Triết học - Tôn giáo G Các tầng địa ngục theo Phật giáo

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi nhat1395, 9/9/20.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Cuốn này mình đọc thấy ổn nên vừa đọc vừa chép lại để mọi người tham khảo. Vì là sách mới nên sẽ không có toàn văn nha ^^. Một vài chỗ tiếng Hán lười quá mình cũng không biết edit sao. Nếu mọi người thấy ổn có thể ủng hộ NXB.

    upload_2020-9-9_14-3-18.png

    Tên sách: Các tầng địa ngục theo Phật giáo
    Tác giả: LÉON RIOTOR & LÉOFANTI
    Dịch giả: Phạm Văn Tuân, Lang Sa hiệu đính
    Nhà xuất bản: Thế Giới

    Số trang: 128
    Kích thước: 19x27 cm
    Ngày phát hành: 15-08-2020​
     
    ẩn sĩ, cfcbk and Đoàn Trọng like this.
  2. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    THAY CHO LỜI TỰA


    Khảo về “Địa ngục”
    trong lịch sử văn hóa Phật giáo
    ở Việt Nam

    TS. Trần Trọng Dương

    Viện Nghiên cứu Hán Nôm​


    Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách Các tầng địa ngục theo Phật giáo của Léon Riotor và G.Léofanti, dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Les Enfers Bouddhiques: le Bouddhisme Annamite (Chamuel, Paris, 1895). Cuốn sách này là một tư liệu quý được ghi chép theo lối khảo tả từ góc nhìn của người phương Tây hơn một trăm năm trưóc. Hai tác giả đã thực hiện phỏng vấn chủ thể văn hóa trong chuyến đi đến Bắc Kỳ, với những lời văn thâm trầm và triết lý. Thay vì ca ngợi tầm quan trọng của cuốn sách này, tôi sẽ đặt mình ra khỏi toàn bộ nội dung cuốn sách, và thực hiện một khảo cứu về địa ngục trong lịch sử văn hóa Việt Nam, để cung cấp thêm một góc nhìn khác - góc nhìn của người hiện đại – về một vấn đề thân quen mà hết sức xa lạ này. Nhiều người sẽ thấy rằng, từ góc độ lịch sử, đã có quá nhiều trầm tích phủ lên nhận thức của chúng ta. Và vẻ đẹp của quá khứ, nhất là vẻ đẹp của tư tưởng, thể hiện qua các dâu vết vật chất, các lớp niên đại xa xăm, các loại hình văn bản và nghệ thuật khác nhau không hề thuần nhất và tĩnh tại, mà luôn biến ảo theo dòng thời gian.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/20
    xxxhai and Đoàn Trọng like this.
  3. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    ĐỊA NGỤC TRONG TAM GIÁO
    Địa ngục (地 狱, Niraya) là một khái niệm của thế giới quan Phật giáo, vốn được tìm thấy trong Kỳ Na giáo (Jainism) và Ấn giáo (Hinduism). Không nghi ngờ gì rằng, những hiểu biết của người Việt Nam về thế giới bên kia phần lớn được kiến tạo từ tư tưởng Phật giáo vốn đã được tưới tắm và giáo dưỡng trong nhiều thế kỷ. Ta có thể tìm thấy hàng loạt những mảnh vụn ngữ ngôn minh chứng cho sự hoà tan của Phật giáo trong kho từ vựng tiếng Việt, các từ ngữ như: quỷ đói (ngạ quỷ), quỷ sứ, đầu trâu mặt ngựa, vong linh, oan hồn, địa ngục, âm ty, địa phủ, súc sinh, Diêm La, đầu thai, vãng sinh, hoá kiếp... đến những thành ngữ quán ngữ vẫn quen dùng, như "đi chầu Diêm Vương", "đi chầu ông bà ông vải", "về thế giới bên kia", "gầy như quỷ đói", "địa ngục trần gian"... Tôi còn nhớ, mẹ tôi mỗi khi bắt con gà trong chuồng, tay liếc dao, miệng đều lẩm bẩm câu: "Tao hoá kiếp cho mày được sang kiếp khác tốt hơn nhé." Có quá nhiều chứng cứ như vậy còn hiện diện trong ngôn ngữ ngày nay.

    Người ta khi nhỏ, đứa nào cũng đã từng bị ám ảnh về ma, với những câu chuyện huyền hoặc vu vơ do người lớn đem dùng đễ doạ-dỗ. Cách giáo dục con trẻ như thế chủ yếu bắt đầu từ các bà các mẹ, những người lân mẫn chốn cửa chiền, rồi lan toả ra đầu sông bến chợ, đền phủ miếu lăng. Có một thứ "văn hoá về ma quỷ" trong đời sống dân gian ngàn đời, vốn là sự hoà kết từ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng bản địa. Phật giáo vẽ ra những tầng địa ngục dầu sôi lửa bỏng để trừng ác khuyến thiện, đơm thổi sự hy vọng của con người vào những kiếp lai sinh tốt đẹp hơn, nhưng thực chất là để răn dè con người sống lương thiện hơn ở cái hiện kiếp. Đạo giáo sáng tạo nên những phép thuật, phù chú, bùa yểm, các kiểu phương thuật để làm dịu mát sự phấp phỏng chông chênh của những người đang sống phải đối diện với những cái chết của người thân, nhằm hoá giải những tai ương bất trắc vô lường của cuộc sống. Nho giáo đặt định những người đã mất vào hệ thống quan hệ xã hội-chính trị và hệ giá trị đạo đức, với các tiên thánh, tiên hiền, tiên triết, tiên vương, tổ khảo, tổ tỷ... Trong thế giới quan của Nho giáo, chỉ có một thế giới, đó là thế giới con người đang sống, đang tồn tại, với ba tài: thiên-địa-nhân. Thời gian là chuỗi tuyến tính không thể quay lại, nên lịch sử được đếm bằng "lịch triều", được tính bằng lịch sóc và niên hiệu. Cái chết được cho là dấu chấm hết của một sinh mệnh. Nho giáo phân loại thành nhiều kiểu chết khác nhau: chết non (yểu tử), chết bất đắc kỳ tử, chết đường chết chợ, và một kiểu chết được chú ý đặc biệt: chết chẳng toàn thây... Cho nên, các hình phạt cao nhất của Nho giáo đều thuộc dạng chết cuối cùng này: lăng trì (cắt từng miếng cho đến chết), chém đầu, chém ngang lưng (trảm yêu), tứ mã phanh thây, voi giày ngựa xé... Người ta coi sự xương thịnh của hiện tại là bắt nguồn từ tổ tiên (âm đức: đức từ cõi âm, nên các nhà thờ dòng họ thường đề các bức hoành: quan tiền dụ hậu, đức lưu quang).

    Để cắt đức phúc ấm/âm phù của kẻ thù thì người ta thực hiện đào mả, quật xác tổ tiên nhà khác. Người được "khảo chung mệnh” (theo cách nói nôm na là chết già, xưa từ 50 trở đi đã được gọi là lên lão) thì được gọi là thọ, ngược lại nêu không hưởng hết số trời một cách tự nhiên thì chỉ được gọi là “hưởng dương”. Nho giáo không có quan niệm về thế giới bên kia, mà tất cả người chết được sắp đặt trong những nghi thức hữu dụng dành cho người đang sống: tang chế, mồ mả, gia phả, hệ thống bài vị (theo chiêu mục), từ đường, nhà thờ họ... Tổ tiên dẫu có được mường tượng sống ở “thế giới người hiền”, thì đó vẫn là thế giới của những người đã chết, nên “Trời” (thiên, hạo thiên...) trong quan niệm của Nho giáo lại không thuộc thế giới quan, mà vẫn chỉ là một khái niệm của đạo đức chính trị.


    “Thiên mệnh” được kiến tạo (và là trung tâm của bộ khái niệm dân bản- đức trị-tự tu) để các chính trị gia vần chuyển càn khôn, cải canh triều đại! Đạo giáo không ngừng mở rộng thị phần bằng cách tiếp nạp các loại tín ngưỡng của Ấn Độ và các nước Tây Vực, trong đó, mô hình của triều đình theo Nho giáo được áp dụng vào cả trời và địa ngục. Ở khía cạnh thế giới quan và nhân sinh quan thì Đạo giáo gần với Phật giáo hơn. Ở khía cạnh thực dụng, Nho giáo gần với đời hơn. Cho nên, cái thế tam giáo thịnh hành (tôi muốn từ khước khái niệm tam giáo đồng nguyên được phổ dụng bấy lâu nay) diễn ra hàng ngàn năm ở Á Đông, là chuyện không cần phải bàn cãi, trong đó, Phật và Đạo chỉ là các tôn giáo ngoại vi của hệ thống chính trị. Các ông Tăng thống, Tăng cang cũng chỉ là tăng quan (tăng ăn lộc triều đình), cùng lắm cũng chỉ ngang bằng các cụ chức sắc Phật giáo thời nay, để giúp nhà nước cai quản giáo đoàn của mình. Trước đây, tôi từng coi Phật giáo là quốc giáo vào thời Đinh-Lê-Lý-Trần, thực ra chỉ là ăn theo nói leo các học giả đi trước. Nhưng nay xét ra, quan niệm này có lẽ cần phải nghĩ lại. Vì rằng, dù các triều này xây dựng chùa tháp khắp nơi, nhưng điều đó không đủ để chứng minh cho khái niệm “quốc giáo”, tư tưởng chính trị - hệ thống chính trị - bộ máy hành chính các triều này về cơ bản vẫn là theo công thức nội Pháp ngoại Nho (hay đúng hơn, Pháp chỉ là thủ pháp của các nhà Nho trong các hoạt động chính trị thực tiễn). Cũng giống như ngày nay, chùa chiền xây dựng khắp nơi, từ Trường Sa đến Bái Đính, Hoàng Liên Sơn, nhưng hệ thống chính trị thì vẫn được xây dựng trên cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với một bộ máy chính trị chặt chẽ và độc đáo vào bậc nhất trên thế giới.

    [​IMG]
     
    cfcbk, xxxhai and tien_huu_1408 like this.
  4. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

  5. Rosie Nguyen

    Rosie Nguyen Mầm non

    Ai có prc hay epub cho mình xin với ạ
     
  6. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Đây là phòng đọc trực tuyến, không có ebook đâu bạn.
     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này