ký hiệu này là để chỉ đồng đôla Mỹ (USD) thôi.
    Tức là 10 USD = 10 $

    + Anh B có ý kiến khác lại bảo $ là dấu đồng.
    Nghĩa là 100.000 đồng (VND) = 100.000 $


    Úi chà, nhức đầu quá đi mất [​IMG]. Bác nào biết mí cái này thì cứu em với. Cảm ơn các bác nhiều nhiều [​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  11. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thù thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2005
    Nơi Cư Ngụ: Global Village
    Bài gởi: 378
    Xin cảm ơn: 276
    Được cảm ơn 833 lần trong 170 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của Hi hi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thời trước 75, thấy trong mấy quyển Toán pháp lớp 4 hoặc lớp 5 có dùng ký hiệu $ thay cho chữ đồng, vì vậy có thể viết 10 đồng Việt Nam là 10$, nhưng sau ngày 30.04.1975 thì trong các sách toán cũng như trên báo chí không thấy viết ký hiệu $ thay cho chữ đồng nữa.
    Theo Hi hi biết thì như vậy.
    Cũng mong các bác khác giải thích cặn kẽ hơn.

    [/TD]
    [/TABLE]

    Cái này tôi hiểu sao nói vậy chứ không tường tận được.

    Kí hiệu $ chỉ đơn giản là nói đến tiền thôi, tuỳ ngữ cảnh mà có nghĩa VND (đồng VN) hay USD (US Dollar), hay ....

    Nhưng trong hợp đồng kinh tế hay giao dịch chính thức thì phải ghi rõ VND, USD hay EUR chứ không dùng $ được.

    [​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  12. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Nov 2006
    Nơi Cư Ngụ: Đào Hoa Đảo
    Bài gởi: 177
    Xin cảm ơn: 1,297
    Được cảm ơn 5,078 lần trong 173 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của ngocbich609 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chào các bác [​IMG]
    Em cứ thắc mắc mãi cái ký hiệu $ này:
    + Anh A bảo ký hiệu này là để chỉ đồng đôla Mỹ (USD) thôi.
    Tức là 10 USD = 10 $
    + Anh B có ý kiến khác lại bảo $ là dấu đồng.
    Nghĩa là 100.000 đồng (VND) = 100.000 $

    [/TD]
    [/TABLE]

    Currency-Symbol_Regions_of_the_World_circa_2006

    [​IMG]

    ___________
    Examples

    * ¤ Generic currency sign (used when the correct sign is not available)
    * ฿ Thai baht sign
    * ₵ Ghanaian cedi sign
    * ¢ Cent sign (a subdivision of dollars and some other currencies)
    * ₡ Colón sign (used in Costa Rica and in El Salvador)
    * ₫ Vietnamese đồng sign
    * € Euro sign (used in participating European Union member countries (Eurozone), a few small non-EU European microstates, Montenegro, and the regions of Kosovo)
    * ƒ Aruban Florin sign. Formerly used for the Dutch guilder – see also florin.
    * Ft Hungarian forint sign
    * ₲ Paraguayan guaraní sign
    * ₭ Lao kip sign
    * £ Pound sign (also used for the lira)
    * ₤ Lira (may be confused with or used for the pound)
    * ₥ Mill sign (a thousandth / one-tenth of a cent)
    * ₦ Nigerian naira sign
    * ₱ Philippine peso sign
    * P Botswana pula sign
    * Q Guatemalan Quetzal sign
    * R South African rand sign
    * Sk Slovak koruna sign
    * Rs. Rupee sign (used in India, Pakistan, Sri Lanka, Nepal, and Mauritius)
    o Rp rupiah sign in Indonesia
    o ৲ rupee mark (Bengal)
    o ৳ rupee sign (Bengal)
    * R$ Brazilian real sign
    * S/. Peruvian sol sign
    * $ Dollar sign (also used for many other currencies in the Americas, Australia and New Zealand, Hong Kong and elsewhere, such as the different pesos, and formerly for the Portuguese escudo as the cifrão; sometimes written with two vertical strokes)
    * ₮ Mongolian tögrög sign
    * ₩ Korean won sign (used in both South and North Korea.)
    * ¥ Chinese Renminbi yuan/Japanese yen sign
    * ₴ Ukrainian hryvnia sign
    * ₪ Israeli new sheqel sign
    * ៛ Cambodian riel sign
    * Lm Malta Lira sign
    * ﷼ Iranian Rial sign
    * Br Belarusian Rouble sign
    * zł Polish Złoty sign

    [edit] Formerly used currency signs

    * ₳ Argentine austral sign
    * ₢ Brazilian cruzeiro sign
    * ₰ pre-1945 German Reichsmark pfennig sign
    * ₯ Greek drachma sign
    * ₠ ECU sign (not widely used, and now historical; replaced by the euro)
    * ₣ French franc sign (formerly used in France. Most people preferred to write "FF" instead, and currently used in CFA and CFP franc areas)
    * ₤ Lira sign (formerly used in Italy, San Marino and Vatican City, and currently sometimes in Malta, also handwritten for GBP)
    * Kčs Czechoslovak koruna sign
    * Bs Venezuelan bolívar and Bolivian boliviano
    * ℳ pre-1945 German Reichsmark sign
    * ₧ Spanish peseta sign (formerly used in Spain and Andorra. Most people preferred to write "pts" instead .)
    * ƒ Dutch gulden sign, currently used in the Netherlands Antilles and Aruba

    Các bạn xem ở đây:
    Code:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [/TABLE]
     
  13. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Nov 2006
    Nơi Cư Ngụ: Đào Hoa Đảo
    Bài gởi: 177
    Xin cảm ơn: 1,297
    Được cảm ơn 5,078 lần trong 173 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Em thấy bài này, muốn biết tác giả và ý của bài thơ. Mong được biết tường tận.

    Ông Trời Chịu Thua

    Bây giờ tôi rất có quyền

    Hỏi ông trời: — chớ thuyền quyên là gì?

    Mà nhân gian nhớ li bì

    Từ thiên thư tới tám kỳ càn khôn

    Trời rằng: ngươi rất có quyền

    Hỏi như rứa đó... nhưng...

    — Nhưng sao

    — Nhưng ta không đủ thẩm quyền đáp đâu

    [/TD]
    [/TABLE]
     
  14. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trí thức

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Sep 2007
    Nơi Cư Ngụ: Phố biển hiền hòa :)
    Bài gởi: 310
    Xin cảm ơn: 399
    Được cảm ơn 10,071 lần trong 253 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của buiquochuy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Còn đây là một trong 17 thiên Jờ Joạcx của Trần Dần.

    Thiên IX

    mưa truồng
    jải jích jus jâu...thì kệ cái tát 1 bát sẹo 1 lẹo vú 1 bú đít 1 lít nách 1 jạch tóc 1 móc họng 1 nọng thở 1 hở jốn 1 nọm nín 1 mím ngực 1 chực cắn 1 nắn thẹn 1 đẹn kén 1 nén xác

    1 es píc 1 híc bẹn 1 lẹm nguýt
    1 quít háng 1 jạng sáng 1 tháng hóc
    1 jọc đùi 1 mùi môi

    1 chồi vai 1 nhài nịt 1 thít mông 1 lồng mầm 1 thâm hột tất cả 1-9-6-3 hạt hài nhi xin đi và u ti ngoài tử cung ni lông hồng Vạn lịc

    kệ CÁI TÁT . . . jây nữ điện thoại joai joai lò sưởi nguội

    Mưa . . . mưa . . . mưa
    mưa
    tôi đi thìn thịtx
    phố mưa đôi mắt thịtx
    tù mù

    Không ai giải mã được cái này sao.Tù mù.Chắc Huy tôi phải trả lại nhà sách cuốn thơ này quá,dù có phải đền tiền.

    [/TD]
    [/TABLE]

    Đúng là thơ gì mà đọc thấy rối cả mắt, cứ như đánh đố người đọc. Nhưng anh Huy cũng đừng vội trả sách cứ giữ lại cho chắc, biết đâu tư tưởng của Trần Dần đi trước thời đại thì sao, chờ vài chục năm nữa rồi hẵng tính...[​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  15. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,585 lần trong 1,092 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Tìm ngày Âm lịch

    Trong bài Bệnh án của Ngọa Triều Hoàng Đế, tác giả BS Bùi Đắc Duy có trích câu sau trong Việt Nam Sử lược: “Mùa đông tháng 10 ngày Tân Hợi năm Mậu Thân (1008), vua qua đời tại phòng ngủ trong điện”. Tác phẩm Đại Việt Sử Lược, tác giả Khuyết danh, được Nguyễn Gia Tường dịch và chú thích rất kỷ, nhưng không hiểu tại sau Nguyễn Gia Tường không chú thích ngày Tân Hơi là ngày mấy?

    Tôi tra phần mềm Lịch Việt Nam thì thấy ngày cần tìm là ngày 24 tháng 10 năm Mậu Thân, tức là ngày Tân Hơi, tháng Quí Hợi, năm Mậu Thân (xem hình); ứng với ngày 24.11.1008 Dương lịch.

    Từ năm 1976, người Việt mình định lại ngày Âm lịch, không còn dùng chung ngày Âm lịch của Trung Quốc nữa. Có thể ngày Tân Hợi tháng 10 năm Mậu Thân (1008) nêu trên được ghi theo lịch của Trung Quốc, mà tôi hiện không có điều kiện để tra cứu. Bạn nào biết xin chỉ cho. Xin cảm ơn trước.

    [​IMG]

    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  16. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt già

    Tham gia ngày: Feb 2005
    Nơi Cư Ngụ: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
    Bài gởi: 1,508
    Xin cảm ơn: 1,490
    Được cảm ơn 51,263 lần trong 1,275 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Bác vào trang này dùng cái Converter để chuyển đổi ngày Âm lịch Dương Lịch nhé.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bác để vào năm Mậu Thân, th
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  17. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2008
    Nơi Cư Ngụ: Somewhere out there...
    Bài gởi: 161
    Xin cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 430 lần trong 133 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Mod mà viết sai "trính tã" nhỉ ^^.

    Mình tra thử trên Google thì ra kết quả đến trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và đọc thêm phần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì thấy từ trước 1078 nước ta xài lịch Tàu, vậy có lẽ ngày mà bạn tra được cũng đúng là ngày đó cả bên Tàu lẫn bên Ta. Ngoài ra cuốn "VN sử lược" cũng được viết năm 1919, nghĩa là trước năm đổi lịch 1976, và thời gian này (1813-1945) âm lịch ta và TQ giống nhau nên có lẽ ngày tác giả ghi cũng là ngày dùng cho cả ta và Tàu. Tra theo chương trình lịch của trang "Âm lịch VN" cũng ra đúng ngày đó, và tác giả còn chú thích thêm: "Từ 900 đến 1300, chương trình hiển thị ngày tháng âm lịch của lịch Trung Quốc. Những dữ liệu này thật ra không hoàn toàn phù hợp với lịch Việt Nam trong khoảng 1080-1300 như ta đã biết, nhưng vì không có đủ tài liệu để tái tạo lịch nên chưa thể khắc phục được." Và ở phần trên cũng nói: "Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này. Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này."

    Vậy tóm lại:
    - Năm 1008 là thời điểm âm lịch ta - Tàu giống nhau.
    - Sách "VN sử lược" cũng được viết vào thời gian âm lịch ta - Tàu như nhau.
    - Và cuối cùng tra theo "Âm lịch VN" cũng lại hiển thị kết quả giống nhau của 2 lịch và đúng như ngày 24/10/1008.
    Nên suy ra kết quả 24/10/1008 có lẽ là chính xác.

    Tái phím: tắt máy xong xuống đi ngủ thì lại nghĩ ra một điều: nãy giờ ta chỉ tính theo kiểu so sánh "ta - Tàu" chứ quên mất là lịch Tàu cả ngàn năm nay có thể cũng đã thay đổi nhiều lần. Vậy thì lại càng rối rắm và mù tịt. Nên "có lẽ" cũng chỉ là "có lẽ" thôi.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  18. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt già

    Tham gia ngày: Feb 2005
    Nơi Cư Ngụ: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
    Bài gởi: 1,508
    Xin cảm ơn: 1,490
    Được cảm ơn 51,263 lần trong 1,275 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Nếu bạn nào còn lúng túng trong việc dùng cái converter nói trên thì cách tra như sau:

    Âm lịch cứ 60 năm lại lập lại một lần nên có rất nhiều ngày Tân Hợi tháng 10 năm Mậu Thân. Vì vậy khi tra ngày (lịch Tàu), ta cần biết Quốc Hiệu, Đế Hiệu và Niên hiêụ mới tra chính xác được.

    Thời gian 1008 là đời nhà Tống (quốc hiệu), đời vua Chân Tông 真宗 (đế hiệu), hiệu Đại Trung Tường Phù大中祥符 (niên hiệu)

    Vậy chọn từ drop down list Quốc Hiệu, Đế Hiệu và Niên hiệu rồi chọn ngày Tân Hợi 辛亥 tháng 10 năm Mậu Thân 戊申 là tìm được ngay ngày ... thứ Tư, 24 tháng 11 năm 1008.

    (tống chân tông đại trung tường phù nguyên niên 10 nguyệt liêu thánh tông thống hòa 26 niên 10 nguyệt 24 nhật; tây nguyên 1008 niên 11 nguyệt 24 nhật [tinh kì tam])

    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x315.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]




    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x401.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]
     
  19. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thành viên mới

    Tham gia ngày: Nov 2005
    Bài gởi: 4
    Xin cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 31 lần trong 6 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Kính gửi bác Gold Fish,
    Theo tôi, nếu muốn biết “Mùa đông tháng 10 ngày Tân Hợi năm Mậu Thân (1008)" theo dương lịch là ngày mấy thì cách tiếp cận tra qua âm lịch là rất khó. Lý do là:
    1. Theo cuốn "Lịch và lịch Việt nam" của Hoàng Xuân Hãn thì từ năm 1001 đến năm 1024, Trung quốc dùng lịch âm có tên là Nghi Thiên của Sử Tự.
    Từ khi ra đời (khoảng 2550 TCN) cho đến lịch Thời hiến (thời nhà Thanh) thì lịch âm có hàng trăm lần cải cách. Chỉ những nhà khoa học trong ngành này thật thụ may ra mới hiểu rỏ những cách tính lịch này.
    2. Lịch âm ngày nay vẫn tính là dựa theo lịch Thời hiến nhưng dùng những con số trắc đạt thiên văn theo hiện đại, nghĩa là cũng khác xa lich Thanh.
    3. Ngoài ra, ngay như Đài loan, Trung quốc và những nước còn dùng lịch âm cũng không thống nhất nhau cách tính lịch. Có nhiều dị biệt trong cách tính lịch âm của những nhóm người Việt khác nhau. Những dị biết đó có thể là: a. Lấy ngày mới từ 23 giờ hay 0 giờ. Cái này làm cho ngày mồng 1 sai lệch nhau. b. Cách đặt nhuận cũng khác nhau (chổ này dài dòng quá, không tiện trình bài). Những con số trắc đạt về vị trí mặt trăng, mặt trời khác nhau ... Những dị biệt này làm cho có nhiều bộ lịch âm khác nhau ngay cả đối với những năm trong thế kỹ 20.
    4. Ngay như lịch dương cũng có mấy lần cải cách đáng kể (đó là lý do tại sao cách mạng tháng 10 Nga lại được kỹ niệm vào tháng 11). Nếu bác muốn qui đổi ra Dương lịch của thời kỳ đó thì lại phải xem thời kỳ đó dương lịch được tính ra sao nữa.

    Vì vậy để trả lời câu hỏi của bác, có thể làm 2 cách:
    1. Có những cuốn sách có đối chiếu niên biểu các triều đại của vn với ngày dương lịch. Trong quyển của Lê Thành Lân mà tôi có thì chỉ có đến năm 1801 thôi. Bác thử tìm xem có cuốn nào tra được xa hơn về trước không.
    2. Dựa vào chi tiết là ngày tân hợi và tháng 10, có thể lập trình trên máy tính để mò xem đó là ngày mấy dương. Vì can chi tuần hoàn, dựa vào can chi ngày hôm nay có thể tính được can chi ngày bất kỳ trong quá khứ, vì vậy có thể tìm ngày tân hợi nào đó khả dĩ có thể nằm trong tháng 10 âm. Nếu chuyện này thật sự cần thiết đối với bác thì tôi có thể giúp theo cách này, nhưng phải cho tôi thời gian.
    Tóm lại, nếu không quá khó thì tôi nghĩ người ta đã chú thích rồi. Tôi nghĩ rằng không ai chắc chắn được đấy là ngày nào theo dương lịch (nào).

    Vừa viết xong thì thấy post của vvn. Có lẻ tra như vậy là đúng. Hy vọng trang web đó có xét đến yếu tố lịch thay đổi qua các triều đại. Và vào lúc đó lịch Việt nam và Trung quốc giống nhau.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  20. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Thắc mắc nho nhỏ về lá cờ.

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mọt sách

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Mar 2008
    Nơi Cư Ngụ: Somewhere out there...
    Bài gởi: 161
    Xin cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 430 lần trong 133 bài

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Thắc mắc nho nhỏ về lá cờ.
    [HR][/HR]Hôm nay vừa mới xem tin tức giỗ tổ Hùng Vương trên ti vi, thấy trên cột cờ tung bay hai lá đại kỳ: một là cờ đỏ sao vàng, hai là lá cờ hình vuông tua tua đỏ vàng xanh gì đó, em mới thắc mắc một điều: nếu lá cờ "tua tua" đó mà treo ngang với quốc kỳ thì chỉ có một cách giải thích duy nhất là nó là quốc kỳ xưa của cha ông ta để đối xứng với cờ đỏ sao vàng. Nhưng trước giờ em cứ nghĩ là cái lá cờ xanh xanh đỏ đỏ ấy chỉ là cờ người ta treo trong các dịp hội hè cho vui thôi, giống như băng rôn, ruy băng bây giờ ấy mà. Thế mà không hiểu cụ nào có cao kiến đem treo nó ngang cỡ ngang hàng với quốc kỳ thế nhỉ? Có bác nào biết về lịch sử và tác dụng của lá cờ "tua rua" này không xin chỉ giáo![/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này