Thảo luận Bạn đang có trong tay cuốn Bố Già do ai dịch?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi V•C, 29/1/17.

Moderators: amylee
  1. inno14

    inno14 Lớp 8

    Anh sài gòn chợ lớn nè, xà lỏn quận 5, đồ tây q11 nên đọc bản chú đưa thật đúng là nhạt, giang hồ là phải như giang hồ chợ lớn.. :) kệ ý tây ý ta gì cũng được, kakka
    Ps: đang xỉn có gì sai bỏ quá nhe chú VC
     
    Batauphu and tran ngoc anh like this.
  2. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Theo tôi, đọc một quyển truyện dịch cái mà độc giả quan tâm không phải là dịch có sát nghĩa, có đúng tinh thần nguyên tác hay không, mà là đọc có lôi cuốn hay không? Một bản dịch dù có dịch sát nghĩa, có đúng tinh thần nguyên tác nhưng khô khan nhạt nhẽo thì cũng thua.
     
    Batauphu, Kikiki and meetdak like this.
  3. V•C

    V•C Lớp 3

    Hê hê. Mai lượn Đông Hà một vòng xem ở đây Bố Già, hay bố nuôi.
     
  4. V•C

    V•C Lớp 3

    Tầm bậy! Dịch giả là phải bám sát Nguyên Tác, phải truyền tải được những gì tác giả gửi gắm vào đó.
    Còn về văn phong, người thích, kẻ không là chuyện thường.
     
  5. mennguyen2005

    mennguyen2005 Lớp 1

    Xin lỗi VC, bạn háo thắng quá. Dịch là chuyển thể ngôn ngữ. Anh thông dịch viên khác dịch giả. Khẩu ngữ sẽ khác câu đúng văn phạm. Bố già là ngôn ngữ của đường phố. Ok!
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/1/17
    djangogia thích bài này.
  6. V•C

    V•C Lớp 3

    À, nhớ mang máng, là hồi trước có tham gia cuốn Mafia, Tên Gọi Đầy Bí Ẩn thì phải???
     
  7. V•C

    V•C Lớp 3

    Đây đâu phải cãi nhau mà thắng với thua.
    Chỉ nói lên bản này thích, bản kia không. Vì sao không thích, không thích ở điểm nào. Chứ không kiểu thiên hạ khen hay cũng gật, chê cũng ừ.
     
  8. mennguyen2005

    mennguyen2005 Lớp 1

    Ngày xưa đó, khi thấy bản scan PDF "Mafia, Tên Gọi Đầy Bí Ẩn" tôi có đọc và dùng FineReader để làm ebook cho riêng mình, sau đó có chia sẻ. Khi đó tôi có cảnh giác về "lỗi xếp chữ morat". Bạn có hiểu về lỗi này không. Thân.
     
  9. mennguyen2005

    mennguyen2005 Lớp 1

    "Chỉ nói lên bản này thích, bản kia không. Vì sao không thích, không thích ở điểm nào. Chứ không kiểu thiên hạ khen hay cũng gật, chê cũng ừ."
    "Tầm bậy! Dịch giả là phải bám sát Nguyên Tác, phải truyền tải được những gì tác giả gửi gắm vào đó."
     
  10. V•C

    V•C Lớp 3

    Hic, online có khác. Có thể sáng nắng chiều mưa.
     
  11. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Đó chỉ là quan điểm dịch thuật của một số người. Đó không phải là nguyên tắc dịch thuật. Dịch một quyển truyện khác với dịch một văn bản hay một hợp đồng. Không bám sát nguyên tác không phải là không truyền tải được những gì tác giả gửi gắm vào đó. Một quyển truyện ra đời nhằm mục đích để cho độc giả thư giản, giải trí. Bản thân quyển truyện cũng chỉ là một hư cấu. Dịch như thế nào mà độc giả mới đọc vài trang đầu đã bị lôi cuốn đến hết truyện. Đó là thành công.
     
    Batauphu, Kikiki, meetdak and 5 others like this.
  12. alucard

    alucard Lớp 1

    Theo tôi thì một tác phẩm văn học có nhiều "cấp độ" dịch thuật khác nhau, một người yêu thích tác phẩm đó có thể quan tâm đối chiếu các phiên bản này với bản gốc và có thể tùy thời điểm, cũng như kinh nghiệm sống của mình mà có lựa chọn khác nhau. Với Bố Già, có thể thấy bản của Ngọc Thứ Lang có thể liệt kê vào phỏng dịch, vì ý thì giống, nhưng từng tiểu đoạn thì rời xa nguyên tác. Tuy nhiên, đây là một phiên bản có một thứ tiếng Việt tuyệt đẹp nên dễ đi vào lòng người hơn là bản dịch kia. Điều này khá bình thường, ngay cả trong các bản dịch tiếng Anh của các tác phẩm văn học "lớn", cũng có nhiều bản rút gọn xuống về mặt từ vựng để dễ hiểu hơn cho phần lớn người đọc phổ thông và những bản dịch chi tiết hơn cho người đọc chuyên sâu hơn và những bản khảo cứu cho những người làm công tác chuyên môn.
     
    xuxu2208 and meetdak like this.
  13. namnabonbon

    namnabonbon Mầm non

    Ngọc Thứ Lang dịch trước 1975 nên dùng văn phong miền Nam. Có thể Bạn lớn lên sau 1975 nên không quen thôi. Nhiêu đó ý, nói nữa lại mang tiếng phân biệt vùng miền! Hihi
     
    nguyễn khoa nam and Kikiki like this.
  14. V/C

    V/C Mầm non

    Gangster kiểu Mỹ khác xa giang hồ Sài Gòn năm 75, miêu tả truyện Tây mà đưa hồn Việt (phóng tác) vào, đọc mất cả hứng thú.
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bản dịch nào thì vẫn nội dung đó, ý đó, khác là cách dùng từ, hành văn. Không thích thì không đọc thôi. Bàn cãi nhiều quá!!!!!!

    Bố Già (Ngọc Thứ Lang dịch) mà giống giang hồ Sài Gòn à? Nhẽ đâu thế?

    Trích đoạn Bố Già chỉ đạo đàn em đánh mấy thằng trẻ trâu hành hung con lão Bonasera:
    Trích đoạn Clemenza chọn đàn em:
    Trích đoạn Ông trùm chửi thằng Sonny:
    Xuyên suốt cuốn truyện, mục đích cuối cùng của Ông Trùm là: làm ăn hợp pháp và trở thành giới thượng lưu (lịch sự, hào hoa, giàu có), và cuối truyện Michael đã đạt được. So Ông Trùm (dù là bản dịch nào) với giang hồ Sài Gòn quá bằng hạ thấp Mafia (not gangster) Mỹ, Ý.

    Cuối cùng, thấy lạ là một VC ăn nói bặm trợn trên Thư viện lại ghét lối dịch bặm trợn của Ngọc Thứ Lang, có gì mâu thuẫn ở đây không nhỉ? :D
     
    Batauphu, nhockon_cm and Kikiki like this.
  16. coughgerm

    coughgerm Lớp 7

    Thưởng thức một cuốn sách giống hệt như thưởng thức một món ăn hay thưởng thức một bản nhạc vậy. Và cái khẩu vị của mỗi người lại tùy thuộc nhiều vào thói quen hấp thu được từ nhỏ.

    Như bản thân tớ, tớ thích lòng lợn chấm mắm tôm Bắc (mắm tôm Bắc hẳn hoi) hơn là ăn fromage Camembert. Cũng như thường thích nghe những bài nhạc sến như “Con đường nay em đi” hơn là thưởng thức Symphonie inachevée của Schubert hay Requiem của Mozart (mà nhiều hôm trong đêm thanh vắng yên tĩnh nghe Requiem của Mozart mà nổi cả da gà), và dĩ nhiên khoái văn phong Ngọc Thứ Lang hơn Đoàn Tử Huyến.

    Sẽ có người ném đá bảo mắm tôm Bắc thì khác với gì mắm tôm Nam, lại phân biệt vùng miền nữa rồi. Ném thì chịu vậy, chứ đã ăn mắm tôm Bắc rồi thì quen mùi khắm của nó, các mắm tôm miền khác thì chịu. Lỡ thích Bố Già của Ngọc Thứ Lang dịch rồi thì các Bố Già người khác dịch chỉ như nước ốc.

    Nói vậy chỉ để minh định một điều: Khó mà tìm cách đồng nhất một chuẩn mực cho khuynh hướng thưởng thức văn chương hay âm nhạc cũng như thức ăn.

    Xin thưa, khi NTL dịch cuốn Bố Già chỉ mới có 43 tuổi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/4/17
    Batauphu and hoalienbao like this.
  17. anhhungxalo

    anhhungxalo Banned

    Bố già của THN-ĐTH dịch thật ra là bản dịch sửa lỗi của NTL chứ không phải dịch lại. Cái đoạn thằng Sonny xxx ngay với con bé phù dâu (quên tên rồi) trong đám cưới, vì miêu tả nhạy cảm nên NTL cắt, thế mà bản THN-ĐTH cắt y hệt các câu như NTL.
    Có viết 1 bài facebook về nó mà lâu rồi, giờ ngại tìm lại.

    Còn bạn ở trên kia nên phân biệt khuynh hướng thưởng thức văn chương với bản thân tác phẩm văn chương. Người đọc muốn đọc quyển A mà người dịch dịch thành Z luôn thì người ta thưởng thức quyển A bằng niềm tin.
     
  18. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    em đang đọc cuốn Bố Già của DTH & THN do bác làm đây ạ,

    Lại có vấn đề nho nhỏ nữa ạ,


    • Nguyên tác:
    “I’m German-Irish.” .

    • Bản Trịnh Huy Ninh & Đoàn Tử Huyến:

    — Thằng em là người Đức lai Irlandcơ ạ!

    Irish là chỉ người Ireland Hoặc phiên âm là Ai-len

    Mà trong bản dịch lại cứ ghi là Irland, vừa sai Anh mà cũng không đúng Việt ạ,


    À có mấy danh từ của tiếng Ý chỉ các vị trí trong hệ thống phân quyền của Mafia thì vẫn giữ nguyên, nếu là người đọc bình thường chắc sẽ hơi khó hiểu,
    Không biết bản dịch của NTL có dịch hết ra không ạ ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/4/17
  19. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Để em dịch nôm ra cho các bác tiện so sánh xem ai dịch chuẩn hơn sát hơn nhé !

    Sau khi đọc qua 1 đoạn nguyên tác xong, kết luận :
    Sẽ cố gắng đọc được bản gốc nguyên tác,
    Dịch giả nào cũng chỉ dịch đc 80% hồn cốt chứ không sâu sắc hết được tác phẩm !

    • Nguyên tác:
    The voice that came over the phone was unrecognizable with hate and passion. "You fucking bastard,” Woltz screamed. “I’ll have you all in jail for a hundred years. I’ll spend every penny I have to get you. I’ll get that Johnny Fontane’s balls cut off, do you hear me, you guinea fuck?”
    Hagen said kindly, “I’m German-Irish.” There was a long pause and then a click of the phone being hung up. Hagen smiled. Not once had Woltz uttered a threat against Don Corleone himself. Genius had its rewards.

    • Dịch Nôm :
      Giọng từ Phone thật khó nghe với sự giận dữ đầy đam mê. " ĐM thằng con hoang" Woltz thét lên,
      Tao sẽ tống hết chúng mày vào tù mọt gông, tao sẽ chơi hết từng đồng bạc cắc với chúng mày
      Tao sẽ thiến thằng Johnny Fontane, (I’ll get that Johnny Fontane’s balls cut off : xẻo bi thằng Johnny)
      Mày có nghe thấy không, Đm thằng Ý đen mọi kia ? (guinea - từ miệt thị dân Mỹ gốc Ý đen )

    • Hagen trả lời lịch sự : " Tôi là người Đức- Ailen". Một sự im lặng kéo dài, rồi tiếng cúp máy.
      Hagen cười. Không một lần Woltz dám đe dọa đến tên Don Corleone. Thiên tài đã được ghi nhận.

    • Bản Ngọc Thứ Lang:
    Giọng trong tê-lê-phôn hối hả, giận dữ làm sao! Chẳng nhận ra tiếng ai... nhưng còn ai ngoài lão? Jack Woltz gầm lên: “Bọn chó đẻ khốn nạn! Ông tống cha chúng mày vào tù hết, cho chúng mày rũ tù cả đám. Ông chơi chúng mày xả láng, chơi hết nghiệp ông cũng chơi! Thằng Johnny Fontane ông sẽ thiến nó, nhớ vậy quân chó đẻ....”
    Hagen tỉnh bơ: “Coi, tôi có cha có mẹ đàng hoàng”. Tiếng cúp máy giận dữ. Lão Woltz này hay thực... Vẫn còn biết né, vẫn không dám nhắc đến cái tên Vito Corleone!

    • Bản Trịnh Huy Ninh & Đoàn Tử Huyến:
    Giọng bên đầu dây đằng kia toang toác chối tai đến không nhận ra nổi:
    — Đồ dòi bọ hôi thối, - Woltz hét the thé - Bố mày nhốt hết chúng mày vào nhà đá bây giờ. Mất bao nhiêu bố mày cũng chơi, phen này chúng mày rũ tù cả đám. Cái thằng Johnny Fontane, ông cứ phải cho không ngóc đầu lên nổi mới hả, mày nghe ra chưa, quân Italian đê tiện kia.
    Hagen nói ngọt xớt:
    — Thằng em là người Đức lai Irlandcơ ạ!
    Lại ngưng một lúc lâu, sau đó trong ống nghe có tiếng xoạch một cái, Woltz bỏ máy. Hagen cười khẩy. Woltz không dám nói lời nào động đến Don Corleone. Tài năng đã được công nhận.



    Còn đây là ý kiến cuối cùng của em, sau khi đọc so sánh cả 3 cái nguyên tác - NTL - DTH & THN


    • Bố già gốc : 100%

    • Bố già hồn Ngọc Thứ Lang: 70% nguyên tác 30% dịch giả bỏ hoặc thêm thắt ý cá nhân vô để làm mượt mà tác phẩm.

      Hướng dịch :
      Phong cách Việt Hóa, Bình dân hóa để dễ hiểu với đại đa số bà con nhưng lại gây sai ý nguyên tác

      Nhiều chỗ Việt hóa xong nên mất đi cái hài hước phong cách Mỹ. Cách pha trò của Mỹ rất hay, rất ngắn gọn, thâm thúy khác với phong cách chúng ta.

      Ví dụ chỗ thằng Woltz chửi Hegen là thằng Ý mọi đen, dịch giả bỏ luôn không dịch mà sửa thành quân chó đẻ,

      và để ông Hegen đáp lại là : Tôi có cha mẹ đàng hoàng,


      Nôm : Hagen cười. Không một lần Woltz dám đe dọa đến tên Don Corleone. Thiên tài đã được ghi nhận.

      NTL : Vẫn còn biết né, vẫn không dám nhắc đến cái tên Vito Corleone!
      ~~> bỏ ý tương đối nhiều

      Đối tượng độc giả hướng tới : Thế hệ 6X 7X và 8X đời đầu Những người chưa quen với văn hóa Âu Mỹ, thích đọc tác phẩm nước ngoài nhưng có hơi hướm Việt để dễ tiếp thu.

      Không có nhu cầu bám sát nguyên tác, miễn là hiểu cái hướng cái nội dung là được rồi !

    • Bố già hồn Trịnh Huy Ninh & Đoàn Tử Huyến: 80% nguyên tác, 20% còn lại tác giả thay đổi để mượt mà hơn.

      Hướng dịch : Giữ nguyên theo tình thần của tác phẩm, đọc là cảm nhận thấy phong cách Mỹ rồi.

      Cũng có đôi chỗ sửa đổi so với nguyên tác :

      Tao sẽ thiến thằng Johnny
      trong nguyên tác
      ~~> ông cứ phải cho không ngóc đầu lên,

      thằng Ý mọi đen kia, trong nguyên tác
      ~~> quân Italia đê tiện
      ( dịch thiếu ý )

      Hagen trả lời lịch sự : " Tôi là người Đức- Ailen".
      ~~> Hagen nói ngọt xớt:
      — Thằng em là người Đức lai Irlandcơ ạ!
      ( dịch thêm ý )

      Đối tượng độc giả hướng tới : 8x đời cuối và 9X đời đầu, đã quen phần nào với phong cách Mỹ và mong muốn đọc một tác phẩm sát với nguyên tác chứ không phải Việt hóa hoàn toàn,
      Vì họ đã phần nào hiểu được sự khác biệt sự Mỹ và Việt và mong muốn đón nhận một món ăn Mỹ nhất có thể.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/4/17
    xuxu2208 thích bài này.
  20. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Đọc các bác tranh cãi ác liệt quá :D

    Tâm lý con người thường thì yêu Cái gì trước rồi thì cái đó mãi mãi sẽ là hay nhất.

    Giống kiểu người xem Tam Quốc bản 198x thì sẽ không bao giờ xem được Tam Quốc bản 2010,
    chê cái này chê cái nọ, làm mất tinh thần nguyên tác,
    Nguyên tác nào ? Chính là cái bản cũ mà người ta đã xem chứ đâu,
    Trong khi những người trẻ, xem bản 2010 trước thì sẽ không thể nuốt được bản cũ ( em là phe này ạ )

    Bản mới khách quan hơn, lột tả Tào Tháo sâu sắc hơn là cái tinh thần phản Ngụy phục Hán của La Quán Trung áp đặt mà bản TQDN cũ tuân theo,

    Khi xem một cái gì mới mà đề cập vấn đề cũ là tâm lý con người tự động so sánh với cái cũ, mà cái cũ họ đã yêu rồi thì sao họ thích cái mới được nữa, chắc chắn là chê ỏng chê eo ngay :D

    Chỉ có số ít, cực ít, khách quan, cùng lúc tiếp thu sâu sắc được cả 2 bản, và biết được cái hay cái dở của từng bản,
    Những người này mới có thể đứng ra so sánh khách quan nhất được.

    Còn 2 loại ở trên chỉ là cảm tính mà thôi :D
    Tóm lại là ai cũng cảm tính ý mà các bác :D
    Thế nên tranh luận hòa bình lịch sự có tinh thần xây dựng là hay nhất :D


    Mỗi tác phẩm dịch chỉ còn cái xác của nguyên tác thôi, còn hồn là của dịch giả,

    Một người đã quen và yêu bản của Bố Già - Hồn NTL chắc chắn sẽ cực kỳ ghét Bố Già hồn DTH & THN, và ngược lại

    Còn ai đọc được bố già hồn Mario Puzo nguyên bản thì cũng còn lâu mới tiêu hóa được 2 bản dịch kia, ( dịch luyên tha luyên thuyên - mất đi cái hay của tác phẩm :D )
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/4/17
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này