ĐL-Việt Nam LS-Việt Nam Cà Mau xưa và An Xuyên nay - Nghê Văn Lương <1000QSV1TVB #0050>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 26/8/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0050.Cà Mau và An Xuyên Xưa.PNG
    Tên sách : CÀ-MAU XƯA VÀ AN XUYÊN NAY
    Tác giả : NGHÊ-VĂN-LƯƠNG
    Nhà xuất bản : TRUNG-TÂM HỌC-LIỆU
    (BỘ GIÁO-DỤC)
    Năm xuất bản : In lần thứ nhất 1972
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : huong.nguyenthu, Hiền Dzô, StrVie, daibig,
    thuylinhnguyen1612, lasiken, hang12321, LongSteven,
    mailovebook, Susuxanh, Khongtennao, alittleNu,
    Nguyen Linh Da, Moonhee, DoThienPhuc, anhht,
    thanhbanhuu, Hieu17blue, Phạm Thị Dạ Tường

    Kiểm tra chính tả : Đỗ Thúy Nhi, Mạc Anh Lan,
    Lưu Nguyễn Thị Hợp, Ngô Hương,
    Phạm Thị Dạ Tường, Trương Thu Trang

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 25/08/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả NGHÊ-VĂN-LƯƠNG và TRUNG-TÂM HỌC-LIỆU
    (BỘ GIÁO-DỤC) đã chia sẻ với bạn đọc
    những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I : CHÚT ÍT SỬ LIỆU, ĐỊA THẾ, VỊ TRÍ – RANH GIỚI – CHẤT ĐẤT, DIỆN-TÍCH, BIỂN, KHÍ HẬU, SÔNG – RẠCH – KINH, KINH XÁNG, CÂY CỐI, GIA-SÚC, THÚ VẬT RỪNG, CHIM CHÓC

    BÀI BỔ TÚC : SÔNG ÔNG ĐỐC, SÔNG BẢY HÁP, SÔNG CỬA LỚN, SÔNG ĐỒNG-CÙNG, SÔNG BỒ ĐỀ, RẠCH LONG-ẨN, RẠCH CÁI TÀU, RẠCH TÀU, RẠCH BÙ MẮT, RẠCH RAU DỪA

    CHƯƠNG II : NÔNG SẢN, LÂM-SẢN, THỦY LỢI và HẢI SẢN, CÔNG-NGHỆ, KỸ-NGHỆ

    BÀI BỔ TÚC : ĐẶT ỐNG TRÚM BẮT LƯƠN « LƯƠN UM SẢ », BA KHÍA RẠCH-GỐC, CUA GẠCH SON MUỐI, MẬT ONG VÀ SÁP, ĐUÔN CHÀ LÀ, KHỈ VÀ LỌ NỒI, RÙA VÀ CẦN ĐƯỚC, SẤU VÀ KỲ ĐÀ, ĐỈA MÉN – ĐỈA TRÂU – VẮT, CỌP CÀ-MAU

    CHƯƠNG III : THƯƠNG-MÃI : ĐƯỜNG GIAO THÔNG, BÀI BỔ TÚC, HÒN KHOAI, HÒN ĐÁ BẠC, NĂM-CĂN, RẪY CHỆC, MŨI CÀ-MAU VÀ BÃI BÙN, LÒ THAN NĂM-CĂN, XƯỞNG NƯỚC MẮM (TẠI VÀM SÔNG ÔNG ĐỐC)

    CHƯƠNG IV : CHÍNH-TRỊ : ỦY BAN HÀNH CHÁNH XÃ, DÂN SỐ, XÃ HỘI, TÔN-GIÁO, SINH-HOẠT

    BÀI BỔ-TÚC : ĐÌNH LÀNG TÂN-XUYÊN, CHÙA ĐỨC PHẬT TỔ-SƯ, CHÙA BÀ MÃ-CHÂU, CHÙA ÔNG BỔN, MIỄU ÔNG THẦN MINH, CHÙA CÔ HỒN, MIỄU GIA-LONG, MIỂU CÁ-ÔNG

    CHƯƠNG V : VÀI TẬP-QUÁN, TỤC-LỆ CỔ-TRUYỀN : NHÀ CỬA, ĂN-UỐNG, ĂN TRẦU, HÚT THUỐC, ĂN MẶC, TRANG-SỨC, HÔN-NHÂN, SINH-SẢN, BỆNH-TẬT, CHÔN-CẤT, NHỮNG CUỘC GIẢI-TRÍ, MÊ-TÍN DỊ-ĐOAN, ĐỊA DANH, THỔ NGỮ, TIẾNG TÀU – TIẾNG PHÁP – TIẾNG MIÊN

    BÀI BỔ TÚC : HỌC MƯỚN, ĐẢO VÕ, DÁN LIỄN, NGÀY TẾT Ở NÔNG-THÔN – ĐI CUNG HỈ, VẦN CÔNG, THẦY PHÁP CHỮA BỊNH, ĐOÁN CON NƯỚC
     
    khanh67, phieumien, haist and 8 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    GIỚI-THIỆU

    Mỗi khi muốn gây trong tâm hồn trẻ con Việt-nam lòng yêu mến quê hương trọn vẹn, chúng ta thường nhắc đi nhắc lại câu :

    …« Từ ải Nam-quan đến mũi Cà-Mau »…

    Và khi hỏi đến Cà-Mau (hay An-xuyên hiện nay), có người chỉ cần điểm vào phần cuối của một bản đồ hình dài và cong như chữ S…

    Theo thiển ý, làm như vậy chưa đủ.

    Phải biết rõ từng mảnh đất thân yêu đã kết thành dãy giang sơn gấm vóc có hình thể độc đáo, một vị trí « tiền đồn », một tài nguyên vô cùng phong phú và một dân tộc thông minh bất khuất nầy, chúng ta mới thấy rộn lên và hãnh diện là con Hồng cháu Lạc.

    Ta cũng cần biết thêm Cà-Mau là đầu mũi tên Nam-tiến của dân Việt, là chồi non của một cội thọ vĩ đại đang vươn ra bể cả, là nơi cô động một sức mạnh tiềm-tàng của bao thế hệ từng lướt khỏi dãy núi Trường Sơn.

    Nhưng muốn biết Cà-Mau (An-xuyên) một cách tường tận hơn, phải là người sinh trưởng tại đó, phải là người có một thời gian dài gắn liền đời sống của mình với mảnh đất phì nhiêu nầy, lại phải có cơ hội lặn lội khắp vùng, phải biết thấy, biết nghe, biết nhận xét để ghi lại.

    May thay cho hậu thế và cũng may thay cho những người có sứ mạng dìu-dắt trẻ con Việt-nam trong công việc tìm học địa lý tỉnh nhà và đồng thời mở mang nền văn-hóa, người có đủ tư cách vừa nêu trên, chính là tác giả quyển « Cà-Mau xưa và An-xuyên nay » mà bạn đang cầm trên tay : Ông NGHÊ-VĂN-LƯƠNG, nguyên Thanh-tra Tiểu-học các tỉnh Bến-tre, Bạc-liêu, Cà-Mau và Sốc-trăng.

    Trong khi chờ đợi một quyển địa phương chí soạn thảo đúng phương pháp và đầy đủ, tôi xin nồng nhiệt giới thiệu bậc mô phạm lão-thành rất đáng kính trọng của giáo giới cùng quyển sách quí giá của ông với tất cả các bạn đồng-nghiệp.

    Sàigòn, ngày 29 tháng 9 năm 1968
    TRƯƠNG-VĂN-ĐỨC
    Giám-đốc Nha Tiểu-học và Giáo-dục Cộng-đồng




    CẢM NGHĨ CỦA MỘT ÔNG BẠN THÂN Ở BẠC-LIÊU

    Dưới đây là một bài thi của ông PHAN-ĐÌNH-LUÂN tự Tú Phiên gởi tặng sau khi đã được xem bản thảo 2 quyển sách : « Cà-Mau xưa và An-xuyên nay » (sưu khảo) và « Cà-Mau quê tôi » (hồi ký và phóng sự) viết xong tại Phú nhuận (Saigon) vào cuối năm 1969 và 1970.

    « Mô-phạm một nhà, tiếng nổi lâu,
    Về hưu, quê cũ nhớ Cà-Mau,
    Địa-dư, lịch-sử, biên thành tập,
    Thắng-cảnh, danh-lam, tả đủ màu.
    Băm mấy năm trời theo chuyển bổ,
    Tám mươi mốt chuyện kể xưa sau.
    Nghê-văn, Tử-mỹ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đời tuy cách,
    Cố-quốc bình-cư Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vẫn giống nhau ».





    LỜI NÓI ĐẦU

    Quyển sách này gồm cả thảy 5 chương và mỗi chương gồm 2 phần :

    1. Phần thứ nhứt trình bày những khái niệm cơ bản thông thường về địa lý, để giúp đồng bào địa phương tìm sự ích lợi thực dụng, biết rành rẽ xứ sở của mình, về các phương diện ; người khác tỉnh thì có cơ hội hiểu chút ít lịch sử tỉnh An-xuyên (Cà-Mau cũ). Tuy là tỉnh cuối cùng của miền Nam nước Việt, nhưng rẫy đầy rừng cấm, lâm sản, thổ sản và hải sản quí báu. Lại còn nhiều phong tục tập quán, tục lệ cổ truyền, thổ ngữ, ca dao, từ tỉnh lỵ đến đồng quê hẻo lánh, từ-mũi Cà-Mau đến Hòn Khoai và Hòn Đá Bạc…

    2. Trong phần nhì, chúng tôi thêm « bài bổ túc » để ghi lại vài gốc tích các sông rạch, chùa miểu, phong cảnh đẹp cùng nhiều mẩu chuyện vui và lạ như : cách hầm than, đặt ống trúm bắt lươn, chụp ba khía, muối cua gạch son, ăn ong mật, đốn đuôn chà là, săn khỉ và lọ nồi, trục sấu mắc câu, săn kỳ đà, đốt đồng bắt rùa, cọp Cà-Mau, đỉa, vắt, muỗi và bù mắt v.v…

    - Chúng tôi rất tiếc là nhiều hình ảnh sưu tập từ nhiều năm để viết quyển sách này lại bị thất lạc trong lúc tản cư năm 1946 và không thể tìm lại được, để làm « sống » thêm những mẩu chuyện vừa kể trên. Đó là lý do chánh khiến quyển sách này xuất bản rất trễ. Còn những tài liệu thâu thập tại chỗ do mấy bực lão thành mộc mạc kể lại có thể sai lạc chút ít, nhưng chúng tôi cũng ghi ra đây, mong quí bạn đọc vui lòng cải chánh và bổ túc, chúng tôi rất tri ân và vui lòng lãnh hội.

    Nếu quyển sách nhỏ này giúp ích phần nào cho học sinh trong tỉnh An-xuyên và người đồng hương cũng như đồng-bào ở mấy tỉnh khác ít có dịp lặn lội đến vùng quê xa xôi Cà-Mau, đặng biết một cách tận tường :

    « Cà-Mau là xứ quê mùa,
    Muỗi bằng gà mái, cọp tùa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bằng trâu ».


    Và :« Cà-Mau khỉ khọt trên bưng,

    Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um ». Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    thì đó là phần tưởng lệ lớn lao cho tác giả :

    NGHÊ-VĂN-LƯƠNG


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tử-mỹ là danh hiệu của Đỗ Phủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong tám bài thi « THU-HỨNG » của Đỗ Phủ đời Đường, có câu : « Cố-quốc bình-cư hữu sở tư » là nói : Lúc ở bình-thường (rảnh việc quan) hay nhớ đến nước cũ (quê cũ).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tùa (tiếng Triều-châu) : lớn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hai câu ca dao thường nghe người Bạc-Liêu hát để chế diễu dân Cà-mau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/8/18
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này