ĐL-Việt Nam Brother Enemy: The War After The War (tiếng Việt) – Nayan Chanda

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi silence00, 7/7/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Tạp chí The National Interest của Mỹ ngày 21/6/2016 bình luận : “Người Trung Quốc đã nhận diện Việt Nam là kẻ thù không đội trời chung của họ. Mặc dù Đặng Tiểu Bình giải thích với Tổng thống Jimmy Carter là việc trừng phạt Việt Nam chỉ nhằm trả đũa cho việc Việt Nam tiến quân vào Campuchia, song Washington nhận thấy có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã có mục tiêu xa hơn, tham vọng hơn chứ không chỉ rửa hận cho đồng minh”.

    Theo Brother Enemy: The War After the War: Chiến tranh tiếp diễn – thì “ngay cả việc nếu như không có căn cứ quân sự Liên Xô ở Việt nam, Trung Quốc vẫn lo lắng về điều gì sẽ xảy ra khi cán cân quyền lực ở Đông Nam Á không còn cân bằng. Bởi lẽ sau khi giải phóng miền Nam, Hà Nội đã có sức mạnh vượt trội, sẵn sàng nắm lấy vai trò tiên phong ở khu vực này”.

    Brother Enemy: The War After the War đã trích dẫn bài xã luận của báo Nhân Dân số ra ngày 21/5/1975 : “Một thời kỳ làm nên thắng lợi của nhân dân Việt Nam, đã góp phần đem lại sự thay đổi quan trọng trong cán cân quyền lực thế giới… Nhân dân trong khu vực có điều kiện thoát khỏi sự phụ thuộc vào đế quốc tư bản”.

    Theo nhà báo Nayan Chanda thì: “Sau khi vượt qua được những thử thách ghê gớm và cuối cùng đã đánh bại kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới – qua chiến dịch Hồ Chí Minh – với người Việt Nam, dường như họ có thể làm được mọi điều. Giờ đây, Việt Nam sẵn sàng góp mặt với thế giới, đứng thẳng lên cùng bè bạn và kẻ thù, bày tỏ lập trường, quan điểm của mình”.

    Nhà báo Mỹ cho rằng, với Bắc Kinh thì điều đó chẳng khác gì Hà Nội đã giành lấy vai trò lãnh đạo cách mạng ở Đông Nam Á. Đó là lời cảnh cáo cực kỳ nguy hại với Trung Quốc vì mối nguy hiểm do Liên Xô thay thế khoảng trống Mỹ ở Đông Nam Á – mà điều đó thể hiện qua sự trỗi dậy của Việt Nam, đồng minh của Liên Xô.

    Tuy nhiên “Nhân dân Việt Nam biết phân biệt đâu là bạn và đâu là thù”, ông Chanda dẫn lời trong bản tin của đài phát thanh Moscow phát ngày 2/9/1975.
    cover.jpg

    Vậy là Bắc Kinh đã thất bại và họ bắt đầu trả đũa: “Việt Nam đang ở giữa thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ hai thì có tin từ Bắc Kinh đưa tới: cắt viện trợ. Trong hơn một năm, các nhà lãnh đạo Hà Nội đi vòng các nước trong khối xã hội chủ nghĩa, cố gắng bảo toàn viện trợ cho kế hoạch của họ. Và chỉ có Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa lớn duy nhất từ chối mọi sự cam kết”, theo Brother Enemy: The War After the War.

    Tuy nhiên, Bắc Kinh không cho Việt Nam biết ngay điều đó mà nó được trì hoãn tới 14 tháng. Điều đó – theo nhà báo Nayan Chanda – thì một phần buộc Hà Nội phải thay đổi quan điểm của mình, một phần do có sự thay đổi quyền lực tại Bắc Kinh. Song phía sau đó là một nước đi khác của Bắc Kinh, bởi viện trợ của Trung Quốc cho chính quyền Pol Pốt tại Campuchia lại được cung cấp không có giới hạn.

    Và khi không tìm được được sự đổi thay từ Hà Nội theo mong muốn của mình thì Bắc Kinh đã chính thức xem Việt Nam là kẻ thù và năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh đạo tuyệt đối tại Bắc Kinh thì một quyết định cứng rắn đã được đưa ra – tấn công Việt Nam.

    Sau khi gặp gỡ Jimmy Carter, Đặng Tiểu Bình Đặng tuyên bố với báo giới về cuộc chiến tranh với Việt Nam mà Bắc Kinh chuẩn bị phát động: “Chúng tôi không tha thứ cho một Cu-Ba phương Đông – tức Việt Nam – phách lối ở Lào, Campuchia hay trên vùng biên giới Trung – Việt. Hiện nay, một vài nơi trên thế giới sợ không dám đụng đến chúng, ngay cả khi chúng làm điều gì đó kinh khủng”.

    Phụ họa thêm, nhật báo của Quân đội Trung Quốc còn thể hiện gay gắt hơn: “Cuộc tấn công phòng vệ của chúng ta là một phương thuốc ngăn ngừa cho những ai mắc chứng sợ hãi Liên Xô. Chiến thắng của chúng ta là một khích lệ lớn cho các nước Đông Nam Á và cho cả thế giới đối với cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa bá quyền”, Brother Enemy: The War After the War, trích dẫn.

    Tuy nhiên, theo nhà báo Nayan Chanda, lời bột phát của Đặng Tiểu Bình lại chính là sự thừa nhận gián tiếp về thất bại của Bắc Kinh khi kêu gọi phương Tây ủng hộ cho hành động xâm lược của họ. Và điều đó được chứng minh là Washington không thuyết phục được các đồng minh ủng hộ Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979.

    Với những người ngoài cuộc, giới phân tích và học giả phương Tây đã nhìn thấy việc Bắc Kinh thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 với những hành điên cuồng và cực kỳ mạn rợ, chỉ là một sự dấu giếm những mưu đồ và tham vọng lớn hơn của họ.
     

    Các file đính kèm:

  2. takeshima

    takeshima Lớp 1

    sách có vẻ không nói tới VN cũng coi TQ là quốc thù và ghi điều đó vào lời nói đầu của Hiến pháp....
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này