Thảo luận Bí ẩn Tam Quốc Diễn Nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Heoconmtv, 5/9/15.

Moderators: amylee
  1. hung_1982hvtc

    hung_1982hvtc Mầm non

    Hồng nhan hoạ thuỷ mà bạn. Họ đâu muốn gây hoạ đâu, nhưng hoạ toàn từ họ mà ra.
     
  2. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Mấy ông khuyên vua mà đã biết trước kết cục bị đày bị trảm (còn liên can họ hàng thân thích nữa) mà vẫn can thì mình cho là Ngu. Bọn tôi đó sống trong triều nói những tiếng nói kiểu đó thì chưa thức thời. Cần phải lo xa tính kỹ để đạt kết quả chứ không phải gặp thằng vua nó sẽ trảm mình nếu nói mà biết trước vậy mà cứ nói, mấy ông quan đó dù sau này thiên hạ có ca tụng thì mình cũng thấy thường không thể so với người ngậm miệng nhưng âm thầm hành động để đạt kết quả. Như vụ sau khi Hán cao tổ chết quyền lực bị chị em Lã hậu thâu tóm, có mấy thằng ngu ngơ đứng ra phản đối việc đó, mấy ông ngu ngơ này nói với A B...(mình không nhớ rõ tên) rằng các ông là tôi thần nhà Hán sao thấy việc đó mà không nói gì, hai ông A B nói đại ý rằng tuy chúng tôi không nói nhưng chính chúng tôi sẽ là người lấy lại quyền cho nhà Hán.
    Mấy thành phần như can vua không được đâm ra chán đời rượu chè chết trôi sông thật là ngu quá đi.

    Còn chuyện không tham gia phe phái nào điều đó còn tùy. Có thể là chưa thấy hợp với phe nào. Còn nếu không theo phe nào thì mãi không làm được gì đâu. Đấy là chưa kể đến chuyện bắt lính đó, không đi lính ư, trốn lính ư, vậy sẽ bị gán cho cái biển chống đối, phản bội nhà vua, phản bội đất nước, bị mấy tội đó thì chỉ có "chân tay buông xuôi" thôi.
     
    SimaYi, cfcbk and Heoconmtv like this.
  3. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Ông Lượng xử dụng kế tiểu nhân là kế nào thế @Deathshine ơi.
    Du "đi trước" Lượng thì đúng rồi, còn ổng nhìn xa hơn Lượng là nhìn gì xa hơn gì thế nhỉ? :D :D
     
  4. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Trong Tam Quốc diễn nghĩa ông Lượng chém gió thì có lẽ siêu bão cũng còn kém ổng. Vào youtube tra từ: Khổng Minh chém gió thì :D :D

    Mình ấn tượng với lần ông Lượng đứng trên xe ngựa chém gió với một ông quan cũ nhà Hán đầu đã bạc ngồi trên yên ngựa, chém mạnh quá làm ông kia cấm khẩu ngã ngựa... Ghê thật...

    Còn về Du với Lượng thì mình đánh giá Lượng 10 thì Du chỉ được có 6 thôi, không thể là một mười một tám được.

    Trong thời gian "giao hảo" giữa Thục và Đông Ngô, Lượng xỏ xiên đá cho vài đường là ông Du đã thất thế rồi (đấy là Du còn được đá trên sân nhà nhé, nếu sang sân Thục thì có mà Du vỡ trận). Nhiều bạn bảo Lượng "chơi xấu" nhưng mình không nghĩ vậy. Trên chiến trường lẽ nào lại không được tung tin vịt...như vậy thử hỏi phải đánh nhau kiểu gì? Lẽ nào Lượng bảo Du: Anh sút bên phải và chú ngả sang phải bắt nhé... :D :D Nếu vậy thì Tào Tháo vào cho mỗi thằng một thẻ đỏ là cả Du và Lượng dời vũ đài chính trị dắt nhau về nhà chăn vịt chăn gà cho qua ngày.

    Một điều nữa thể hiện Du thua xa Lượng đó là câu cuối đời Du thốt ra: Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?

    Thân là trụ cột quốc gia (nắm hết quân đội, nói gì vua cũng gần như gật gật) thế mà tức với mấy câu xiên đểu của anh Lượng làm bệnh thêm trầm trọng. Thiết nghĩ những vị đã gánh vác trọng trách lớn cỡ như Du vác thì phải hiểu mấy lời xiên đểu có xá gì. Khi tham chiến Du cũng theo ý Lượng là chính. Đời chinh chiến như Du mà còn thốt ra câu: Trời sinh Du sao còn sinh Lượng thì đủ thấy Du "phục" Lượng sát đất còn gì phải bàn nữa nhỉ, hihi.
     
    Last edited by a moderator: 13/9/15
    utitgg and Heoconmtv like this.
  5. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    "Người ta tự cổ ai không chết
    Lưu lại lòng son trang sử xanh.

    Đã xuất thân làm quan, biết là đùa với hổ, biết là thiệt thân, có kẻ mưu cầu danh lợi, nhưng cũng có kẻ sĩ đem thân mình giúp nước. giúp dân ...hơn rất nhiều so với những kẻ bàng quang chỉ biết cứu lấy thân mình trong lúc loạn thế.
     
    tauvequehuonghp thích bài này.
  6. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7



    Công Cẩn có nói : Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng, Du đã nói câu này chắc hậu nhân cũng không nên bàn luận hay so sánh gì thêm.

    Lượng là người mưu sâu, kế hiểm, nhưng có ba loại kế không dùng. Nên nói Lượng Tiểu nhân thì hơi oan cho Lượng.
     
    Last edited by a moderator: 13/9/15
  7. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Mình rất thích hai câu thơ này của Văn Thiên Tường. Nhân đây nói thêm về 2 câu thơ cực kỳ nổi tiếng này.

    人生自古誰無死
    留取丹心照汗青

    Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
    Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh


    Xưa nay hỏi có ai không chết?
    Hãy để lòng son chiếu sử xanh

    Khí tiết của hai câu thơ trên ảnh hưởng rất nhiều đến sĩ phu đời sau. Cụ thể là nó đã được Nguyễn Công Trứ dùng trong bài hát nói "Chí khí Anh Hùng" nổi tiếng của mình:

    Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
    Nợ tang bồng vay trả, trả vay
    Chí làm trai nam bắc đông tây,
    Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
    Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
    Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh

    Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
    Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
    Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ,
    Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
    Chí những toan xẻ núi lấp sông
    Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ
    Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
    Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo,
    Thảnh thơi thi tập, rượu bầu.
    Bài gốc có câu này của Văn Thiên Tường:

    Quá Linh Đinh Dương

    Tân khổ tao phùng khởi nhứt kinh,
    Can qua liêu lạc tứ châu tinh.
    Sơn hà phá toái phong phiêu nhứ,
    Thân thế phù trầm vũ đả bình.
    Hoàng Khủng than đầu thuyết hoàng khủng,
    Linh Đinh dương lý thán linh đinh.
    Nhân sanh tự cổ thùy vô tử,
    Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

    Qua biển Lênh Đênh


    Cay đắng do từ một sách kinh
    Bốn năm quạnh quẽ cảnh đao binh
    Bông tung gió: vỡ tan sông núi
    Gió đập bèo: chìm nổi kiếp mình
    Ghềnh Sợ Hãi kể niềm sợ hãi
    Biển Lênh Đênh than nỗi lênh đênh
    Xưa nay hỏi có ai không chết
    Hãy để lòng son chiếu sử xanh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/9/15
    SimaYi and Ngọc Sơn like this.
  8. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Ba loại kế bạn nói không nên dùng ở trên là kế nào vậy?
     
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Lượng bình sinh không dùng: Mỹ nhân kế, Trá tử kế, và khổ nhục kế.

    Lượng thích nhất là Tá đao sát nhân, thích Hỏa công, thích Phản gián, thích liên hoàn kế, và Dục cầm cố túng.
     
    Last edited by a moderator: 13/9/15
    cfcbk thích bài này.
  10. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Bác nói chuẩn quá rồi, hỏa công là kế Khổng Minh thích dùng nhưng cũng ngại dùng nhất vì giết quá nhiều người và họ chết đau đớn nhất.

    Nhân việc cầm túng mình nhớ đến một giai thoại về câu đối khá hay và cũng khá vui.

    Học trò nghèo ngày xưa thường hay bị thử tài. Có một anh học trò nghèo túng quá, ngày Tết phải đem áo đến cầm cho một nhà giàu, không biết nhà giàu lại là một hưu quan. Hưu quan thấy anh học trò ra vế câu đối thử tài:

    Quân tử cố cùng, quân tử cùng quân tử cố

    Nghĩa: Người quân tử lúc cùng khổ, quân tử lúc cùng khổ quân tử bền lòng.

    Câu này lấy chữ trong sách Luận ngữ, lại khó vì ở đấy chữ cố nghĩa nôm là cầm cố và chữ cùng nghĩa nôm là cùng khổ.

    Anh học trò nghèo đã trích Tam quốc đối lại:

    Khổng Minh cầm túng, Khổng minh túng Khổng Minh cầm

    Nghĩa: Khổng Minh bắt, Khổng Minh Tha, Khổng Minh bắt. Trong truyện Tam Quốc, Khổng Minh bắt lại tha Mạnh Hoạch đến bảy lần.

    Câu đối này rất hay vì ở đây cầm chữ nôm nghĩa là cầm cố, và chữ túng nghĩa nôm là túng tiền.

    Nhờ vế câu đối, vị hưu quan đã tặng không cho anh học trò nghèo một số tiền.
     
    SimaYi, Ducko and Ngọc Sơn like this.
  11. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Toàn kế anh Du thích dùng...:lmao:
    Mấy lần dùng hoả công thì lần đốt hết quân Ô Qua (tuyệt giống) thì Lượng đau đớn nhất và tự than sẽ tổn thọ.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  12. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Thấy trong tryện ông Gia Cát Lượng còn có bảo Chu Du dâng vợ mình cho Tào Tháo mà. Chẳng phải mỹ nhân kế là gì???
     
    Last edited by a moderator: 13/9/15
    deathshine thích bài này.
  13. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Quá chuẩn.

    Mấy bác già cứ đi bảo thế hệ trẻ chẳng biết gì về Việt Nam nhưng mà Trung Quốc thì rõ dành.

    Mấy ông Việt có viết được quyển truyện sử nào không, có làm phim lịch sử được ra hồn không ?
     
    Last edited by a moderator: 13/9/15
  14. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Truyện lịch sử thì nhiều chứ ví dụ như Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Cần Vương Lê Duy Mật kháng Trịnh, Nhà Tây Sơn... có điều làm phim thì em chưa thấy thuyết phục lắm. Có lần nghe nói làm phim Lý Công Uẩn mà cho vua bay như trong phim kiếm hiệp Tàu, quân phục, bối cảnh cũng copy từ học với lý do thuê phim trường của họ đóng. Sau đó, dư luận phản ánh dữ quá nên dẹp luôn.
     
    sannyas60 thích bài này.
  15. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Cái đó là khích tướng, không phải mỹ nhân kế.:D
     
    Ducko and sannyas60 like this.
  16. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Ba kế đó hay vậy mà ông Lượng không dùng, thật là phí quá đi.

    Dù kế gì, dù A hay B thì kết quả đạt được và mục đích của kết quả đó mới phản ảnh rõ nét về con người đó. Giờ xông pha hòn tên mũi đạn mà lại không thèm dùng cách này cách kia thì chỉ có "lĩnh đủ", tướng ngoài trận mà không thắng thì thân nguy, lính của mình nguy, rồi ở nhà thằng này thằng kia nó xiên đểu với vua thì chỉ có hết đời.
     
  17. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Ai mới thực sự là người đả bại Quan Vân Trường?

    Cùng xuất thân từ một trong những "lò kỵ binh" lừng danh, đại tướng Tào Ngụy này đã đả bại Quan Vân Trường, được xưng danh là "Tam Quốc đệ nhất danh tướng" thời hậu Quan Vũ.

    Những hổ tướng từ đội kỵ binh lừng danh

    Sau khi Quan Vũ cùng Lưu Bị ly tán, ông bị Tào Tháo vây khốn và buộc phải "ước pháp tam chương" với Tào để bảo vệ hai vị Lưu phu nhân.

    Theo "Tam Quốc Diễn Nghĩa", việc Quan Công "hàng Hán không hàng Tào" thể hiện sự trung nghĩa của ông, đồng thời mô tả Quan Vũ không hề động lòng trước mỹ nữ và tiền bạc mua chuộc của Tào Tháo.

    Trên thực tế, sử liệu để lại cho thấy, trong giai đoạn dưới trướng Tào Ngụy, "ngoại trừ Trương Liêu, (Quan Vũ) chỉ giao hảo với Từ Hoảng".

    Mối thân tình giữa Quan - Trương - Từ không chỉ do ba người này đều là hàng tướng, mà còn bởi cả ba là đồng hương Sơn Tây, thuộc tập đoàn kỵ binh Tinh Châu nổi tiếng.

    Những kỵ binh tới từ Tinh Châu gia nhập vào các thế lực quân phiệt khác nhau, trở thành một tập thể có sức chiến đấu đáng gờm.

    Trong đó, đội kỵ binh "trứ danh" nhất chính là đội quân chủ lực của Lữ Bố, có thể nói là "độc bá võ lâm" trong giai đoạn đầu thời Tam Quốc, thậm chí đã có thời điểm lực lượng này có cơ hội đoạt được thiên hạ.

    Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra, sự khiếm khuyết rõ rệt trong cương lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo yếu kém đã dẫn tới sự thất bại lần lượt của các đội quân kỵ binh Tinh Châu.

    Bọn họ lần lượt bị Viên Thiệu, Tào Tháo... thôn tính, hậu quả gián tiếp là khiến cho thế lực Hung Nô của Lưu Báo thống trị được khu vực Tinh Châu, sau này khởi binh tiêu diệt thiên hạ của Đông Hán.

    Cùng ở dưới trướng Tào Ngụy, Quan Vũ có quan hệ tốt với Trương Liêu và Từ Hoảng cũng là điều dễ hiểu.

    [​IMG]
    Từ Hoảng là một trong 5 đại danh tướng Tào Ngụy, bên cạnh Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp.

    Đại phá vòng vây Quan Vân Trường

    Sau khi Quan Vũ bỏ Tào Tháo để trở về với Lưu Bị, lực lượng của Bị vẫn tiếp tục chuỗi "bách chiến bách bại", cuối cùng là thất trận thảm hại trước Tào Ngụy ở Kinh Châu. Song lần đại bại này cũng giúp Bị mở ra cơ hội liên minh với Tôn Quyền.

    Liên minh Tôn - Lưu đại phá Tào Ngụy ở Xích Bích, Lưu Bị "ăn theo" thắng lợi của Chu Du, chiếm được lợi thế vững vàng ở Kinh Châu.

    Từ đây, Quan Vân Trường cũng lập được nhiều chiến công hơn, trở thành tướng lĩnh cốt lõi trong lực lượng của Lưu Bị.

    Trong khi Lưu Bị cùng Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân đem quân chủ lực chinh phạt Ích Châu, nhiệm vụ trấn thủ Kinh Châu được giao vào tay Quan Vũ.

    Ông soái lĩnh quân Kinh Châu tấn công Tương Dương - Phàn Thành, đánh bại quân tiếp viện của Vu Cấm, chém đầu Bàng Đức, qua một đêm "uy chấn Trung Nguyên", khiến Tào Tháo thậm chí đã tính tới chuyện thiên đô.

    Thế nhưng, chiến dịch hãm thành của Quan Vũ lại rơi vào tình trạng bế tắc khi Tào Nhân thủ chắc Phàn Thành, khiến ông tiến thoái lưỡng nan.

    Vào thời điểm mấu chốt, Tào Tháo đã quyết định xuất toàn lực, huy động thêm một đạo viện binh Nam hạ tấn công Quan Vũ.Thống soái đội quân này không ai khác ngoài "lão bằng hữu" Từ Hoảng.

    Trong thất bại của Quan Công tại Tương Dương - Phàn Thành - Kinh Châu, chiến tích huy hoàng được dành cho tướng Ngô Lữ Mông, Lục Tốn với chiến dịch "bạch y độ giang", nhưng chưa đánh giá đúng chiến thắng kiệt xuất của Từ Hoảng tại chiến tuyến phương Bắc.

    Quân tăng viện Phàn Thành của ông chỉ huy sau khi Nam hạ đã nhanh chóng tiến về vòng vây của Quan Vân Trường.

    Bản thân Quan Vũ cũng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối đầu với Từ Hoảng. Ông cho "đào hào đắp lũy, nghiêm phòng tử thủ, nhiều lần dụ địch xâm nhập nhằm thừa thế công hạ Phàn Thành".

    Quan Vũ không ngờ, Từ Hoảng cho quân đi đường nhỏ, toàn quân Tào Ngụy áp lưng tấn công trận địa phòng ngự của Thục Hán "thế như chẻ tre", phá vỡ phòng tuyến của Quan Vân Trường từ bên trong, buộc ông phải rút quân.

    Kết thúc chiến dịch, Tào Tháo thị sát phòng tuyến của quân Kinh Châu đã bàng hoàng trước độ vững chắc của chiến tuyến Thục Hán, điều này càng khiến ông cảm thán trước chiến công khó tin của Từ Hoảng.

    Phá Quan đệ nhất công

    Quan Công là người trọng tình cảm nghĩa khí, còn Từ Hoảng không vì tư giao với ông mà làm lỡ việc công.

    Có ý kiến cho rằng, nếu nói ông bại do Mi Phương, Phó Sĩ Nhân hàng Ngô, không bằng nói rằng Từ Hoảng biểu hiện xuất sắc trước Quan Vân Trường. Nhắc tới "phá Quan (Vũ) đệ nhất công", không thể không ghi nhận chiến dịch phá vây hoàn hảo của Từ Hoảng.

    "Tam Quốc Chí - Ngụy thư - Từ Hoảng truyện" chép rằng - "Từ Hoảng là một trong 'ngũ tử lương tướng' của Thái tổ (Tào Tháo), tham gia nhiều chiến dịch trọng yếu, trí dũng song toàn, chiến công trác việt, trị quân có tài".

    Tào Tháo từng tán dương Từ Hoảng rằng - "Từ tướng quân có phong thái của Chu Á Phu (nhà quân sự và thừa tướng nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, con trai Hán triều khai quốc công thần Chu Bột)".

    Sau chiến dịch chuyển bại thành thắng ở Phàn Thành, Tào Tháo lại nói -"Phòng tuyến của địch quân trùng trùng, tướng quân (Từ Hoảng) giành được toàn thắng, xâm nhập trùng vây, giết địch vô số.

    Ta dụng binh hơn 30 năm, chỉ nghe cổ nhân giỏi việc binh, không nghe nói đem quân thẳng vào giữa vòng vây địch. Chiến công của tướng quân có thể sánh ngang Tôn Tử, Tư Mã Nhương Thư năm xưa".

    Giai đoạn "hậu Quan Vũ", Từ Hoảng chính là nhân vật được xưng danh "Tam Quốc đệ nhất danh tướng".
     
    metalheart5410 thích bài này.
  18. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Tam Quốc Diễn Nghĩa thì "diễn nghĩa" là gì vậy nhỉ?
     
    sannyas60 thích bài này.
  19. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Theo mình nghĩ là diễn giải, phơi bày ra cái của các bên trong Tam quốc. : ) ) )
     
    gadoi and superlazy like this.
  20. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Diễn giải lại ý nghĩa, nội dung.

    Tên đầy đủ của Tam Quốc diễn nghĩa là Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa.

    Tam Quốc Chí của Trần Thọ chỉ viết ngắn gọn về các nhân vật và không sắp xếp theo mạch thời gian. La Quán Trung dựa vào Tam Quốc Chí và các truyền thuyết dân gian, thêm thắt bổ sung và trình bày lại liền mạch.

    VD nôm na:

    - Tam Quốc Chí: Ông A là cha ông B. (Ngắn gọn).
    - Tam Quốc diễn nghĩa: Ngày tháng năm nọ, ông A đi chơi, gặp cô gái đẹp liền lấy làm vợ. Sau vài năm thì sinh ra ông B ở nơi nào đó... (Diễn nghĩa).
     
    Last edited by a moderator: 13/9/15
    metalheart5410 and superlazy like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này