LS-Việt Nam Binh thư yếu lược - Trần Hưng Đạo <NXB Công an Nhân dân, 2001>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Sát Thủ Giấu Mặt, 28/1/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Tên sách: Binh thư yếu lược - Hổ trướng khu cơ.
    Tác giả: Trần Hưng Đạo - Đào Duy Từ.
    Nxb : Công an nhân dân, 2001.

    BINH THU YEU LUOC - TRAN HUNG DAO.jpg

    Ngô Tiên Chúa cả phá quân Lưu Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo bắt sống Ô-mã-nhi, đều là ở sông Bạch Đằng và đều là những chiến công lừng lẫy nhất của nước ta. Danh tiếng các vị hào kiệt ấy đời đời còn mãi với ngàn thu sông núi.
    Binh Thư Yếu Lược là một tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về nghệ thuật quân sự.
    Binh Thư Yếu Lược gồm có 4 quyển, với các chương như sau:
    - Quyển I gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh.
    - Quyển II gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối.
    - Quyển III gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến.
    - Quyển IV gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng.

    Mục Lục:

    Lời giới thiệu

    Tiểu sử Trần Quốc Tuấn

    Tiểu sử Đào Duy Từ

    Thuyết minh về bản dịch

    Binh thư yếu lược

    Quyển I

    Quyển II

    Quyển III

    Quyển IV

    Phụ : Hổ trướng khu cơ

    Quyển 1 : Tập Thiên

    Quyển 2 : Tập Địa

    Quyển 3 : Tập Nhân
    (Phần giới thiệu và Mục lục được gộp từ bài đăng của bạn @langtu)

    Link download tại đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Hoặc tại đây (Link gộp từ bài đăng của bạn @langtu):
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/5/15
  2. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    Có nên làm cuốn này không nhỉ, chú thích nhiều quá, nhìn là nản.
     
  3. ntdieu

    ntdieu Lớp 7

    Cái binh thư này xét ra không kém Binh pháp Tôn Tử. Có lẽ vì Việt Nam mình marketing yếu hơn anh hàng xóm, cho nên ít được biết đến trên thế giới.
     
    hafreestyle thích bài này.
  4. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    Cuốn này cop của anh hàng xóm chứ đâu.
     
    ntdieu thích bài này.
  5. ginnguyen@@

    ginnguyen@@ Mầm non

    Cuốn sách này không có căn cứ gì là của Trần Hưng Đạo viết cả, có thể do người đời sau làm ra. Binh thư yếu lược đã bị hủy và mang hết về TQ từ kỷ thuộc Minh rồi :(((
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
  6. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bạn có căn cứ gì kết luận như trên?
    Đồng ý với bạn là không có gì chứng minh là của Trần Hưng Đạo.
     
    hafreestyle thích bài này.
  7. ginnguyen@@

    ginnguyen@@ Mầm non

    Bài viết này mình đọc khá lâu và hơi mất thời gian để tìm
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Bich Dung thích bài này.
  8. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Binh pháp của Trung Quốc nó phát triển từ thời nào rồi mà sao mãi tới thời Minh mới sang Việt Nam "cướp", "hủy",... Cá nhân tôi đã từng sang Trung Quốc, đã từng hỏi nhiều người Việt Nam sống bên đó, quan sát cảnh vật, con người bên đó, và đi đến kết luận (không phải tự hào dân tộc, càng không phải tự ti cá nhân) rằng Việt Nam tuổi tí (quê tôi thường hay đùa như vậy) so với Trung Quốc về rất nhiều mặt.
     
  9. ginnguyen@@

    ginnguyen@@ Mầm non

    Việc TQ hủy diệt các tác phẩm quân sự của tiền nhân thâm hiểm hơn bạn tưởng nhiều đấy... rất nhiều tài liệu quý giá của dân tộc đã bị bọn nó hủy hoại nghiêm trọng, khiến con cháu ngày nay không thể hình dung ra ông cha đã sống và suy nghĩ thế nào
     
    nguyennhut082013 and hafreestyle like this.
  10. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Vì kém người nên con người ta thường tự ti, mà tự ti thì thường hay vẽ ra những cái bánh ảo hoặc bôi xấu người khác.
    Nếu bạn nào đã đọc truyện trạng Quỳnh đi xứ sang Tàu thì sẽ thấy tinh thần tự sướng dân tộc ăn sâu trong truyện dân gian. Thằng sứ nước nhỏ sang nước lớn mà lại đá xoáy, hạ nhục vua nước đó thì chỉ có án mạng. Đi sứ là để hòa hiếu chứ không phải sang thể hiện "anh thông minh hơn chu".

    Lịch sử Việt Nam cho thấy lần nào Tàu sang xâm lược thì vua quan quân dân đều chạy toán loạn (vì thế ta yếu nên phải tránh lúc giặc mạnh), nhưng các sử gia thường hay nói rằng chiến thuật vườn không nhà trống,... Khi ta đánh được địch (là lúc giặc suy yếu ở Tàu) còn phải cử sứ sang xin hòa hiếu, hàng năm xin cống nạp.
    Ngay nay nhiều người thường nhận kinh Dịch, binh thư,... của Việt Nam nhưng mấy thứ đó Tàu họ xài lâu rối.

    Noi tới phá hủy các công trình, sách vở của các nước bị xâm lược thì đâu đâu trên thế giới cũng làm vậy. Mục đích chính là để đồng hóa.

    Nếu bạn nào đã tới Sa pa Việt Nam thì sẽ thấy tình trạng người Kinh làm gì với người dân tộc (dân bản địa), cũng là đồng hóa nhưng dưới mỹ từ. Tôi từng nhìn họ và thầm nghĩ: khi nào những người này sinh ra được một lãnh tụ đủ tầm thì mới mong đuổi kịp người xuôi.
     
    Zhiqiang thích bài này.
  11. ginnguyen@@

    ginnguyen@@ Mầm non

    Uhm... mình đến đây để đọc sách, mình ko muốn tranh luận điều gì với bạn. Mình chỉ muốn tìm hiểu về con người Trần Quốc Tuấn, muốn hiểu ông đã suy nghĩ thế nào mà đánh tan nát quân Mông Cổ, thứ đã khiến Trung Hoa vĩ đại phải cúi mặt chịu nhục nô dịch, tướng lĩnh Tống sợ đến mất vía. Nhưng cuối cùng cuốn sách cũng ko chuẩn.Vậy nhé, cảm ơn về cuộc thảo luận.
     
    tauvequehuong thích bài này.
  12. V_C

    V_C Lớp 3

    Có tài đến đâu, có giỏi thao lược đến đâu cũng thua Napoléon cả.
     
  13. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hihi có chi đâu. Đất nước, triều đại nào cũng có lên xuống, lẽ thường. Trung Quốc mà dùng từ "cúi mặt chịu nhục nô dịch" thì Việt Nam ta biết nên dùng từ gì cho tương xứng với lịch sử bị xâm lược đã qua?

    Mấy chuyện đại loại như: Hưng Đạo đại vương đến thăm cháu (Quốc Toản) đang tập luyện trên bãi. Ông chú cầm cung cỡi ngựa chạy một mạch khi ngoẳn mặt lại thì hồng tâm trên bia tập bắn chỉ còn nhỏ như hạt gạo liền dương cung bắn cái vèo, tên cắm ngập trúng hồng tâm.
    Mấy chuyện đó chỉ là bịa ra thôi, không thực tế.

    Ngay như hôm nọ tôi thấy trên vtv1 có ông giáo sư sử học gì đó nói rằng "nhất thi nhất họa" ở cung đình Huế là sáng tạo của cha ông ta, không phải là học của Trung Quốc vì ông ấy đã đi khắp thành Bắc Kinh để tìm nhưng không thấy nơi nào có kiểu trang trí đó.
    Lẽ ra ông ta nên hỏi mấy tay làm văn hóa bên đó, họ sẽ chỉ cho từ đời nào bên đó cung đình đã chơi kiểu đó rồi, chứ không phải là tới tận triều nhà Nguyễn họ sang xâm lược rồi học lỏm về trang trí cung đình của họ đâu.
     
  14. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Thắng thua, được mất là lẽ thường trong đời. Nhưng sự thật thì cần được tôn trọng, có sao nói vậy.

    Tình trạng bợ đỡ lãnh tụ trong chính trị đã là phổ biến, trong tôn giáo càng tràn ngập hơn.

    Thảo luận để được nghe thêm các ý kiến, đâu phải để giành thắng thua gì đâu bạn.
     
    Zhiqiang thích bài này.
  15. V_C

    V_C Lớp 3

    Nhận xét hay đánh giá, nên khách quan, thông tin đầy ra. Nhưng tinh thần dân tộc là phải có, chứ đất nước bị xâm lược hay xâm lấn mà hùa theo địch thì chết quách cho đõ xấu hổ với tổ tông.
     
  16. vitaminc_a07868

    vitaminc_a07868 Mầm non

    Chứ hình như cái công trình kiến trúc gì đó bên Trung Quốc là do một người An Nam thiết kế phải không bác Tàu.

    Tìm hiểu một cái ở xa xôi quá thì cũng khó có câu trả lời, nhìn vào hiện tại, thực tại, ngay bây giờ và làm nó lớn mạnh lên. Đó là cách các anh hùng vẫn làm chăng, không chịu khuất phục.

    Còn Trung Quốc hay Naponeon đều có tâm lý bành trướng rồi.

    Bác Tàu nói về sự đồng hóa và người anh hùng thực sự thì thường sinh ra tại chính mảnh đất đó với tình yêu thực sự thì sẽ không đồng hóa cũng như bị đồng hóa mà truyền đi vẻ đẹp vùng miền cũng như văn hóa của nó.

    Em chỉ suy nghĩ về một số người có một anh tên Phạm Tân ở Hoa Ban Food, người sinh ra ở Tây Bắc, ở Hà Nội nhưng có lẽ rất yêu vùng đất Tây Bắc. Một anh tên Nủ Ma người Sapa sản xuất tinh dầu và trồng thảo dược. Một anh người Bình Thuận học xây dựng ra nhưng lại đau đáu đi tìm đầu ra cho quả thanh long với sản phẩm nước thanh long sạch lên men. Một anh tên Huỳnh Hạnh Phúc với dự án giáo dục miễn phí Teach for VietNam.....vv...
     
  17. banhquy

    banhquy Mầm non

    Mình nghĩ răng người có trí tuệ, là người nhìn ra được cái chân cái thật, nhìn ra được nguyên lý của Vũ Trụ. Chuyện lịch sử chân giả lẫn lộn để phục vụ lợi ích của nhà cầm quyền là chuyện bình thường, ta cứ gạn đục khơi trong, thấy cái nào đúng thì học.

    Nên cái sự học của con người có nhiều tầng bậc, dù không thích Khổng tử nhưng phải công nhận những câu sau rất đúng. Ban đầu bạn không hiểu được sự đời, tới khi bạn hiểu được sự đời rồi đôi khi gây ra tâm lý chán chường với sự thật đó, phải rất lâu nữa mới đạt đến mức "Nhi nhĩ thuận" hiểu cái nhiễu nhương mà vẫn bình thản.

    3- Tứ Thập Nhi Bất Hoặc
    "Tứ thập nhi bất hoặc" có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai là người chân-chính yêu nước thương nòi và biết được cái gì nên làm hay không. Không phải người nào ở cái tuổi 40 cũng được như vậy. Muốn đạt tới trình độ "nhi bất hoặc," con người phải được giáo-dục kỹ-lưỡng và tự mình cố công học-hỏi chuyên-cần ngay từ khi còn nhỏ.

    5- Lục Thập Nhi Nhĩ-Thuận
    "Lục thập nhi nhĩ-thuận" có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận-xét và phán- đoán được ngay tức-khắc và chính-xác về các sự-kiện và nhân-vật trong thiên-hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng-ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ. Không phải tự-nhiên mà ta đạt được trình-độ "nhi nhĩ thuận" Muốn đạt được trình-độ này, con người cũng phải có căn-bản giáo-dục, đạo-đức, kiến-văn, và kinh-nghiệm từng-trải về sự đời.
     
    Bich Dung thích bài này.
  18. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Nhắc tới tinh thần dân tộc làm mình nhớ tới lần đầu tới Trung Quốc và "trả thù dân tộc".
    Lần đó do có sự cố nên cả đoàn phải vào khách sạn ở. Một người lớn tuổi hơn mình hỏi: ... chú có muốn trả thù dân tộc không?
    Đúng là ngố, lúc đó nghĩ, sang đây làm ăn chứ trả thù gì, ông anh lại trêu mình đây.
    Hỏi ra mới biết "trả thù dân tộc" theo ý ông ấy nói là đi chơi gái. Trả thù dân tộc có liên quan tới lịch sử vì xưa Tàu nó sang xâm lược mình,...

    Thú thực là mình không có tinh thần dân tộc, mình nghĩ chỉ nên có tình người thôi.

    Chuyện chiến tranh lại phức tạp hơn nhiều.
     
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Sự giao lưu giữa các con người ở các địa điểm trên trái đất này là không giới hạn và khó phân biệt.
    Ngày xưa mình có quyển sách về văn học cổ Campuchia, trong đó có chuyện: Nàng... và nàng... (mình không nhớ tên, dấu chấm chấm là tên người) y xì đúc chuyện Tấm Cám của Việt Nam. Không biết cụ nào nhái của cụ nào nữa.

    Nói về đồng hóa thì muôn màu lắm. Học theo kẻ xâm lược (dù học một cái gì đó ai cũng rõ là cái đó hay) nhưng cũng sẽ bị cho là kẻ bị đồng hóa, là phỉ nhổ tổ tông,... xấu hổ lắm. Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp ông già làng người Tây Nguyên chân đi giày Tây, quần áo dân tộc, tay đeo đồng hồ, để tóc như người Kinh, nói về văn hóa dân tộc.

    Nhiều ông già dân tộc còn mở lớp dạy trẻ em ngôn ngữ dân tộc, thứ mà ai xài nữa đây. Các cháu bé đầu thì đã kém trẻ dưới xuôi nay lại còn phải học tiếng dân tộc, tiếng Việt, tiếng Anh thì ngày nào theo kịp miền xuôi.
    Trong khi dưới xuôi cũng có ông đào đâu ra được chữ nòng nọc rồi đề nghị chính phủ cho dạy các cháu người Kinh nhưng mà chính phủ không dại đâu, mà các cháu người Kinh cũng khôn lắm không học đâu.

    Cùng là chữ dân tộc cả nhưng một bên thì khuyến khích con cháu học, một bên thì không khuyến khích, mà con cháu nó cũng khôn không đời nào nó học.

    Học cái hay của người là điều rất nên và rất khó.
     
    thanhbt and vitaminc_a07868 like this.
  20. vitaminc_a07868

    vitaminc_a07868 Mầm non

    Ơ bác nói cái này thì đúng quá rồi em có cãi gì đâu.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này