Tin tức Bất ngờ cuốn sách bìa Phật pháp, ruột dâm ô

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi Heoconmtv, 16/6/17.

  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Bất ngờ cuốn sách bìa Phật pháp, ruột dâm ô

    (NLĐO) - Mới đây, bạn đọc bức xúc phát hiện ra cuốn sách "Những chuyện có thật về nhân quả và Phật pháp nhiệm màu" (Tập 1) của tác giả Hoàng Anh Sướng do NXB Hội Nhà Văn vừa ấn hành, trong đó có quá nhiều từ tục tĩu, dâm ô.

    [​IMG]
    Cuốn sách đang gây bức xúc, nhiều độc giả coi đây là "rác văn hóa"

    Mới đây, một số bạn đọc ồn ào chia sẻ những thất vọng và bức xúc cao độ khi đọc nội dung của cuốn sách có tên "Những chuyện có thật về nhân quả và Phật pháp nhiệm màu" của tác giả Hoàng Anh Sướng. Cuốn sách này do NXB Hội Nhà Văn cấp phép xuất bản ngày 31-3-2017. Ngoài bìa, cuốn sách nói về Phật pháp nhưng bên trong, độc giả ngã ngửa vì có khá nhiều từ thô tục, thậm chí là dâm ô, miêu tả tỉ mỉ chuyện tình dục.

    Quảng bá rầm rộ cho "dâm thư"

    Độc giả cho biết rằng sau khi đọc nhiều bài giới thiệu rình rang về cuốn sách "đặc biệt" này trên báo chí truyền thông nên đã tìm mua ngay cuốn sách tại một quầy sách ở Hà Nội.

    Trên một số tờ báo, cho đến hiện tại vẫn có thể đọc được những nội dung giới thiệu cuốn sách như sau: "Đọc "Những chuyện có thật về nhân quả và Phật pháp nhiệm màu" (Tập 1) của Hoàng Anh Sướng, độc giả sẽ tìm thấy những chuyện hoàn toàn có thật trong đời sống thường ngày. Tất cả những gì Hoàng Anh Sướng kể, dù có ly kỳ, rùng rợn, hay nhuốm màu liêu trai, thì cũng đều là những câu chuyện có thật, với địa chỉ thật. Bạn đọc có thể gặp những "nhân vật" đó ở ngoài đời, có thể kiểm định được bằng cả hệ thống tìm kiếm Google. Hoàng Anh Sướng chỉ là một ký giả ghi chép lại một cách trung thực, sống động, hấp dẫn".

    [​IMG]
    Bìa phật pháp, ruột dâm ô

    Thế nhưng, vừa mở sách ra, đọc vài trang đầu đã tá hỏa bởi trong sách dùng khá nhiều từ ngữ tục tĩu, dâm ô, miêu tả tỉ mỉ phơi bày chuyện tình dục không khác gì một cuốn dâm thư. Câu chuyện về nội dung cuốn sách bìa phật pháp, ruột dâm ô được độc giả chia sẻ lên mạng xã hội kèm theo hình ảnh một số nội dung trong sách. Sau khi nhìn thấy những trang văn bản này, nhiều người đọc khác cũng đã bức xúc theo, phản ứng dữ dội.

    Cuốn sách "Những chuyện có thật về nhân quả và Phật pháp nhiệm màu" - tác giả Hoàng Anh Sướng do NXB Hội nhà văn cấp phép xuất bản, công ty Limbook (Hà Nội) phát hành. Sách có độ dày 352 trang, giá bìa 125.000đ, nội dung chính gồm 3 phần. Phần 1: "Nghiệp báo sát sinh". Phần 2: "Nghiệp báo nạo phá thai". Phần 3: "Nghiệp báo phá đình chùa, mồ mả".

    [​IMG]
    Trang 47 trong sách

    Trách nhiệm thuộc về ai?

    Bìa phật pháp, mục lục bàn chuyện nhân quả, nhưng nội dung bên trong thì chứa nhiều chuyện dâm ô. Đây mới chỉ là Tập 1 của cả một loạt ấn phẩm của tác giả này? Có cảm giác rằng người biên tập và chịu trách nhiệm xuất bản đã không hề đọc cuốn sách trước khi ký giấy phép xuất bản cho ấn phẩm?

    Cuốn sách vừa in xong và nộp lưu chiểu quý 2-2017, quyết định xuất bản của giám đốc số 375, ký ngày 31-3-2017. Đây chính là giai đoạn NXB Hội Nhà Văn xảy ra khá nhiều lùm xùm do thiếu người ngồi vào vị trí giám đốc.

    [​IMG]
    Trang 48 trong sách

    Liên lạc với ông Trần Quang Quý – người đứng tên chịu trách nhiệm bản thảo "Những chuyện có thật về nhân quả và Phật pháp nhiệm màu" và đồng thời chịu trách nhiệm xuất bản, nghe ông phân trần: "Hồi tháng 3-2017, tôi đứng tên chịu trách nhiệm xuất bản nhưng thực sự thì lãnh đạo NXB không còn ai. Để biên tập từng bản thảo còn có biên tập viên chịu trách nhiệm và đó là người phải đọc chính, đọc kỹ chứ người quản lý làm sao có thể đọc hết từng trang của hàng ngàn cuốn sách xuất bản mỗi năm. Tôi cũng đã nghỉ và bàn giao công việc lại cho NXB Hội Nhà Văn từ đầu tháng 5-2017 rồi".

    [​IMG]
    Trang lưu chiểu có ghi thông tin xuất bản của cuốn sách

    Phát hiện ra sự việc này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - giám đốc mới của NXB Hội Nhà Văn khá bất ngờ về ấn bản chứa vô số lỗi này. Trả lời câu hỏi liệu có thu hồi, dừng phát hành, cấm xuất bản với ấn phẩm đang bị lên án là "rác văn hóa" này, ông Thiều cho biết NXB cần xem lại cuốn sách thực tế, và xem xét kỹ lại bản thảo đầu, bản thảo cuối cũng như hồ sơ xuất bản của cuốn sách này.

    Bài và ảnh: Minh Tuệ
     
    vinhtruyen92, Bọ Cạp and DNP like this.
  2. DNP

    DNP Lớp 3

    Hoàng Anh Sướng, nghe tên biết người đàng hoàng rồi 3D_423D_423D_42
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tay này hồi trước tôi nhớ viết phóng sự xã hội cũng được mà. Xem mấy ví dụ thì chỉ mô tả trần trụi thôi, dùng ngôn từ có vẻ thô tục, chứ làm gì đến mức dâm ô, có miêu tả chi tiết việc làm tình đâu.

    Còn tên anh ta thì do bố mẹ đặt ra, không nên châm biếm tên người ta như vậy.

    [​IMG]
     
  4. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Để dành tiền mua sách về đọc.
     
    Homo Sapiens thích bài này.
  5. DNP

    DNP Lớp 3

    Chà sorry, lẽ ra chúng ta nên có văn phong nghiêm túc kiểu như: Tại sao tác giả - một người đáng kính với kinh nghiệm nhiều năm viết về phóng sự xã hội lại có thể viết những lời văn có vẻ dung tục, đi ngược với thuần phong mỹ tục của Việt Nam dưới lớp áo Đạo Phật như vậy. Ôi, trách nhiệm của nhà kiểm duyệt, nhà xuất bản ở đâu ??? Bla..bla..
    Hay có thể pha chút hài hước cổ điển của người Anh: Với ngôn từ đậm chất dân dã nhưng ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc bên trong, tác giả đã hết sức cố gắng truyền đạt đến những độc giả thông minh và khó tính, đây rõ ràng là một cuốn sách mang lại nhiều lợi ích, giống như rác đang được phân loại để chuẩn bị tái chế vậy. Bla..bla..
    dada.jpg
    Tôi đang đọc cái quái gì vậy ???
    Đàn bà con nào chẳng dâm, không dâm sao lại là đàn bà ??? Lý luận kiểu gì đây ??? Lấy kết quả giả thuyết chưa được chứng minh để chứng minh giả thuyết tồn tại à ???
    Tôi xin khẳng định trái đất hình vuông.
    Tại sao anh lại khẳng định như vậy, anh chứng minh nó bằng cách nào ???
    Đơn giản!!! Nếu nó không vuông thì tất nhiên nó không phải là trái đất. ???
    Đọc từ trên xuống giống như phụ nữ là loại gì đó vô đạo đức, lăng loàn, được sinh ra để là phần thưởng cho đàn ông vậy, ai muốn làm gì thì làm. Đọc đi đọc lại tác giả toàn nói về bướm và các phụ kiện đi kèm để tô thêm vẻ đẹp hoặc làm gợi lại những ký ức trong quá khứ của nó hoặc khả năng chơi bất kỳ cô gái nào mà anh Tr thích.
    Bướm của cô chủ quán - vợ anh công an thì được gắn thêm vàng cho thấy sự sang trọng, quý phái. Bướm của cô đại diện cho tầng lớp tư sản mới nổi.
    Bướm của cô gái quê mùa - vợ anh Tr mang đầy những "sắt sẹo" ( cho thấy nó đã được trui rèn trong phong ba bão táp, một nắng hai sương. Mỗi một vết sẹo là một chiến tích, một câu chuyện thấm đẫm nước mắt trong quá khứ. Ngược lại với bướm vợ anh công an, bướm của cô là đại diện không thể chính xác hơn cho tầng lớp nông thôn bị bần cùng hóa...
    Tóm lại cuốn sách miêu tả một cách chân thực cuộc đời của anh Tr (Thời niên thiếu anh chơi gái hay ra sao) với những quả báo mà anh Tr phải gánh, rồi anh Tr giác ngộ bỏ hết tất cả theo con đường của đức Phật.
     
    Thư Viện Cờ Tướng thích bài này.
  6. windcity

    windcity Lớp 3

    Anh cần phải đặt đoạn văn anh vừa đọc vào trong ngữ cảnh. Tác giả đang miêu tả "nghiệp", nên nhấn nhá vào thói dung tục, trăng hoa của nhân vật Tr. Cái ý kiến của Tr. về đàn bà không đại diện cho ý kiến của tác giả.
     
  7. V/C

    V/C Mầm non

    Người Vẹt hay tò mò, cứ đặt tít cho kêu là nhấp chuột, dùng từ đao to búa lớn, dù bên trong chả có đếch gì cả.
     
  8. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Quyển này là phóng sự có phải phật pháp đâu. Người ta còn làm lễ ra mắt ở chùa mà. Các sư còn tặng hoa ủng hộ đấy chứ (theo ảnh minh họa của @Caruri Tlkd).

    Mấy chuyện dâm ô thì càng nặng nhân quả và nghiệp chướng. Càng "đi sâu" vào nó mới càng chân thực và làm rõ được cái gọi là nhân quả. Cá nhân tôi không thấy dâm ô dung tục gì cả. Càng không thể nói đấy là dâm thư vì mục đích tác giả có phải là kích dục đâu. Ngược lại tác giả chỉ muốn chỉ ra cái sai trái, cái "nhân quả" mục đích là khai sáng và hướng thiện. Tôi rất thích cách tiếp cận thẳng thắn này, cứ tránh tránh né né thì cũng chỉ là nhắm mắt cho qua, chẳng có tác dụng gì cả.
     
    Thư Viện Cờ Tướng thích bài này.
  9. DNP

    DNP Lớp 3

    Ồ miêu tả chân thực ??? Tự hỏi trong đoạn văn kể về anh Tr từ lúc ăn chơi đến lúc giác ngộ thì bao nhiêu là của anh và bao nhiêu là lời văn của tác giả tự thêm vào??? Có lẽ tác giả luôn là người bạn thân luôn túc trực, theo sát anh Tr mấy chục năm và ghi lại những lời nói vàng ngọc của anh Tr một cách chân thực đến thế.
    Nếu đã chân thực thì chân thực cho tới, chuyện tác giả toàn lấy trên mạng xuống, làm gì có cái gì mà phóng sự chân thực trong đó. Phần nghiệp báo sát sanh, chuyện toàn trên mạng kể lại, có thể search google chuyện heo, bò, trâu, chó...báo oán đã có từ chục năm trước và trong sách tác giả sử dụng những câu chuyện y chang và nhân vật là anh A, ông H nào đấy. Đây không biết là copy hay đi thực tế phóng sự ???
    Tác giả tuy ghi là phóng sự nhưng lại mượn hình ảnh đạo Phật trong đó. Và việc thiết kế hình ảnh cũng làm cho người ta nghĩ về đạo Phật.
    Bỏ từ bướm, bỏ đoạn miêu tả bướm cũng không làm cho nhân vật Tr mất đi hình ảnh ăn chơi vốn có. Là nhà văn nếu đã không quan tâm sự trau chuốt, thích chân thực thì ghi thẳng cái lol (sorry, vì thực tế chẳng ai dân giang hồ, ăn chơi lại nói bướm bao giờ) nhưng nhà văn đã sửa lại thành tên loài động vật biết bay nghĩa là có sự không chân thực trong lời nói của nhân vật (nếu người này có thật). Nếu đã sửa được từ lol đến bướm sao không sửa luôn cho từ ngữ dễ nghe hơn.
    Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, hay truyện Kiều bằng văn xuôi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (hoặc bài thơ "Chơi cờ" của Hồ Xuân Hương) bỏ qua hết các ý nghĩa khác, ai cũng biết Kiều làm gì, không cần miêu tả chân thực hình ảnh cái bướm của Kiều người ta cũng biết Kiều lên bờ xuống ruộng trong lầu xanh, đó là nghệ thuật của người viết văn.
    Đừng mượn cái chân thực là lý do bỏ qua sự chau chuốt câu chữ trong tác phẩm của mình. Nếu chỉ có thuật lại y chang thì đứa biết chữ nó cũng viết lại được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/6/17
  10. Hương Xưa

    Hương Xưa Mầm non

    Dựa vào hai trang được chụp để làm dẫn chứng, có thể nói mà không sợ lầm lẫn rằng cuốn sách được viết với mục đích câu tiền của những độc giả có thị hiếu thấp hèn. Hoàng Anh Sướng có quyền làm như vậy, bởi vì như tất cả mọi người khác, kẻ bất tài vô đức cũng phải có cách kiếm cơm. Nhưng đặt cho nó cái tựa đề “……Phật pháp nhiệm mầu” là cố tính lừa gạt những độc giả không có cùng thị hiếu trên. Và đây là điều không thể chấp nhận.

    Đúng là câu “Đàn bà con nào mà…..” là lời nói của nhân vật Tr thật. Có thể lập luận rằng câu nói này không đại diện cho ý kiến của tác giả, nhưng cũng có thể nói rằng tác giả chỉ mượn mồm của nhân vật để nói những điều biết chắc là sẽ nhận nhiều phản ứng bất lợi từ những người không đồng tình với ngôn ngữ của y. Việc mượn mồm của nhân vật này không phải là chưa từng hay không thể xảy ra.

    Việc làm lễ ra mắt ở chùa và được các sư tặng hoa bảo đảm rằng các sư đã được cho đọc trước và đồng ý với nội dung của cuốn sách? Hay mấy ông sư đó cũng như bao nhiêu người mua sách khác, đã chỉ đặt lòng tin vào cái tựa đề?

    Điều làm cho bạn @DNP và những người khác bức xúc với cuốn sách, không phải là nội dung của nó, mà là cái hành vi lừa gạt người đọc của họ Hoàng. Y có quyền nhân danh “phóng sự xã hội” để viết mọi điều y muốn và xử dụng những ngôn từ thô tục, bỉ ổi bằng thích. Nhưng hãy để người đọc có một chọn lựa rõ ràng trong việc mua hay không mua cuốn sách tùy theo trình độ nhận thức, nhân cách riêng và thị hiếu đọc của họ. Bởi vì, như chúng ta đã thấy, cái mà một người gọi ra “rác” vẫn có thể mang ít nhiều giá trị đối với những người khác. Tại sao phải giở trò vỏ trắng lòng đen?
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/6/17
  11. windcity

    windcity Lớp 3

    Tôi thấy tác giả phác họa Tr. như một nhân vật "dâm dục" quá chân thực, hình ảnh nó cứ sống động hẳn lên, đây hẳn cũng là một thành công. Phóng sự thì nó phải phản ánh đời sống thực, đàn ông mà loại "dung tục" như Tr. đa phần bỗ bã, nói tục, rượu vào lời ra, tán gái con này con kia... bên ngoài thế nào thì bây giờ nó vào sách y như thế. Thế là thực. Không thể đòi hỏi một tác phẩm hiện thực vừa mô tả đúng thực trạng xã hội, mà vừa phải vo tròn đi những gai góc của xã hội đó. Như vậy theo tôi nó giả dối lắm.

    Không biết có liên quan không, nhưng tôi nghĩ bà Hồ Xuân Hương mà có sống lại, tự xuất bản thơ, chắc là văn đàn dậy sóng.

    Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
    Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
    Trai co gối hạc khom khom cật
    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
    Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
    Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
    Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.
    Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

    (Đánh đu)
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/6/17
    Thư Viện Cờ Tướng thích bài này.
  12. Đó là trích đoạn "suy nghĩ" của 1 nhân vật trong tác phẩm.
    Đọc kỹ rồi uốn lưỡi trước khi phát biểu bạn nhé


    P/S: Tác phẩm này thì cũng không thể gọi là dâm thư được, từ ngữ đa số đều có vẻ suồng sã, hơi thô nhưng cũng chỉ là ngôn ngữ ngày xưa. Như c.., lxx, b***, đọc lên nghe thì sượng mồm, chứ nếu thay bằng từ ngữ thuộc về y khoa thì nghe kệch cỡm lắm
     
  13. DNP

    DNP Lớp 3

    Suy nghĩ của một nhân vật hay của tác giả thì ai mà biết được. Cứ lấy nhân vật nói thay suy nghĩ của mình là xong, hết trách nhiệm. Tui có nói gì đâu, thằng nhân vật A trong tác phẩm B nói đấy chứ. Những ý kiến trên không phải của tui nhé, nick này 2 người dùng, tương tự vậy.
    Nói thẳng nói thật và không biết cách nói chuyện là 2 thứ khác nhau.
    A nói với B: Mày ngu quá, ngu hết phần heo (thằng B đúng là ngu thiệt) và mọi người cho rằng A đang nói thẳng, có sao nói vậy. A là người được cho là thẳng tính.
    C nói với B: Tôi thấy ông suy nghĩ không được nhanh cho lắm, nhỉ.
    Cùng một vấn đề nhưng cách nói của C đem lại cho B sự nhẹ nhàng, cảm thông hơn, B lắng nghe nhiều hơn. Vậy A là người nói thẳng nói thật được mọi người tôn vinh tính thẳng thắn hay thực chất là người không biết cách nói chuyện.
    Viết văn cũng vậy, chân thực và không biết cách viết là 2 chuyện khác nhau. Không phải cứ bê hết cái gì Tr nói rồi gọi đó là chân thực. Là nhà văn phải đủ tỉnh táo để biết cái gì nên viết và cái gì nên bỏ, bỏ đi thì có ảnh hưởng gì không. Như đoạn trên bỏ những từ không hay đi thì hình ảnh nhân vật Tr cũng chẳng thay đổi, khả năng ăn chơi của Tr không mất đi bởi vài câu nói thô tục.
    Còn bài thơ đánh đu hay chơi cờ vẫn mang lối ẩn dụ, khéo léo, ý nghĩa miêu tả việc sex nhưng lời lại không tục, khả năng viết ẩn dụ như vậy mà đi so với tác giả được cho là thẳng tính, với phong cách chân thực của chúng ta: bướm, cục cứt...thật quá khập khiễng.
    Thôi mọi người cứ giữ ý kiến của mình, mình thấy nó khoác áo Phật mà lời lẽ vậy thì không hay. Mọi người thích chân thực, sống động thì cứ theo ý mình. Sầu riêng có người nói hôi, người nói thơm. Vậy sầu riêng là thơm hay hôi??? Vốn dĩ là sở thích thì không thể tranh cãi được. Ai thích thì đọc, tranh cãi cũng không được gì.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/6/17
    tranngoctrungvnt thích bài này.
  14. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Tôi nghĩ bạn trên chưa từng đọc các phong sự của Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là lục xì miêu tả cũng trần trụi thời đó bị chính quyền và giới văn sĩ gọi là dâm thư.

    Viết văn mà cứ đòi không tục tĩu vậy còn là gì văn chương, kiểm duyệt bên ngoài thì dễ nhận thấy còn kiểm duyệt bên trong thì khó vì gồn luân lý, giáo điều giam cầm mỗi người.
     
    Thạch Thảo thích bài này.
  15. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Đúng rồi @cxz27 , Đinh Vũ Hoàng Nguyên từng nói "văn chương không có nghĩa là phải kiêng từ bẩn"
    Không nên đánh giá cả một cuốn sách khi chưa đọc, bài này mình thấy người viết đang nhặt cái từ "B***" rồi bảo cuốn sách của người ta là dâm thư, có vẻ không công bằng lắm :v
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/6/17
    Thạch Thảo thích bài này.
  16. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Bạn nhịn 1 bữa ăn cũng có thể cảm nhận được cái đói. Nhưng bạn không thể nào cảm nhận được cái đói của người vô gia cư được. Vì họ không nhịn chỉ 1 bữa.

    Nói về cái xấu xí mà không cho dùng những từ xấu xí thì chẳng khác nào muốn biết đói như thế nào mà cứ ăn vậy.


    Gửi từ SM-J700H của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
    Donquixote Doflamingo thích bài này.
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Nào nhân quả, nào luân hồi, nào địa ngục du ký,... nào người thực, việc thực, địa chỉ rõ ràng,... toàn bịa để dọa người, để khuyến thiện trừ ác.

    Có clip này các bạn xem nhân vật chính diễn hay lắm, rất đạt nhưng tiếc rằng đoạn cuối đạo diễn để diễn viên quá khích thành ra bị lộ là đang diễn.
     
    cfcbk thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Mọi người đang bàn về cái gì thế? Cho tôi chơi với. :D

    Hay hay.jpg

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Heoconmtv thích bài này.
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải thông tin, thời gian không ngừng chảy và ngôn ngữ cũng không ngừng đổi mới.

    Dù Sướng có dùng ngôn từ trau truốt hoặc ngôn từ đời thường thì vấn đề lớn nhất của cuốn sách này vẫn là Sự thật?

    Thấy giới thiệu là phong sự, người thực việc thực, có thể kiểm tra có cả trên mạng nữa,... vậy mà xem mấy ảnh chụp thì nhân vật lại là Tr, thử hỏi muốn tìm Tr để hỏi thăm, kiểm chứng thì biết tìm nơi đâu.

    Từ xưa đến nay và cả về sau này nữa, không thiếu những kẻ vì khuyến thiện trừ ác, vì khuyến giáo,... mà không trừ thủ đoạn nào (cả dối trá, lừa bịp) để đạt mục đích.

    Xin hỏi các bạn về clip này:

    Xem xong bạn nhận xét sao, thật chăng, diễn chăng? Dựa đâu để cho rằng thật, mà cũng dựa đâu cho rằng diễn? 3D_423D_423D_423D_42
     
    Thạch Thảo thích bài này.
  20. Smile up

    Smile up Mầm non

    Mình sẽ không đọc cuốn sách này. Đơn giản vậy thôi. Đọc sách gì là quyền của mỗi người. Ai cũng có quan điểm riêng mà.
    Về tựa sách, đúng là gây hiểu lầm. Còn chuyện quảng bá sách, theo mình, bây giờ lẫn lộn lung tung rồi.
     
    Cub and 1953snake like this.

Chia sẻ trang này