Kiếm hiệp Anh hùng xạ điêu - Kim Dung

Thảo luận trong 'Tủ sách Kiếm Hiệp - Dã sử' bắt đầu bởi 4DHN, 3/2/17.

Moderators: thanhbt
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vậy bạn tải bản mới nhất xem nào. :D
     
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cái máy tôi đang xài là Win XP nên chỉ tương thích với 1.48 là tối đa, version cao hơn không cài được. Để tôi thử lại với laptop có Calibre và Sigil mới nhất xem sao.
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vừa nhìn thấy một lỗi ở Hồi 25

    sâu nhà = sáu nhà. Và Ebook đã được update ở post #1.

    Cuốn này rất dài cho nên khó tránh khỏi còn sót nhất là lúc đọc trên thiết bị di động khi mắt mỏi do vậy nếu ai phát hiện xin vui lòng bào lên để tôi cập nhật.
     
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Chương 1 có câu này ít nhất thiếu nửa câu, bác coi lại giùm:

    "... mà là Cao tông Hoàng đế (?) như núi Thái, bèn nói đó là..."

    chỗ (?) chắc chắn bị thiếu chữ.
     
    4DHN thích bài này.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Để khi nào tôi về nhà sẽ xem lại, dự đoán những chỗ thiếu như thế này do lỗi OCR không hết do bản scan bị nghiêng, dòng cong. Bản đầu tiên tôi đọc ở vnthuquan còn thiếu rất trầm trọng cơ: Hồi 4 Hắc phong song sát còn thiếu cả một đoạn dài chắc chục trang sách in, rồi những bài sơn pha dương mà Hoàng Dung đọc cùng với người Tiều Phu cũng bị cắt sạch.
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  6. Hover

    Hover Mầm non

    Dịch giả Cao Tự Thành này là từ bao giờ ấy bạn chủ topic nhỉ, với có in ra sách chưa? :-?
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chờ vài tháng nữa, tôi sẽ chụp hình mấy trang đầu sách in cả 3 bộ thì sẽ rõ. Đợt vừa rồi tết nhất nhiều việc nên chỉ kịp chụp phần phụ lục bộ này và soát lỗi mấy chỗ thôi.
     
    Hover thích bài này.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mấy bộ này in khoảng năm 2001. Dịch giả Cao Tự Thanh còn gọi là Thanh tự cao, dịch rất nhiều tác phẩm, cả dịch mới và dịch lại.
     
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tôi đọc trong cuốn này thấy hay có cụm "thủ hạ lưu tình". Tôi thường nghe là "hạ thủ lưu tình". Search trên net thì có một bài:

    ==Đầu bài==
    "Hạ thủ lưu tình" hay "thủ hạ lưu tình”?

    Một đồng nghiệp cho biết có người đã nhận xét rằng viết “hạ thủ lưu tình” là sai và đề nghị cần phải viết là “Một lần 'Thủ hạ lưu tình' của Hitler” thì mới đúng. Lý do: “Thủ hạ lưu tình” là một thành ngữ gốc Hán, nghĩa là “Vì tình nghĩa mà khoan hồng vào lúc hành quyết”; còn “Hạ thủ lưu tình” là cách diễn đạt không chuẩn một thành ngữ gốc Hán, mà nếu luận theo nghĩa từ thì sẽ dẫn đến một sự mâu thuẫn về nghĩa của toàn cụm từ: Hành quyết (hạ thủ) mà lại khoan hồng vì tình (lưu tình).

    Theo tôi, tít bài trên Báo Tin tức: Một lần “Hạ thủ lưu tình” của Hitler là không sai và cách tác giả giải thích cụm từ “hạ thủ lưu tình” như ở trích đoạn trên đây là hoàn toàn đúng.

    Trước hết, không thể đổi “hạ thủ lưu tình” thành “thủ hạ lưu tình” và giải nghĩa là “vì tình nghĩa mà khoan hồng vào lúc hành quyết”, bởi vì chính như vậy “sẽ dẫn đến một sự mâu thuẫn về nghĩa của toàn cụm từ”: thủ hạ (tay chân, cấp dưới hoặc như Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải thích: thủ hạ là người thuộc hạ làm việc dưới tay mình) sao lại khoan hồng vì tình ? (lưu tình). Nói cách khác, nếu giải nghĩa là “vì tình nghĩa mà khoan hồng vào lúc hành quyết” thì phải nói là “hạ thủ lưu tình” mới đúng chứ, bởi “hạ thủ” (viết với chữ thủ là đầu) mới có nghĩa là “giết”, “hành quyết”. Nhưng ở đây chữ “hạ thủ” lại không có nghĩa là “giết”, “hành quyết” bởi lẽ trong văn bản tiếng Hoa người ta viết “hạ thủ” với chữ thủ là tay nên nghĩa của nó phải được hiểu là: ra tay (bắt tay vào làm một việc gì), và người khai thác tài liệu hiển nhiên đã tận mắt nhìn thấy chứ không phải chỉ nghe đọc mà không biết mặt chữ ( có thể xem mục từ “hạ thủ” với hai nghĩa khác nhau trong Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt của GS Nguyễn Lân, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 2002).

    Ở đây tác giả sử dụng cụm từ “hạ thủ lưu tình” với nghĩa rộng để nói việc Hitler ra tay hành động nhưng vì ý đồ và sự toan tính nào đó nên y vẫn để một lối thoát cho đối thủ.

    ==Hết bài==

    Đọc xong bài này thì tôi hiểu tác giả cho rằng "hạ thủ lưu tình" là đúng. Tuy nhiên search Google thì cụm "thủ hạ lưu tình" (手下留情) mới ra nhiều kết quả hơn cụm còn lại. Vậy xin hỏi các bạn cụm từ nào mới là đúng?
     
  10. V•C

    V•C Lớp 3

    Một thời cày Kiếm Hiệp đủ các loại, chẳng phải Tứ Đại Cao Thủ mới đọc.
    Toàn thấy la lên: Hạ thủ lưu tình!
    Còn Thủ Hạ ngủ bậy rồi Lưu Tình thì chưa nghe.
     
  11. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Có cụm khác dễ hiểu hơn "Đăng phong tháo cực", search ra giải nghĩa để bà con cùng hiểu:

    Ý nói là cao nhất, thượng thừa.

    Đăng: trèo lên cao
    Phong: chỏm núi
    Tháo: tới, đến nơi
    Cực: chỗ rất cao.

    Nghĩa: lên đến đỉnh núi, tới được chỗ tột cùng.
     
  12. V•C

    V•C Lớp 3

    Cái này là chỉ sự Hoàn Mỹ.
     
  13. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Cái này lấy bên kiemhiepthuquan. Đã bổ sung phần thiếu trong hồi 4.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cả hai cụm từ đều đúng, ý nghĩa gần giống nhau. "hạ thủ" dịch chính xác là 'xuống tay' với 'hạ' là động từ và nên đọc là 'há'. "thủ hạ" là 'dưới tay', với 'hạ' là danh từ. Tuy nhiên về mặt ngôn ngữ, "hạ thủ lưu tình" đẹp hơn vì có tính đối xứng.
    Cụm "thủ hạ lưu tình" tương đồng với "chưởng hạ lưu tình", "đao hạ lưu tình" cũng hay gặp trong truyện võ hiệp, nhưng không thấy ai nói "hạ đao lưu tình". Lại nhớ câu thơ "Mẫu đơn hoa hạ tử- tác quỷ dã phong lưu" mà Vi Tiểu Bảo chế thành "Mỹ nhân đao hạ tử..."
    Nhân đây cũng nói về hai cụm từ "mã đáo thành công" và "mã đáo công thành" ý nghĩa cũng gần như nhau và cụm từ thứ hai cũng đẹp hơn nhưng ít dùng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/2/17
    Caruri Tlkd thích bài này.
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chính ra phải viết là "Đăng phong thấu cực", chữ 'thấu' là đạt tới. Võ công đã đến cảnh giới 'đăng phong thấu cực- lư hỏa thuần thanh'
    Còn một biến thể khác là 'đăng phong tạo cực', lên núi tạo thành đỉnh khác chăng?
     
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    * "Cái vạc bay tới cạnh Nam Hy Nhân..."

    theo ngữ cảnh chỗ này là Toàn Kim Phát chứ không phải Nam Hy Nhân. Không rõ sách in sai hay người chuyển text nhầm.

    * "... đám người này ai cũng y công kinh người..."

    "y công" ở đây nghĩa là gì vậy? Có cùng nghĩa với "võ công" không?

    * "... truyền thụ nghệ cho hậu duệ của hai vị..."

    chắc là "võ nghệ" chứ nhỉ?

    * "Triết Biệt lúc sắp chết lại được sống, lại tìm được minh chúa, vô cùng vui vẻ, nằm dài ra nghỉ ngơi chờ Lý Bình từ chợ trở về"

    câu này chắc thiếu một câu ở giữa rồi, chỉ có Quách Tĩnh mới nằm chờ mẹ đi chợ về thôi.

    Nhờ bác 4DHN check lại giùm sách in mấy cái lỗi đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/2/17
    4DHN thích bài này.
  17. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bản này khớp với bản sách giấy do Cao Tự Thanh dịch chứ bác @4DHN? Tôi mới đọc một hai hồi đầu tiên, thấy bản này giống với bản đăng trên vnexpress, mà trên vnexpress thì nhân vật là "Quách Tỉnh", nên có lẽ lúc làm text người chuyển text đã sửa hết "tỉnh" thành "tĩnh", có lúc gây sai như "tĩnh táo", "tĩnh ngộ"... Tôi nghĩ bản Cao Tự Thanh thì dịch là Quách Tĩnh chứ không phải là Quách Tỉnh.
     
  18. V•C

    V•C Lớp 3

    Ngủ đi bác, gì mà như Vạc thế!
    0h hạ cánh, bảo đảm sức khỏe.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  19. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tối trước khi đi ngủ đọc lại vài trang truyện xạ điêu :D, tiện thể check chính tả luôn.
     
  20. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Tiếng Tàu thì mình mù tịt, nhưng có cụm

    "đao hạ lưu nhân"

    Vậy tương ứng ra thì

    "thủ hạ lưu tình"

    mới đúng chứ nhỉ?
     
Moderators: thanhbt

Chia sẻ trang này