Thảo luận Bí ẩn Tam Quốc Diễn Nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Heoconmtv, 5/9/15.

Moderators: amylee
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Tiểu thuyết thì phải nhào nặn, chứ nếu đọc sử thì cứ đọc Tam quốc chí của Trần Thọ, con người trong Tam quốc diễn nghĩa cứ hiện lên sống động theo ngòi bút của La tiên sinh. Mình rất thích Tam quốc và nhiều người khác cũng vậy, La Quán Trung viết tài tình đến nỗi người ta cứ tưởng đó là sự thật lịch sử (nhiều cụ già mình nói chuyện vẫn tin đó là sự thật chứ không bịa như qua năm ải chém sáu tướng của Quan Vũ...). Cái mình mong ở đây là mọi người bóc tách 7 phần thực và 3 phần hư của Tam quốc diễn nghĩa để hiểu rõ ràng thệm thôi. Cái nào thuộc về sự thật lịch sử thì trả cho lịch sử.
     
  2. metalheart5410

    metalheart5410 Lớp 7

    Theo Trung quốc thời cổ đại, những người mang họ Tư Mã là xuất thân từ quan võ đánh nhau trên lưng ngựa, có thể vật đổi sao dời không còn như thuở ban đầu, nhưng về cơ bản họ Tư Mã là đánh nhau rất giỏi.
     
    Last edited by a moderator: 2/10/15
  3. metalheart5410

    metalheart5410 Lớp 7

    Khi anh Hải chết đứng, chị Kiều đến khóc "Tiếc rằng trí dũng có thừa. Bởi nghe lời thiếp nên cơ sự này", thế là anh Từ Hải ngã xuống. Chung quy lại đừng nghe lời đàn bà.
     
    tauvequehuonghp thích bài này.
  4. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Các nguồn gốc phát sinh tên họ tại Trung Quốc

    Theo tác giả Sheau Yueh J. Chao, qua thời gian lịch sử dài trên 5000 năm, tên họ người Trung Quốc được hình thành qua các nguồn gốc sau đây:

    1. Lấy tên triều đại làm tên họ: Ta có thể kể các thí dụ: Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Ngô, Tấn, Đường, v.v…

    2. Lấy tên nước làm tên họ: Khi người Tàu vượt sông Hoàng Hà, đuổi người Miêu Tộc đi thì mỗi họ chiếm một chỗ do tộc trưởng cai quản, gọi là ông Hậu. Các xứ nhỏ ấy có rất nhiều nên gọi là Vạn Bang và sau này trở thành các chư hầu. Các ông Hậu chọn người lãnh đạo chung gọi là Nguyên Hậu và sau này trở thành Vương, tức vua. Đầu đời nhà Chu (1122 TCN), số chư hầu có trên 1000. Đến thời Đông Chu (772 TCN), số chư hầu còn lại độ 100. Nhưng chỉ có khoảng 15 nước là đáng kể như: Tần, Tề, Ngô, Việt, Sở, Lỗ, Vệ, Yên, Triệu, Tống, Trần, Thái, Trịnh, Ngụy, Hàn. Tên hàng trăm tiểu quốc trên đã biến thành tên họ. Ví dụ Hạng Tịch tức Hạng Vũ có tổ tiên làm tướng nước Sở, được vua nước Sở phong cho ở đất Hạng nên đã nhận họ Hạng.

    3. Lấy tên huyện làm tên họ: Thời xưa, đơn vị hành chánh của Trung Quốc là châu và huyện. Người ta đã lấy tên huyện làm tên họ. Ta có thể kể các ví dụ: Sở Văn Vương cho Lưu Phú đất huyện Hồng tại Sơn Tây để cai trị và phong cho ông tước Hầu nên gọi là Hồng Hầu. Hiện nay, con cháu còn cư ngụ tại đây và nhận tên Hồng làm tên họ. Họ Bi là tên một huyện ngày xưa, nay ở tỉnh Giang Tô. Họ Trác là tên một huyện ngày xưa và nay gọi là Trác quận.

    4. Lấy tên làng làm tên họ: Hác là tên một làng đời Hán và đã trở thành tên họ. Họ Hác có một giai thoại, trở thành tục ngữ của người Trung Quốc. Đời Tấn, vợ của Vương Hồn là Chung thị, và vợ của Vương Trạm là Hác thị. Hai chị em dâu ăn ở rất hòa thuận nên khi khen cách ăn ở của hai chị em dâu, người Trung Quốc thường nói: Chung Hác. Dương Kiên được cho ở đất Tùy, sau đó nhận tên Tùy làm tên họ và khi lên ngôi vua xưng là Tùy Văn Đế. Nhương Hầu tên là Ngụy Nhiễm, em của Tần Chiêu Vương, được phong ở đất Nhương và có tước Hầu nên gọi là Nhương Hầu. Con cháu Ngụy Nhiễm đã lấy tên đất Nhương làm tên họ. Ngày nay, đất Nhương ở tỉnh Hà Nam.

    5. Lấy tên đất hoang làm tên họ: Đời Xuân Thu-Chiến Quốc, để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà vua lấy đất hoang để phong cho một người. Người đó triệu tập dân chúng để khai hoang lập ấp và cư dân lấy tên đất làm tên họ. Loại tên họ này, khi viết ra Hán tự, đều có bộ ấp đi kèm. Ấp có nghĩa là đất được người đứng lên chiêu dân khai khẩn lập ấp. Rất nhiều họ của người Việt Nam có bộ ấp. Ví dụ: họ Nguyễn, Trần, Đặng, Đào, Hàm, Thiệu, Châu, Kỳ, Quách. Uất.

    6. Lấy tên thành làm tên họ. Ngày xưa các vua chúa xây thành quách để cư dân ở, chống ngoại xâm và dân cư đã lấy tên thành làm tên họ. Ta có thể kể các họ sau đây: Phùng, Thôi, Bảo, Dương, Bạch Mã, Mao, Miêu, Bình.

    7. Lấy tên dịch đình làm tên họ: Tại Trung Quốc vào đời Hán, cứ 10 dặm đất được gọi là một đình, có người đình trưởng giữ gìn an ninh. Trên tuyến đường giao thông qua địa phương đó, người ta dựng một trạm gọi là dịch đình cho hành khách nghỉ chân. Cư dân ở đó, nhận tên dịch đình làm tên họ. Ví dụ: họ Mã, Âu, Dương.

    8. Lấy phương hướng làm tên họ: Các họ như Đông, Tây, Nam, Bắc, Tây Môn, Đông Môn, Đông Cung, Nam Quốc. Tề Thần nối ngôi Tề Trang Công, cư ngụ phía đông của cung điện nhà Chu nên dân chúng đã chọn tên họ Đông Cung để tưởng nhớ vị vua này.

    9. Lấy tên họ của các nhân vật lịch sử làm tên họ: Ví dụ: các họ Diêu, Nhâm, Cơ, Tư, Phong.

    10. Nhận tên chính của danh nhân làm tên họ: Ví dụ họ Ngũ, Kim, Thang, Phục, Kha, Cao, Dư, Liên, Lộ. Theo sách Nguyên Hà Tính Toản của Lâm Bảo viết vào đời Ðường (618-907), người sáng lập họ Dư là ông Do Dư làm quan đời Tần, con cháu nhân tên Dư làm tên họ.

    11. Dùng từ ngữ tôn kính làm tên họ: Các từ ngữ chỉ sự kính trọng trong Hán tự biến thành tên họ: Tôn, Quân, Ông, Phủ, Phụ, Quản, Thúc, Công v.v…

    12. Dùng các từ chỉ thứ cấp trong gia đình làm tên họ: Ví dụ các họ: Tôn, Bá, Thúc, Mạnh, Trọng, Quý.

    13. Nhận tên các bộ lạc xưa hay thị tộc làm tên họ: Ví dụ họ Khương là tên một chủng tộc mà sử sách gọi là rợ Khương. Họ Di là một giống trong nhóm Bách Việt. Họ Doãn là tên chỉ người Hung Nô.

    14. Lấy tên chức quan làm tên họ: Ví dụ họ Tư Mã, họ Chúc, họ Sử. Thời chiến quốc, triều đình có 5 chức quan khởi đầu bằng chữ Tư: Tư Mã, Tư Đồ, Tư Không, Tư Sĩ, Tư Khấu. Tư Mã Nhương Thư giữ chức Tư Mã nên lấy họ là Tư Mã. Họ Chúc: Đời xưa Trung Quốc đặt ra quan Chúc và quan Sử. Quan Chúc có hai nhiệm vụ. Một là cầu nguyện cho dân được hạnh phúc, hai là làm lịch, định ngày, tháng cho đúng bốn mùa, xem sao trời để đoán cát hung. Đời nhà Chu, quan Chúc cố vấn cho vua, nên sách Chu Lễ nói: Vương Điếu Tắc Dữ Chúc Tiền, nghĩa là vua đi điếu, có quan Chúc đi trước. Họ Sử: Quan Sử coi việc nhân sự. Đời Chu có các quan Đại Sử, Tiểu Sử, Tả Sử, Hữu Sử, Nội Sử, Ngoại Sử. Chúc và Sử là hai chức vụ quan trọng, ai giữ chức vụ ấy được cha truyền con nối. Do vậy, chức quan Chúc và Sử biến thành tên họ.

    15. Nhận tên chức vụ cao quý làm tên họ: Các họ đó là Vương, Hoàng, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam.

    16. Lấy tên vua ban làm tên họ: Vua chúa Trung Quốc xưa có tục ban tên cho các công thần và dân chúng coi đó là một ân điển nên chọn tên vua ban làm tên họ: Ví dụ Thanh Thành Công được vua Thái Tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương ban cho tên Chu, nên ông này đổi tên thành Chu Thành Công. Vua Đường Cao Tôn ban tên Lý cho ông Dự Úc, nên ông đổi tên là Lý Nguyên.

    17. Lấy tên nghề nghiệp làm tên họ: Ví dụ họ Ngư, Tiều, Canh, Mục.

    18. Lấy danh từ chỉ kỹ năng chuyên môn làm tên họ: Ta có thể kể các tên họ sau đây: Ở Trung Quốc có lớp người gọi là Vu và Hích. Vu là người con trai, Hích là người con gái. Vu và Hích làm nghề đồng bóng, thầy cúng, thầy pháp. Họ có thế lực rất mạnh nên vua đặt chức Tư Vu. Dân Trung Quốc xưa lấy từ Vu và Hích làm tên họ. Họ Đồ tức đồ tể là người chuyên giết thịt súc vật. Họ Bốc do bốc phệ, bói toán. Họ Đào: người nặn và nung đồ gốm. Những nghề này cần có kỹ năng chuyên môn nên dân Trung Quốc đã chọn các chữ này làm tên họ.

    19. Lấy tên cây cối làm tên họ: Loại tên này rất dễ nhận diện vì khi viết ra Hán tự các tên đều có bộ mộc. Ví dụ họ Lâm: rừng cây, họ Lý: cây mận, họ Quế: cây quế, họ Sở : bụi gai, họ Lê: cây lê.

    20. Lấy tên đồ vật làm tên họ: Ta có thể kể những ví dụ sau: họ Xa: cái xe, họ Quan: cái mũ, họ Phù: cái thẻ làm bằng tre, họ Cung: cây cung.

    21. Thêm từ ngữ thân tộc để thành tên họ ghép: Các từ Tôn, Bá, Mạnh, Trọng, Quý được thêm vào tên họ thành tên họ mới để chỉ người đó là con cháu của ai. Ví dụ họ Vương Tôn: cháu vua, Công Tôn: cháu của người có tước công. Nguyên Bá: con đầu lòng của ông họ Nguyên.

    22. Lấy họ vợ ghép chung họ chồng thành họ mới của con: Ví dụ ông họ Trương lấy bà họ Trần. Con cái ông bà này mang họ Trương Trần. Loại họ này có nhiều ở Trung Quốc, nhưng không có đặc tính truyền thừa.

    23. Lấy từ ngữ có nghĩa xấu làm tên họ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc xưa có tục trừng phạt một phạm nhân bằng cách bắt người đó nhận tên họ có ý nghĩa xấu xa, độc ác. Loại tên này, nếu viết ra Hán tự, đều có bộ trùng. Ví dụ họ Mãng: con trăn, họ Phục: con rắn độc, họ Ác: độc địa.
     
  5. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Thúy Kiều "lưu lạc chốn nhân gian" bắt nguồn từ việc bán thân cứu cha, một người con có hiếu. Việc Hải vì nghe lời Kiều mà dẫn tới chết đứng, lỗi lớn là ở Hải. Hải phải biết rằng là người quyết định thì cũng là người chịu trách nhiệm. Hải nghe "tư vấn" của đàn bà, không suy xét cho kỹ, để "địch" đi cửa sau dẫn tới chết là đúng rồi (nghe tư vấn của đàn ông hay bà cũng nên suy cho kỹ).

    Nói về Kiều mình chế câu chuyện nhí nhố chết đứng (nhưng của Kim Trọng) các bạn tư vấn giúp với nhé:
    Kết thúc truyện Kiều là cảnh đoàn viên, Kim Vân Kiều sống chung mái nhà. Năm nay Vân sinh một đứa bé tên A, năm sau Kiều sinh đứa bé tên B. Hai đứa tranh cãi nhau, đứa nào cũng nhận mình là anh. Cãi nhau chán chúng tìm Kim phân xử.
    Thấy Kim hai đứa nhanh nhảu: Tía ơi tía, con là anh phải không tía?
    Kim ú ớ gãi đầu gãi tai chưa biết nói sao.

    Theo các bạn thì đứa nào là anh nhỉ?
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Quốc gia đại sự mà đàn bà can thiệp thì "tạch" là phải...:lmao:
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  7. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Mấy bác Nho gia từng bảo: "Hồng nhan hoạ thủy" mà, xưa nay anh hùng khó qua ải mỹ nhân lắm.
     
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    1 là để đàn bà họ quyết và làm từ đầu.
    2 là dứt khoát không để đàn bà can dự.
    Nghe đàn bà "tư vấn" nửa chừng thì kết cục không mấy vui vẻ gì.:D
     
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Người ta bảo "Hồng nhan họa thủy cơ mà"
    Tháo nói: "Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ. Vợ bảo sao cứ làm ngược lại, ắt sẽ thành công"
     
    tauvequehuonghp thích bài này.
  10. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    cute_smiley7cute_smiley60cute_smiley8
     
  11. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Ấy chết, thế kỉ 21 rồi mà các bác còn "coi thường" phụ nữ thế thì nguy to. Ngày xưa phụ nữ không có nhiều cơ hội tham dự chuyện thiên hạ nên họ không có điêu kiện va chạm chính trường thì sao giỏi được, vậy nên Khổng Tử, Tào Tháo... mới nhìn họ còn hạn chế. Giờ mà thả các vị ấy vào thế kỉ 21 này, thì có lẽ mấy vị đó sẽ nhìn nhận về phụ nữ khác đó.
     
  12. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Các bạn cho hỏi về vụ đứa nào là anh với. Mình nghĩ mãi không ra. Không biết có sách nào nói về vai vế không nhỉ.
     
  13. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Dạ em không dám coi thường phụ nữ đâu, những người có cùng giới tính với vợ và mẹ em. Đối với vợ thì mình phải mạnh mẽ quyết đoán.

    Có lần em học hỏi Tào Tháo: "Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ. Vợ bảo sao cứ làm ngược lại, ắt sẽ thành công", vợ em bảo sao em làm ngược lại, thế là nó mắng em, em tức quá cãi lại thế là to tiếng, nó dọa: "Vậy anh có muốn không thấy mặt em vài ngày không?". Với tư thế của một nam nhi tri chí cute_smiley8em mạnh mẽ đáp: "Thích thì chìu, khìu thì chích thôi".

    Mà đúng thật các bác ah, 4 ngày liền em không thấy mặt vợ em luôn cute_smiley20, đến ngày thứ 5 mắt của em bớt sưng, em mới bắt đầu mờ mờ thấy được vợ em đấy cute_smiley23.

    Từ đó về sau, chắc khỏi nói các bác cũng biết rồi, em không theo Tào Tháo nữa :D.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/15
    tauvequehuonghp thích bài này.
  14. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Đấy nhé. Lẽ ra sổ Nam Tào ghi bác là anh hùng lưu danh kim cổ, sánh ngang với họ Tào, thế mà bác lại nản chí nửa đường, thế có chết không cơ chứ.
     
  15. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Đoạn đầu đọc cứ tưởng sư tử nhà bác bỏ nhà đi rong cơ, nào ngờ đoạn sau thấy mắt bác sưng húp thì cười lăn : ) ) ) ) ) ) )
     
  16. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đố mọi người vụ gì đây?
    6599284183075633579.jpg
     
    sannyas60 thích bài này.
  17. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    3 anh em Lưu Bị, Trương Phi, Quan Vũ + cụ già lụ khụ yếu, bệnh, sắp chết
    ==> Sự kiện ông nào đó mấy lần đòi giao lại thành trì cho Lựu Bị tiếp quản, nhưng LB mấy lần từ chối,..
    Ông cụ này bị Tào Tháo vu oan cho vụ giết cha Tào Tháo.
     
  18. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Phải chăng là Đào Cung Tổ ba lần nhượng Từ Châu.
     
  19. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Right...
    Đào Khiêm 3 lần nhượng Từ Châu, Lưu Bị trong bụng mừng muốn chết nhưng miệng cứ giả bộ chối đây đẩy. Ông Khiêm ngủm rồi bà con bá tánh bu lại năn nỉ Lưu Bị mới OK để được tiếng hợp lòng dân :D...
     
    metalheart5410 and sannyas60 like this.
  20. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Chuyện đời tư ít biết của gian hùng Lưu Bị

    Chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách lẫn tiểu thuyết của Lưu Bị.

    Lưu Bị cũng là người sáng lập nên nhà Thục Hán thời Tam Quốc, sử sách thường gọi là Chiêu Liệt Đế. Sau khi kết nghĩa anh em tại vườn đào, Trương Phi và Quan Vũ đều giết chết vợ của mình rồi bỏ theo Lưu Bị mong dựng nghiệp lớn.

    Câu nói nổi tiếng: “Bạn bè như chân tay, vợ con như quần áo” chính là câu nói từ miệng của Lưu Bị mà ra. Có thể nói, trong mắt Lưu Bị, vợ con chẳng qua là một thứ đồ vật tùy lúc có thể mặc vào cởi ra mà thôi… Lưu Bị tự là Huyền Đức, người quận Trác, nay là tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, hậu duệ một nhánh xa của hoàng tộc nhà Đông Hán. Lưu Bị cũng là người sáng lập nên nhà Thục Hán thời Tam Quốc, sử sách thường gọi là Chiêu Liệt Đế.

    Từ nhỏ, nhà nghèo, sau khi lớn lên gia nhập quân đội triều đình trấn áp khởi nghĩa Khăn vàng. Sau đó, nhờ sự giúp sức của Gia Cát Lượng, Lưu Bị hợp lực cùng Tôn Quyền đánh bại quân Tào Tháo ở Xích Bích, chiếm được Kinh Châu, Ích Châu và Hán Trung. Năm 221, Bị xưng đế, định đô ở Thành Đô. Một năm sau đó, trong trận chiến Ngô Thục, quân Bị thua trận, không lâu sau đó, Bị chết.

    Lưu Bị là người huyện Trác, quận Trác, tự xưng là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con của Hán Cảnh đế. Lưu Bị liên tục nói về mình như vậy, cứ gặp người là nói vậy, sử sách cũng cứ như vậy mà ghi về Bị. Còn về chuyện có thực hay không thì chẳng có ai biết. Những người ưa thích “Tam Quốc diễn nghĩa” đều nghe rất quen câu này của Lưu Bị: “Tại hạ Lưu Bị, hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng”. Thực tế, chẳng có ai muốn hỏi Lưu Bị là hậu duệ, con cháu của ai, vì vậy, cách nói đó của Lưu Bị quả thực rất thừa và vô duyên.

    Tuy nhiên, đi đâu Lưu Bị cũng chỉ có một cách nói như vậy. Điều này chứng tỏ, xuất thân nghèo khổ đã khiến Lưu Bị phải đau đầu rất nhiều. Lưu Bị từ nhỏ đã mồ côi cha, cùng mẹ đan chiếu bán để sống qua ngày. Bên cạnh căn lều cỏ của mẹ con Lưu Bị ở có một cây dâu, nhìn từ xa trông giống như một chiếc xe có lọng che.

    Những người khách đi qua đây nhìn thấy hình dáng của cái cây này đều lấy làm kỳ lạ, nói rằng ở đây hẳn có quý nhân. Khi Lưu Bị chơi với chúng bạn ở dưới gốc cây nói: “Sau này ta sẽ đi một chiếc xe sang trọng như vậy”.

    Thời bấy giờ, xe có lọng là loại xe dành cho hoàng đế, vì vậy, chú của Lưu Bị là Lưu Tử Kính mới quát Lưu Bị rằng: “Mày ăn nói lung tung như vậy định hại chết cả gia đình chúng ta hay sao?”. Từ nhỏ, Lưu Bị đã không thích đọc sách, học hành cả ngày chỉ thích chơi với chó, ngựa, đàn hát và mặc quần áo đẹp.

    Lưu Bị cao 7 thước 5 tấc (hơn 2 mét), tay dài quá đầu gối, ngoảnh đầu lại có thể nhìn thấy tai của mình, không thích nói, vui buồn không ai hay. Lưu Bị là người thích kết giao với những kẻ hào hiệp. Vì vậy, Trương Thế Bình, Tô Song Kha, các thương nhân nổi tiếng ở Trung Sơn đều bị kẻ “hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương” cuốn hút, cho rằng ông ta là kẻ không hề tầm thường nên đã cung cấp Lưu Bị không ít tiền bạc.

    Với số tiền của được cung cấp, Lưu Bị đã mua một đôi binh mã bắt đầu thực hiện kế hoạch tranh đoạt thiên hạ của mình. Thời đại Tam Quốc là thời đại của những kẻ gian hùng. Tuy nhiên, khác với Tào Tháo và Tôn Quyền có sẵn một cơ sở vững chắc do thế hệ trước để lại, Lưu Bị dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng. Tất cả gia sản của Lưu Bị chỉ là cái danh “hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng”.

    Lưu Bị không phải là một kẻ háo sắc đến cuồng loạn, do vậy trong sử sách rất ít nói đến chuyện tình ái của ông ta. Tuy nhiên, Mạnh Tử có nói: “Thực, sắc, tính dã”, nghĩa là chuyện ham muốn ăn uống và tình dục là bản năng của con người. Lưu Bị cũng không phải ngoại lệ và chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách lẫn tiểu thuyết của Lưu Bị.

    Những người thích Tam Quốc hẳn ai cũng nhận thấy rằng, Lưu Bị có một đặc điểm rất xấu đó là đánh được thì đánh, không đánh được ắt chạy thoát thân thục mạng, tính mệnh của vợ, của con đều quên sạch. Riêng nói về trình độ chạy trốn, tần suất và cả sự nhếch nhác thì ngay đến cả tổ tiên của Lưu Bị là Hán Cao Tổ Lưu Bang có sống dậy cũng phải chấp nhận là “hậu sinh khả úy”.

    Trong cả sử sách lẫn “Tam Quốc diễn nghĩa” có thể thống kê được ít nhất 4 lần Lưu Bị có hành động không được xứng tầm với một đại anh hùng, vứt bỏ vợ con, chạy lấy thân mình. Lần thứ nhất là vào năm Kiến An thứ nhất, khi đó Lưu Bị vừa tiếp nhận ấn soái Từ Châu. “Viên Thuật tới tấn công tiên chủ, tiên chủ chống lại ở Hu Di, Hoài Âm,…” Lưu Bị đành để Trương Phi ở lại phòng thủ Hạ Phì còn bản thân mình thì đem quân chống lại Viên Thuật. Kết quả Tào Tháo cấu kết với Lã Bố tấn công Hạ Phì, “Bố bắt vợ con tiên chủ làm tù binh”.

    Lưu Bị không còn cách nào, chỉ còn cách đồng ý giảng hòa cùng Lã Bố, “Bố mới thả vợ con (Lưu Bị) về”. Tới năm Kiến An thứ ba, do cuộc tấn công của Lã Bố ở Từ Châu, Lưu Bị chỉ còn biết đóng quân ở đất Tiểu Bái. Trong thời gian này Lưu Bị những muốn tập hợp lực lượng tìm Lã Bố trả thù. Không ngờ rằng lần tái chiến này lại tiếp tục gặp phải thất bại đành chạy đến chỗ Tào Tháo. Tào Tháo đối đãi ông ta cũng chẳng bạc, phong ông ta làm Dự Châu mục.

    Nhưng Lưu Bị không cam tâm, chuẩn bị tới huyện Bái để thu thập tàn quân, những mong rửa mối nhục cũ. Tào Tháo cũng ủng hộ, cấp cho Lưu Bị quân lương, phái quân đội theo ông ta tìm Lã Bố phục thù. Kết quả là Lưu Hoàng thúc không chịu thua kém ai lại bị bại dưới tay bộ tướng của Lã Bố là Cao Thuận. Cao Thuận “lại bắt được vợ con tiên chủ đưa về cho Lã Bố”.

    Cuối cùng chính Tào Tháo phải thân chinh đánh Lã Bố. Sách “Tam Quốc chí” chép: “Tào công tự mình thân chinh, giúp tiên chủ vây Lã Bố ở Hạ Phì, bắt sống được Bố”. Chỉ tới lúc này, Lưu Bị mới có thể đem vợ con về. Đó là lần thứ hai. Sau đó hai năm, đến năm Kiến An thứ 5, Lưu Bị không cam tâm dưới trướng Tào Tháo, mượn cớ Viên Thuật mâu thuẫn với Tào Tháo mà đánh chiếm Hạ Phì vốn đã thuộc về Tào Tháo.

    Tào Tháo không thể tha thứ bèn đem quân đánh Bị. Hoàng thúc lần này lại thêm một lần mất mặt. Chưa giao chiến, chỉ mới thấy cờ quân Tào đã hoảng sợ không còn con đường lựa chọn nào khác “bỏ dân mà chạy”. Kết quả là Tào Tháo lại “bắt được thê tử của tiên chủ, đồng thời bắt sống cả Quan Vũ”.

    Chúng ta biết đều biết “ba điều kiện” của Quan Vũ với Tào Tháo rồi “qua 5 cửa chém 6 tướng” chỉ là sự hư cấu của nhà tiểu thuyết. Trong sử sách khi nói về việc Quan Vũ bỏ Tào Tháo đi tìm Lưu Bị không hề nói rõ là có mang theo hai vị phu nhân hay không.

    Lưu Bị khi ở Kinh Châu là ở cùng gia đình, còn sinh ra A Đẩu. Cứ xem thái độ đối đãi của Tào Tháo với Lưu Bị và Quan Vũ thì đủ rõ, Tào Tháo đã cùng thả Quan Vũ và “vợ con tiên chủ”. Lần cuối cùng là vào năm Kiến An thứ 13, trong chiến dịch Trường Bản, Lưu Bị “bỏ vợ con, cùng Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân,… khoảng hơn mười người ngựa bỏ chạy”.

    Cam phu nhân và A Đẩu may mắn được Triệu Vân bảo vệ mới thoát khỏi kiếp nạn. Trong các sử liệu không thấy nhắc đến Mi phu nhân, rất có thể đã thiệt mạng trong chiến dịch này. Như vậy, Lưu Bị bốn lần li tán cùng gia đình, trong đó, Lã Bố bắt hai lần, Tào Tháo bắt hai lần.

    Truy nguyên nguồn gốc của sự tình dường như đều liên quan đến Tào Tháo. Điều đáng nói là, mọi người thường ca ngợi Lưu Bị trăm lần thất bại cũng không khuất phục, chính bản thân Lưu Bị cũng xác nhận như vậy.

    Nhưng cách mà Lưu Bị đối xử với vợ con như vậy hoàn toàn không thể lấy lý do “bỏ cái nhỏ để lấy cái lớn” để biện minh được. Bởi lẽ, nếu không giữ được cái nhỏ thì chắc gì cái lớn đã giữ được.

    Điều đáng nói là hành động bỏ vợ bỏ con chạy lấy thân mình của Lưu Bị hoàn toàn trái ngược với hành động hy sinh tính mạng để cứu con của Mi phu nhân, dù đứa con được cứu hoàn toàn không phải là con của bà ta.


    Thực tế, chuyện này phải bắt đầu từ hồi thứ 25 “Đóng Thổ sơn Quan Công giao ước ba điều Cứu Bạch Mã Tào Tháo giải trùng vây”. Khi đó, Quan Công dẫn binh vào Hạ Phì, thấy nhân dân yên ổn, liền đi vào phủ tìm hai chị, Cam, Mi hai phu nhân khi nghe nói Quan Công tới vội vàng ra nghinh đón. Công ở dưới thềm bái vào nói: “Làm cho hai chị phải thất kinh, thực là tội của mỗ vậy.

    Hai phu nhân liền hỏi: “Hoàng thúc nay ở đâu?”. Công đáp: “Hiện không rõ”. Hai phu nhân hỏi tiếp: “Nay nhị thúc định thế nào?” Công đáp: “Quan mỗ ra thành tử chiến bị vây khốn ở Thổ sơn, Trương Liêu khuyên tôi đầu hàng, tôi bèn đặt ra ba điều cùng ước hẹn.

    Tào Tháo đã đồng ý, nên lui binh cho tôi vào trong thành. Tôi chưa được biết ý của hai chị thế nào chưa dám tự quyết. Hai phu nhân liền hỏi: “Ba việc thế nào?”. Quan Công đem ba việc ở trên mà nói lại một lần. Cam phu nhân nói: “Đêm qua quân Tào vào thành, ta nghĩ ắt sẽ chết; ai ngờ chúng không hề động tới, một tốt cũng không bước vào cửa. Nay thúc đã quyết rồi hà tất phải hỏi hai chúng ta? Chỉ sợ sau này Tào Tháo không dung cho thúc thúc đi tìm Hoàng thúc thôi”.

    Công đáp: “Hai chị yên tâm, Quan mỗ đã có cách”. Hai phu nhân nói: “Thúc đã có tự quyết, phàm việc gì không phải hỏi hạng nữ lưu như chúng tôi”. Đoạn nói chuyện giữa Cam, Mi phu nhân đối với Quan Công có thể thấy Cam, Mi phu nhân là sản phẩm điển hình của tư tưởng đạo đức luân lý của Nho gia.

    Qua lời “phàm việc gì không phải hỏi hạng nữ lưu như chúng tôi” và “Nay thúc đã quyết rồi hà tất phải hỏi hai chúng tôi?” có thể thấy hai người là những người nhu mì, nhưng lại hoàn toàn thiếu chủ kiến. Trước tất cả mọi việc, thậm chí ngay cả sự sống chết của bản thân họ đều do người đàn ông nắm giữ. Những hình tượng phụ nữ như thế là một dạng ký hiệu tồn tại trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.

    Ý nghĩa mà họ mang theo trong tác phẩm văn học vì thế rất nhỏ bé, rất khó để lại ấn tượng gì trong lòng người đọc. Nhưng những nhân vật này trong chiến dịch Trường Bản lại có một sự cải thiện rất đáng kể. Đặc biệt là hình ảnh cảm động của Mi phu nhân trong hồi thứ 41 của “Tam quốc diễn nghĩa”, Lưu Huyền Đức mang dân qua sông, Triệu Tử Long một ngựa cứu thiếu chủ.

    Khi đó, quân Tào trùng trùng vây khốn Lưu Bị, trong thời khắc giữa sự sống và cái chết, Triệu Vân tìm thấy Mi phu nhân bị trọng thương. Đối diện với có hội sống sót duy nhất đó, người phụ nữ này nhất định không chịu lên ngựa mà nói với Triệu Vân một cách đầy nghĩa khí rằng: “Thiếp gặp được tướng quân, A Đẩu có cơ hội sống rồi. Hy vọng tướng quân có thể thương xót phụ thân của A Đẩu nửa đời long đong chỉ có mình nó là cốt nhục. Tướng quân có thể bảo vệ đứa con này, dẫn nó đến gặp phụ thân, thiếp có chết cũng không ân hận”.

    Mi phu nhân vì bảo vệ sự sống cho đứa con không phải do mình sinh ra sẵn sàng nhảy xuống giếng mà chết. Một người phụ nữ không mảy may nghĩ đến tính mạng của bản thân để bảo vệ đứa con của người phụ nữ khác, điều này có lẽ chính là nguyên nhân đã khiến Triệu Vân đứng giữa vòng vây của quân Tào nỗ lực không ngừng, cứu được tiểu chủ nhân.

    Kết thúc hồi này, La Quán Trung đã đặc biệt ca ngợi Mi phu nhân rằng: “Dùng cái chết để bảo tồn dòng giống họ Lưu, Đấng nam nhi còn thua người phụ nữ trượng phu này”. Sự đáng kính của người con gái anh hùng can đảm vì đại nghĩa, hiền đức mạnh mẽ này khác hẳn với sự nhu nhược yếu đuối của Lưu Bị ở trên. Đọc đến đoạn này, độc giả không khỏi cảm thấy xúc động.

    Một người phụ nữ vì đại nghiệp của chồng mà cam tâm tình nguyện hy sinh khiến cho nhiều đấng mày râu không khỏi thẹn thùng. So với hành động của Mi phu nhân, việc bỏ vợ con chạy lấy thân mình của Lưu Bị sao có thể nói là “bỏ cái nhỏ để lấy cái lớn” được?

    Cam phu nhân là một mỹ nữ nổi tiếng thời kỳ Tam Quốc. Sinh ra trong một gia đình nghèo hèn, từ nhỏ Cam thị đã được một người xem tướng nói rằng: “Cô gái này sau này sẽ phú quý vô cùng, được một vị quý nhân nâng đỡ”. Sau khi Lưu Bị khởi binh tại Dự Châu đã nạp Cam thị làm thiếp. Sau đó mấy người vợ cả của Lưu Bị đều qua đời, Cam phu nhân vì thế mà trở thành vợ cả. Sau khi Lưu Bị đến Kinh Châu nhờ cậy Lưu Biểu, sinh hạ được A Đẩu.

    Khi đại quân của Tào Tháo truy đuổi quân của Lưu Bị tại Trường Bản Đương Dương, Lưu Bị bèn vứt bỏ vợ lớn lẫn vợ bé. Hoàn toàn dựa vào một tay Triệu Vân bảo vệ, Cam phu nhân mới thoát khỏi kiếp nạn. Nhưng hồng nhan thì bạc mệnh, sau chiến dịch Xích Bích không lâu, Lưu Bị vừa mới ổn định thì cô “hương tan ngọc nát”, gặp bạo bệnh mất ở tuổi 24.

    Cả đời Cam phu nhân theo Lưu Bị chạy đông chạy tây, trôi dạt nghèo khổ tương phản hoàn toàn với dự đoán của người xem tướng thuở nhỏ. Cả đời cô ấy chưa từng được hưởng một chút hạnh phúc nào. Tương truyền dung mạo của Cam phu nhân khi trưởng thành không giống với những phụ nữ bình thường khác. Mười tám tuổi đã trở thành mỹ nữ rất được Lưu Bị mê đắm. Lưu Bị thường để cô cùng ở trong trướng lụa, đứng ở ngoài trời mà nhìn.

    Cam thị giống như tuyết trắng ngưng tụ dưới ánh trăng vậy. Ở Hà Nam có người muốn lấy lòng Lưu Bị, dâng tặng một tượng ngọc cao ba thước (khoảng 1m), Lưu Bị đem tượng ngọc này để cạnh Cam phu nhân, thường bắt Cam phu nhân trong đêm phải bỏ hết y phục để so sánh với người ngọc ở bên.


    Lưu Bị chơi đùa Cam phu nhân không khác gì pho tượng bằng ngọc, thường nói: “Điều quý của ngọc là ở chỗ nó có thể so với cái đức của người quân tử. Hơn nữa lại có thể đẽo tạc thành nhân hình thì khó mà bỏ đi được”. Sự thanh khiết, nồng ấm của Cam phu nhân và tượng ngọc không có sự phân biệt, mọi người nhìn không biết đâu là người ngọc, đâu là Cam phu nhân. Vì thế Cam phu nhân rất muốn phá hủy tượng ngọc.

    Bà từng khuyên Lưu Bị rằng: “Trước đây Tử Hãn không lấy ngọc làm quý, sách Xuân Thu vì thế mà khen ngợi. Hiện tại Ngô và Ngụy đều chưa diệt được, làm sao có thể vui chơi mà quên chí của mình. Phàm là thứ gì sinh ra dâm cảm đều không nên dùng”. Lưu Bị nghe những lời đại nghĩa của Cam phu nhân mới bỏ tượng ngọc. Tổng quan mà xét cuộc đời của Cam, Mi phu nhân và vận mệnh của Mi phu nhân cũng có một chút tựa hồ tốt đẹp: từ thiếp lên địa vị một phu nhân, sau khi chết được Lưu Bị phong làm Hoàng Tư phu nhân.

    Đến khi hậu chủ Lưu Thiện tức vị đã phong bà thành Chiêu Liệt hoàng hậu, để bà hợp táng cùng Lưu Bị. Nhưng sự tôn vinh này cũng chỉ là nhờ có Lưu Thiện, con của bà, chẳng qua là “phú quý nhờ con” mà thôi. Đến như Mi phu nhân thì số phận quả thực là bất hạnh. Xét cho cùng thì khi Lưu Bị gặp nạn lấy bà, bà vẫn là chính thất nhưng khi Lưu Bị làm Hoàng đế thì không còn đoái hoài gì đến bà nữa.

    Tam Quốc chí của Trần Thọ cũng không lập cho bà một truyện riêng mà chỉ đề cập đến bà trong một câu của Mi Trúc truyện (Trúc dâng em gái của mình làm phu nhân của tiên chủ). Có thể nói rằng, Mi phu nhân lúc còn sống thì gian khổ, gặp hết kiếp nạn này tới kiếp nạn khác khi chết lại im hơi lặng tiếng.

    Thật ra điều này cũng không lấy gì làm lạ, ngay trong Tam Quốc diễn nghĩaLưu Bị đã từng nói rằng: “Anh em như tay chân, vợ con như quần áo vậy thôi” mà y phục thì hoàn toàn có thể tùy tiện vứt bỏ. Bởi vì “quần áo rách, có thể may cái mới, chân tay bị chặt làm sao mà nối được đây?”. Nhiều người cho rằng, câu nói này thể hiện khí phách anh hùng, hoài bão kinh bang tế thế của Lưu Bị. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng điều này chỉ thể hiện sự coi thường của Lưu Bị đối với vợ con mình.

    Với Lưu Bị, vợ con chỉ giống như đồ vật, tùy lúc, tùy nơi có thể thay được. Chính vì thế, trong cuộc đời mình, Lưu Bị rất nhiều lần bỏ vợ con chạy thoát thân và cũng lấy rất nhiều vợ. Trước khi lấy Cam, Mi phu nhân, Lưu Bị đã trải qua nhiều đời vợ. Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh loạn lạc, vợ của Lưu Bị hoặc chết vì bệnh, hoặc chết vì chiến loạn nên dù là vợ thứ nhưng Cam phu nhân được Lưu Bị giao cho nắm quản mọi việc trong gia đình.

    Sau này, ngoài Cam, Mi phu nhân, Lưu Bị còn lấy hai người nữa làm vợ. Một người chính là em gái của Tôn Quyền, sử gọi là Tôn phu nhân. Người còn lại chính là người được Lưu Bị phong làm Hoàng hậu, Ngô thị. Hôn sự mang màu sắc chính trị này đã được rất nhiều tài liệu nhắc tới. Tuy nhiên, có lẽ ít người được biết tới câu chuyện lấy góa phụ Ngô thị của Lưu Bị.

    Ngô Thị từ nhỏ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, trước khi chết, cha của Ngô thị đã gửi gắm cô cho Ích Châu Mục là Lưu Yên. Lưu Yên nghe thầy tướng số nói Ngô thị có quý tướng, sau này ắt hẳn giàu sang, phú quý tột bậc có thể làm tới hoàng hậu, vì vậy muốn cưới Ngô thị làm vợ.

    Tuy nhiên, do Lưu Yên và cha Ngô thị là bạn bè lâu năm, nay lại lấy con bạn thì thật không phải, vì thế, Lưu Yên đành cưới Ngô thị cho con trai mình là Lưu Xương. Lưu Xương sau đó chết sớm, Ngô thị trở thành góa phụ.
    Tới năm 214, Lưu Bị lấy thành Ích Châu, quần thần khuyên Lưu Bị lấy Ngô thị, Lưu Bị nghĩ rằng mình với Lưu Xương là người cùng họ, lấy Ngô thị e không tiện. Tuy nhiên cuối cùng, do quần thần khuyên nhủ, Lưu Bị quyết định nạp Ngô thị làm thiếp.

    Vào năm Kiến An thứ 24, sau khi lên ngôi Hán Trung Vương, Lưu Bị lập Ngô thị làm Vương hậu. Tiếp đó tới năm Chương Vũ thứ nhất, Lưu Bị xưng đế, lập Ngô hậu làm Hoàng hậu. Năm 221, Lưu Bị vì trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, mặc dù Gia Cát Lượng và Triệu Vân hết lòng khuyên can.

    Liền sau đó ông truyền ngay lệnh khởi quân sang đánh Ngô, cũng không đem Gia Cát Lượng, Triệu Vân hay Mã Siêu đi cùng. Tôn Quyền sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trong trận Di Lăng, quân Thục bị Lục Tốn đánh cho thua to. Lưu Bị thua trận, xấu hổ với nhân dân Thục quốc nên không về triều mà ở tại thành Bạch Đế, rồi buồn bã mà sinh bệnh nặng sau đó chết tại đây.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này